Từ ngày 25/8 đến nay, đợt xét nghiệm sàng lọc đợt 2 tại Tây Ninh đã phát hiện 554 ca nghi mắc COVID-19, trong đó đã có kết quả khẳng định 276 ca. Địa phương có số ca nghi mắc cao nhất là Thị xã Trảng Bàng với 349 ca, Thành phố Tây Ninh 82 ca… So với đợt 1 (từ 15/8 đến 20/8), số ca mắc COVID-19 đợt 2 tăng 91 ca.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến với cấp xã, phường tại TP.HCM, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai về phòng, chống dịch COVID-19.
Theo đó, Thủ tướng lưu ý TP.HCM, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An cần quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn nữa để thực hiện được mục tiêu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9/2021; đồng thời phải chuẩn bị các biện pháp thích ứng với dịch bệnh lâu dài do các biến thể mới rất nguy hiểm của vi rút gây ra trên phạm vi toàn cầu.
Các cấp, các ngành và đặc biệt là các xã, phường, thị trấn "pháo đài" của các địa phương trên thực hiện tăng cường giãn cách xã hội cần tiếp tục quán triệt nghiêm túc các quan điểm, nguyên tắc lãnh đạo, chỉ đạo, quyết liệt tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Việc tiêm thuốc Remdesivir cho bệnh nhân phải thở oxy dòng cao, thở máy có hiệu quả rất đáng khích lệ. Phó giám đốc Sở Y tế cho biết hiện mức độ bệnh nhân chuyển nặng giảm đáng kể.
"Ngành y tế có niềm tin rằng số ca bệnh chuyển nặng thời gian tới sẽ giảm", ông Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, chia sẻ tại buổi họp báo chiều 1/9.
Ông Nam cho biết hiện các trường hợp dương tính được phát hiện qua xét nghiệm diện rộng sẽ được phân loại. Người đủ điều kiện có thể cách ly tại nhà và thành phố sẽ phát túi thuốc an sinh để tự điều trị.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Tối 1/9, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết, trong 12 giờ qua (Từ 6h00 đến 18h00 cùng ngày), Nghệ An ghi nhận 46 ca dương tính mới với SARS-CoV-2.
Trong 46 ca dương tính ghi nhận tối 1/9 ở Nghệ An có 3 ca cộng đồng (TP Vinh: 2, huyện Nam Đàn: 1), 43 ca đã được cách ly trước đó.
Các địa phương ghi nhận ca dương tính mới (8 địa phương) trong 12 giờ qua gồm: TP Vinh: 33, huyện Diễn Châu: 4, thị xã Cửa Lò: 3, huyện Yên Thành: 2, huyện Nam Đàn: 1, huyện Nghĩa Đàn: 1, huyện Nghi Lộc: 1, huyện Hưng Nguyên: 1.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội cũng chỉ đạo, toàn thành phố tiếp tục thực hiện quyết liệt, triệt để, nghiêm túc, có hiệu quả thực chất việc giãn cách xã hội, đặc biệt là kiểm soát chặt hơn, cần thiết áp dụng cao hơn một mức việc thực hiện giãn cách trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2-9.
Phải có các giải pháp quyết liệt hạn chế người dân ra đường, nhất là khu vực phong tỏa, nơi có nguy cơ cao, chấn chỉnh và xử lý triệt để tình trạng "chặt ngoài, lỏng trong".
Yêu cầu xây dựng phương án phòng, chống dịch sau đợt giãn cách thứ 3 trên địa bàn theo phương châm siết chặt hơn, áp dụng một số biện pháp cao hơn đối với những khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, khu vực "vùng đỏ", "vùng da cam".
Đối với khu vực "vùng xanh", giao Bí thư cấp ủy và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phê duyệt từng phương án để tổ chức sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ sản xuất hàng hóa cho khu vực "vùng đỏ", "vùng da cam", bảo đảm khoa học, chặt chẽ, phát huy hiệu quả công tác phòng, chống dịch.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có quyết định thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 7 ngày, kể từ 0 giờ 00 phút ngày 2/9/2021 trên phạm vi toàn thành phố Thanh Hóa.
Theo đó, thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 7 ngày, kể từ 0 giờ 00 phút ngày 2/9/2021 trên phạm vi toàn thành phố Thanh Hóa theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn, tổ dân phố cách ly với thôn, tổ dân phố, xã, phường cách ly với xã, phường; phân xưởng, nhà máy sản xuất phải đảm bảo sản xuất an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo đúng quy định.
Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thực sự cần thiết, như: Mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy; cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 1/9, Bộ Y tế công bố thông điệp 5T tới người dân. Theo Bộ Y tế, đây sẽ là pháo đài chống dịch trong tăng cường giãn cách xã hội. Thông điệp được truyền tải trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam ngày càng diễn biến phức tạp, chủ yếu to tác động của biến chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh.
1. Tuân thủ nghiêm 5K
Thông điệp 5K được Bộ Y tế phát động từ khi dịch Covid-19 mới bùng phát mạnh vào tháng 8/2020 gồm: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế để giữ an toàn cho mỗi người trước đại dịch.
Mỗi người dân cần thực hiện nghiêm giãn cách, "ai ở đâu ở đó"; Cách ly người với người, nhà với nhà, xã với xã; thực hiện nghiêm 5K khi phải ra khỏi nhà.
2. Thực phẩm đủ tại nhà
Trong giai đoạn giãn cách xã hội, Bộ Y tế ra thông điệp cung cấp đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm để người dân an tâm ở nhà. Đảm bảo an sinh xã hội tại nhà, đặc biệt là quan tâm tới gia đình có người nhiễm SARS-CoV-2, người có hoàn cảnh khó khăn, nhóm dễ bị tổn thương...
3. Thầy, thuốc đến tận gia
Điều này nhằm đảm đảm mọi người dân được chăm sóc y tế. Để thực hiện điều này, ngành y tế tổ chức trạm y tế lưu động tại các xã/phường để người dân được tiếp cận dịch vụ y tế.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Chiều 1/9, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, các ca mắc mới phân bố theo quận/huyện gồm Hà Đông (4), Thanh Xuân (2), Thanh Trì (2), Gia Lâm (1). Cả 9 ca này đều thuộc chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng.
Như vậy, trong ngày 1/9, Hà Nội ghi nhận tổng cộng 59 ca, trong đó, có 31 ca khu cách ly, 27 ca tại khu vực phong tỏa và 1 ca tại cộng đồng. Số ca phát hiện hôm nay so với các ngày trước đó đã giảm mạnh.
Đáng chú ý, tính từ 12 - 18h ngày 1/9, "ổ dịch" Thanh Xuân Trung chỉ ghi nhận thêm 2 ca mắc mới. Đây là con số phát hiện ca mới rất thấp trong những ngày qua.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Chỉ thị cho biết, trong nước, dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát triệt để, nhất là tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ; tại một số địa phương vẫn còn tình trạng người dân di chuyển, lưu thông với số lượng lớn, cùng với đó vẫn tiếp tục ghi nhận các ca bệnh trong cộng đồng. Bộ trưởng Bộ Y tế đã chỉ thị các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai thực hiện phòng chống dịch.
Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu người đứng đầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm việc đảm bảo phòng ngừa lây nhiễm COVID-19; thực hiện sàng lọc, phân loại, phân luồng, kiểm soát triệt để người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh; tổ chức chăm sóc, điều trị người bệnh toàn diện. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng, chống COVID-19 tại các khoa, phòng, bộ phận trong bệnh viện. Tuyệt đối không được từ chối tiếp nhận người bệnh cấp cứu, người bệnh nặng, nguy kịch tới khám và điều trị.
Tổ chức trực cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, thu dung và điều trị bệnh nhân COVID-19; tổ chức an toàn tiêm chủng tại bệnh viện. Đảm bảo nhân lực, vật tư, thiết bị y tế, thuốc phục vụ điều trị người bệnh theo các tình huống diễn biến dịch; có phương án vận chuyển, chuyển tuyến khi cần thiết.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 1/9, tại buổi họp báo cung cấp thông tin liên quan tình hình dịch bệnh tại tỉnh Bình Dương, PV Tiền Phong đề cập đến tình trạng một số nơi đang xảy ra tình trạng F0 và người có triệu chứng COVID-19 đang ở khu trọ chưa được ngành y tế đưa đi điều trị, gây tâm lý bất an cho những người dân xung quanh khác.
Về vấn đề này, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương Nguyễn Hoàng Thao cho biết, địa phương đã và đang thực hiện xét nghiệm thần tốc diện rộng để bóc tách hoàn toàn F0 ra khỏi cộng đồng. Tinh thần nhất quán là đưa người dương tính qua test nhanh đi khu cách ly, điều trị ngay không chờ kết quả PCR.
“Trong quá trình thực hiện, có thể cá biệt một, hai chỗ ở cơ sở chưa xử lý kịp thời ngay do yếu tố khách quan. Về việc này, tỉnh sẽ rà soát chấn chỉnh ngay. Quan điểm chung là đưa F0 đi cách ly một cách nhanh nhất, tránh lây chéo. Tỉnh không bao giờ có chủ trương cách ly F0 tại nhà, khu trọ vì không đủ điều kiện theo quy định”, ông Thao nhấn mạnh.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 1/9, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết địa phương đã đề nghị ngành chức năng tỉnh tiến hành kiểm tra, xử lý trách nhiệm các cá nhân liên quan để xảy ra ổ dịch Covid-19 trong cộng đồng tại khu vực dưới khán đài B Sân vận động Cao Lãnh.
Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết từ ngày 22 đến 27/8, tại khu vực sinh hoạt của các vận động viên năng khiếu Trường Năng khiếu Thể dục thể thao Đồng Tháp dưới khán đài B Sân vận động Cao Lãnh liên tục xuất hiện các ca mắc Covid-19 phải đưa đi cách ly, điều trị.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 1/9, ông Lâm Minh Thành - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký quyết định tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội trên toàn tỉnh theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ thêm 5 ngày, bắt đầu từ 0h ngày 2/9 đến hết ngày 6/9.
Trong thời gian thực hiện giãn cách lần thứ 5 này, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các cấp chính quyền có kế hoạch đảm bảo đầy đủ lương thực, thực phẩm, dịch vụ thiết yếu và trật tự an toàn xã hội cho nhân dân ngay tại xã, phường, thị trấn. Tập trung mọi nguồn lực triển khai thần tốc công tác lấy mẫu, xét nghiệm sàng lọc virus SARS-CoV-2 để phát hiện sớm, đưa các ca F0 ra khỏi cộng đồng.
Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, Kiên Giang triển khai chiến dịch xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp PCR trên toàn tỉnh. Theo đó trong đợt 1, đến ngày 26/8, 250 tổ lấy mẫu đã lấy được 53.362 mẫu gộp (10 người/ống), kết quả ghi nhận 182 ca dương tính tại 5 huyện và thành phố gồm: Rạch Giá, Châu Thành Giồng riềng, Hòn Đất, Kiên Lương và Vĩnh Thuận, trong đó TP. Rạch Giá nhiều nhất với có 136 ca dương tính. Hiện nay, các địa phương đang triển khai lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng lần 2.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính đến ngày 1/9, TP.HCM có 221.761 ca mắc COVID-19 được Bộ Y tế công bố, trong đó 221.313 ca nhiễm trong cộng đồng, 448 người nhập cảnh.
Hiện đang điều trị 40.561 bệnh nhân, gồm 2.463 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.752 bệnh nhân nặng đang thở máy và 18 bệnh nhân can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo).
Trong ngày 31/8, có 2.752 bệnh nhân xuất viện, tổng số bệnh nhân xuất viện cộng dồn từ 1/1 đến nay là 110.269 bệnh nhân.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trao đổi với Zing, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y Tế TP.HCM, cho biết một triệu liều vaccine AstraZeneca và Pfizer dự kiến được chuyển tới TP.HCM trong chiều nay (1/9) hoặc ngày mai.
Ngay khi nhận được số vaccine này, thành phố sẽ phân bổ cho các quận, huyện và TP. Thủ Đức để triển khai theo kế hoạch.
Hiện, các đơn vị của TP.HCM tiêm được 5.806.990 mũi vaccine Covid-19, trong đó có 273.767 mũi 2. Ngoài ra, các đơn vị thuộc Trung ương đóng trên địa bàn thành phố được Bộ Y tế phân bổ khoảng 500.000 liều vaccine. Phần lớn số vaccine này được tiêm cho cán bộ, công nhân viên, các lực lượng khác của đơn vị Trung ương đang làm việc và sinh sống tại thành phố.
Đến nay, khoảng 83% người từ 18 tuổi trở lên sinh sống tại TP.HCM được tiêm vaccine phòng Covid-19.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Theo thông tin từ quận Thanh Xuân, tại khu vực dân cư ngõ 328 và 330 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, có 690 hộ và 1.304 nhân khẩu. Tính đến ngày 1/9/2021, tại ổ dịch đã phát sinh 373 trường hợp F0 (trong đó 2 ca ngoài cộng đồng, 74 ca tại khu cách ly tập trung, 297 ca tại khu vực đã khoanh vùng cách ly).
Quận cho biết, về công tác khoanh vùng, truy vết, dập dịch, đã tổ chức truy vết các F0, F1 để đưa đi điều trị và cách ly tập trung tại các cơ sở của thành phố và quận; lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc 3 lần với hơn 5.000 mẫu cho toàn bộ người dân tại khu vực phong tỏa và 10.000 mẫu xét nghiệm diện rộng cho người dân giáp ranh khu vực phong tỏa.
"Trước tình hình dịch bệnh dự đoán còn tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, quận đã xây dựng phương án và được UBND thành phố chấp thuận: cho phép đưa người dân trong khu vực phong toả tại phường Thanh Xuân Trung (chưa phải là F1) được đi cách ly giãn dân, tập trung như các trường hợp F1 tại khu Ký túc xá Đại học FPT (Khu công nghệ cao Hoà Lạc - Thạch Thất). Thời gian dự kiến thực hiện từ 18h00 ngày 1/9/2021.
Ông Võ Đăng Dũng, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận, Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy phòng chống dịch quận Thanh Xuân sẽ chịu trách nhiệm tổng chỉ huy việc đưa người dân đi cách ly giãn dân tập trung.
"Quận đã ra quyết định thành lập 3 tổ công tác thực hiện các nhiệm vụ tổ chức đưa người dân đi cách ly và họp triển khai quán triệt phương án thực hiện. Đồng thời khẩn trương tuyên truyền, gửi thư ngỏ (thông báo, phiếu đăng ký, loa phát thanh, gửi Zalo theo nhóm...) về việc thực hiện đưa người dân đi giãn cách đăng trên nhóm Zalo và gửi trực tiếp cho người dân trong khu vực cách ly, phong tỏa; kịp thời tiếp nhận ý kiến phản ánh, kiến nghị của người dân chuyển đến các đơn vị xử lý theo thẩm quyền", văn bản quận Thanh Xuân thông tin.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Sáng nay 1/9, HĐND TP. Đà Nẵng khóa X tổ chức kỳ họp thứ 3 (kỳ họp chuyên đề) để thực hiện công tác nhân sự và báo cáo các chủ trương, chính sách đã thông qua liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Phát biểu tại kỳ họp, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng cho biết, từ đầu tháng 5/2021 đến nay, TP tập trung thực hiện quyết liệt công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đặc biệt, từ ngày 16/8, TP đã áp dụng những biện pháp phòng, chống dịch mạnh mẽ, tăng cường giãn cách xã hội, tạm dừng các hoạt động không thiết yếu, dừng việc di chuyển của người dân với phương châm "ai ở đâu thì yên ở đó".
"Có thể nói, đây là giai đoạn khó khăn nhất đối với hệ thống chính trị và nhân dân TP. Với sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự tin tưởng, ủng hộ của cử tri, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, TP chúng ta đã có những bước đi hợp lý, quyết đoán và bước đầu kiểm soát được dịch bệnh", ông Triết nhấn mạnh.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 263/QĐ-BCĐ về thiết lập vùng cách ly y tế toàn bộ xã Đại Đồng, huyện Tiên Du.
Quyết định do Phó Chủ tịch Thường trực tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn ký, nêu rõ: Bắt đầu từ 21h ngày 31/8, thiết lập vùng cách ly y tế toàn bộ xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, gồm 4 thôn, tổng số 4.082 hộ gia đình với 30.410 nhân khẩu. Việc tổ chức thực hiện cách ly y tế vùng có dịch đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.
Thời gian áp dụng 14 ngày, tùy theo diễn biến tình hình dịch có thể điều chỉnh thời gian cho phù hợp.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo lãnh đạo Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, tính đến ngày 31/8, thành phố có hơn 59.000 ca F0 được cách ly tại nhà, là những người không có bệnh nền và không thuộc nhóm nguy cơ. Tỷ lệ chuyển tuyến của các F0 cách ly tại nhà từ 0,4 đến 0,5%.
Hiện thành phố đang có 312 Trạm y tế phường, xã và 414 Trạm y tế lưu động để theo dõi, điều trị F0 cách ly tại nhà. Ngành y tế cũng đã cấp 64.000 túi thuốc chăm sóc F0 tại nhà.
Về tỷ lệ tử vong do mắc COVID-19, ông Châu cho biết, tính tổng số ca F0 tử vong khi điều trị tại bệnh viện và điều trị tại nhà chiếm 4,2%. "Tỷ lệ này tuy nằm trong mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới là từ 2,1 - 4,4% nhưng vẫn ở mức cao. Ngành y tế đang cố gắng mọi cách để làm giảm tỷ lệ này", ông Châu nói.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo thông tin Cục Hải quan Hà Nội, hơn 330.000 liều vắc xin trong lô 31 triệu liều vắc xin Pfizer mà Việt Nam mua của hãng này đã về Việt Nam sáng 1/9 và được thông quan ngay.
Theo nguồn tin của Dân trí, lượng vắc xin Pfizer về hai đầu đất nước, tại Hà Nội có 164.970 liều Pfizer về Nội Bài được làm thủ tục chuyển phát nhanh. Tại TP.HCM, 166.140 liều được chuyển về sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất và được làm thủ tục chuyển đi ngay.
Các lô hàng hơn 330.000 liều vắc xin này đều được vận chuyển bằng máy bay riêng của các hãng chuyển phát nhanh và được làm thủ tục tại hải quan chuyển phát nhanh do công ty vận chuyển phát nhanh quốc tế tiến hành.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Theo thông báo của nhà nhập khẩu, Việt Nam vừa nhận được hơn 2 triệu liều vắc xin AstraZeneca thuộc 3 lô, lô thứ 3 vừa đến sân bay Tân Sơn Nhất TP.HCM, nâng tổng số vắc xin từ các nguồn Việt Nam đã và sẽ nhận được tính đến ngày 1-9 là xấp xỉ 29,5 triệu liều.
Trong số này có 10,1 triệu liều Bộ Y tế mua thông qua VNVC, 3 triệu liều Nhật Bản tài trợ, 6 triệu liều Mỹ tài trợ thông qua cơ chế COVAX... Theo dự kiến, riêng tháng 9 này sẽ có thêm 9,3 triệu liều vắc xin sẽ về Việt Nam.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Sáng 1/9, Sở Y tế TP. Hải Phòng thông tin kết quả xét nghiệm 16/16 mẫu xét nghiệm liên quan ca F0 đi qua quận Hồng Bàng và huyện An Dương đều âm tính SARS-CoV-2.
Trước đó, 28/8 Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Trị thông tin ghi nhận 1 trường hợp lái xe dương tính SARS-CoV-2 có liên quan TP. Hải Phòng.
Ngay sau đó,lực lượng chức năng TP. Hải Phòng đã rà soát, truy vết và xác định ngày 26/8, nam tài xế điều khiển xe tải BKS 89C-057.81 di chuyển từ Hưng Yên vào Hải Phòng. Khi qua chốt kiểm soát COVID-19, tài xế này trình giấy xét nghiệm kết quả âm tính.
Tại TP. Hải Phòng, tài xế có tiếp xúc với 10 người tại quận Hồng Bàng và 6 người tại huyện An Dương.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Trong thời gian tới, tôi nghĩ ngoài một số các biện pháp phòng, chống dịch đã và đang được thực hiện, Hà Nội cần tập trung vào 3 vấn đề trọng tâm.
Một là, Hà Nội vẫn còn điều kiện truy vết, truy vết để bóc tách F0, tìm kiếm ổ dịch phong tỏa dập tắt càng sớm càng tốt. Các ca bệnh trong cộng đồng có thể được phát hiện sớm hơn thông qua xét nghiệm khu vực nguy cơ, xét nghiệm những đối tượng nguy cơ hoặc xét nghiệm những người ho, sốt, khó thở...
Hai là, tiếp tục có kế hoạch xét nghiệm diện rộng có trọng tâm, trọng điểm để vừa phát hiện các trường hợp F0 lẩn khuất trong cộng đồng, vừa để đánh giá nguy cơ trên địa bàn. Khi phát hiện ra rồi phải phong tỏa, truy vết càng sớm càng tốt. Phải phong tỏa chặt chẽ ổ dịch mới (nếu phát hiện ra) kết hợp với việc giãn cách thật nghiêm, thực chất trong khu phong tỏa. Chỉ có giãn cách mới cách ly được người mắc bệnh với người bình thường, không để lây nhiễm chéo trong khu phong tỏa.
Ba là, giữ vững "vùng xanh" (vùng không có dịch). Khi phát hiện "vùng xanh" có ca mắc mới thì ngay lập tức phải tích cực truy vết. Nếu lơ là, chủ quan thì dễ dẫn đến việc "vùng xanh" có nguy cơ thành "vùng đỏ". Đặc biệt, nếu "vùng xanh" mà có đặc điểm là nơi đông đúc, nhiều ngõ, ngách nhỏ và diện tích chật hẹp cùng với khả năng tiếp xúc lớn thì dịch rất nhanh bùng lên.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chia sẻ về buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc đến chuyến thị sát "đi không báo trước" để tận mắt thấy tình hình thực tế. Ông ghi nhận kết quả khi Hà Nội vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội và qua đó khẳng định chủ trương "lấy xã, phường làm pháo đài, người dân là chiến sĩ" là đúng đắn trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, qua chuyến kiểm tra, người đứng đầu Chính phủ thẳng thắn chỉ ra một số bất cập.
Trước hết, ông đánh giá người dân ở Hà Nội ra đường vẫn đông, như vậy là chưa đạt kết quả về giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Sau khi lây nhiễm Covid-19 từ Bệnh viện đa khoa Hợp Lực, bệnh nhân về quê tổ chức đám tang cho chồng và đã lây nhiễm cho 10 người khác, khiến toàn H. Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) phải giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Sáng 1/9, thông tin từ UBND H. Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) cho biết, tính đến hết ngày 31/8, huyện này đã ghi nhận tổng cộng 11 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 10 ca lây nhiễm từ đám tang của một gia đình ở tiểu khu Long Khang (TT. Nga Sơn, H. Nga Sơn).
Nguồn lây bệnh xuất phát từ một nữ bệnh nhân (61 tuổi, ngụ tại tiểu khu Long Khang, TT. Nga Sơn) đi chăm sóc chồng tại phòng 303, Khoa Ung bướu, Bệnh viện đa khoa Hợp Lực (ổ dịch tại bệnh viện được phát hiện vào ngày 29/8) và bị nhiễm bệnh.
Đến ngày 26/8, chồng bệnh nhân mất, đám tang được tổ chức tại nhà. Trong quá trình tổ chức đám tang, có nhiều người ở nhiều địa phương tham gia.
Ngành y tế đã truy vết được 109 F1 và 690 F2 liên quan đến ổ dịch trong đám tang này. Tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, kết quả đến hết ngày 31/8 ghi nhận 10 ca lây nhiễm từ nữ bệnh nhân trên (tổng cộng là 11). Những người bị lây nhiễm đều tham dự đám tang, hoặc có tiếp xúc gần với nữ bệnh nhân.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Hôm nay 1/9, còn hơn 5 ngày nữa Hà Nội sẽ kết thúc thực hiện giãn cách xã hội đợt 3 theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Liệu sau ngày 6/9, Hà Nội có tiếp tục giãn cách xã hội? Nếu tiếp tục giãn cách thì sẽ theo nguyên tắc nào, nới lỏng thì sẽ nới lỏng ra sao?
Trả lời Tuổi Trẻ Online về vấn đề trên, ông Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc CDC Hà Nội - cho biết, với số lượng ca F0 trong cộng đồng vẫn tăng và ý thức chấp hành giãn cách của người dân như hiện nay, thì việc thực hiện giãn cách xã hội có thể sẽ phải tiếp tục sau thời điểm 6/9.
"Người dân, doanh nghiệp ra đường nhiều quá. Từ nay đến ngày 4/9, chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá nguy cơ trên kết quả xét nghiệm, tuy nhiên từ nay đến ngày 6/9 cứ tình hình như thế này thì chắc sẽ phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội, ít nhất là nửa chu kỳ", ông Tuấn nói.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Theo thông tin mới đây từ UBND huyện Hải Hậu (Nam Định) vào ngày 31/8 Trung tâm Y tế Hải Hậu tổ chức lấy mẫu xét nghiệm nhanh (test) sàng lọc cho đội ngũ viên chức quản lý, giáo viên các trường học, đã phát hiện 23 mẫu dương tính với SARS-CoV-2.
Kết quả xét nghiệm RT-PCR đã khẳng định có 10 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, là một số giáo viên và người nhà của giáo viên đang sinh sống tại tổ dân phố số 2, 3, 4 thị trấn Yên Định và tại xóm 17 xã Hải Hưng (Hải Hậu).
UBND huyện Hải Hậu nhận định đây là những ca dương tính SARS-CoV-2 từ trong cộng đồng; và những trường hợp này đều có tải lượng virus rất cao.
Hơn nữa những người này đều có lịch trình di chuyển và tiếp xúc khá phức tạp nên rất có thể đã lây nhiễm bệnh cho nhiều người khác. Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND huyện Hải Hậu, ông Đỗ Hải Điền yêu cầu các ban ngành, địa phương khẩn trương, thần tốc truy vết triệt để tất cả những trường hợp có liên quan đến các ca dương tính SARS- CoV-2.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trao đổi với Zing, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội nhận định, việc các ổ dịch trên liên tiếp ghi nhận số ca nhiễm nCoV phần nào thể hiện sự tuân thủ 5K bên trong khu vực đó chưa tốt. Lúc này, vai trò của chính quyền cơ sở là rất quan trọng. Bên cạnh đó, thành phố cũng cần có những sự thay đổi nhất định trong vấn đề tiêm chủng và quá trình cách ly, điều trị.
PGS Hùng cho rằng nếu đẩy nhanh được tốc độ tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 tương tự TP.HCM, Hà Nội sẽ có cơ hội chủ động kiểm soát tình hình dịch bệnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn vaccine còn hạn chế, thành phố cần tập trung tiêm chủng cho nhóm người cao tuổi, mắc bệnh nền.
Vị chuyên gia này cho biết việc tiêm chủng vaccine Covid-19 có 2 mục đích chính: Giảm tỷ lệ mắc bệnh Covid-19 và giảm tỷ lệ tử vong. Thời gian qua, chúng ta đang tiêm chủng trên diện rộng để hướng tới mục tiêu đầu tiên. Giá trị lớn nhất của các loại vaccine Covid-19 hiện có lại là giảm tỷ lệ bệnh nhân diễn biến nặng, nhập viện và tử vong.
Hiện nay, Hà Nội vẫn áp dụng phương pháp cách ly tập trung với các trường hợp F1. Trong khi đó, tất cả F0 được phát hiện sẽ được đưa tới bệnh viện điều trị. Tuy nhiên, với các ổ dịch phức tạp đã được khoanh vùng và phong tỏa, việc làm này có thể chưa thực sự tối ưu.
"Tại các ổ dịch này, việc chúng ta cần làm là đảm bảo người dân bên trong không được ra ngoài. Phong tỏa vốn là biện pháp tách F0 và người tiếp xúc khỏi cộng đồng. Tuy nhiên, việc chuyển các F0, F1 đến khu cách ly hay cơ sở y tế có thể gây ra nguy cơ lây nhiễm trong quá vận chuyển hoặc tại chính khu cách ly tập trung", vị chuyên gia này giải thích.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 1/9, Trung tâm chỉ huy phòng chống COVID-19 tỉnh Đồng Nai cho biết, Đồng Nai ghi nhận 781 ca dương tính với SARS-CoV-2 trong 24 giờ qua, trong đó có 3 ca nhiễm trong cộng đồng được phát hiện qua khám sàng lọc. Hiện tổng số ca trong toàn tỉnh lên đến 24.620 ca, trong đó có 10.576 ca khỏi bệnh, 210 ca tử vong.
Theo Sở Y tế Đồng Nai, tổng số ca nhiễm ghi nhận trong toàn tỉnh (trong thời gian thực hiện xét nghiệm diện rộng từ ngày 18/8 - 31/8) là 9.233 ca, trong đó 6.256 ca ghi nhận qua truy vết tại các ổ dịch mới phát hiện tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, Viện Pháp y Tâm thần, Trại giam B5… và trong các khu cách ly bao gồm cả ca F1 nguy cơ cao, lấy mẫu xét nghiệm PCR ở cộng đồng và chuyển vào khu cách ly. Trung bình ghi nhận 664 ca/ngày.
Bắt đầu từ 0 giờ ngày 1/9 đến hết ngày 15/9, tỉnh Đồng Nai tiếp tục thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Nguyên tắc là người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình, ấp/khu phố cách ly với ấp/khu phố, xã/phường cách ly với xã/phường, huyện/thành phố cách ly với huyện/thành phố. Yêu cầu người dân thực hiện nghiêm, khuyến cáo không ra đường từ 18 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Tối 31/8, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Nghệ An cho biết qua lấy mẫu xét nghiệm đã phát hiện 8 nhân viên y tế tại Bệnh viện dã chiến số 2 ở huyện Nghĩa Đàn có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2.
Các trường hợp dương tính gồm chị C.P.P.T. (SN 1995), trú xã Diễn Phong, huyện Diễn Châu, Nghệ An. Chị T. được xét nghiệm định kỳ vào các ngày 21/8, 26/8 đều cho kết quả âm tính. Ngày 29/8, chị T. có triệu chứng sốt, mệt mỏi được làm test nhanh cho kết quả dương tính, sau đó được cách ly tập trung và lấy mẫu gửi CDC, ngày 31/8 cho kết quả khẳng định dương tính SARS-CoV-2.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sáng 1/9, trả lời VTC News, ông Nguyễn Mạnh Cường, Chủ tịch UBND huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi xác nhận, vừa ra quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa có thời hạn đối với Công ty TNHH Properwell Việt Nam, đóng ở khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi, sau khi ghi nhận một công nhân làm việc tại đây dương tính với SARS-CoV-2.
Theo ông Cường, mục đích của việc phong tỏa Công ty TNHH Properwell Việt Nam là nhằm cách ly, khoanh vùng toàn bộ vùng có dịch, dập dịch triệt để, không để dịch lây lan trong cộng đồng và các vùng khác.
Công ty TNHH Properwell Việt Nam tạm thời bị phong tỏa (Ảnh: Đ.T)
"Thời gian áp dụng phong tỏa tối thiểu là 14 ngày, kể từ 17h30 ngày 31/8 đến 17h30 ngày 14/9. Căn cứ vào tình hình số ca bệnh tại doanh nghiệp này có phát sinh hay không, chính quyền địa phương sẽ tăng hoặc rút ngắn thời gian phong tỏa.
Trước mắt, tất cả cán bộ, nhân viên, công nhân và người lao động đang làm việc tại công ty trên không được ra khỏi khu vực phong tỏa, trừ trường hợp cấp cứu, thiên tai, hỏa hoạn, thi hành công vụ, hoặc theo yêu cầu phòng, chống dịch", ông Cường nói.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 462.096 ca mắc COVID-19, đứng thứ 59/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 161/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 4.700 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 457.882 ca, trong đó có 236.086 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 7/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang.
+ Có 7 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Điện Biên, Phú Thọ, Kon Tum, Nam Định, Vĩnh Phúc.
+ 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (221.254), Bình Dương (114.788), Đồng Nai (23.766), Long An (22.044), Tiền Giang (9.652).
Thông tin được dẫn nguồn từ:
15/9 là cột mốc mà người dân và chính quyền TP.HCM đều hướng tới sau hơn 3 tháng giãn cách xã hội. Thành phố đặt mục tiêu kiểm soát dịch bệnh, từng bước mở cửa lại nền kinh tế đã "đóng băng" nhiều tháng qua.
Chia sẻ với Zing, ông Nguyễn Xuân Thành (giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam) cho rằng lối ra duy nhất cho TP.HCM lúc này là vaccine mũi 2.
- TP.HCM đã tiêm hơn 6 triệu liều vaccine, trong đó, số người đã tiêm mũi 2 mới trên 300.000. Theo ông, TP đứng trước những khó khăn gì trong triển khai tiêm vaccine mũi 2?
- Thách thức đầu tiên là TP.HCM vẫn chưa chủ động trong nguồn vaccine. Thành phố đã được ưu tiên phân bổ để tiêm mũi 1, nhưng nhiều địa phương khác trong vùng Đông Nam Bộ như Bình Dương, Đồng Nai, Long An thì tỷ lệ tiêm mũi 1 vẫn rất thấp. Do đó, thời gian tới, Bộ Y tế phải ưu tiên vaccine cho các tỉnh này.
Không chỉ thiếu chủ động về số lượng, TP.HCM cũng chưa thể chủ động về chủng loại. Trong khi đó, mỗi loại vaccine có đòi hỏi khác nhau về mũi tiêm thứ 2 để đảm bảo độ tương thích. Việc không chủ động loại vaccine là một thực tế cản trở thành phố khi tiêm nhanh mũi 2.
Thách thức thứ ba là hiện mức độ giãn cách xã hội của TP.HCM cao hơn so với giai đoạn tháng 7 và đầu tháng 8 - thời điểm tiêm mũi 1. Việc tổ chức tiêm mũi 2 khó khăn hơn trong bối cảnh giãn cách và có thể không đạt được tốc độ như mũi 1.
Thứ tư, thông tin tiêm mũi 1 vẫn chưa được nhập hết vào hệ thống quản lý dữ liệu chung. Nửa cuối tháng 6, đầu tháng 7, người dân được tiêm rất nhanh nhưng hầu hết mới chỉ có giấy chứng nhận, còn dữ liệu như số mũi tiêm, thời điểm, loại vaccine… vẫn chưa được cập nhật lên hệ thống. Điều này gây khó khăn cho việc kiểm soát tiêm mũi 2, dễ sai sót.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
UBND huyện Mê Linh cho biết, hiện trên địa bàn vẫn còn hai ổ dịch tại thôn Lâm Hộ (xã Thanh Lâm) và thôn Phù Trì (xã Kim Hoa). Hai khu vực dân cư thuộc hai thôn này đã được chính quyền địa phương cách ly y tế để phòng, chống nguy cơ lây lan của dịch COVID-19.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, vừa qua, lãnh đạo Thành ủy Hà Nội đã về kiểm tra trực tiếp công tác phòng, chống COVID-19 của địa phương, đồng thời đề nghị huyện Mê Linh nghiên cứu, có giải pháp kiểm soát dịch đổi mới, sáng tạo. Trong đó, xem xét việc sử dụng flycam để giám sát việc thực hiện giãn cách xã hội của người dân.
Hình ảnh flycam ghi lại trong khu vực giám sát
Thông tin được dẫn nguồn từ:
TP.HCM bắt đầu bước vào kế hoạch chống dịch trong 30 ngày, hôm 16/8, theo Nghị quyết 86 của Chính phủ, khi số ca nhiễm vẫn khoảng 4.000 ca/ngày dù đã trải qua gần 40 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, bao gồm cả biện pháp tăng cường như cấm ra đường sau 18h... Thành phố đã chia kế hoạch này thành hai giai đoạn. Giai đoạn một 15 - 31/8 thực hiện 3 mục tiêu: kéo giảm tỷ lệ tử vong; không để xảy ra trường hợp F0 chuyển nặng không được tiếp nhận, điều trị và mở rộng "vùng xanh".
Với mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong, nửa tháng qua, TP.HCM huy động thêm nguồn lực y tế và cả quân đội trong điều trị bệnh nhân Covid-19 nhằm giảm lượng bệnh nhân trở nặng ở các tầng dưới, hạn chế áp lực cho tầng điều trị trên cùng, giảm tỷ lệ tử vong. Theo số liệu công bố của Bộ Y tế, trung bình số ca tử vong mỗi ngày tại TP.HCM giai đoạn này là 285 ca, giai đoạn trước đó (1/8 - 15/8) là 232 ca.
Nhìn nhận chung, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng cho biết số ca tử vong do Covid-19 trên địa bàn dao động 250 - 300 một ngày và chưa có dấu hiệu giảm. "Đây là một trong những điều ngành y tế rất day dứt, làm sao giảm tỷ lệ tử vong nhiều nhất. Với chủng Delta, đa số bệnh nhân nhiễm không có triệu chứng hoặc nhẹ, nhưng 10 - 15% chuyển nặng và một số trường hợp chuyển nặng rất nhanh", ông Hưng nói khi trao đổi với báo chí chiều 28/8.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Chiều 31/8, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM tổ chức họp báo thông tin về tình hình dịch trên địa bàn, sau chín ngày thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt.
Thượng tá Lê Mạnh Hà cho rằng, nhờ có việc khai báo y tế qua mã QR code các chốt trạm kiểm soát, Công an TP.HCM đã phát hiện 30 F0 di chuyển trên đường. Cũng qua việc khai báo này, Công an TP.HCM đã phát hiện hai trường hợp làm giả giấy đi đường của lực lượng công an tại quận 10 và quận 12.
Thông tin được dẫn nguồn từ: