Tính đến 18h hôm nay (10/11), tại tỉnh Nam Định ghi nhận thêm 30 trường hợp mắc mới COVID-19 trong ngày, trong đó có 19 ca mắc ngoài cộng đồng.
Đáng chú ý có tới 18 ca cộng đồng tại xã Nam Mỹ, huyện Nam Trực. Trong đó, 14 bệnh nhân là học sinh trên địa bàn xã này.
Vào chiều nay, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Phạm Đình Nghị đã ký quyết định số 175/QĐ-BCĐ về việc thiết lập vùng cách ly y tế tại xã Nam Mỹ để phòng chống dịch.
Phạm vi cách ly là toàn bộ xã Nam Mỹ với 2.015 hộ dân, 6.017 nhân khẩu. Thời gian cách ly từ 18h ngày 10/11 đến khi có quyết định dỡ bỏ cách ly.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 10-11, thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thanh Hóa cho biết trong 24 giờ qua, trên địa bàn ghi nhận 42 ca mắc Covid-19.
Trong số này, có 24 ca mắc Covid-19 được ghi nhận trở về từ các tỉnh, TP khác; 2 ca mắc mới tại thị xã Nghi Sơn, nâng tổng số bệnh nhân tại ổ dịch này lên 101 trường hợp.
Đáng chú ý, trong ngày Thanh Hóa ghi nhận một ổ dịch mới tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành (huyện Yên Định).
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thanh Hóa, đến chiều tối nay, bệnh viện này đã ghi nhận 18 bệnh nhân, trong đó có 6 bệnh nhân ở xã Cẩm Vân (huyện Cẩm Thuỷ); 11 bệnh nhân có địa chỉ ở xã Định Hưng (huyện Yên Định); 1 bệnh nhân địa chỉ xã Ninh Khang (huyện Vĩnh Lộc).
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ông Nguyễn Tiên Hồng cho biết theo kế hoạch đợt tiêm mới từ ngày 11 đến 17-11 sẽ tiêm 62.100 liều vắc xin Pfizer, trong đó học sinh hai khối lớp 8 và lớp 9 với khoảng 34.600 em được tiêm.
Thống kê cho thấy có 1.400 học sinh của 10 trường trực thuộc Sở Giáo dục và đào tạo cùng 33.200 học sinh các trường thuộc UBND quận, huyện quản lý.
Theo kế hoạch triển khai, các đơn vị trường học và trung tâm có nhiệm vụ gửi đến tất cả phụ huynh, người giám hộ phiếu đồng ý tham gia tiêm vắc xin, hướng dẫn phụ huynh nghiên cứu, ký xác nhận trước khi đưa con em đến điểm tiêm chủng.
Các đơn vị trường học, giáo viên phụ trách sẽ hướng dẫn phụ huynh đưa học sinh đi tiêm chủng theo đúng lịch, tuyệt đối tuân thủ quy định 5K trước, trong và sau khi tiêm chủng.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
"Đợt dịch vừa qua, có thời điểm, mỗi ngày tôi đều ký một tập đơn xin nghỉ việc. Có nhân viên trạm y tế, trung tâm y tế và cả bệnh viện", Giám đốc Sở Y tế TP.HCM chia sẻ.
Sau đợt dịch Covid-19 lần 4, một trong những bài học kinh nghiệm ngành y tế rút ra là công cuộc chống dịch phải sử dụng 2 mũi giáp công: năng lực điều trị các bệnh viện tầng 2, tầng 3 và chăm sóc F0 dựa vào cộng đồng.
Ông nhận định, khi triển khai mũi giáp công chăm sóc F0 tại nhà, TP mới giảm được số ca nặng và ca tử vong.
Cũng chính trong đợt dịch vừa qua, những điểm yếu của y tế cơ sở cũng đã bộc lộ. Trước đây, TP luôn tự hào về y tế chuyên sâu nhưng nhìn lại mới thấy những điểm yếu chết người khi dịch bùng phát.
Giám đốc Sở Y tế cho biết, thành phố có 310 trạm y tế nhưng hơn một nửa chưa có trưởng trạm. Tình trạng này đã kéo dài từ lâu. Trước đây, các Trung tâm y tế quận huyện, Trạm y tế phường xã trực thuộc UBND quận huyện. Tiêu chí bổ nhiệm trưởng trạm do quận huyện quyết định.
Khi chuyển các Trung tâm và Trạm y tế về Sở y tế quản lý, theo các tiêu chí của ngành, không ai đủ điều kiện là trưởng trạm. Do đó, hơn một nửa trạm y tế của TP.HCM đang bỏ trống chức danh này.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo từ 18h ngày 9/11 đến 18h ngày 10/11, Hà Nội ghi nhận 140 ca mắc Covid-19 mới trong đó: cộng đồng (28), khu cách ly (67), khu phong tỏa (45).
Phân bố 140 ca mắc mới tại 17/30 quận, huyện: Nam Từ Liêm (28), Ba Đình (27), Gia Lâm (21), Hoàng Mai (10), Hà Đông (8), Mê Linh (7), Cầu Giấy (7), Thanh Xuân (6), Thanh Trì (4), Ba Vì (4), Bắc Từ Liêm (4), Đống Đa (4), Long Biên (4), Hoài Đức (2), Phú Xuyên (2), Chương Mỹ (1), Hai Bà Trưng (1).
Các ca mới ghi nhận phân bố tại các chùm ca bệnh, ổ dịch:
Chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho sốt (40);
Chùm liên quan ổ dịch Phú Đô, Nam Từ Liêm (24);
Chùm liên quan ổ dịch Thủ Lệ, Ngọc Khánh (13);
Chùm sàng lọc ho sốt (11);
Chùm liên quan ổ dịch Trần Duy Hưng (10);
Chùm liên quan ổ dịch chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm (8);
Chùm liên quan ổ dịch Kho hàng Shoppe KCN Đài Tư (8);
Chùm liên quan ổ dịch Bạch Trữ, Tiến Thắng (7)
Chùm liên quan các tỉnh có dịch (6);
Chùm liên quan các tỉnh có dịch - thứ phát (5);
Chùm liên quan ổ dịch Nam Dư, Lĩnh Nam (3);
Chùm liên quan ổ dịch Phú La – Hà Đông (3);
Chùm liên quan ổ dịch Trần Quang Diệu – Ô Chợ Dừa (12);
Chùm liên quan ổ dịch Yên Xá – Tân Triều (1);
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Lai Châu thông tin, địa phương vừa ghi nhận thêm 2 trường hợp liên quan đến chùm ca bệnh tại ổ dịch Bản Giang mắc Covid-19.
Các bệnh nhân có mã số BN: 985741 và BN: 985742. Cả 2 bệnh nhân đều có hộ khẩu thường trú tại bản Tẩn Phủ Nhiêu, xã Bản Giang, 1à học sinh Tiểu học và THCS và là F1 của 2 bệnh nhân được xác định trước đó.
Theo điều tra yếu tố dịch tễ của cơ quan y tế địa phương, trong 2 ngày 4 - 5/11, các cháu vẫn đi học tại Trường THCS và Tiểu học trên địa bàn. Thời gian này đã tiếp xúc với nhiều thầy, cô giáo, học sinh trong lớp và cùng trường. Khi về nhà có tiếp xúc với một số người là hàng xóm và đoàn cán bộ y tế đi tiêm vaccine tại bản.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chọn cơ sở của Công ty Cổ phần Hello Quốc tế Việt Nam tại Khu công nghiệp Tứ Hạ và Công ty TNHH Tân Bảo Thành, tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà để triển khai xây dựng khu thu dung và điều trị F0 không triệu chứng. Tại 2 cơ sở này có thể thiết kế quy mô điều trị 800 giường.
Hiện, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có các khu điều trị Covid-19, gồm: Bệnh viện Phổi- Da liễu, Bệnh viện Chân Mây, Bệnh viện Bình Điền và Khu điều trị F0 không triệu chứng Trường Cao đẳng Nghề số 23 ở thị xã Hương Thủy.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Về vấn đề chăm sóc trẻ em mồ côi do bố, mẹ mất vì dịch bệnh COVID-19, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trên thế giới có hơn 1,5 triệu trẻ em trở thành trẻ mồ côi do dịch COVID-19. Việt Nam có 2.532 trẻ em bị mồ côi, trong đó có 81 trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Thời gian qua, Bộ LĐTBXH đã chủ động xây dựng, thực hiện các chính sách liên quan đến bảo trợ trẻ em. Mức chung, hỗ trợ trẻ em trong các làng trẻ SOS của Việt Nam hiện nay tương đối đồng bộ với thế giới, khoảng 1,8 triệu đồng/tháng.
Bộ trưởng cho biết, với số cháu mồ côi do dịch COVID-19, ngoài các chính sách đã có, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể đã vận động hỗ trợ các cháu tương đối tốt.
Riêng Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam hỗ trợ tất cả các cháu mồ côi 5 triệu đồng, các cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ được tặng sổ tiết kiệm 20 triệu đồng.
Phương châm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là vận động để tất cả các cháu đều có mái ấm gia đình, đều có người thân đỡ đầu.
"Hiện nay cả 81 cháu đều được sống với người thân, trong trường hợp không có người thân chúng tôi và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam sẽ tìm mẹ đỡ đầu cho các cháu. Trường hợp xấu nhất mới đưa vào các trung tâm bảo trợ xã hội", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Hiện tại, thực tế diễn ra tại nhiều địa phương, khi trường có học sinh là F0 đã cho toàn bộ học sinh các cấp từ mầm non đến THPT trên địa bàn tạm thời nghỉ học cho đến khi có thông báo mới.
Vì vậy, nhiều tỉnh thành thay đổi phương án dạy học, chuyển từ trực tiếp sang trực tuyến và ngược lại để thích ứng với tình hình dịch.
Tại Đà Nẵng, các trường học cấp độ dịch ở cấp độ 1 và 2 được dạy học trực tiếp; ở cấp độ 3 dạy học trực tiếp kết hợp với dạy học trực tuyến; ở cấp độ 4 không được tổ chức dạy và học trực tiếp, chỉ tổ chức dạy học trực tuyến.
Đối với học sinh ở tại địa bàn cấp độ 3, 4 (cấp xã, phường) và vùng cách ly y tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng không được tham gia hoạt động dạy học trực tiếp.
Tại Tiền Giang, học sinh khối lớp 9 và 12 trên địa bàn huyện Tân Phú Đông trở lại trường từ ngày 8/11.
Tại Hải Phòng, sáng 8/11, 3 trường trên địa bàn huyện Kiến An là THPT Trần Hưng Đạo, THPT An Lão, THCS An Tiến cho học sinh nghỉ học, chuyển sang dạy học trực tiếp do có trường hợp F0, F1, F2.
Quận Kiến An cũng tạm thời cho học sinh các trường, cơ sở giáo dục trên địa bàn tạm thời nghỉ học từ 8/1 đến khi có thông báo mới. Trường THCS Hồng Bàng, quận Hồng Bàng, thông báo cho học sinh tạm dừng đến trường. Trường chuyển sang dạy học trực tuyến từ 9/11.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo đó, đối tượng tiêm chủng là toàn bộ trẻ em đủ 12 - 17 tuổi, bao gồm trẻ đi học tại các trường đóng trên địa bàn thành phố và trẻ không đi học sinh sống tại Hà Nội, có chỉ định sử dụng vaccine của nhà sản xuất và Bộ Y tế.
Theo dự kiến, sẽ có 791.921 trẻ em trong đối tượng dự kiến tiêm chủng, cụ thể:
- Trẻ từ 12 đến dưới 16 tuổi: 519.547 đối tượng.
- Trẻ từ 16 đến dưới 18 tuổi: 272.374 đối tượng.
Mục tiêu của kế hoạch là trên 95% trẻ em từ 12 - 17 tuổi đủ điều kiện tiêm chủng được tiêm đủ mũi vaccine phòng Covid-19 theo từng đợt phân bổ của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, đảm bảo việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và tổ chức tiêm chủng an toàn, đáp ứng nhanh cho công tác phòng chống dịch.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trao đổi với VietNamNet trưa 10/11, ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Y tế quận Nam Từ Liêm, Hà Nội thông tin, từ ngày 4/11 tới nay, Sở Y tế Hà Nội đã công bố 30 ca Covid-19 thuộc địa bàn phường Phú Đô, quận Nam từ Liêm. Số F0 dự kiến có thể tăng trong những ngày tới.
Theo ông Tuấn, chuỗi lây nhiễm được phát hiện vào ngày 4-5/11. Trong 2 ngày này, qua xét nghiệm những người biểu hiện ho, sốt tới Trạm Y tế phường Phú Đô khai báo rải rác đã ghi nhận tới 5 ca dương tính SARS-CoV-2, đều trú tại tổ dân phố 1.
Từ nhóm bệnh nhân trên, quận Nam Từ Liêm quyết định làm xét nghiệm diện rộng, gồm người thuộc diện liên quan F0 và một số đối tượng nguy cơ trên địa bàn phường Phú Đô (người bán hàng ở mặt đường, mặt ngõ), tổng số 1,142 mẫu. Kết quả phát hiện thêm nhiều F0 thuộc địa bàn tổ dân phố 1 và các tổ dân phố khác. Trong đó, có một số trường hợp là trẻ em.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Mỗi liều vắc xin có 0,5 ml chứa 6 mcg kháng nguyên toàn SARS-CoV-2 bất hoạt (chủng NIV-2020-770), bào chế ở dạng hỗn dịch tiêm. Vắc xin được đóng gói hộp 16 lọ, mỗi lọ chứa 1 liều, 5 liều, 10 liều và 20 liều; mỗi liều 0,5 ml.
Bộ Y tế cũng quy định các điều kiện đi kèm việc phê duyệt Covaxin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Cụ thể, Cục Quản lý Dược có trách nhiệm cấp phép nhập khẩu vắc xin Covaxin theo quy định khi nhận được hồ sơ của cơ sở nhập khẩu. Cơ quan này cần thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý nhập khẩu, quản lý chất lượng vắc xin nhập khẩu.
Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo có trách nhiệm lựa chọn đơn vị có đủ điều kiện đánh giá tính an toàn, hiệu quả của vắc xin Covaxin trên cơ sở ý kiến của Hội đồng Tư vấn sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế của Bộ Y tế (Hội đồng Tư vấn) trong quá trình sử dụng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều vừa có văn bản về việc tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Ông Phạm Văn Thiều yêu cầu người dân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu tiếp tục thực hiện nghiêm túc 5K; không vì đã tiêm vắc xin mà lơ là, chủ quan.
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu yêu cầu người dân hạn chế tối đa việc ra đường khi không cần thiết, nhất là ra đường từ 21h hôm trước đến 4h hôm sau.
Ông Thiều yêu cầu mọi người chấp hành tốt các yêu cầu, quy định về công tác phòng, chống dịch của cơ quan chức năng, chính quyền, nhất là tham gia lấy mẫu xét nghiệm tầm soát khi có yêu cầu.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo quyết định của Bộ Y tế, vaccine Covaxin mỗi liều vaccine có 0,5 ml chứa 6 mcg kháng nguyên toàn SARS-CoV-2 bất hoạt (chủng NIV-2020-770), bào chế ở dạng hỗn dịch tiêm. Vaccine được đóng gói hộp 16 lọ, mỗi lọ chứa 1 liều, 5 liều, 10 liều và 20 liều; mỗi liều 0,5 ml.
Vaccine Covaxin được sản xuất bởi Công ty Bharat Biotech International Limited (Ấn Độ).
Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã ban hành sử dụng khẩn cấp (EUL) đối với vaccine Covaxin (do Bharat Biotech - Ấn Độ phát triển), bổ sung vào danh mục vaccine ngày càng tăng được WHO xác nhận để phòng ngừa COVID-19 do SARS-CoV- 2.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, thành phố Hà Nội dự kiến sẽ thành lập 508 trạm y tế lưu động, trong đó có 20 trạm y tế xã được đặt tại khu công nghiệp, khu chế xuất.
Việc kích hoạt các trạm y tế lưu động góp phần quan trọng vào công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Đến nay, nhiều quận, huyện trên địa bàn đã thành lập các trạm y tế lưu động, đồng thời kích hoạt và tổ chức diễn tập với các tình huống giả định khi xuất hiện các chùm ca COVID-19 trong khu dân cư và khu công nghiệp trên địa bàn.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội tối 9/11 thống kê, từ ngày 22/10 đến nay, thành phố có 12 chùm ca bệnh/ổ dịch, nhiều trong số này chưa rõ nguồn lây, được phát hiện qua sàng lọc ho, sốt ngoài cộng đồng. Có 3 ngày, số ca mắc vượt 100 ca/ ngày, đỉnh điểm ngày 9/11, thành phố ghi nhận 222 ca Covid-19 - cao "kỷ lục" từ đầu dịch đến nay.
Dịch diễn biến phức tạp dù được đánh giá trong tầm kiểm soát, tuy nhiên "đã ngấm sâu trong cộng đồng". Nguy cơ do người về từ vùng dịch (không riêng các tỉnh phía Nam) cũng rất cao.
Đến hết ngày 8/11, thành phố phát hiện 100 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, về từ 13 tỉnh, thành phố: TP.HCM (64), Đồng Nai (9), Bình Dương (7), Hà Giang (5), Nam Định (3), Hà Nam (3), Phú Thọ (2), Quảng Ngãi (2), Tây Ninh (1), Bắc Giang (1), Đắk Lắk (1), Phú Quốc (1), An Giang (1).
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Thông tin cho PV, đại diện xã Cổ Dũng, huyện Kim Thành (Hải Dương) cho biết, sáng nay trên địa bàn vừa ghi nhận 1 công dân có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Trường hợp này SN 1996 (nam), trú tại đội 1, thôn Bắc, làm nghề kiến trúc sư tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) và có lịch trình di chuyển phức tạp.
Qua điều tra truy vết của cơ quan chức năng, ca dương tính có lịch trình di chuyển cụ thể như sau: Ngày 25/10 công dân đi xe máy về quê có khai báo y tế và được hướng dẫn theo dõi sức khỏe tại nhà.
Đến 30/10, công dân cùng bố đến nhà ông nội tại Bãi Cháy (Quảng Ninh) và chiều cùng ngày quay trở về nhà; buổi tối đi uống bia với bạn tại quán Khánh Xuân (xã Cổ Dũng) và tối ngày hôm sau, công dân cùng bạn đến quán Trà chanh Kết (chợ Giống mới, xã Cổ Dũng).
Ngày 1/11, trường hợp này đi lên Hà Nội tiêm vaccine phòng COVID-19 tại phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy). Sau khi tiêm xong công dân đi xe máy về xã Cổ Dũng. Vào tối 4/11, ca dương tính đi uống nước tại quán Minh Anh, xã Tuấn Việt (huyện Kim Thành), sau đó đi ăn đêm tại quán đối diện cây xăng Lai Khê.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Đại biểu (ĐB) Nguyễn Mạnh Cường (đoàn Quảng Bình) sáng 10-11 chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long về chính sách cách ly ở một số địa phương.
Ông Cường nêu nhiều cử tri sống tại chung cư rất lo lắng về chính sách của một số địa phương trong đó có TP Hà Nội bắt buộc đưa F1 phải đi cách ly tập trung mà không xem xét theo trường hợp cụ thể.
Chẳng hạn như người đã tiêm đủ hai mũi vaccine, đeo khẩu trang, thực hiện nghiêm túc 5K nhưng chỉ cần đi chung thang máy với F0 trong khoảng vài chục giây là đã trở thành F1 và bị bắt buộc đưa đi cách ly tập trung trong thời gian khoảng 14 ngày.
Trong khi đó, họ hoàn toàn có đủ điều kiện để tự cách ly tại căn hộ và cam kết thực hiện việc cách ly. Cách làm này gây lãng phí về nguồn lực, dễ gây tổn hại về tinh thần, dễ lây nhiễm chéo và không phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chia sẻ tại toạ đàm "Cách nào mở lại đường bay quốc tế an toàn", GS.TS Trần Thọ Đạt, Thành viên tổ Tư vấn của Thủ tướng, nói: "Tôi cho rằng, hiện đã là "thiên thời địa lợi" để mở lại đường bay quốc tế".
Ông Đạt phân tích, trên phương diện kinh tế, việc mở lại đường bay quốc tế phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch bệnh và khả năng ứng phó với các đợt bùng phát mới có thể xảy ra. Dù không thể chắc chắn bao giờ dịch kết thúc nhưng một điều rất quan trọng là nền tảng chống dịch của thế giới cũng như Việt Nam đang được củng cố.Việt Nam đã trải qua đợt dịch thứ 4, tác động rất lớn về y tế và kinh tế.
Tuy nhiên, chúng ta đã tích lũy thêm được rất nhiều kinh nghiệm. Hiện tỷ lệ tiêm vaccine ở Việt Nam đạt hơn 80% tiêm mũi 1, hơn 40% tiêm mũi 2. Như vậy, về nền tảng y tế phòng và chống dịch, Việt Nam đã đạt được mức độ tiêm chủng tương đương các nền kinh tế phát triển.
"Với đợt dịch thứ 4, tôi cho rằng hệ thống y tế của ta đã tích luỹ được thêm nhiều kinh nghiệm. Nếu chúng ta chần chừ sẽ chậm chân, lỡ nhịp khi thị trường hàng không quốc tế đã hồi phục", ông Đạt nhấn mạnh.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo hướng dẫn tạm thời thực hiện xét nghiệm Covid-19 của Sở Y tế, TP.HCM sẽ không xét nghiệm định kỳ với quy mô toàn dân trên địa bàn phường, xã, thị trấn hoặc cả quận, huyện.
Lãnh đạo Sở Y tế cho biết, các địa phương thực hiện xét nghiệm giám sát đối với các khu vực nguy cơ, nhóm nguy cơ trên địa bàn dân cư theo kế hoạch giám sát định kỳ, ngẫu nhiên của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch địa phương.
Khu vực nguy cơ gồm: Chợ đầu mối, chợ truyền thống, bến xe, siêu thị, cơ sở bảo trợ xã hội... Nhóm nguy cơ gồm có tiểu thương, nhân viên bán hàng, nhân viên bán vé, nhân viên bảo vệ, người lái xe mô tô chở khách (xe ôm), người giao hàng (shipper)...
Các đối tượng trên được cho xét nghiệm định kỳ hằng tháng bằng phương pháp xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp 10. Tỉ lệ lấy mẫu xét nghiệm tương ứng theo cấp độ dịch của phường, xã, thị trấn. Cụ thể, 10% đối tượng ở địa phương cấp độ 1, 20% đối với địa phương cấp độ 2 và cấp độ 3 là 30%.
Thông tin với báo chí, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết TP sẽ tiến hành xét nghiệm theo quy mô mẫu. Cụ thể, sẽ xét nghiệm 4 người/1.000 dân. Nếu dựa trên dân số khoảng 10 triệu người thì mỗi ngày xét nghiệm khoảng 6.000 mẫu. Từ đó, TP sẽ đánh giá chính xác về sự tăng giảm của dịch bệnh và cảnh báo thực tiễn hơn.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 10-11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương cho biết trong ngày 9-11, toàn tỉnh ghi nhận 619 ca mắc Covid-19 mới qua xét nghiệm RT-PCR (giảm 24,8% so với ngày 8-11). Đặc biệt trong ngày, toàn tỉnh có đến 639 bệnh nhân Covid-19 xuất viện .
Đáng chú ý, hiện toàn tỉnh Bình Dương đang điều trị cho 11.707 bệnh nhân nhưng có tới 6.829 bệnh nhân đang điều trị tại nhà.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
21 giờ ngày 08/11/21, trải qua hơn 5 giờ di chuyển, xe cứu thương chuyển chị L.T.C (nữ, 23 tuổi), người được xem là bệnh nhân mắc COVID-19 nặng nhất tại BV điều trị Covid Sóc Trăng an toàn về đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và đã được nhập thẳng vào khoa Cấp cứu Hồi sức Tích cực Chống độc Người lớn.
Tại khoa, các bác sĩ cho biết đã tiến hành hội chẩn, đánh giá lại tình trạng lại của bệnh nhân và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.
Được biết, trước đó tại BV điều trị COVID-19 Sóc Trăng đã tiếp nhận người bệnh trong tình trạng tỉnh táo, nhiễm COVID – 19 trên cơ địa béo phì, chưa tiêm ngừa vacxin COVID – 19. Sau nhập viện, bệnh nhân diễn tiến nặng dần, suy hô hấp tiến triển tăng, người bệnh được tiến hành đặt nội khí quản, can thiệp ECMO từ 22/10/2021. (Hiện tại đây là ca duy nhất đang điều trị can thiệp ECMO tại BV điều trị COVID-19 Sóc Trăng).
Với ekip là y bác sĩ BVBNĐ tăng cường phối hợp cùng đội ngũ y BS BVđiều trị COVID-19 Sóc Trăng đã nỗ lực hết mình để chăm sóc và điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Tuy nhiên, với tình trạng trang thiết bị còn hạn chế, lãnh đạo hai bệnh viện hội chẩn thống nhất quyết định chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cùng với ekip nhân viên y tế chuyên hồi sức của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới hỗ trợ chăm sóc, đánh giá tình trạng bệnh nhân, an toàn chyển viện, và được theo dõi sát trong suốt quá trình chuyển viện.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) cho biết, quan điểm của thành phố Hà Nội là vẫn kiên định giữ nguyên việc cách ly tập trung F1 và việc điều trị tập trung F0. Đặc thù của Hà Nội khác các tỉnh.
Cụ thể, Phó Giám đốc CDC Hà Nội cho biết, thứ nhất, Hà Nội vẫn đủ nguồn lực để tổ chức cách ly tập trung với số lượng như hiện nay. Khi số lượng gia tăng đến mức độ nào đó mới tính đến việc cách ly tại nhà.
Bên cạnh đó, Hà Nội đặc thù đất chật người đông không đảm bảo đủ an toàn khi cách ly tại nhà. F0 nhẹ không triệu chứng cũng vẫn điều trị tập trung.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 9/11, tại Hội nghị giao ban trực tuyến với giám đốc các Sở GD&ĐT do Bộ GD&ĐT tổ chức, một số đại biểu nói rằng, khi có ca mắc COVID-19, địa phương chỉ cách ly ca nhiễm, không đóng cổng trường học.
"Mặc dù một số cơ sở giáo dục vẫn xuất hiện F0, F1 nhưng việc tổ chức dạy học của Quảng Nam vẫn diễn ra bình thường", Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam Hà Thanh Quốc nói.
Khi trường học có F0, F1, Quảng Nam chỉ tổ chức cách ly lớp học có ca nhiễm, chứ không đóng cửa cả trường. Các cơ sở giáo dục tổ chức nội trú, bán trú, hằng tuần địa phương tổ chức test nhanh cho học sinh; khu vực "điểm nóng" được xét nghiệm 2 lần/tuần.
Khoanh vùng hẹp, truy vết nhanh, khử khuẩn khẩn trương để học sinh trường có ca nhiễm chỉ học trực tuyến 2-3 ngày rồi trở lại trực tiếp cũng là cách mà Sở GD&ĐT Khánh Hòa đang triển khai. Tỉnh linh hoạt tổ chức các hình thức dạy học như chia đôi lớp, luân phiên học trực tuyến, trực tiếp vào buổi sáng, buổi chiều.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 16 ngày 8.11 quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 (gọi tắt Thông tư 16). Theo thông tư này, giá test nhanh là 109.700 đồng/mẫu (giảm hơn 50% so với giá hiện hành là 238.000 đồng/mẫu).
Đối với xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR, theo Thông tư 16, giá tối đa còn 518.400 đồng/mẫu đơn (giảm 29% so với giá hiện hành là 734.000 đồng).
Để giảm chi phí, Thông tư 16 cũng hướng dẫn và quy định khi xét nghiệm gộp mẫu, giá tối đa 538.000 đồng chia cho số mẫu gộp (nếu gộp 5 mẫu vào 1 xét nghiệm thì chia 5, gộp 10 mẫu thì chia 10...).
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Tính từ 16 giờ ngày 8/11 đến 16 giờ ngày 9/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.276 trường hợp nhiễm mới tại TPHCM và 38 trường hợp tử vong. Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, TPHCM đã có tổng cộng 437.799 trường hợp nhiễm COVID-19 được Bộ Y tế công bố.
Theo số liệu từ Cổng thông tin COVID-19 TPHCM, tuần qua số ca bệnh trên địa bàn liên tục duy trì ở mức dưới 1.000 trường hợp mới nhiễm trong ngày. Tuy nhiên, những ngày gần đây, số ca bệnh và ca tử vong bắt đầu tăng. Cụ thể, ngày 7/11 có 1.009 ca mắc mới với 31 ca tử vong; ngày 8/11 có 1316 ca mắc mới với 35 ca tử vong. Điều đó cho thấy dịch bệnh đang diễn biến khá phức tạp.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Hà Nội ghi nhận số F0 kỷ lục với 222 ca
Tối 9/11, Hà Nội ghi nhận 222 ca dương tính mới với virus SARS-CoV-2. Đây là ngày thành phố Hà Nội có số ca dương tính cao nhất từ khi dịch COVID-19 xuất hiện ở nước ta tới nay. Theo Sở Y tế Hà Nội, trong số 222 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 mới, có 105 ca cộng đồng, 97 ca phát hiện ở khu cách ly và 20 ca ở khu phong toả.
Lào Cai truy vết khẩn sau khi đón du khách mắc COVID-19
Sở Y tế tỉnh Lào Cai tiếp tục truy vết khẩn các trường hợp liên quan đến 4 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 là khách du lịch từ Hà Nội đi Sa Pa ngày 4-6/11. Theo đó, yêu cầu những người từng tiếp xúc gần với đoàn du khách khai báo y tế và tự cách ly theo dõi sức khoẻ.
Quảng Nam nhân rộng mô hình điều trị F0 tại nhà
Ngày 9/11, Quảng Nam có thêm 39 F0. Hiện tỉnh này đang hoàn thiện hướng dẫn cách ly F1 tại nhà đối với các trường hợp đã tiêm đủ liều vaccine. Riêng F0 không có bệnh lý nền, đủ các điều kiện về sức khỏe thì có thể được theo dõi và chăm sóc tại nhà
Thông tin được dẫn nguồn từ: