Theo quy định tạm thời về triển khai các đường bay nội địa chở khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 do Bộ GTVT ban hành, từ ngày 10 đến 20/10, Hà Nội khai thác 2 đường bay Hà Nội - TPHCM và Hà Nội - Đà Nẵng với tần suất 1 chuyến khứ hồi/ngày cho mỗi đường bay.
Ngoài các điều kiện chung với hành khách đi máy bay, UBND thành phố Hà Nội áp dụng biện pháp cách ly tập trung 7 ngày với khách đi máy bay từ TPHCM đến Nội Bài và lưu trú ở Hà Nội tại các khu cách ly hoặc khách sạn do Hà Nội công bố. Hành khách tự trả các chi phí cách ly và xét nghiệm; sau thời gian cách ly tập trung tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày.
Khách từ sân bay Đà Nẵng đến Nội Bài và lưu trú tại Hà Nội thực hiện cách ly tại nơi lưu trú, nhà trong thời gian 7 ngày, xét nghiệm 2 lần vào ngày đầu tiên và ngày thứ 6 trước khi kết thúc cách ly, tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nơi lưu trú, nhà 7 ngày tiếp theo.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tối muộn ngày 10-10, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã ban hành Quyết định số 1777/QĐ-BGTVT kèm theo hướng dẫn về thí điểm tổ chức hoạt động vận tải hành khách đường bộ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Giai đoạn thí điểm từ ngày 13-10 đến hết ngày 20-10-2021.
Quy định tạm thời này áp dụng đối với hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh bằng xe ôtô có bến đi hoặc bến đến nằm trong địa phương/ khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao đi, đến địa phương/khu vực có nguy cơ tương đương hoặc có nguy cơ thấp hơn và ngược lại trên phạm vi toàn quốc. Đối với các địa phương/khu vực nguy cơ và bình thường mới thì tổ chức hoạt động vận tải bình thường..
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM cho biết, ngày 10/10, số ca mắc COVID-19 trên địa bàn tiếp tục đà giảm sâu, tiến sát tới ngưỡng chỉ còn 3 con số. Trong 24 giờ qua, Thành phố ghi nhận 1.067 trường hợp mắc COVID-19 và 82 ca tử vong.
Trong bối cảnh dịch bệnh đang chuyển biến theo hướng tích cực, Thành phố đã triển khai hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong tình hình mới. Bên cạnh việc phân luồng, khai báo y tế điện tử, tất cả bệnh nhân sẽ được sàng lọc, chỉ những trường hợp có yếu tố nguy cơ mới tiến hành xét nghiệm.
Ngày 10/10, bác sĩ Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM đã ký công văn gửi đến các cơ sở y tế trên địa bàn về quy trình xử lý F0 tại bệnh viện và các phòng khám. Theo đó, ngoài tầm soát cho người bệnh, các đơn vị sẽ tiến hành xét nghiệm tầm soát định kỳ cho nhân viên, người lao động theo quy định.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 9-10, Công an quận Bình Tân (TP.HCM) cho biết đang lấy lời khai nhóm đánh bạc với hình thức đá gà trên địa bàn phường Bình Trị Đông A.
Theo thông tin ban đầu, lúc 12 giờ 45 phút cùng ngày, Đội CSHS Công an quận Bình Tân phối hợp với Công an phường Bình Trị Đông A ập vào một trường gà ở bãi đất trống trong con hẻm đường Hương Lộ 2.
Lực lượng chức năng đã bắt quả tang 19 người đang có mặt tại trường gà. Công an thu giữ 31 triệu đồng, hai con gà đá cùng nhiều xe máy, điện thoại.
Công an xác định Tạ Quang Tới (SN 1980, quê Quảng Bình) đóng vai trò tổ chức; Mai Văn Hậu (SN 1974, ngụ quận Bình Tân) làm trọng tài.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 10-10, PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng - cho biết việc Hà Nội yêu cầu người về từ TP.HCM đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin COVID-19 đi cách ly tập trung là không phù hợp.
"Những người ở những nơi khác về Hà Nội mà đã tiêm 2 mũi vắc xin ngừa COVID-19 rồi thì không cần cách ly tập trung. Bởi vì Bộ Y tế cũng đã có văn bản yêu cầu chỉ cần theo dõi sức khỏe tại nhà trong điều kiện đủ 2 mũi, trong khi đó lúc đi tất cả đã xét nghiệm âm tính rồi, thì không có cớ gì mà cách ly họ cả.
Họ không phải là những người bệnh, đối với những người tiêm 2 mũi rồi, một số quốc gia trên thế giới họ còn không cần xét nghiệm nữa", ông Nga nêu quan điểm.
Ông Nga cho rằng Hà Nội quy định như trên đang làm khó nỗ lực mở cửa lại nền kinh tế của Chính phủ, 'mở cửa lại đường bay như không mở'.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 10-10, PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng - cho biết việc Hà Nội yêu cầu người về từ TP.HCM đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin COVID-19 đi cách ly tập trung là không phù hợp.
"Những người ở những nơi khác về Hà Nội mà đã tiêm 2 mũi vắc xin ngừa COVID-19 rồi thì không cần cách ly tập trung. Bởi vì Bộ Y tế cũng đã có văn bản yêu cầu chỉ cần theo dõi sức khỏe tại nhà trong điều kiện đủ 2 mũi, trong khi đó lúc đi tất cả đã xét nghiệm âm tính rồi, thì không có cớ gì mà cách ly họ cả.
Họ không phải là những người bệnh, đối với những người tiêm 2 mũi rồi, một số quốc gia trên thế giới họ còn không cần xét nghiệm nữa", ông Nga nêu quan điểm.
Ông Nga cho rằng Hà Nội quy định như trên đang làm khó nỗ lực mở cửa lại nền kinh tế của Chính phủ, 'mở cửa lại đường bay như không mở'.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ
(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn)
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 21.398
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 782.199
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.014 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.391
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 788
- Thở máy không xâm lấn: 145
- Thở máy xâm lấn: 668
- ECMO: 22
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Văn bản nêu rõ: "Tuy nhiên, dư luận tiếp tục phản ánh hiện tượng bất cập trong việc xét nghiệm Covid-19 tại các cơ sở y tế, đặc biệt chi phí xét nghiệm quá sức chịu đựng của những người mắc bệnh suy thận mãn, kể cả những bệnh nhân có thẻ bảo hiểm. Chẳng hạn như bài viết "Những bi kịch nơi buồng bệnh: Khi phí xét nghiệm COVID-19 còn đắt hơn tiền chạy thận" trên Báo điện tử Dân trí ngày 6/10".
Về việc này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo tại văn bản trước đó, kịp thời cung cấp thông tin rõ ràng, minh bạch về chủ trương, chính sách của Nhà nước và các quy định của pháp luật về việc này.
Đồng thời, chủ động phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan liên quan để có giải pháp tháo gỡ khó khăn, giảm gánh nặng chi phí dịch vụ y tế cho người bệnh, nhất là những người mắc bệnh mãn tính phải điều trị lâu dài trong điều kiện phòng chống dịch Covid-19 hiện nay.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sáng 10/10, Lâm Đồng phát hiện 14 thêm ca Covid-19 mới trên địa bàn tỉnh. Trong đó, thêm 5 bệnh nhân mới liên quan chùm ca bệnh tại Làng hoa Vạn Thành (Phường 5, Đà Lạt) và thêm 7 ca thuộc chùm ca bệnh tại dãy phòng trọ đường Nguyễn Trung Trực (thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng); 2 trường hợp khác là công dân từ TP Hồ Chí Minh về Bảo Lộc và Đạ Tẻh đã được cách ly tập trung.
Như vậy, từ ngày 7/10 đến thời điểm nay, liên quan chùm ca bệnh Covid-19 tại Làng hoa Vạn Thành đã ghi nhận 32 ca; trong đó, có 30 ca tại Làng hoa Vạn Thành, 1 ca tại Phường 11 (TP Đà Lạt) và 1 ca tại Liên Nghĩa (Đức Trọng).
Kết quả truy vết có tổng số 342 F1 và 1.283 F2, sàng lọc cộng đồng 3.063 người. Ngành y tế đang tiếp tục truy vết, sàng lọc cộng đồng tại Vạn Thành (Phường 5) và các khu vực lân cận liên quan dịch tễ của chùm ca bệnh này.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chuyên gia y tế, PGS. TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cũng bày tỏ quan điểm về vấn đề trên.
PV: Theo PGS, hiện nay tình hình dịch bệnh tại Hà Nội đã tạm gọi là ổn. Vậy theo ông thời gian tới, Hà Nội có nên mở thêm dịch vụ thiết yếu khác không?
PGS Nguyễn Huy Nga: Tôi nghĩ thời gian tới có thể là sau 15/10, Hà Nội nên xem xét nới lỏng thêm cho các hoạt động kinh doanh, đặc biệt cho học sinh trở lại trường. Ví dụ như nên cho hàng quán phục vụ tại chỗ, công viên được hoạt động để cho người dân được tham quan, đi lại bởi việc đi lại tại những địa điểm trên sẽ không xảy ra tình trạng tụ tập đông người.
Các quán cà phê, quán ăn cũng nên cho mở trở lại, đặc biệt các quán cà phê, quán ăn ở ngoài trời. Nếu trong nhà thì phải giữ khoảng cách, thông thoáng, thời gian đầu có thể phục vụ 50% công suất, sau đó tùy tình hình để tăng dần lên.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tính từ 18h ngày 9/10 đến 18h ngày 10/10, Hà Nội ghi nhận 1 ca mắc COVID-19 đã được cách ly. Bệnh nhân T.T.H, nữ, sinh năm 1959; địa chỉ: Kim Thái, Vụ Bản, Nam Định.
Bệnh nhân là người nhà vào chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ ngày 27/9. Ngày 05/10, bệnh nhân được chuyển cách ly tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Ngày 8/10, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay) là 4.038 ca; trong đó, số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.606 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.432 ca.
Liên quan đến chùm ca bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, tính từ ngày 30/9 đến 18h ngày 10/10, đã ghi nhận 69 ca dương tính, trong đó có 50 ca được phát hiện tại Hà Nội và 19 ca ghi nhận tại các tỉnh khác, gồm: Nam Định (10), Hà Tĩnh (6), Hưng Yên (1), Hải Dương (2).
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Thủ tướng vừa ban hành công điện hỏa tốc về tổ chức hoạt động vận tải hành khách bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Công điện được gửi tới bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ và trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố.
Thủ tướng nhấn mạnh việc khôi phục các hoạt động vận tải hành khách trong tình hình hiện nay có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, vừa bảo đảm phục hồi sản xuất kinh doanh, nhu cầu đi lại của người dân, vừa thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo Đại tá Nguyễn Hồng Nguyên, cho đến thời điểm này có hơn 2.000 điểm xung yếu về trật tự an toàn giao thông. Các điểm xung yếu này đã được hơn 3.000 cán bộ chiến sĩ của CSGT trực chiến. Bên cạnh đó, lực lượng CSGT đã huy động hơn 8.000 phương tiện trực sẵn ở các tuyến đường bộ ở đồng bằng, miền núi.
Tình hình di dân của các tỉnh phía Nam, tính từ ngày 5/10 trở lại đây, có hơn 26.000 người (chủ yếu là lực lượng lao động ở các tỉnh phía Nam) di chuyển dọc tuyến đường Trường Sơn, quốc lộ 1A về quê tránh dịch.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Tối 9/10, danh sách 20 khách sạn được UBND TP. Hà Nội quyết định thành lập làm cơ sở cách ly y tế tập trung phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã được công bố. Đây là 20 khách sạn được dùng để người dân về từ TP.HCM cách ly tập trung.
Nhiều người băn khoăn về việc trong danh sách này có khá nhiều khách sạn hạng sang, 4-5 sao và có giá thuê phòng đắt đỏ như Khách sạn Hyatt Regency West, Khách sạn Sofitel Legend Metropole, Khách sạn InterContinental, Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La... Một số ý kiến cho rằng việc thành phố Hà Nội công bố danh sách 20 khách sạn này có thể khiến người dân muốn đến Hà Nội e ngại do chi phí cách ly tập trung tại những nơi này quá cao.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trao đổi với báo chí, vào trưa nay, ngày 10/10, ông Lê Minh Dũng, Bí thư Huyện ủy Cần Giờ, cho biết UBND TP.HCM chưa có quyết định đề xuất phương án mở cửa trường học đón học sinh đi học trở lại tại xã đảo Thạnh An. Như vậy, ngày mai, ngày 11/10, Trường tiểu học Thạnh An và Trường THCS - THPT Thạnh An chưa mở cửa và chờ quyết định của TP.
Theo nguồn tin riêng của Thanh Niên, dự kiến ngày mai, 11/10, Thường trực UBND TP.HCM họp, sẽ bàn về phương án mở cửa trường học tại Trường tiểu học Thạnh An và Trường THCS - THPT Thạnh An. Do đó, học sinh ở 2 trường này chưa thể đến trường học trực tiếp theo đề xuất của UBND huyện Cần Giờ và Sở GD-ĐT.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Nhiều hành khách xuất phát từ Tân Sơn Nhất đến Đà Nẵng, khi ra đến sân bay thì bất ngờ nhận thông tin đang chờ quy định, khả năng hành khách không thể bay được. Đến 11h45 ngày 10/10, Đà Nẵng đã từ chối chuyến bay thương mại chở khách.
Theo ghi nhận, hàng chục hành khách ngồi ở sảnh nhà ga, chờ thông báo của hãng về tình trạng chuyến bay có thể được khởi hành hay không. Nhân viên hãng bay, bộ phận phục vụ mặt đất cũng tất bật liên hệ với đầu sân bay Đà Nẵng, hồi hộp chờ xác nhận từ địa phương.
Nguyên nhân dẫn đến trục trặc trên do Đà Nẵng yêu cầu "công dân đến, về từ các khu vực (tổ, xóm, thôn, ấp...) không có ca mắc trong cộng đồng trong vòng 14 ngày".
Theo các nhân viên mặt đất và hãng bay, tất cả hành khách đi chuyến bay trên đều xuất phát từ TP.HCM. Do đó dựa trên quy định này nên địa phương ở Đà Nẵng vẫn chưa xác nhận có tiếp nhận chuyến bay chở khách thương mại trong hôm nay hay không.
"Tiền vé được bảo lưu 100% và sẽ cố gắng thu xếp chuyến bay sớm nhất cho hành khách. Sáng giờ chúng tôi năn nỉ phía Đà Nẵng tiếp nhận chuyến bay nhưng cũng không được" - một nhân viên hãng nói.
Nhân viên hãng bay giải thích nguyên nhân bị từ chối chuyến bay với hành khách
Bồng con chờ đợi đến giờ về quê thì bất ngờ nhận thông tin bị từ chối
Tốn tiền xét nghiệm, mua vé máy bay nhưng bị từ chối, hành khách yêu cầu cần có giải thích thỏa đáng và phương án bố trí xe di chuyển để về nhà
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Theo thông báo của Sở Y tế Hà Nội, trên địa bàn thành phố không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới trong 6 giờ qua.
Từ 6h - 12h ngày 10/10, trên địa bàn thành phố Hà Nội không phát hiện trường hợp F0 mới. Cộng dồn trong đợt dịch thứ tư (từ ngày 27/4/2021), Hà Nội ghi nhận 4.038 ca mắc COVID-19, trong đó, ghi nhận ngoài cộng đồng 1.606 ca và đối tượng đã được cách ly là 2.432 ca.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Sáng 10/10, Sở Y tế Lâm Đồng cho biết mới phát hiện thêm 14 ca nhiễm Covid-19 mới trên địa bàn tỉnh. Trong đó, liên quan ổ dịch tại làng hoa Vạn Thành (P.5, TP. Đà Lạt) có thêm 5 ca; ổ dịch tại dãy phòng trọ đường Nguyễn Trung Trực (TT. Liên Nghĩa, Đức Trọng) có thêm 7 ca. Ngoài ra có 2 trường hợp khác là công dân từ TP.HCM về TP. Bảo Lộc và H. Đạ Tẻh đã được cách ly tập trung.
Theo Sở Y tế Lâm Đồng, từ ngày 7/10 khi phát hiện ổ dịch tại làng hoa Vạn Thành đến sáng 10/10 đã ghi nhận 32 ca nhiễm Covid-19; trong đó có 30 ca ở tại làng hoa Vạn Thành, 1 ca tại P.11 (Đà Lạt) và 1 ca tại TT. Liên Nghĩa (Đức Trọng). Kết quả truy vết có tổng số 342 F1 và 1.283 F2, sàng lọc cộng đồng 3.063 người.
Hiện ngành y tế vẫn tiếp tục truy vết, sàng lọc cộng đồng tại Vạn Thành và các khu vực lân cận liên quan dịch tễ của chùm ca bệnh này.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Từ 18 giờ ngày 9/10 đến 6 giờ ngày 10/10, tại Nghệ An phát hiện 6 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ở các huyện: Nghi Lộc, Yên Thành, Tân Kỳ và thị xã Cửa Lò.
Điều đáng nói, tất cả các trường hợp này đều là công dân của tỉnh từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam tự đi xe máy trở về.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Sáng 10/10, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 6h sáng cùng ngày trên địa bàn thành phố ghi nhận 1 ca dương tính SARS-CoV-2 mới tại quận Hoàn Kiếm đã được cách ly thuộc chùm liên quan đến Bệnh viện Việt Đức.
Bệnh nhân là T.T.H, nữ, sinh năm 1959, ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. BN là người nhà vào chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Việt Đức từ ngày 27/9.
Ngày 5/10, được chuyển cách ly tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Ngày 8/10, được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính (Bệnh viện Thanh Nhàn thực hiện).
Như vậy, liên quan đến Bệnh viện Việt Đức, tính từ ngày 30/9 đến 6h ngày 10/10, đã ghi nhận 62 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 50 ca được phát hiện tại Hà Nội và 12 ca ghi nhận tại các tỉnh khác, gồm: Nam Định (7), Hà Tĩnh (2), Hưng Yên (1), Hải Dương (2).
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo từ 18h ngày 9/10 đến 6h ngày 10/10 ghi nhận 1 ca Covid-19 tại Hoàn Kiếm, đã được cách ly, thuộc chùm liên quan Bệnh viện Việt Đức.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 4.038 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.606 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.432 ca.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải tham gia ý kiến đối với việc mở đường bay nội địa thường lệ đi và đến thành phố Hà Nội. Đáng chú ý, ngoài yêu cầu phải có chứng nhận tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 thì người từ TP.HCM tới Hà Nội phải cách ly tập trung 7 ngày và phải tự trả chi phí cách ly cũng như chi phí xét nghiệm.
Trao đổi với PV Dân Việt, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) nêu quan điểm, việc Hà Nội yêu cầu phải cách ly tập trung đối với người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa Covid-19 là không hợp lý.
"Người dân đã tiêm đủ 2 mũi vaccine sao phải cách ly tập trung. Việc cách ly tập trung nguy cơ nhiễm cao. Thêm nữa, có những người là doanh nghiệp, họ ra 1, 2 ngày, giờ cách ly 7 ngày là điều vô lý. Có thể đó là việc để không ai đi", PGS.TS Nguyễn Huy Nga nhấn mạnh.
Theo ông Nga, mục đích chính của việc mở cửa để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, Hà Nội đưa ra quy định để gây khó dễ, người dân không về.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Với đường sắt, UBND Hà Nội vẫn đề nghị tạm dừng đón trả khách tại ga Hà Nội. "Nhằm bảo vệ an toàn tuyệt đối cho Thủ đô nên việc phục hồi vận tải hành khách phải thận trọng và có phương án, giải pháp và lộ trình rất cụ thể", lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội nói.
Với sự thống nhất của Hà Nội, Bộ GTVT đã điều chỉnh lại kế hoạch mở 19 đường bay nội địa từ 10/10, thay vì chỉ mở 10 đường bay giữa các địa phương như trước.
Ngay sau khi Bộ GTVT có kế hoạch mới, Hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết, hãng này sẽ nối lại 14 đường bay hai chiều, gồm giữa Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng; giữa TP. Hồ Chí Minh và Hải Phòng, Vinh, Thanh Hóa, Quy Nhơn, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đồng Hới, Nha Trang, Tuy Hòa, Phú Quốc; giữa Thanh Hóa và Đà Lạt.
Trong đó, đường bay từ Hà Nội đi TP. Hồ Chí Minh và chiều ngược lại được khai thác mỗi ngày 1 chuyến bay, từ Hà Nội lúc 13h và từ TP. Hồ Chí Minh lúc 16h, bằng tàu thân rộng Boeing 787 hoặc Airbus A350.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Chiều 9/10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Phan Tấn Cảnh có văn bản đề nghị Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông cung cấp thông tin cho báo chí liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính người dân từ các tỉnh thành phía Nam về quê.
Theo UBND tỉnh Ninh Thuận, từ ngày 31/7, địa phương cho triển khai công điện của Thủ tướng về việc "ai ở đâu ở đấy", "tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi tỉnh, thành phố nơi cư trú sau ngày 31/7 tới khi hết giãn cách", trừ những người được cho phép.
Thời điểm này, tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 Cà Ná (huyện Thuận Nam), nhiều người dân Ninh Thuận tự đi xe máy từ TP.HCM và các tỉnh, thành phố phía Nam về quê.
Lúc đó, UBND tỉnh Ninh Thuận đã giao Công an tỉnh cùng UBND huyện Thuận Nam chỉ đạo xử lý các trường hợp trên theo đúng quy định và một số trường hợp đã bị lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính.
"Mục đích của việc làm trên là để răn đe, giáo dục, tuyên truyền, vận động, hạn chế người dân tự ý về quê tránh lây lan dịch bệnh ra cộng đồng và không nhằm mục đích thu tiền phạt", lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận cho biết.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn: