Chiều tối 1/12/2021, Sở Y tế TP Hải Phòng phát đi thông báo khẩn khoanh vùng 2 địa điểm có chùm dương tính SARS-CoV-2 để người dân nắm được, ra khai báo y tế.
Theo thông tin cho biết, sáng 1/12, ngành y tế thành phố Hải Phòng ghi nhận chùm ca dương tính SARS-CoV-2 có địa chỉ ở ngõ 2 Nguyễn Khuyến, phường Cầu Đất, quận Ngô Quyền, Hải Phòng.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các địa phương bảo đảm đầy đủ trang thiết bị bảo hộ an toàn, chế độ, chính sách cho đội ngũ nhân viên y tế, nhất là khi dịch bệnh còn kéo dài, nhiều người đã làm việc không ngừng tại các cơ sở điều trị ròng rã hàng tháng liền.
Trong công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, bên cạnh thuốc điều trị, cần hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng, động viên, chăm sóc về tinh thần.
Bộ Y tế khẩn trương phân bổ thuốc điều trị, nhất là thuốc kháng virus cho các địa phương; hoàn thiện quy trình điều trị tại nhà, trong đó có cơ chế giám sát y tế đến từng bệnh nhân, hướng dẫn sử dụng các loại thuốc kháng đông, kháng viêm.
Dứt khoát không để bệnh nhân ở nhà mà không được thăm khám từ xa. Phải kết hợp với chăm sóc trên thực địa", Phó Thủ tướng yêu cầu. Bên cạnh đó, các địa phương cần chuẩn bị sẵn sàng các cơ sở, trung tâm điều trị đủ lớn, nhiều tầng trong tình huống ca bệnh tăng lên để khắc phục bất cập trong chuyển tuyến giữa các bệnh viện khác nhau.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Thực tế, số ca Covid-19 tại Cần Thơ gần đây tăng cao đột biến, cơ sở y tế quá tải, F0 điều trị tại nhà. Hôm nay, Bộ Y tế ghi nhận Cần Thơ 989 ca nhiễm, ngày 30/11 là 981 ca, cao nhất trong các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long. Những ngày trước, số ca nhiễm thường trên 500 ca. Báo cáo của Sở Y tế Cần Thơ, từ ngày 8/7 đến nay thành phố liên tục ghi nhận các ca nhiễm cộng đồng, chiếm tỷ lệ 23,5%.
Thành phố áp dụng mô hình điều trị tháp 3 tầng, trong đó gần 300 bệnh nhân nặng đang điều trị tại các bệnh viện tầng 3; gần 10.000 F0 điều trị tại nhà (tầng 1); số ca triệu chứng vừa điều trị ở tầng 2.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sau cuộc họp sáng 1/12, Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vaccine phòng Covid-19 của Sở Y tế Bình Phước kết luận nguyên nhân tử vong của cháu T. là do sốc phản vệ mức độ 4 trên cơ địa bệnh nhân nhạy cảm, tình trạng sốc nặng kéo dài dẫn đến thiếu máu và tổn thương cơ tim, phổi, thần kinh và các cơ quan khác.
Viện Pasteur TP.HCM, thành viên Hội đồng đánh giá quy trình tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, phân phối, sử dụng lô vaccine có trường hợp tai biến trên là đúng quy định, không sai sót dẫn đến ảnh hưởng chất lượng vaccine. Được biết, có 203 trẻ cùng tiêm vaccine Pfizer, lô FK0888 nhưng chỉ có cháu T. bị sốc phản vệ dẫn đến tử vong.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 1/12, Sở Y tế TP.HCM cho biết, thực hiện giám sát tình hình biến chủng SARS-CoV-2 gây dịch trên địa bàn thành phố, Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã tiến hành giám sát chủ động các biến chủng của SARS-CoV-2 từ đầu mùa dịch đến nay. Hiện nay tập trung giám sát biến chủng Omicron .
Tính từ tháng 5 đến tháng 11/2021, có 408 bộ gene của SARS-CoV-2 đã được giải mã từ 23 quận huyện và thành phố Thủ Đức. Các phân tích về di truyền cho thấy biến chủng gây dịch thuộc biến chủng Delta . Đây cũng là biến chủng được phát hiện từ các ca bệnh liên quan chung cư Sunview và chùm ca bệnh của Hội thánh truyền giáo Phục Hưng hồi tháng 5/2021.
Cho đến nay kết quả giải mã các chủng virus tại TP.HCM chưa ghi nhận sự hiện diện của biến chủng Omicron.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Phân bố 469 bệnh nhân ghi nhận trong ngày tại 160 xã, phường, thị trấn thuộc 26/30 quận, huyện: Đống Đa (53), Bắc Từ Liêm (45), Hai Bà Trưng (42), Nam Từ Liêm (41), Ba Đình (29), Mê Linh (26), Hà Đông (26), Long Biên (25), Mỹ Đức (21), Đan Phượng (21), Thanh Trì (20), Đông Anh (17), Chương Mỹ (17), Hoàng Mai (15), Thanh Oai (14), Tây Hồ (10), Quốc Oai (9), Cầu Giấy (7), Gia Lâm (7), Hoàn Kiếm (6), Phú Xuyên (5), Hoài Đức (4), Thanh Xuân (3), Sơn Tây (3), Phúc Thọ (2), Thường Tín (1).
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Mặc dù là bệnh nhân COVID-19 nhưng y sĩ Dương Thị Hồng Cẩm và ba người khác của Trạm Y tế xã Định Môn (trong đó có Trưởng Trạm Y tế) vừa phải cách ly, điều trị tại đơn vị vừa làm nhiệm vụ chuyên môn.
Lấy Trạm Y tế làm điểm cách ly, để hỗ trợ anh em khác, 4 F0 là nhân viên kể trên vừa tự điều trị vừa làm những công việc như lấy thông tin khai báo y tế, xét nghiệm...
Đứng từ xa chia sẻ với phóng viên, Trưởng Trạm Y tế xã Định Môn Nguyễn Thị Diễm Trang cho biết, nhờ bệnh có triệu chứng nhẹ nên mọi người vẫn làm việc nhưng hạn chế tiếp xúc, giữ khoảng cách, mặc đồ bảo hộ.
"Lúc trước, mặc đồ bảo hộ để bảo vệ bản thân mình. Bây giờ, tôi mặc đồ bảo hộ để bảo vệ, không lây cho người khác", chị Diễm Trang chia sẻ.
Ngày 29/11, Cử nhân Nguyễn Thị Diễm Trang, Trưởng Trạm Y tế xã Định Môn và y sĩ Trần Chiến đã đủ 15 ngày cách ly y tế và 3 lần test PCR cho kết quả âm tính. Để an toàn cho người thân, chị Trang và anh Chiến tiếp tục cách ly ở Trạm, hỗ trợ đồng nghiệp đi lấy mẫu định kỳ cho các F0 khác.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo VOV, bệnh nhân Covid-19 tên Lê Văn B. (35 tuổi, quê xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) rạng sáng nay đã bỏ trốn khỏi Bệnh viện Dã chiến số 1 tỉnh Kon Tum (đường Đồng Nai, xã Chư Hreng, thành phố Kon Tum).
Lực lượng chức năng tỉnh đang khẩn trương truy tìm đối tượng này.
B. là là F0 thứ 375, được đơn vị chức năng đưa vào điều trị tại đây từ ngày 24/11.
Báo Kon Tum thuật lại, sáng sớm hôm nay, các bác sĩ của Bệnh viện Dã chiến số 1 tỉnh phát hiện B. trốn khỏi viện.
Trích xuất camera cho thấy, lúc 0h55 phút cùng ngày, bệnh nhân B. đã đạp khung cửa sắt và lưới B40 ở phía ngoài cửa sổ phòng bệnh để trốn ra khỏi khoa khu vực điều trị. Sau đó, B. men theo tường rào thoát ra ngoài tại khu vực cổng số 2.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chiều 1/12, ông Trần Nguyễn Minh Thành - Phó giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho biết, vừa phát hiện một giáo viên nhiễm Covid-19 tại một trường THPT trên địa bàn.
Trường hợp này là nữ giáo viên dạy môn Ngoại ngữ tại tại Trường THPT Trần Phú (quận Hải Châu, Đà Nẵng).
Theo điều tra dịch tễ, trong 2 ngày 29 và 30/11, nữ giáo viên này có dạy 4 lớp tại trường THPT Trần Phú.
Hiện, Ban Giám hiệu Trường THPT Trần Phú đã tạm thời chuyển 4 lớp học nói trên sang hình thức học trực tuyến từ sáng cùng ngày.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bé trai nặng 3kg, chào đời ở tuần thai thứ 38 (ngày 30/11) là con của một sản phụ F0 đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến tỉnh Phú Thọ.
Sau khi hỗ trợ sản phụ sinh con an toàn, các bác sĩ của Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ thăm khám, kiểm tra sức khỏe cho cả 2 mẹ con.
Hiện tại, sức khỏe của cả sản phụ và em bé đều ổn định.
Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ cũng cử kíp bác sĩ, hộ sinh chăm sóc cho bé sơ sinh ở khu vực riêng để phòng chống lây nhiễm chéo. Cả 2 mẹ con sản phụ sẽ tiếp tục được thực hiện thêm các xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Về việc tiêm liều bổ sung vắc xin Covid-19, Bộ quy định, đối tượng là người từ 18 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm trước cho người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi tùy theo loại vắc xin) có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng… Loại vắc xin sử dụng là cùng loại với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA. Bộ quy định, tiêm 1 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày nếu có đủ vắc xin.
Về việc tiêm liều nhắc lại vắc xin Covid-19, Bộ Y tế nêu rõ: Mũi nhắc lại dành cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, ưu tiên người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế.
Khoảng cách tiêm 1 mũi nhắc lại ít nhất 6 tháng sau mũi tiêm cuối cùng của liều cơ bản hoặc bổ sung. Về chọn loại vắc xin phù hợp cho mũi 3, Bộ quy định, nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vắc xin thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA. Nếu trước đó đã tiêm các loại vắc xin khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vắc xin mRNA. Nếu tiêm cơ bản hoặc bổ sung vắc xin của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA hoặc vắc xin vắc xin Astrazeneca.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sở Y tế TP HCM cho biết thời gian qua, y tế tư nhân tham gia phòng chống dịch trên nguyên tắc tự nguyện, miễn phí. Dù vậy, về lâu dài, rất cần có cơ chế tài chính phù hợp để y tế tư nhân có thể đảm bảo duy trì hoạt động.
Theo thống kê, hệ thống y tế tư nhân trên địa bàn TP HCM gồm 64 bệnh viện tư nhân, 215 phòng khám đa khoa, 6.223 phòng khám chuyên khoa và hơn 9.000 nhà thuốc tư nhân.
Do đó, để thích ứng với dịch Covid-19 trong thời gian tới, Sở Y tế kiến nghị UBND TP HCM cho phép ngành y tế thí điểm huy động y tế tư nhân tham gia công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân Covid-19 theo các loại hình: Chăm sóc và điều trị F0 tại bệnh viện; chăm sóc và điều trị F0 tại nhà; chăm sóc và điều trị F0 tại các cơ sở cách ly tập trung. Cơ chế thu phí dựa trên cơ sở tự nguyện và thỏa thuận giữa người bệnh với cơ sở cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Chiều 1-12, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng xác nhận trên địa bàn có 1 trường hợp nữ giáo viên dương tính với SARS-CoV-2. Nữ giáo viên này dạy bộ môn tiếng Anh tại Trường THPT Trần Phú, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Trong ngày 29 và 30-11, nữ giáo viên này giảng dạy trực tiếp tại 2 lớp 10 và 2 lớp 11 của trường. Đến ngày 1-12, khi có kết quả dương tính, cô đã thông báo với nhà trường. Ban Giám hiệu Trường THPT Trần Phú đã tạm thời chuyển 4 lớp học nói trên sang hình thức học trực tuyến từ sáng cùng ngày.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cho biết học sinh thuộc 4 lớp này sẽ được ngành y tế lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tại nơi cư trú. Ngoài ra, một số giáo viên của trường có tiếp xúc với cô giáo nêu trên cũng được xét nghiệm và thực hiện một số biện pháp theo dõi sức khỏe theo khuyến cáo của ngành y tế.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trao đổi với Zing sáng 1/12, về phía Bộ Y tế, một lãnh đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Hà Nội), cho biết thông báo gia hạn sử dụng thêm 3 tháng đối với 2 lô vaccine Pfizer căn cứ theo phê duyệt của Cơ quan quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), Cơ quan quản lý dược Châu Âu (EMA) và không phải là điều bất thường.
Nhiều người cho rằng Bộ Y tế nhập vaccine cận date và chậm trễ trong việc thông báo gia hạn sử dụng vaccine. Bởi ngày 25/11, lô vaccine này mới được phân bổ cho các địa phương để tiêm chủng, trong khi hạn dùng trên nhãn là 30/11.
Về điều này, vị lãnh đạo nói: "Trên nhãn vaccine ghi hạn dùng là tháng 11/2021 thì chúng ta phải hiểu hạn sử dụng của lô này là tháng 2/2022, chứ Bộ không nhập vaccine cận date".
Lãnh đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhấn mạnh cơ quan chuyên môn trên thế giới đã phê duyệt và thông qua việc gia hạn này.
Tuy nhiên, khi được hỏi vì sao đến ngày 29/11, Bộ Y tế mới phát đi thông báo gia hạn sử dụng với 2 lô vaccine nói trên, vị lãnh đạo này không trả lời.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 1/12, UBND TPHCM ban hành kế hoạch tổ chức học tập trực tiếp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Theo đó, UBND TPHCM cho phép các trường thí điểm dạy học trực tiếp từ ngày 13/12 đối với lớp 1, 9, 12 trong 2 tuần.
Riêng đối với huyện Cần Giờ, trường mầm non Thạnh An, tiểu học Thạnh An, THCS - THPT Thạnh An học trực tiếp ở tất cả các khối lớp từ ngày 13/12. Trước đó vào ngày 20/10, huyện Cần Giờ đã cho gần 250 học sinh khối 1, 2, 6, 9, 12 của trường tiểu học Thạnh An và trường THCS – THPT Thạnh An đến trường học tập trực tiếp. Đây là những học sinh đầu tiên của TPHCM được đến trường học tập sau một thời gian dài học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
UBND TP cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục xây dựng và hoàn chỉnh các kế hoạch, phương án phòng chống dịch trước ngày 3/12. Trước khi mở cửa trường, các cơ sở giáo dục phải được Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của TP Thủ Đức và các quận, huyện kiểm tra, thẩm định kế hoạch, phương án phòng chống dịch khi dạy học trực tiếp.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sáng 1-12, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Nghệ An cho biết trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 30-11 đến 6 giờ ngày 1-12), Nghệ An ghi nhận 77 ca dương tính mới với SARS-CoV-2. Trong đó có 15 ca cộng đồng, các trường hợp còn lại nằm trong vùng phong tỏa hoặc đã được cách ly từ trước.
Trong các ca cộng đồng có trường hợp anh P.T.H. (SN 1987), trú khối 17, phường Hà Huy Tập, TP Vinh. Ngày 29-11, anh H. có biểu hiện sốt, đau họng. Ngày 30-11, anh H. đến trạm y tế test nhanh cho kết quả dương tính, sau đó anh H. được lấy mẫu xét nghiệm gửi CDC cho kết quả khẳng định với SARS-CoV-2.
Trường hợp thứ 2 là chị M.T.H. (SN 1992), vợ anh P.T.H. trú cùng địa chỉ. Ngày 30-11, chị H. có biểu hiện đau họng nên đi cùng chồng đến trung tâm y tế test nhanh cho kết quả dương tính. Sau đó chị H. được lấy mẫu xét nghiệm gửi CDC cho kết quả khẳng định dương tính SARS-CoV-2.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trong số 168 ca mắc mới, có 12 trường hợp là người về từ ngoài tỉnh; 97 trường hợp F1 được cách ly tập trung; 5 trường hợp ghi nhận trong khu phong tỏa tại huyện Châu Thành A và 54 ca mắc cộng đồng ghi nhận tại huyện Phụng Hiệp (20), TP Vị Thanh (19), huyện Long Mỹ (7), TP Ngã Bảy (6) và huyện Châu Thành A (2).
Lũy kế đến nay tỉnh Hậu Giang đã ghi nhận 6.223 ca mắc COVID-19; điều trị khỏi 3.159 ca; tử vong tại tỉnh 14 ca; chuyển tuyến điều trị 3 ca (đã tử vong 1 ca; 2 ca đã điều trị khỏi).
Tổng số cách ly tập trung hiện còn 1.222 người; cách ly tại nhà và nơi cư trú 2.931 người; số người được tự theo dõi sức khỏe là 4.579 người.
Tỉnh đã tiêm 1.104.238 liều vắc xin cho 582.952 người (521.286 người đã tiêm đủ 2 mũi; 61.666 người mới tiêm 1 mũi), đạt tỷ lệ 96,10% trên tổng dân số tỉnh Hậu Giang từ 12 tuổi trở lên (606.586 người).
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sáng 1/11, lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cho biết, cơ quan chức năng vừa phát hiện 3 ca nhiễm cộng đồng trên địa bàn huyện này là cô giáo trường tiểu học và 2 con.
Cụ thể, nữ giáo viên bị nhiễm Covid-19 thường trú tại thị trấn Xuân An và đang giảng dạy tại Trường Tiểu học Xuân Mỹ. Sau khi phát hiện nữ giáo viên này nhiễm Covid-19, cơ quan chức năng xét nghiệm người thân trong gia đình và phát hiện 2 con (13 tuổi và 9 tuổi) cùng nhiễm Covid-19.
Sau khi phát hiện 3 ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng chưa rõ nguồn lây nhiễm, cơ quan chức năng đã tiến hành truy vết, xét nghiệm cho hàng trăm người liên quan.
"Bước đầu, cơ quan chức năng đã truy vết đuợc hơn 500 F1 liên quan đến 3 ca nhiễm trong cùng một gia đình này. Từ đêm qua đến nay, cơ quan chức năng cũng đã tiến hành xét nghiệm cho toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh của trường tiểu học Xuân Mỹ nơi nữ giáo viên này công tác với hơn 260 người.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sáng 1/12 nhiều bậc phụ huynh Hà Nội thở phào khi nhận được tin nhắn từ nhà trường thông báo tạm thời hoãn tiêm vắc xin cho học sinh khối 7-8.
Chị L. H có con lớp 8 một trường trên địa bàn Cầu Giấy chìa điện thoại có tin nhắn từ nhà trường với nội dung: "Việc tiêm vắc xin vào thứ Năm này tạm hoãn lại cho đến khi nào có thông báo mới của Sở y tế".
Theo vị phụ huynh này, gia đình luôn mong muốn điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế khi Hà Nội tổ chức tiêm cho trẻ, dù có chút lo lắng nhưng với mong muốn con được đến trường chị cũng đã đồng ý cho con tiêm.
Tuy nhiên mấy ngày gần đây liên tiếp xảy ra tới 3 trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 khiến chị L. H băn khoăn. Đến ngày hôm qua (30/11) thông tin tiếp tục gia hạn thêm 3 tháng khiến người mẹ này lo lắng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã có tính chủ động trong triển khai các phương án, kịch bản phòng, chống dịch trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý đã được nâng cao theo từng cấp độ dịch, sẵn sàng ứng phó với các tình huống phát sinh theo đúng phương châm "3 trước", "4 tại chỗ", tích cực, chủ động, từ xa, từ sớm, từ cơ sở với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Khi có các ca F0 xuất hiện, các địa phương đã nhanh chóng khoanh vùng nhỏ nhất khu vực có nguy cơ và xác định trúng ổ dịch, thần tốc truy vết, xét nghiệm, nhanh chóng bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng.
Thực hiện có hiệu quả mô hình điều trị F0 thể nhẹ, không triệu chứng tại cơ sở, cách ly F1 tại nhà; thí điểm cho F1 là người lao động các doanh nghiệp, trong khu công nghiệp đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid -19 trở lại làm việc bình thường nếu test nhanh âm tính trước mỗi ca làm việc... nhưng vẫn tuân thủ nghiêm ngặt quy định phòng, chống dịch để giữ vững môi trường sản xuất an toàn.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sáng nay 1.12, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Q.Hồng Bàng (TP.Hải Phòng) cho biết, trên địa bàn quận vừa ghi nhận thêm 41 ca dương tính, trong đó có 29 ca ở P.Thượng Lý và 12 ca ở P.Sở Dầu.
Các ca nhiễm mới đều liên quan đến các F0 là công nhân tại công trường xây dựng cao ốc của Tập đoàn Hoàng Huy (tại P.Sở Dầu). Đây là ổ dịch lớn với hơn 100 người đã nhiễm Covid-19.
Những ca nhiễm làm việc ở công trường xây dựng cao ốc của Tập đoàn Hoàng Huy là công nhân từ nhiều tỉnh, thành đến TP.Hải Phòng làm việc thời vụ và ở trọ tại các phường Thượng Lý, Sở Dầu.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Tiến sĩ Vũ Minh Điền, Phó giám đốc Trung tâm Phòng, chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), nhấn mạnh: "Hiện nay chúng ta chưa có những thông tin đầy đủ về biến chủng nCoV mới từ Nam Phi. Do đó, việc các loại vaccine cũ, hay 2 mũi tiêm, còn có hiệu lực với biến chủng này không cần thêm thời gian để đánh giá. Các nhà khoa học trên thế giới cũng đang tiếp tục nghiên cứu để kết luận chính xác".
Theo vị chuyên gia này, Việt Nam vẫn nên tiếp tục tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 như khuyến cáo của nhà sản xuất cho toàn dân. Ông khẳng định đây vẫn là mục tiêu số một.
"Bản thân với biến chủng cũ, các nhà khoa học cũng đã khẳng định hiệu lực của vaccine chỉ kéo dài trong khoảng 6-9 tháng. Do đó, việc tiêm mũi 3 là việc làm cần thiết trong tương lai", ông nói.
Liên quan đến biến chủng mới, Pfizer và AstraZeneca cũng đang nghiên cứu và sản xuất những loại vaccine mới với thành phần gồm nhiều kháng nguyên hơn.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Số ca mắc Covid-19 ở nước ta tiếp tục gia tăng trở lại khi ngày 29/11 cả nước ghi nhận gần 14.000 trường hợp mắc mới. Trong bối cảnh thích ứng an toàn và linh hoạt, vấn đề đặt ra là các tỉnh, thành phố cần khống chế số ca F0 ở mức nào để không quá tải hệ thống y tế, nhất là khi nguy cơ virus biến chủng Omicron hoàn toàn có thể xâm nhập vào nước ta. Phóng viên VOV phỏng vấn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế về vấn đề này.
PV: Ông vừa nhắc tới biến chủng mới Omicron. Vậy Việt Nam cần chuẩn bị đối phó với những biến chủng mới này như thế nào?
PGS.TS Trần Đắc Phu: Chủng Omicron có đột biến gene quá nhiều điểm trên protein gai, bám dính vào tế bào của người để gây bệnh và phá huỷ. Việc sản xuất vaccine cũng dựa chủ yếu vào mã di truyền của protein này nên dự báo là sẽ gây lây lan rất nhanh, vì đột biến do Omicron gây ra gấp đôi so với đột biến của Delta và có thể vô hiệu hóa vaccine. Còn triệu chứng có nặng không thì hiện này chưa được làm rõ. Tất cả những kết luận về chủng mới đang ở phía trước nên phải hết sức cảnh giác với vấn đề này vì số mắc tăng cao thì số ca bệnh nặng sẽ tăng gây quá tải hệ thống y tế, dẫn đến số tử vong cũng sẽ nhiều, cần có phương án kiểm soát tốt nhất, tránh những điều bất ngờ xảy ra./.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo đó, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Với vắc xin Pfizer từ ngày 22/8 đã được Cơ quan quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Cơ quan quản lý dược Châu Âu (EMA) ngày 10/9 thông qua hạn sử dụng từ 6 tháng lên 9 tháng. Có nghĩa 2 lô vắc xin Pfizer 124001 và 123002 nhập về Việt Nam còn hạn sử dụng 3 tháng.
GS.TS Phan Trọng Lân cho biết, việc tăng hạn sử dụng của vắc xin được dựa trên kết quả nghiên cứu độ ổn định theo Hướng dẫn đối với thuốc mới cũng như sản phẩm sinh học. Nghiên cứu được tiến hành trên các dải nhiệt độ bảo quản khác nhau, kết quả cho thấy vắc xin đã có độ ổn định, đảm bảo chất lượng, hạn dùng đến 9 tháng kể từ ngày sản xuất.
Việc gia hạn sử dụng này được áp dụng chung trên toàn cầu và được sử dụng cho tất cả các đối tượng, bao gồm trẻ từ 12 tuổi trở lên. Việc gia hạn này cũng đã được kiểm định khắt khe và đảm bảo chất lượng an toàn, hiệu quả. Các lô vắc xin Pfizer có hạn sử dụng 6 tháng thì tự động tăng hạn dùng lên 9 tháng sau thời gian FDA và EMA phê duyệt trên.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sở Y tế Hà Nội thông tin, từ 18h ngày 29/11 đến 18h ngày 30/11, thành phố ghi nhận 468 ca mắc COVID-19, trong đó, tại cộng đồng có 274 ca. Đây cũng là số ca mắc Covid-19 trong ngày cao kỷ lục của Hà Nội từ trước đến nay. Các ca cộng đồng phân bố tại 116 xã phường thuộc 25/30 quận huyện. Cụ thể, Đông Anh (45); Bắc Từ Liêm (31); Mê Linh (30); Hoài Đức (21); Gia Lâm (18); Sóc Sơn (14); Đống Đa, Cầu Giấy (13); Thanh Oai, Nam Từ Liêm, Quốc Oai (12); Hoàn Kiếm (8); Thanh Trì, Hà Đông (7); Thường Tín (6); Đan Phượng, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai (4); Tây Hồ, Ba Đình (3); Chương Mỹ, Thanh Xuân (2); Ứng Hòa, Sơn Tây, Long Biên (1).
Theo Sở Y tế Bắc Ninh, Từ 6h ngày 28/11 đến 6h ngày 29/11/2021, toàn tỉnh Bắc Ninh ghi nhận 124 ca mắc mới COVID-19. Cụ thể, thành phố Bắc Ninh 31 ca, huyện Thuận Thành 7 ca, huyện Quế Võ 44 ca, huyện Yên Phong 10 ca, huyện Tiên Du 4 ca, thành phố Từ Sơn 9 ca, huyện Gia Bình 12 ca và 7 ca về từ vùng dịch.
UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ ngày 1/12 – 10/12, yêu cầu người dân không ra ngoài sau 21h hàng ngày. Nhiều dịch vụ, cơ sở kinh doanh sẽ phải tạm thời dừng hoạt động như: Dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường, massage, phòng tập thể hình, Yoga, Spa, phòng game, quán bi-a cho đến khi có thông báo mới.
Tạm dừng hoạt động tổ chức tiệc cưới (mời khách) cho đến khi có thông báo mới. Đám hiếu thực hiện theo các cấp độ dịch tại Quyết định số 399 ngày 22/10/2021 của UBND tỉnh Bắc Ninh.
Thông tin được dẫn nguồn từ: