Trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội chiều 10/3, ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, tuần qua, trung bình thành phố ghi nhận 27.283 ca Covid-19/ngày, tăng so với kỳ báo cáo trước, ngày cao nhất là 32.650 ca.
Dù ca mắc tăng nhanh, nhưng Hà Nội vẫn kiểm soát tỷ lệ tử vong, chuyển nặng; đảm bảo số ca không vượt quá năng lực tiếp nhận của hệ thống. Công tác phòng chống dịch được triển khai quyết liệt, hiệu quả.
Ngoài ra, chủng Omicron được đánh giá lưu hành chính tại Hà Nội. Tính đến ngày 9/3, 93/109 (chiếm 85,3%) mẫu bệnh phẩm các ca Covid-19 được giải trình tự gene ngẫu nhiên từ 4/12/2021 đến 1/3/2022, được xác định nhiễm biến chủng Omicron. Trong đó, biến thể phụ BA.2 (hay còn gọi là "Omicron tàng hình" ) chiếm ưu thế với 86/93 mẫu.
Dự báo, trong thời gian tới, số ca mắc tiếp tục tăng cao do khả năng lây nhiễm cao của biến chủng Omicron.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Thượng tá, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp thuộc Trung tâm nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc Phòng cho biết thuốc kháng sinh không có tác dụng với virus nói chung và SARS-CoV-2 nói riêng.
Theo bác sĩ, nhóm thuốc kháng sinh dùng để phòng và điều trị bội nhiễm vi khuẩn (viêm amidan, viêm tiểu phế quản, viêm xoang...). Nhưng thực tế, nhiều F0 vội sử dụng 2 loại kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn, bác sĩ Hoàng nhấn mạnh đây là sai lầm nghiêm trọng!
Bác sĩ Hoàng cho biết, với các F0 nhiều bệnh nền, sức đề kháng vốn đã kém thì có thể tiềm ẩn nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn. Tuy nhiên, không nên dùng tới 2 loại để dự phòng, chỉ 1 kháng sinh dự phòng là đủ.
"Thậm chí một số người, dù không có các nguy cơ trên, vẫn cứ theo các đơn thuốc truyền tai nhau, uống cùng lúc đến 2 loại kháng sinh mạnh, trong khi không hề có dấu hiệu nhiễm khuẩn", bác sĩ Hoàng cho hay.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 10-3, nhiều người là F0 đang cách ly, điều trị tại nhà hay F0 đã khỏi bệnh cho biết khi nhập thông tin theo hướng dẫn từ đường link https://tracuuf0.medinet.org.vn/khaibao.htm đều không hiển thị kết quả hoặc nhận thông báo "Không tìm thấy bệnh nhân".
Theo tìm hiểu của PV Tuổi Trẻ Online, hệ thống quản lý người bệnh COVID-19 tại TP.HCM được "khởi động" từ tháng 7-2021 và mới đây Sở Y tế TP.HCM cho biết sẽ bổ sung tính năng mới là sẽ cấp giấy hoàn thành cách ly bằng bản giấy hoặc gửi bản điện tử qua email mà người dân đã khai báo.
Dù hệ thống hoạt động được khoảng 8 tháng nhưng một số trạm y tế cho biết còn nhiều bất cập xảy ra.
Bác sĩ Nguyễn Vũ Trường An - trưởng Trạm y tế phường Tân Quy, quận 7 (TP.HCM) - cho biết trước đây trạm cũng từng thực hiện tiếp nhận F0 khai báo qua phần mềm khaibaoyte.khambenh.gov.vn của TP, tuy nhiên đã có nhiều bất cập xảy ra. Hiện trạm cũng đang được tập huấn áp dụng phần mềm Hệ thống quản lý người bệnh COVID-19.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 10/3, theo tin từ Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, cơ quan này vừa có chỉ đạo về việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với người lao động điều trị Covid-19 tại nhà trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu các trạm y tế xã, phường, thị trấn nơi quản lý cách ly điều trị ca bệnh Covid-19 (F0) tại nhà có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo đúng quy định.
Ngay khi có quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế, điều trị người nhiễm Covid-19 tại nhà hoặc nơi lưu trú của UBND xã, phường, thị trấn, các trạm y tế có trách nhiệm tạo lập giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho người lao động. Các trạm y tế cũng phải cập nhật đầy đủ thông tin người bệnh Covid-19 trên cổng tiếp nhận dữ liệu thông tin giám định BHYT. Sau khi người lao động hoàn thành cách ly thì tiến hành cấp giấy xác nhận khỏi bệnh.
Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã giao trách nhiệm cho các trung tâm y tế tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và hỗ trợ trạm y tế trong quá trình triển khai thực hiện. Các trạm y tế cấp đầy đủ, kịp thời giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho người lao động và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của việc cấp các giấy chứng nhận.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trước tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp tại địa phương, số ca mắc liên tục đạt kỷ lục, gần 3.500 người/ngày, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị đã lên mạng xã hội viết "tâm thư" kêu gọi người dân không chủ quan trước dịch bệnh…
Theo Tiểu ban truyền thông của Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh Quảng Trị, số ca mắc Covid-19 tại tỉnh này liên tục lập kỷ lục, ngày sau số ca nhiều hơn ngày trước. Đến ngày 10.3, có tới 3.464 ca được ghi nhận nhiễm Covid-19 trong ngày.
Ngay trong chiều 10.3, thông qua Facebook cá nhân, ông Đỗ Văn Hùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, đã gửi "tâm thư" đến người dân trong bối cảnh mới.
Đừng tạo "mảnh đất màu mỡ" cho Covid-19!
Những "tâm sự" của ông Hùng đã được đông đảo người dân lưu tâm, chia sẻ trên mạng xã hội.
Ông Hùng viết: "Chúng ta đang thích ứng nhưng phải an toàn và có điều kiện. Thực tế chúng ta đang chưa an toàn do một số người đang rất chủ quan. Số lượng mắc hàng ngày của tỉnh ta đã đạt con số 3.500 người/ngày. Số ca mắc của tỉnh chạm mốc lịch sử: 30.000 ca. Số ca tử vong năm 2021: 3 ca, năm 2022 là hơn 30 ca bao gồm đủ các lứa tuổi, bệnh nền và cả không có bệnh nền (đặc biệt có cháu 4 tháng tuổi)".
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Thái Nguyên có 7 ca nhiễm Covid-19 (F0) tử vong trong ngày 9.3 và đây là ngày có số lượng F0 tử vong nhiều nhất từ trước đến nay, tính từ khi địa phương này có dịch Covid-19.
Trao đổi với Thanh Niên chiều nay 10.3, ông Hoàng Anh, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên (CDC Thái Nguyên), cho biết trong ngày 9.3, địa phương này ghi nhận liên tiếp 7 F0 tử vong.
Nếu tính từ khi địa phương này ghi nhận có ca nhiễm Covid-19 đầu tiên thì đây đây là ngày ghi nhận số ca F0 tử vong nhiều nhất.
Ngày hôm nay 10.3, Thái Nguyên đã có thêm 2 F0 tử vong . Thống kê từ đầu năm đến nay, Thái Nguyên đã có 86 người tử vong do Covid-19.
Cũng theo ông Hoàng Anh, các dữ liệu thu thập từ đầu năm đến nay, các F0 tử vong chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp, sơ bộ chỉ khoảng 0,5%. Đa số các F0 tử vong đều rơi vào trường hợp người cao tuổi, bị nhiễm Covid-19 khi cơ thể đã có sẵn rất nhiều bệnh nền.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bệnh nhân phân bố tại 521 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoài Đức (1.771); Thanh Trì (1.681); Long Biên (1.664); Nam Từ Liêm (1.530).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 524.697 ca.
Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo, người dân trên địa bàn thành phố khi có một trong các biểu hiện như: sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác, hoặc mất khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi lưu trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh COVID-19 , hoặc liên hệ với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội qua số điện thoại (0969.082.115 hoặc 0949.396.115) để được tư vấn...
Khai báo y tế hằng ngày trên ứng dụng PC-COVID, nhất là những người có biểu hiện ho, sốt để góp phần giúp các cơ quan y tế kịp thời phát hiện, phân loại những ca F0 trong cộng đồng, nhằm chặn đứng, khóa chặt nguồn lây nhiễm.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ
(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn)
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 53.151 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.908.365 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.044 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.221 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 432 ca
- Thở máy không xâm lấn: 98 ca
- Thở máy xâm lấn: 290 ca
- ECMO: 3 ca
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Hệ thống bệnh viện này sẽ đưa kháng thể đơn dòng Evusheld để tiêm cho nhóm người nguy cơ cao mắc COVID-19 nặng.
Cụ thể, kháng thể đơn dòng Evusheld của AstraZeneca sẽ được tiêm cho những người mắc bệnh nền như suy gan, suy thận, tim mạch, cơ xương khớp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính- COPD… Đặc biệt là người bị suy giảm miễn dịch vừa và nặng (do HIV, đang điều trị ung thư, ghép tạng…) hoặc mắc các bệnh hệ thống (lupus ban đỏ, viêm khớp, thoái hoá khớp…).
Khác với vaccine, chỉ vài giờ sau khi tiêm Evusheld, cơ thể đã có đủ lượng kháng thể cần thiết để bảo vệ không mắc COVID-19 với hiệu quả lên tới 83% và không có trường hợp nào bệnh nặng hay tử vong trong suốt 6 tháng theo dõi, theo kết quả nghiên cứu PROVENT của AstraZeneca. Hiệu quả này được quan sát thấy ở cả những người bị suy giảm miễn dịch do bệnh lý hoặc đang sử dụng các thuốc hoặc phác đồ điều trị ức chế miễn dịch và có thể không tạo được đáp ứng miễn dịch với vaccine phòng COVID-19 như: người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch (ví dụ như dùng corticoid liều cao, kéo dài) hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng…
Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh cho biết, tài liệu từ nhà sản xuất cho thấy, kể cả những người không thể tiêm bất kỳ loại vaccine COVID-19 nào hiện có vì từng xảy ra tác dụng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần của vaccine COVID-19 như: dị ứng nặng, sốc phản vệ… vẫn được chỉ định tiêm. Evusheld được chứng minh có hiệu quả phòng ngừa ít nhất 6 tháng, đặc biệt có thể phòng ngừa cả biến chủng Omicron.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bác sĩ Hoàng Sơn, thành viên nhóm bác sĩ Quân y hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà cho biết, nhiều người sau âm tính với SARS-CoV-2 vẫn ho dai dẳng. Một số nguyên nhân được bác sĩ Sơn đưa ra gồm do phản xạ tống xuất đào thải "xác" virus, niêm mạc đường hô hấp đã liền sau viêm nhưng hình thành "sẹo" vẫn dễ gây kích thích vào đầu mút dây thần kinh nên 1 kích thích nhỏ đã gây ra cơn ho, hoặc có thể do trào ngược dạ dày hậu quả của việc dùng thuốc trước đó gây tổn thương dạ dày.
Ngoài ra, nhiều F0 ho nhiều sau âm tính do tổn thương xơ của phế quản phổi hoặc các yếu tố tiền sử có hen suyễn.
Theo bác sĩ Sơn, hầu hết người bệnh ho sau khỏi Covid-19 không cần dùng thuốc, chỉ tập phục hồi chức năng với các bài tập làm tăng dung tích phổi hoặc dùng các thuốc ho thảo dược, các bài thuốc dân gian như ngậm chanh mật ong.
"Người bệnh nên đi khám khi có biểu hiện đau tức ngực, khó thở và chỉ số SpO2 thấp hơn bình thường (dưới 96%) hoặc ho kéo dài trên 3-4 tuần", bác sĩ Sơn tư vấn.
Thượng tá, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp thuộc Trung tâm nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc Phòng nêu hướng xử trí đối với tình trạng ho kéo dài sau âm tính.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo BS Đinh Thế Tiến, khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, quan niệm bệnh nhân COVID-19 kiêng tắm là sai lầm. Ngược lại, F0 càng cần tắm để giữ cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh.
"Nói F0 tắm bệnh sẽ nặng lên là không có cơ sở. Bệnh nhân mắc COVID-19 cần giữ cơ thể luôn sạch sẽ, ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi, tập luyện khoa học để có nền tảng cơ thể khỏe mạnh, từ đó nhanh chiến thắng bệnh tật", BS Tiến nói.
Chung quan điểm, BS Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM thông tin, bản thân đang mắc bệnh mà không tắm sẽ gây mất vệ sinh, ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí mất ngủ. Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt khiến bệnh càng nặng thêm.
Theo các chuyên gia, tắm rửa giúp da cơ thể luôn thông thoáng, thoải mái, cải thiện lưu thông máu và cải thiện tinh thần. Vì vậy, không chỉ người khỏe mạnh mà các bệnh nhân COVID-19 vẫn cần tắm rửa, giữ vệ sinh sạch sẽ.
Người bệnh nên tắm cách ngày một lần, tắm nhanh, tận dụng nồi lá xông, xông xong rồi tắm trong 5 - 10 phút, giúp sảng khoái, hạ sốt, thông thoáng mặt da, ngủ ngon, mau khỏe.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trước tình hình người mắc Covid-19 (F0) tụ tập tại các trạm y tế lưu động để xin giấy xác nhận F0 và hoàn thành cách ly tại nhà để giải quyết thủ tục hưởng chế độ nghỉ bệnh và các yêu cầu khác, ngày 10.3, Sở Y tế TP.HCM cho biết sẽ ứng dụng công nghệ để giảm thủ tục hành chính trong cấp giấy chứng nhận hoàn thành cách ly cho F0.
Theo đó, để giảm thủ tục hành chính trong việc cấp giấy xác nhận hoàn thành cách ly đối với F0 trong thời gian tới, Sở Y tế TP.HCM cho biết sẽ triển khai thêm tính năng cấp giấy hoàn thành cách ly trên Hệ thống quản lý Bệnh nhân Covid-19.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tiến sĩ Bùi Lê Minh, Trưởng ngành Công nghệ Sinh học - Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT (ĐH Nguyễn Tất Thành) cho rằng, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc một người có xác nhận mắc bệnh hay mang virus hay không. Việc chúng ta có biểu hiện bệnh hay xét nghiệm dương tính là kết quả của cuộc chiến giữa hệ miễn dịch và virus tại ngay các vị trí virus có thể xâm nhập trên đường hô hấp.
"Virus có thể coi là quân xâm lược, các tế bào có thụ thể ACE2 có thể coi là các đồn trú, các cứ điểm quân sự và những người lính bảo vệ thường trực tại các vị trí này (kháng thể, tế bào T và các tế bào miễn dịch khác) sẽ chiến đấu chống trả lại quân địch ngay khi có nguy cơ bị xâm lược. Vì thế nên kết quả của các đợt tấn công này sẽ phụ thuộc vào lượng virus có mặt, số cứ điểm bị tấn công và các thành phần của hệ miễn dịch có sẵn để chống lại virus. Chỉ khi virus thắng được ở vòng ngoài thì cơ thể mới kích hoạt các phản ứng chống trả, bao gồm các phản ứng thể hiện thành triệu chứng như sốt, viêm… và huy động các thành phần của hệ miễn dịch từ những nơi khác tới điểm bị nhiễm virus, sản sinh thêm các thành phần như kháng thể mới từ các tế bào nhớ. Nếu virus tiếp tục thắng các trận tiếp theo, chúng sẽ nhân lên tới ngưỡng mà xét nghiệm có thể phát hiện ra được"- Tiến sĩ Bùi Lê Minh phân tích.
Thế nên, theo Tiến sĩ Bùi Lê Minh những người liên tục tiếp xúc với F0 nhưng chưa từng nhiễm bệnh, nhiễm virus thì có thể hiểu là virus chưa thắng được vòng bảo vệ bên ngoài. Còn tại sao virus chưa vượt qua được lớp bảo vệ này thì có thể có nhiều nguyên nhân như: lượng virus xâm nhập mỗi lần chưa đủ lớn, cơ thể đang còn nhiều kháng thể, tế bào T bảo vệ trên các niêm mạc có thể tiếp xúc với virus, thụ thể của họ có khác biệt so với phần đông mọi người nên virus xâm nhập kém hiệu quả, hoặc chỉ đơn giản là họ đã bị nhiễm nhưng chưa từng biểu hiện ra triệu chứng nên đã không phát hiện được giai đoạn virus nhân lên trong cơ thể.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết thời gian qua ngành y tế đã chủ động thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh. Số liệu tháng 2-2022 cho thấy số ca mắc sốt xuất huyết giảm 40%, tay chân miệng giảm 98% so với cùng kỳ năm 2021.
Tuy nhiên do mùa mưa sắp tới sẽ tiềm ẩn nguy cơ gia tăng bệnh sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, khi trường học hoạt động trở lại sẽ là nguy cơ bệnh tay chân miệng, song song với bệnh COVID-19 đang tăng nhanh hiện nay.
Đối với số ca mắc, nghi mắc COVID-19 trong trường học, tại buổi giao ban trực tuyến với các quận, huyện và TP Thủ Đức về công tác phòng chống dịch COVID-19, ông Nguyễn Hữu Hưng - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết tổng số ca nghi mắc trong tuần qua là gần 37.500 trường hợp, cao gần gấp đôi so với tuần trước (gần 19.500 ca). Số ca nghi mắc tăng đều ở các khối, trong đó khối tiểu học vẫn cao hơn các khối còn lại.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo BS Hoàng Sơn, thành viên "Nhóm Bác Sĩ Quân Y hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà", nguyên nhân gây ho khi nhiễm virus cấp nói chung và nhiễm Covid-19 nói riêng thường do ái lực của các loại virus này với đường hô hấp. Chúng thường xâm nhập bắt đầu từ hầu họng sau đó lan xuống phế quản phổi. Tại đây chúng phát triển, nhân lên và gây ra các phản ứng viêm. Các phản ứng viêm tiết ra các chất trung gian hóa học và có thể làm tổn hại các tế bào lớp niêm mạc đường hô hấp. Ho có thể do phản ứng của cơ thể với chất trung gian hóa học này hoặc do tổn thương lớp niêm mạc đường hô hấp làm "lộ" các đầu mút dây thần kinh (ho) nên chỉ một kích thích nhỏ cũng gây ra cơn ho.
Đa số ho do virus thường không cần dùng đến kháng sinh. Tuy nhiên, sự tổn thương niêm mạc đường hô hấp có thể gây ra bội nhiễm vi khuẩn, một số trường hợp ho nặng và có đờm có thể phải dùng kháng sinh. Do vậy việc dùng kháng sinh nên có được sự tư vấn của bác sĩ.
Giải thích về tình trạng ho kéo dài sau khi đã âm tính SARS-CoV-2, theo BS Sơn, có một số nguyên nhân như sau:
- Do phản xạ tống xuất đào thải "xác" virus còn tiếp tục.
- Niêm mạc đường hô hấp đã liền sau viêm nhưng hình thành "sẹo" vẫn dễ gây kích thích vào đầu mút dây thần kinh nên một kích thích nhỏ đã gây ra một cơn ho.
- Do trào ngược dạ dày hậu quả của việc dùng thuốc trước đó gây tổn thương dạ dày.
- Do có tổn thương xơ của phế quản phổi.
- Do các yếu tố tiền sử có hen suyễn.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
"Theo đề xuất, Sở Y tế phối hợp Sở TT&TT TP.HCM đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào khai báo y tế. Hai sở này sẽ xây dựng app để F0 tự khai báo y tế tại nhà. Sau đó, trạm y tế phường, xã lưu lại thông tin của F0 vào hệ thống để quản lý" - BS Mai cho biết thêm.
Theo BS Mai, F0 sau khi hoàn thành thời gian cách ly theo đúng quy định sẽ được trạm y tế hoặc UBND phường, xã cấp giấy trên hệ thống app. Việc làm này vừa cải cách thủ tục hành chính, vừa giúp F0 không phải tới trạm y tế phường, xã chờ đợi.
Liên quan tới việc test lại để xác định F0, BS Mai cho biết sau khi người nghi nhiễm COVID-19 khai báo qua app, trạm y tế tùy tình hình thực tế có thể mời tới trạm hoặc một điểm cố định để test lại.
"Khi xác định đúng là F0, phải thực hiện quy trình cách ly theo đúng quy định và được trạm y tế đưa vào diện quản lý. Sau đó, y tế địa phương tới nhà F0 để chăm sóc, đồng thời khám sàng lọc những người trong gia đình của F0. Mục tiêu là bảo vệ người có nguy cơ cao, người trên 65 tuổi và có bệnh nền" – BS Mai nói.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Thưa bác sĩ, gia đình tôi có 5 người, 3 ngày trước, chồng tôi có tiếp xúc với F0. Hiện tại, anh có các triệu chứng như ho, sổ mũi. Khi test nhanh, kết quả hiện lên 2 vạch đậm. Cho tôi hỏi có phải vạch đậm như vậy, chồng tôi đang mắc Covid-19 nặng?
Độc giả Phương Anh (Hà Nội)
Test nhanh tại nhà cách thực hiện đơn giản, nhanh cho kết quả nên đang là phương pháp được nhiều người áp dụng để phát hiện virus SARS-CoV-2.
Trên khay của bộ tets nhanh có vạch C (Control line) là vạch chứng. Nếu sau khi bạn nhỏ mẫu vạch này hiển thị màu đỏ, chứng tỏ kit test hoạt động bình thường. Do đó, vạch C sẽ luôn hiển lên khi khay test đã thấm đủ lượng dịch mẫu. Đồng thời nếu kết quả xét nghiệm chỉ hiển thị ở vị trí C, có nghĩa là bạn âm tính tại thời điểm thực hiện, tức không bị nhiễm virus SARS-CoV-2.
Đối với vạch T (Test line) là vạch thử, nếu bạn mắc Covid, vạch này sẽ hiển thị màu đỏ và cho kết quả dương tính. Trường hợp trên khay test không hiện 2 vạch hoặc chỉ hiện 1 vạch T, bạn nên thực hiện lại do quá trình thực hiện có thể mắc phải sai sót hoặc que test không chất lượng. Với nhiều loại que test khác nhau, màu hiển thị của vạch có thể là đỏ, xanh, hoặc đen tuy nhiên, ý nghĩa không thay đổi.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 và có triệu chứng nhẹ, kỹ thuật viên Nguyễn Ích Thưởng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tình nguyện ở lại cơ cở 2 để tham gia điều trị bệnh nhân F0 nặng. Từ sau Tết nguyên đán đến nay, khoảng 50% số y, bác sỹ của bệnh viện mắc COVID-19, nếu ai cũng xin nghỉ làm thì sẽ thiếu nhân lực điều trị cho bệnh nhân.
"Tôi đang làm công việc phục hồi chức năng cho bệnh nhân COVID-19 tại cơ sở 2. Bản thân tôi nhiễm COVID-19 nhưng triệu chứng nhẹ nên tôi xin tình nguyện vào đây chăm sóc cho người bệnh, chia sẻ với những vất vả với các đồng nghiệp…" - anh Thường nói.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo thống kê của Sở Y tế TP.HCM, tổng số ca nghi nhiễm SARS-CoV-2 trong tuần trên địa bàn từ ngày 1/3 đến ngày 7/3 là 37.449 (cao gần gấp đôi so với tuần trước đó).
Số ca nghi nhiễm tăng đều ở các khối, trong đó khối tiểu học vẫn cao hơn các khối còn lại.
Lý do F0 tăng là nhà trường chủ động tầm soát các học sinh, giáo viên, người lao động có triệu chứng như sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, sổ mũi. Ngoài ra, các trẻ được phát hiện dương tính sau khi được xét nghiệm định kỳ F1 hoặc gia đình tự test nhanh.
Tại 3 bệnh viện nhi được Sở Y tế phân công tiếp nhận và điều trị trẻ em mắc Covid-19 (Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Nhi đồng Thành phố), số trẻ em được phát hiện dương tính tại phòng khám có xu hướng tăng cao, dao động từ 600 đến hơn 800 trường hợp.
Trong khi đó, số trẻ nhập viện điều trị nội trú tăng không đáng kể. Hiện tại, 3 bệnh viện của thành phố điều trị 20 trẻ cần hỗ trợ hô hấp (gồm 12 ca ở tỉnh, 8 ca ở TP.HCM).
Riêng tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), tổng số lượt trẻ khám ngoại trú liên quan các triệu chứng đường hô hấp từ đầu tháng 3 đến nay tăng đột biến.
Mỗi ngày, khoảng 400-500 ca cần sàng lọc Covid-19. Ngày cao điểm, khoảng 557 trẻ khám ngoại trú, tăng gấp 16 lần so với thời điểm đầu tháng 2.
"Tỷ lệ trẻ có triệu chứng được xét nghiệm và phát hiện dương tính ở bệnh viện khoảng 80-90%", bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thanh Hải, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo bác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thực tế F1 cách ly cùng nhà với F0 không cần thiết phải test quá nhiều lần.
Bác sĩ Thiệu cho biết, về nguyên tắc, khi không có triệu chứng (kể cả đang trong giai đoạn ủ bệnh) thì việc test nhanh cũng khó lên vạch. Thậm chí, những ngày đầu khi mới khởi phát triệu chứng, do nồng độ virus còn rất thấp, test nhanh sẽ chưa hiện kết quả dương tính. Que test nhanh xuất hiện vạch mờ tức lúc này nồng độ virus của người bệnh đã cao, virus nhân lên đủ số lượng để độ nhạy của test có thể nhận ra.
Vì vậy, việc test thường xuyên cũng không có nhiều tác dụng. F1 chỉ nên test vào khoảng ngày thứ 5-7 sau lần cuối tiếp xúc gần F0 để khẳng định mình có nhiễm bệnh hay không (đã loại trừ cả trường hợp nhiễm bệnh không triệu chứng) hoặc test sau một vài hôm khởi phát triệu chứng.
Tuy nhiên, bác sĩ cũng lưu ý nếu trong điều kiện có tiền sử tiếp xúc với F0 rất rõ ràng (đặc biệt là thành viên cùng gia đình), sau đó khởi phát triệu chứng của Covid-19 thì khả năng dương tính gần như chắc chắn. Khi ấy, người bệnh có thể không cần cố test, sẽ gây lãng phí, không cần thiết.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Khi dịch diễn biến phức tạp tại TP.HCM, chị Nguyễn Kim Trang (28 tuổi, Gò Vấp) đã gửi con hơn 2 tuổi về tỉnh Vĩnh Long cho ông, bà chăm sóc. Chị và chồng đều là nhân viên y tế nên không muốn mạo hiểm để con ở lại tâm dịch khi đó.
Hiện, dù đã đón bé Tít (con trai chị Trang) về lại thành phố, nhưng vợ, chồng chị Trang vẫn phải nhờ ông bà nội, ngoại luân phiên lên giữ cháu. Cả nhà thống nhất chưa cho Tít đi học vào thời điểm này. Cậu bé vẫn còn quá nhỏ để có thể hiểu được phòng dịch là gì hay biết các biện pháp sát khuẩn.
"Tôi đắn đo khi thấy ông, bà cực nhọc, phải trông cháu suốt nhưng cũng không an lòng cho con đi học lúc này. Ông, bà cũng bảo trông cháu cứng cáp thêm rồi đi học cũng chưa muộn", chị Trang nói.
Nỗi lòng của chị Trang cũng là điều nhiều phụ huynh ngần ngại khi TP.HCM cho phép các cơ sở mầm non đón trẻ dưới 3 tuổi trở lại trường từ 1/3.
Bài viết được dẫn từ nguồn:
Về đề xuất cho phép các trường hợp F1 được đi làm, Chủ tịch Phan Văn Mãi đề nghị Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TPHCM nghiên cứu, vận dụng trong quá trình rà soát, cập nhật các bộ tiêu chí an toàn cho phù hợp với tình hình mới. Theo ông Mãi, đối với các trường hợp F0 có vấn đề về sức khỏe thì cần phải chăm sóc. Việc đảm bảo sức khỏe là mục tiêu trên hết và trước hết. Tuy nhiên, nếu F1 không có vấn đề về sức khỏe thì sẽ đi làm.
"Với F0 không có triệu chứng, không có vấn đề về sức khỏe và tự nguyện thì duy trì làm việc phù hợp. Hiện nay, nhiều cơ quan có 30 - 50 F0, nếu cách ly từ 7 - 14 ngày thì rất bị động trong công việc. Cần tính toán để đảm bảo hoạt động các cơ quan, kể cả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các đơn vị, doanh nghiệp", ông Mãi nhấn mạnh.
Bài viết được dẫn từ nguồn:
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến nghị người tiếp xúc với F0 nên xét nghiệm 5 ngày sau khi phơi nhiễm hoặc ngay khi bắt đầu có triệu chứng.
Người đã tiêm đủ 2 hoặc 3 mũi vắc xin , sau khi tiếp xúc với F0, nếu không có triệu chứng, nên làm test nhanh vào 5 ngày sau đó. Còn người có triệu chứng nên test nhanh ngay khi có triệu chứng. Trong 2 trường hợp này, nếu kết quả âm tính, vẫn cần phải test lại.
Các chuyên gia y tế lưu ý, những người xét nghiệm sớm nếu kết quả âm tính vẫn nên xét nghiệm lại, theo NBC Chicago.
Các triệu chứng có thể xuất hiện trong vòng 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với F0, theo CDC Mỹ.
Một số người bị bệnh Covid -19 có thể không có triệu chứng, mặc dù họ vẫn có thể lây lan virus.
Người bệnh cũng có thể lây truyền bệnh cho người khác trước khi các triệu chứng xuất hiện.
Bài viết được dẫn từ nguồn:
Trao đổi với Zing về Omicron tàng hình, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho hay, đến nay chưa có bằng chứng BA.2 gây bệnh nặng hơn so với BA.1 nhưng tốc độ lây nhiễm nhanh.
Thông thường, để xác định các biến chủng, cần làm xét nghiệm giải trình tự gene khá phức tạp. Với chủng BA.1, do đột biến thiếu một số gene, có thể nhận biết bằng xét nghiệm rRT-PCR, không cần giải trình tự gene.
BA.2 có tên gọi là biến chủng "tàng hình" do thiếu các đột biến này. Do đó, xét nghiệm rRT-PCR chỉ xác định bệnh nhân đang nhiễm SARS-CoV2. Nó không xác định ngay được Omicron.
Trước đây, các chủng khác thường lấy mẫu qua ngoáy mũi (lấy dịch tỵ hầu) cho kết quả nhạy cao. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy với Omicron, việc lấy mẫu qua đường họng (phết amigdal) cho kết quả nhạy hơn đường mũi.
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy với biến chủng Omicron, trong đó có BA.2, độ nhạy của test nhanh suy giảm một phần so với các biến chủng gốc.
Trả lời về việc test nhanh giảm độ nhạy có thể khiến người dân chủ quan, lãnh đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay điều này có thể. Trong trường hợp F0 không triệu chứng test nhanh âm tính, họ sẽ không biết bản thân đang mang mầm bệnh.
Bài viết được dẫn từ nguồn: