Nêu quan điểm về lộ trình nới lỏng các biện pháp giãn cách tại Hà Nội, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam cho rằng, để có thể tiến tới lộ trình nới lỏng hơn nữa các hoạt động, dịch vụ hoặc áp dụng biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị 19 đối với "vùng xanh", Hà Nội sẽ cần thực hiện đánh giá lại nguy cơ trên nguyên tắc "nguy cơ đến đâu đáp ứng đến đó".
Đồng thời, việc nới lỏng hơn nữa đối với "vùng xanh" sẽ bao gồm rất nhiều yếu tố, trong đó có nguy cơ dịch tễ, tỉ lệ tiêm vắc xin của thành phố cũng như đặc điểm dân cư và kịch bản phòng, chống dịch tại "vùng xanh".
Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội, tại các "vùng xanh", các cấp chính quyền cần nhanh chóng xây dựng phương án và thực hiện lộ trình "mở cửa" dần trở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
"Mục tiêu cuối cùng của việc chống dịch là từng bước thiết lập lại cuộc sống bình thường mới, không thể giãn cách mãi. Việc mở cửa trở lại một số hoạt động theo lộ trình dựa trên nguyên tắc đánh giá nguy cơ là điều cần thiết để đảm bảo an sinh cho người dân", PGS Hùng cho hay.
PGS Hùng nhận định, tại các quận/huyện vùng xanh có thể áp dụng mức giãn cách theo nguyên tắc Chỉ thị 19 trên toàn địa bàn hoặc áp dụng trước tại các khu vực ít nguy cơ nhất và có lộ trình mở rộng vùng xanh trên nguyên tắc đánh giá mức nguy cơ. Thậm chí với những địa bàn nguy cơ rất thấp có thể áp dụng các biện pháp giãn cách thấp hơn Chỉ thị 19.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh TP đang trong giai đoạn cao điểm thực hiện Nghị quyết 86 của Chính phủ. Trong tuần đầu tiên khởi động nhanh, TP.HCM đã "vượt chướng ngại vật", đạt những kết quả ban đầu.
Tuần thứ hai là tuần thần tốc, TP.HCM vừa phải tăng tốc, vừa phải ứng phó với những phát sinh mới trong giai đoạn cao điểm. Từ ngày 7/9 đến nay, TP.HCM ghi nhận tín hiệu ngày càng sáng sủa qua những con số thống kê.
Cụ thể, số lây nhiễm qua các đợt xét nghiệm thần tốc ở vùng đỏ, vùng cam, vùng vàng, vùng xanh ngày càng thấp dần. Ca bệnh nặng cũng ngày càng giảm dần. Một số quận, huyện thông báo bệnh nhân và ca tử vong trong cộng đồng cũng đã giảm.
Trong 2 ngày qua, TP.HCM ghi nhận số tử vong dưới 200 người. "Chúng ta chờ đợi những con số này rất lâu rồi", ông Nguyễn Văn Nên nói.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 11/9, Bình Dương ghi nhận thêm 3.971 ca mắc Covid-19, có 44 người tử vong và 4.497 người khỏi bệnh được xuất viện.
Trong số 3.971 ca mắc mới trong ngày chỉ có 125 trường hợp được phát hiện tại cơ sở y tế, 54 người từ sàng lọc cộng đồng, còn lại ở khu cách ly và phong tỏa. Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bình Dương nhận định, đây là một tín hiệu vui chứng tỏ việc tổ chức "đông cứng, khóa chặt" các phường là "điểm nóng" để xét nghiệm diện rộng "bóc tách" F0 đang đạt kết quả khả quan, tiến tới kiểm soát dịch bệnh.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
UBND huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã quyết định thành lập khu vực cách ly y tế đối với xã Thụy Hương (trừ xóm Hoa Sơn) với hơn 9.300 nhân khẩu để khoanh vùng, dập dịch COVID-19.
Như đã thông tin, trưa 11/9, trên địa bàn xã Thụy Hương (Chương Mỹ, Hà Nội) đã ghi nhận 5 ca F0 tại thôn Tân Mỹ.
Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh, tiềm ẩn nguy cơ lây lan rộng, UBND huyện Chương Mỹ đã ký quyết định thành lập khu vực cách ly y tế đối với xã Thụy Hương (trừ xóm Hoa Sơn) với hơn 9.300 nhân khẩu.
Thời gian áp dụng cách ly y tế với khu vực trên là 14 ngày kể từ 8h sáng ngày 11/9. Khu vực cách ly gồm 2.136 hộ với hơn 9.300 nhân khẩu.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Bộ Y tế tối 11/9 cho biết trong 24 giờ qua, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.932 ca nhiễm mới, trong đó 5 ca nhập cảnh và 11.927 ca ghi nhận trong nước tại 36 tỉnh, thành trong đó có 5.169 ca trong cộng đồng.
Cụ thể: TP Hồ Chí Minh (5.629), Bình Dương (3.971), Đồng Nai (960), Long An (337), Kiên Giang (165), Tiền Giang (147), Tây Ninh (137), An Giang (107), Khánh Hòa (46), Cần Thơ (46), Quảng Bình (38), Hà Nội (35), Đồng Tháp (34), Bà Rịa - Vũng Tàu (32), Quảng Ngãi (32), Bình Phước (31), Bình Thuận (31), Bình Định (19), Đà Nẵng (19), Đắk Lắk (18), Phú Yên (17), Sơn La (16), Quảng Nam (14), Sóc Trăng (11), Nghệ An (6), Đắk Nông (5), Ninh Thuận (5), Bạc Liêu (4), Thanh Hóa (3), Hưng Yên (3), Gia Lai (2), Trà Vinh (2), Bắc Ninh (2), Thừa Thiên Huế (1), Hà Tĩnh (1), Bến Tre (1) .
Sở Y tế Thừa Thiên Huế báo cáo đính chính 2 ca nhập cảnh đã được thông báo vào ngày 9/9 điều chỉnh lại thành 2 ca nhiễm ghi nhận trong nước.
Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 1.379 ca. Tại TP. HCM giảm 1.910 ca, Bình Dương tăng 408 ca, Đồng Nai tăng 137 ca, Long An tăng 16 ca, Kiên Giang tăng 79 ca.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 12.867.
Sở Y tế Hà Nội tối 11/9 cho biết trong 24 giờ qua, TP ghi nhận ghi nhận 35 ca COVID-19 mới, trong đó có 3 ca tại cộng đồng, 30 ca tại khu cách ly, 2 ca tại khu phong tỏa.
Riêng trong chiều nay, TP ghi nhận 5 ca tại khu cách ly.
Họ gồm: bé P.B.N, 10 tuổi, ở số 6 Trương Định, Hai Bà Trưng. Bé là F1 của bệnh nhân N.T.V, đã được cách ly và xét nghiệm âm tính. Ngày 8/9, bé có biểu hiện triệu chứng, ngày 11/9 có kết quả dương tính.
Trường hợp thứ 2 là chị L.T.O, 37 tuổi ở Thanh Liệt, Thanh Trì. Chị là F1 của bệnh nhân T.T.D. Ngày 5/9, chị đã được cách ly và xét nghiệm âm tính. Ngày 11/9, chị có kết quả xét nghiệm dương tính.
Trường hợp thứ 3-4-5 đều có địa chỉ tại ngõ 328 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, đều đã được cách ly. Như vậy ổ dịch ở phường Thanh Xuân Trung đến nay đã ghi nhận 545 ca mắc COVID-19 sau hơn 20 ngày phát hiện ca đầu tiên.
Ổ dịch ở phường Văn Miếu đã có 119 ca, ở phường Văn Chương là 93 ca. Ổ dịch ở phường Minh Khai (Hai Bà Trưng) có 57 ca...
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Những ngày qua, thông tin về tình trạng sức khỏe của ca sĩ Phi Nhung được cộng đồng mạng quan tâm. Theo đó, một số thông tin cho rằng sức khỏe của nữ ca sĩ đang chuyển biến xấu, phải can thiệp ECMO. Điều đó khiến nhiều khán giả không khỏi lo lắng cho tình hình sức khỏe của cô.
Một nguồn tin của Thanh Niên cho biết phía Bệnh viện Chợ Rẫy đang siết chặt việc chia sẻ thông tin về tình hình sức khỏe của Phi Nhung ra bên ngoài. "Theo chỉ đạo của Giám đốc bệnh viện, các nhân viên khoa Hồi sức tích cực khu D tuyệt đối không cung cấp tình trạng sức khỏe của bệnh nhân G10 Phạm Phi Nhung cho bất kỳ ai, kể cả nhân viên trong bệnh viện.
Chỉ khi có ý kiến chỉ đạo từ Giám đốc mới được phép cung cấp thông tin và người cung cấp là lãnh đạo khoa. Nhân viên nào tự ý cung cấp thông tin và hình ảnh ra bên ngoài phải chịu trách nhiệm", người này trích dẫn chỉ đạo từ phía bệnh viện.
Được biết đây là yêu cầu của gia đình ca sĩ Phi Nhung với phía bệnh viện.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 11/9, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết tỷ lệ mắc Covid-19 mới trong cộng đồng tuần vừa qua tại một số địa phương đã giảm (so với tuần trước) như: Đà Nẵng (giảm 60%), Bình Dương (giảm 27%), Long An (giảm 3%)... Đây đều là các tỉnh, thành phố có số ca mắc Covid-19 ở ngưỡng cao.
Số lượng bệnh nhân Covid-19 tử vong trung bình theo ngày trên toàn quốc tuần qua cũng đã giảm 30%. Tỷ lệ này tại một số điểm nóng của dịch cũng giảm như TP.HCM (giảm 30%), Đồng Nai (giảm 50%), Long An (giảm 30%), Tiền Giang (giảm 70%).
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Chiều 11/9, ông Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho biết tính tới trưa cùng ngày, địa phương này ghi nhận thêm 11 ca Covid-19 liên quan đến ca bệnh đầu tiên ở Công ty Giày Rieker Việt Nam (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).
Theo đó, 6 ca bệnh là công nhân xưởng A của Công ty Rieker (2 ca ở TP. Hội An, 4 ca ở thị xã Điện Bàn). Ngoài ra, 1 nữ công nhân xưởng A của công ty và 2 người con tự đến bệnh viện xét nghiệm, phát hiện cả 3 mẹ con cùng mắc Covid-19. Hai ca còn lại ngụ tại thị xã Điện Bàn, là F1 của các ca bệnh trước đó.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
2 nhóm đối tượng không nên tiêm vắc xin Sinopharm
Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng, vắc xin COVID-19 Vero Cell bất hoạt của Sinopharm có hiệu lực bảo vệ trước tác nhân gây bệnh COVID-19 là 79%.
Vắc xin Sinopharm chống chỉ định cho người:
- Có tiền sử phản ứng nặng sau lần tiêm chủng vắc xin COVID-19 (Vero Cell) bất hoạt của Sinopharm trước đó sẽ không tiêm liều thứ 2;
- Quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào có trong thành phần của vắc xin như Hydroxit nhôm.
2 nhóm đối tượng hoãn tiêm vắc xin Sinopharm
Đối với những người đang điều trị nhận kháng thể đơn dòng hoặc đang dùng huyết tương như một phần của điều trị COVID-19: Nên hoãn tiêm chủng ít nhất 90 ngày.
Nhóm người bị nhiễm SARS-CoV-2 trước đó: Có triệu chứng hay không có triệu chứng đều có thể tiêm vắc xin sau 6 tháng khỏi bệnh.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Sáng 11/9, lãnh đạo Sở Y tế Đà Nẵng cho biết do ảnh hưởng của bão Conson (số 5) nên lịch tiêm vaccine trong 2 ngày 11 và 12/9 phải tạm hoãn cho đến khi có thông báo mới.
Quyết định trên được đưa ra khi bão số 5 chỉ cách bờ biển từ Quảng Trị - Quảng Nam khoảng 230km về phía Đông với sức gió mạnh nhất cấp 10, giật cấp 12; bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 170km tính từ tâm bão.
Trong đêm qua và sáng nay (11/9), do ảnh hưởng của bão Conson, tại Đà Nẵng có mưa to, các khu vực ven biển có gió cấp 6, 7, giật cấp 9.
Thời gian qua, Bộ Y tế đã phân bổ cho TP. Đà Nẵng gần 545.000 liều vaccine các loại. Ngành y tế địa phương đã tiêm gần 320.000 liều cho người dân. Trong đó, gần 270.000 người tiêm mũi 1 và hơn 57.200 người tiêm mũi 2.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Phát biểu mở đầu phiên họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống Covid-19 (Ban Chỉ đạo) tổ chức sáng 11/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, sau một tuần triển khai chỉ đạo của Ban Chỉ đạo, cần đánh giá xem tuần vừa qua việc tổ chức thực hiện các biện pháp đạt kết quả như thế nào, cái gì làm được, chưa được, từ đó phân tích nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan để bổ sung, hoàn thiện, trong đó cần đánh giá thêm công tác giám sát, kiểm tra, nhất là của Ban Chỉ đạo các cấp để có thêm các biện pháp, giải pháp hiệu quả phòng, chống dịch.
Bên cạnh đó, đánh giá công tác tuyên truyền, vận động một cách sâu sắc, toàn diện để cái gì làm tốt thì phát huy, cái gì còn hạn chế, bất cập thì khắc phục, đặc biệt là phải quan tâm đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; kêu gọi, vận động nhân dân nghiêm túc chấp hành các quy định để công tác phòng, chống dịch hiệu quả hơn.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trong số 28 ca nhiễm Covid-19 trưa nay Hà Nội công bố, quận Thanh Xuân có 7 ca; huyện Thanh Trì 7 ca; huyện Chương Mỹ 5 ca; huyện Thường Tín 3 ca; huyện Đan Phượng 2 ca; quận Hai Bà Trưng 2 ca và quận Hoàng Mai 2 ca.
Có 23 ca thuộc chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng; 2 ca về từ TP.HCM; 3 ca thuộc chùm xét nghiệm sàng lọc khu vực nguy cơ.
3 ca bệnh cộng đồng ghi nhận tại huyện Thường Tín, phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc nguy cơ.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Thông tin từ UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, tính đến chiều qua 10/9, trên địa bàn tỉnh này đã có 230/234 bệnh nhân mắc Covid-19 được điều trị khỏi bệnh, hiện tại không còn ca bệnh nào đang điều trị tại tỉnh; 1 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), 3 bệnh nhân tử vong.
Tính từ ngày 31/7 đến nay, Vĩnh Phúc đã qua 41 ngày không ghi nhận ca mắc trong cộng đồng và tính từ ngày 19/8 đến nay đã có 23 ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc mới. Đặc biệt tính đến thời điểm này trên địa bàn tỉnh không còn trường hợp F1, F2, F3 thực hiện cách ly y tế.
Số trường hợp đi về từ các vùng có dịch các tỉnh/thành phố là 12.090 người. Đang cách ly tập trung 1.490 trường hợp; cách ly tại nhà 1.135 trường hợp. Số công dân Việt Nam nhập cảnh cách ly tại tỉnh 238 người, kết quả xét nghiệm 238/238 âm tính.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Thành phố Hải Phòng đang thực hiện Chiến dịch tiêm 500.000 liều vaccine Vero Cell ngừa Covid-19 cho các nhóm đối tượng ưu tiên và người dân thành phố. Sau 3 ngày triển khai chiến dịch, tính đến hết ngày 10/9, đã có khoảng 150.000 người dân Hải Phòng được tiêm vaccine Vero Cell; nâng tổng số đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của thành phố lên gần 354.000 người.
Chiến dịch tiêm 500.000 liều vaccine Vero Cell của TP. Hải Phòng bắt đầu từ ngày 8/9 và dự kiến kéo dài từ 10 - 15 ngày. Ngành Y tế Hải Phòng bố trí 54 điểm tiêm ở tất cả các quận huyện và khu công nghiệp; hơn 1.500 bác sĩ, y tá phục vụ công tác tiêm chủng cho người dân. Để đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine ngừa COVID-19, tạo miễn dịch cộng đồng, UBND TP Hải Phòng đề nghị người dân thuộc nhóm ưu tiên khẩn trương đi tiêm phòng vaccine, đặc biệt trong 2 trong ngày cuối tuần; yêu cầu UBND các quận, huyện đôn đốc và ưu tiên bố trí các đối tượng này được tiêm trước. Trong thời gian tới đây, thành phố sẽ xem xét có phương án ưu tiên về đi lại, hoạt động sản xuất kinh doanh đối với những người đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Thông tin nêu trên được ông Mạc Đình Được - Chủ tịch UBND xã Thụy Hương (huyện Chương Mỹ) xác nhận với PV Dân trí vào sáng 11/9.
Cụ thể, 4 trường hợp nghi F0 có địa chỉ tại thôn Tân Mỹ (xã Thụy Hương) gồm: chị N.T.H. (SN 1985, làm nghề bán rau củ quả tại chợ Đại Từ, quận Hoàng Mai), anh N.V.Th. (SN 1980) cùng 2 con trai.
Ngày 10/9 vừa qua, các trường hợp trên có biểu hiện ho, sốt đã được Trạm Y tế xã Thụy Hương lấy mẫu test nhanh cho kết quả dương tính. Tối cùng ngày, Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Realtime PCR cho kết quả khẳng định dương tính với SARS-CoV-2.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Khoảng 8h30 ngày 11/9, hàng trăm bà bầu trên địa bàn quận Hoàng Mai (Hà Nội) có mặt tại Bệnh viện Thanh Nhàn để khám sàng lọc, siêu âm trước khi vào tiêm vắc xin ngừa Covid-19.
Có mặt tại điểm tiêm từ sớm để làm nhiệm vụ phân luồng và hướng dẫn các thai phụ khai báo y tế, khám sàng lọc trước khi tiêm, bác sĩ Trần Quyết Thắng, Trưởng khoa phụ sản 1 (Bệnh viện Thanh Nhàn) cho biết: "Hiện nay bệnh viện đang tổ chức tiêm cho khoảng 1.020 bà bầu trên toàn địa bàn quận Hoàng Mai, và trong sáng nay bệnh viện sẽ tiêm cho khoảng 500 bà bầu".
Theo bác sĩ Thắng, để được tiêm trong đợt này, các bà bầu phải đảm bảo thai kỳ trên 13 tuần tuổi, bà bầu phải được kiểm tra các bệnh lý kèm theo như các loại bệnh mãn tính... Ngoài ra, việc siêu âm thai cũng là một bước quan trọng trong việc đảm bảo các điều kiện để thai phụ được tiêm vắc xin.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sở Y tế Hà Nội cho biết, tính đến 18h ngày 10/9, thành phố đã triển khai tiêm được 360.690 mũi vaccine phòng Covid-19 (tăng hơn 100.000 mũi so với những ngày trước đó). Đây là ngày có số lượng người tiêm tăng kỷ lục kể từ khi thành phố tăng tốc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người dân vào tuần đầu của tháng 9 này.
Như vậy, tổng cộng thành phố đã tiêm được gần 3,5 triệu mũi (trong đó có 3.131.257 người tiêm mũi 1; 430.778 người tiêm mũi 2), tương đương với 51,33% người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm chủng.
Ngày 10/9, kiểm tra chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thành Long kỳ vọng, đến ngày 15/9, 100% người trên 18 tuổi ở Hà Nội sẽ được tiêm vaccine.
Qua kiểm tra thực tế, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đánh giá việc triển khai tiêm vaccine COVID-19 ở Hà Nội khá tốt và tương đối nhanh, bài bản.
"Đây là công suất cao nhất từ trước đến nay, trong thời gian rất ngắn Hà Nội đã đảm bảo tiêm bao phủ, ví như đối với một số phường của thủ đô đã đặt ra mục tiêu đến ngày 15/9 tiêm cho 100% người dân trên 18 tuổi. Chúng tôi cho rằng mục tiêu này rất khả quan đối với một số phường. Với một số nơi khác theo kế hoạch Hà Nội cũng giao chỉ tiêu cho các quận huyện và các xã phường. Tôi cho rằng công tác tiêm chủng của Hà Nội đang được thực hiện đúng", ông Long nói.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 11/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chủ trì họp Ban Chỉ đạo để kiểm điểm công tác phòng, chống dịch trong tuần qua, đồng thời đưa ra các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Dự họp tại Trụ sở Chính phủ có các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19; các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; các Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 dự tại đầu cầu TP.HCM.
Dự họp tại đầu cầu các tỉnh, thành phố Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Kiên Giang có các Bí thư tỉnh/thành ủy, Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố và các ngành, đơn vị liên quan.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trong ngày 9/9, tại TP.HCM có 3.700 bệnh nhân xuất viện, tổng số xuất viện cộng dồn từ ngày 1/1 đến nay là 144.024 người; 195 trường hợp tử vong. "Như vậy, số ca tử vong đã giảm rất đáng kể, từ ngày 22/8 là 340 ca, đến nay chỉ còn 195 ca tử vong" - ông Hải dẫn chứng.
Ông Phạm Đức Hải cho biết tổng số mũi vắc-xin mà thành phố đã tiêm đến ngày 9/9 là hơn 7,3 triệu, trong đó có 6.335.838 người được tiêm mũi 1 và 971.900 người được tiêm mũi 2, số người được tiêm trên 65 tuổi, người có bệnh nền là 809.308 người. Thành phố đã chuyển hơn 1,74 triệu túi an sinh đến các quận, huyện, TP. Thủ Đức.
Thông tin về việc TP.HCM xây dựng kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 từ sau ngày 15/9, theo ông Hải, thành phố đã thành lập 4 tổ công tác về phòng chống dịch Covid-19, an sinh xã hội, phục hồi kinh tế và thúc đẩy các dự án đầu tư. Hiện nay, 4 tổ công tác đang khẩn trương xây dựng kế hoạch, kịch bản theo 2 giai đoạn. Quá trình xây dựng kế hoạch, tổ công tác lấy ý kiến sở, ngành liên quan, cơ quan, đơn vị, chuyên gia, nhà khoa học... sau đó sẽ hoàn chỉnh và ban hành chính thức.
Theo Cục Quản lý dược, gần đây, cơ quan này đã cấp phép nhập khẩu cho một số đơn hàng dược chất và bán thành phẩm thuốc (Molnupiravir, Favipiravir, Baricitinib, 2-Deoxy-D-Glucose) để phục vụ cho nghiên cứu, kiểm nghiệm và sản xuất thuốc xuất khẩu. Cùng với việc chấp thuận cho các đơn vị nhập khẩu các đơn hàng trên, Cục Quản lý dược có yêu cầu: "Cơ sở chỉ được sử dụng nguyên liệu nhập khẩu trên để dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm, không sử dụng vào mục đích khác, không lưu thông trên thị trường. Thuốc thành phẩm sản xuất không được lưu hành tại Việt Nam". Tuy nhiên, đang có hiện tượng lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 buôn bán thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc.
Để tăng cường công tác quản lý về lĩnh vực dược, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, phục vụ tốt công tác phòng chống dịch Covid-19, Cục Quản lý dược yêu cầu: Các cơ sở nghiêm túc thực hiện việc sử dụng các nguyên liệu được cấp phép nhập khẩu trên đúng mục đích đã được Cục phê duyệt. Đồng thời, thực hiện báo cáo, cập nhật trong vòng 24 giờ kể từ khi có thay đổi (tăng, giảm) về số lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc (Molnupiravir, Favipiravir, Baricitinib, 2-Deoxy-D-Glucose) trên trang điện tử dichvucong.dav.gov.vn và gửi báo cáo về tình hình nhập khẩu, sử dụng các nguyên liệu hoặc khi có sự thay đổi so với lần báo cáo trước.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, ở những địa phương đạt tỷ lệ tiêm chủng từ 70 - 80% trở lên thì nên sớm nới lỏng giãn cách và tiến tới mở cửa trở lại. "Chỉ khi nào Việt Nam làm được điều này thì đấy mới thực sự là ý nghĩa của việc sống chung với Covid-19".
Một lý do rất quan trọng để thúc đẩy thẻ xanh vắc xin, theo bà Lan, hiện nay nhiều người vẫn còn ngần ngại việc tiêm chủng, kén chọn loại vắc xin. "Tôi nghĩ thẻ xanh vắc xin sẽ là cách khuyến khích mọi người đi tiêm chủng. Chứ chính quyền cũng không thể bắt buộc người dân chưa tiêm phải đi tiêm được. Các nước khác cũng đã làm như vậy. Ví dụ Mỹ còn cho tiền người tiêm vắc xin. Nước mình thì chưa làm được như vậy. Nhưng khuyến khích theo cách mở cửa cho người có thẻ xanh vắc xin là rất cần".
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 10/9, ông Phan Nguyễn Hoàng Tân, Chủ tịch UBND TP. Phan Thiết (Bình Thuận) đã ký thông báo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Phan Thiết.
Theo đó, từ ngày 8/9, thành phố Phan Thiết đã trở lại thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15 và áp dụng một số biện pháp tăng cường theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh sau 37 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16.
Thành phố Phan Thiết thông báo và kêu gọi người dân thành phố thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố bắt đầu từ 00 giờ ngày 12/9.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Đại sứ Hà Lan khẳng định Chính phủ Hà Lan coi trọng quan hệ Đối tác toàn diện, Đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước và nông nghiệp bền vững với Việt Nam, coi đó là nền tảng vững chắc, góp phần đưa quan hệ giữa hai Chính phủ và doanh nghiệp hai nước tiếp tục phát triển sâu rộng và hiệu quả vì "kinh tế, con người và hành tinh".
Đại sứ Elsbeth Akkerman bày tỏ cảm kích trước sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam và cá nhân Thủ tướng đối với cộng đồng doanh nghiệp EU, trong đó có các doanh nghiệp Hà Lan; cho rằng hai nước đang đứng trước nhiều cơ hội và triển vọng nhằm tăng cường hợp tác, mong muốn hai bên tiếp tục thực thi hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và sớm được triển khai Hiệp định Đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), tạo xung lực quan trọng thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và EU cũng như giữa hai nước Việt Nam và Hà Lan về kinh tế và chiến lược.
Đại sứ bày tỏ sự quan tâm của các nhà đầu tư EU, trong đó có Hà Lan đối với lĩnh vực hợp tác cảng biển, logistics…; tin tưởng nếu được triển khai các dự án sẽ góp phần giảm giá thành vận chuyển, gia tăng dòng hàng từ Việt Nam sang các nước trong khu vực châu Âu; cho biết cảng Rotterdam chiếm khoảng 60% hàng hóa của Việt Nam vào khu vực.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 9/9, Tỉnh ủy Bình Dương chấp thuận cho TP. Thủ Dầu Một nới lỏng giãn cách từ Chỉ thị 16+ xuống Chỉ thị 16; tuy nhiên, người dân không được ra đường từ 20h đến 5h (trước đó là 18h đến 6h).
Phương án để đưa Thủ Dầu Một trở lại bình thường mới là tháo từ từ vùng xanh, vùng vàng, vùng đỏ và đẩy mạnh tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho người dân. Ngoài ra, thành phố cho phép các cơ sở kinh doanh ăn uống được hoạt động trở lại nhưng chỉ bán mang về. Chợ truyền thống, trung tâm thương mại được mở cửa nếu đảm bảo phương án phòng chống dịch và cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
Thành phố đồng ý cho những người tiêm một mũi vaccine đủ 14 ngày được ra đường trong phạm vi phường; những người đã tiêm 2 mũi vaccine sẽ được đi trong địa bàn thành phố. Các chốt kiểm soát liên khu phố sẽ được tháo gỡ, chỉ duy trì các chốt liên phường, liên huyện. Ngoài ra, thành phố sẽ tiến hành kiểm soát chặt các cửa ngõ, không cho người từ vùng đỏ vào để đảm bảo giữ chặt vùng xanh.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 10/9, Sở Thông tin và Truyền thông TP. Đà Nẵng đã có hướng dẫn tiếp tục triển khai giấy đi đường mã QR.
Theo đó, đối với giấy đi đường đã cấp trước đây (ghi hiệu lực đến ngày 11/9) hết hiệu lực sử dụng từ 8h ngày 12/9.
Đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã được phê duyệt, cấp giấy đi đường và không thay đổi thông tin, nhân viên sử dụng tài khoản đã cấp, đăng nhập vào ứng dụng "Giấy đi đường" (tại địa chỉ https://giaydiduong.danang.gov.vn) để nhận giấy đi đường mới (Ứng dụng đã tự động cấp giấy mới, có hiệu lực từ ngày 12/9 đến ngày 18/9), in và triển khai cho nhân viên sử dụng theo quy định.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Báo cáo của CDC Nghệ An, ngày 10/9, tỉnh này ghi nhận 6 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, tại TP. Vinh, Diễn Châu, Yên Thành và Nghĩa Đàn.
Trong đó có 2 ca nhiễm cộng đồng qua sàng lọc lần thứ 4 tại khu cách ly phong tỏa thuộc xã Hưng Chính (TP. Vinh) và một trường hợp tại huyện Diễn Châu.
Như vậy, đến thời điểm này, số ca nhiễm mới tại các địa phương thuộc vùng nguy cơ cao đã giảm. Các điểm nóng của dịch như thị xã Cửa Lò, huyện Hưng Nguyên và Nam Đàn không ghi nhận ca nhiễm mới. Nhiều địa phương tại Nghệ An hơn 2 tuần không xuất hiện ca nhiễm.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 10/9, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký văn bản khẩn gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tiêm vắc-xin Covid-19 mũi 2 cho trường hợp đã tiêm mũi 1 là vắc-xin Moderna.
Theo đó, Việt Nam đang triển khai tiêm vắc-xin Pfizer và Moderna. Để người dân được tiêm đủ mũi vắc-xin theo quy định, đảm bảo hiệu quả và an toàn, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế tham mưu về việc tiêm mũi 2 vắc-xin Pfizer cho những người đã tiêm mũi 1 là vắc-xin Moderna đủ thời gian nhưng chưa có loại này để tiêm mũi 2.
Sau khi được UBND tỉnh, thành phố chấp thuận việc tiêm mũi thứ 2 bằng vắc-xin Pfizer cho các trường hợp đã tiêm mũi 1 vắc-xin Moderna, Sở Y tế cần hướng dẫn cơ sở tiêm chủng lập kế hoạch, lên danh sách người được tiêm.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trực tiếp tham gia giành giật sự sống cho nhiều bệnh nhân COVID-19 là người nước ngoài, BS Phạm Minh Huy (Khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, hiện đang quản lý Khoa 7A Bệnh viện hồi sức người bệnh COVID-19 TP.HCM) chia sẻ, khó khăn lớn nhất là bất đồng ngôn ngữ. Tuy nhiên, y bác sĩ kiên trì áp dụng linh hoạt nhiều biện pháp để giải thích.
"Điều quan trọng nhất là giúp họ không được bỏ các phương tiện thở oxy ra. Sau đó là tuân thủ đúng các phác đồ điều trị của Việt Nam. Vì nếu hoảng loạn hay một sự không hiểu họ bỏ ra thì bệnh sẽ diễn biến xấu đi. Khoa chúng tôi đang nỗ lực điều trị cho ba bệnh nhân của Hàn Quốc, Đài Loan, Congo" - BS Minh Huy nói.
Có những đêm, cả BS Minh Huy và ê kíp bác sĩ, điều dưỡng hầu như bước chân không ngơi nghỉ bởi các bệnh nhân chuyển lên đều nặng. Bất cứ thay đổi nào về tình trạng của người bệnh đều cần được xử lý nhanh nhất để cứu chữa cho bệnh nhân.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Các ca mắc mới phân bố theo quận/huyện: Thanh Xuân (1), Đống Đa (1), tất cả đều thuộc Chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng (2).
Cụ thể:
(1) T.T.N, nam, sinh năm 1946
- Địa chỉ: Văn Chương, Đống Đa.
- Dịch tễ: BN sống trong khu vực phong tỏa từ ngày 23/8 được lấy mẫu 2 lần âm tính. Ngày 9/9, BN xuất hiện ho, sốt được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
(2) N.V.T, nam, sinh năm 2005
- Địa chỉ: Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân.
- Dịch tễ : BN là F1 (con) N.T.B.T. Ngày 26/8 được chuyển cách ly tập trung, đã được xét nghiệm 2 lần âm tính. Ngày 10/9, BN được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 3.727 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.588 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.139 ca.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tối 10/9, hàng nghìn người dân trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đến điểm tiêm tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô để tiêm vắc xin phòng Covid-19
Theo ghi nhận của PV, tại điểm tiêm này có rất nhiều người già trên 65 tuổi, việc đo huyết áp kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm mất khá nhiều thời gian do phải đo lại nhiều lần |
Đây là đợt tiêm chủng diện rộng với mục tiêu hoàn thành tiêm chủng mũi 1 vắc xin phòng Covid-19 cho 100% người dân từ 18 tuổi trở lên |
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo đó, TP sẽ từng bước nới lỏng giãn cách xã hội, triển khai thí điểm Thẻ xanh COVID, Thẻ vàng COVID, thí điểm ưu tiên mở cửa một số lĩnh vực theo lộ trình tại quận 7, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ.
Về quản lý F0 tại nhà, TP chuẩn bị 200.000 túi thuốc, 100% F0 tại nhà được theo dõi sức khoẻ, cấp cứu kịp thời, giám sát chặt. TP cũng nâng cấp hệ thống y tế hiện tại, vận động F0 đã hồi phục tham gia chống dịch, tăng cường giường có oxy; củng cố hệ thống y tế địa phường; y tế lưu động, nâng cấp cơ sở vật chất, tăng cường đào tạo.
Đối với công tác phòng, chống dịch, TP duy trì xét nghiệm, bóc tách F0, truy vết F0 không rõ nguồn gốc để ngăn chuỗi lây nhiễm mới, giám sát đối tượng nguy cơ cao 7 ngày/lần.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trao đổi với báo chí ngày 10/9 về tình hình phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn, ông Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết thành phố đã trải qua 50 ngày với 4 đợt giãn cách xã hội kể từ ngày 24/7, với mục tiêu ngăn chặn lây lan dịch bệnh, hạn chế người ra đường.
Ông Phong nhận định, đến nay, số ca mắc trên địa bàn đang có chiều hướng giảm dần, F0 ngoài cộng đồng cũng giảm dần. Nếu như ở giai đoạn 1 giãn cách, số ca mắc trong cộng đồng chiếm gần 50%; giai đoạn 2 và nửa đầu giai đoạn 3 chiếm khoảng 30%; thì cuối giai đoạn 3 đến đầu giai đoạn 4 này giảm xuống 8,7%.
"Đây là tín hiệu, kết quả rất cần đánh giá trên cơ sở kết quả phòng, chống dịch nói chung. Trong những ngày gần đây, bình quân mỗi ngày có 30 - 40 ca, nhưng chủ yếu là các ca mắc trong các khu cách ly, phong tỏa", ông Phong cho hay.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây