Theo trang thống kê worldometers.info, tính tới hết ngày 29/4, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận 43.239 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó 1.517 ca tử vong.
Singapore vẫn là nước ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 nhất trong 24 giờ qua và là quốc gia có số ca mắc cao nhất Đông Nam Á. Đứng sau Singapore là Indonesia (9.771 ca) và Philippines (8.212 ca).
Lào và Timor-Leste có số ca mắc COVID-19 thấp nhất khối, lần lượt là 19 và 24 ca.
Việt Nam, Campuchia và Brunei không ghi nhận ca bệnh nào trong 24 giờ qua. Các ca mắc ở ba nước này vẫn ở mức dưới 300.
Biểu đồ so sánh ca mắc và tử vong ở ASEAN (số liệu ngày 29/4)
Xem thêm tại đây.
Nhà chức trách Pháp cho biết đã ghi nhận hơn 10 trường hợp trẻ mắc chứng viêm động mạch vành cung cấp máu cho tim. Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran đưa ra thông báo này ngày 29/4, một ngày sau khi giới chức y tế Anh cảnh báo về hội chứng viêm hiếm gặp nghi có liên quan tới virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Xem thêm tại đây.
Công ty dược phẩm Gilead Sciences của Mỹ ngày 29/4 cho biết nghiên cứu về khả năng thuốc remdesivir có thể được sử dụng trong điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã đem lại những kết quả đáng hy vọng.
Theo Gilead Sciences, các "số liệu tích cực" đã xuất hiện trong nghiên cứu của Viện Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ (NIAID) về thuốc thử nghiệm chống virus mang tên remdesivir đối với việc điều trị COVID-19. Công ty này cho biết: "Việc thử nghiệm đã đạt đến điểm cuối quan trọng, và NIAID sẽ cung cấp thông tin chi tiết tại một cuộc họp báo sắp tới".
Xem thêm tại đây.
Ngày 29/4, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen tuyên bố nước này đã kiểm soát được dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và đang từng bước dỡ bỏ các biện pháp hạn chế được triển khai trước đây nhằm ngăn chặn đại dịch.
Xem thêm tại đây.
Ấn Độ ghi nhận thêm 73 ca tử vong, mức tăng cao nhất từ khi dịch bùng phát, nâng tổng số người chết lên 1.007.
Bộ Y tế Ấn Độ hôm nay cho biết nước này phát hiện thêm 1.897, nâng tổng số ca nhiễm lên 31.331. Dù số người chết vì nCoV tại Ấn Độ thấp hơn nhiều so với các vùng dịch khác như Mỹ, các nước Tây Âu và Trung Quốc, hệ thống chăm sóc sức khỏe của nước này lại rất hạn chế. Do đó, sự gia tăng nhanh chóng số ca nhiễm, với trung bình 1.500 trường hợp mỗi ngày trong tuần qua, có thể khiến các bệnh viện công rơi vào tình trạng quá tải.
Xem thêm tại đây.
Đông Nam Á ghi nhận thêm 40 người chết vì nCoV, nâng số ca tử vong toàn khu vực lên 1.517, Singapore vẫn là vùng dịch lớn nhất.
Số ca nhiễm nCoV tại Đông Nam Á tăng thêm 1.370, nâng tổng số ca lên 43.239.
Xem thêm tại đây.
Hai tổ chức tại Việt Nam tặng Mỹ 420.000 khẩu trang y tế để hỗ trợ chống Covid-19.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink hôm nay nhận 120.000 khẩu trang y tế từ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và 300.000 chiếc từ Hội Cựu du học sinh Việt -Mỹ (VUSAC) tại Hà Nội.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink (trái) tiếp nhận quà tặng từ đại diện Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tại Hà Nội ngày 29/4. Ảnh: ĐSQ Mỹ.
Xem thêm tại VnExpress.
Phát biểu tại cuộc họp nội các trực tuyến, ông Rouhani cho biết do không thể chắc chắn khi nào dịch bệnh sẽ kết thúc nên quốc gia này đang chuẩn bị cho việc nối lại các hoạt động bình thường. Theo ông, việc tuân thủ các chỉ dẫn y tế là cần thiết nhưng các hoạt động làm việc và sản xuất cũng rất thiết yếu.
Những phát biểu trên được đưa ra khi Bộ Y tế Iran thông báo thêm 80 ca tử vong mới, nâng tổng số ca tử vong lên 5.957 ca. Trong khi đó, quốc gia này ghi nhận thêm 1.073 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ qua, nâng tổng ca nhiễm lên 93.657 ca.
Xem thêm tại đây.
Ngày 29/4, Nga đã gia hạn lệnh cấm người nước ngoài nhập cảnh, nhằm kiềm chế sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong bối cảnh nước này ghi nhận số ca nhiễm mới tăng mạnh.
Xem thêm tại đây.
Người phát ngôn Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc Mễ Phong ngày 29/4 cho biết nước này sẽ tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại các cửa khẩu hàng không và trên bộ.
Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn trên nhấn mạnh, nhằm ngăn chặn các ca lây nhiễm từ bên ngoài, Trung Quốc sẽ tăng cường việc xét nghiệm, điều tra dịch tễ, cách ly tập trung và điều trị y tế tại các cửa khẩu. Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tăng nhanh tại một số nước đang thách thức các nỗ lực của Trung Quốc nhằm ngăn chặn các ca lây nhiễm từ bên ngoài.
Xem thêm tại đây.
Theo Bộ Y tế Philippines, trong 24 giờ qua nước này ghi nhận thêm 254 ca mắc COVID-19 và 28 trường hợp tử vong. Như vậy, nước này ghi nhận tổng cộng 8.212 ca mắc COVID-19, trong đó có 558 người tử vong.
Ảnh: AFP/TTXVN
Trong 24 giờ qua, Singapore cũng ghi nhận thêm 690 ca mắc COVID-19, đưa tổng số ca mắc bệnh tại nước này lên 15.641. Hiện Singapore là quốc gia có số người mắc COVID-19 cao nhất tại khu vực Đông Nam Á.
Cũng trong ngày 29/4, Indonesia thông báo ghi nhận thêm 260 ca mắc COVID-19. Tính đến nay, tổng số người mắc COVID-19 tại Indonesia là 9.771, trong đó có 784 trường hợp tử vong. Quốc gia Đông Nam Á này đã xét nghiệm hơn 67.700 người.
Bộ Y tế Malaysia xác nhận trong 24 giờ qua nước này có thêm 94 trường hợp mắc COVID-19, đưa tổng số người mắc bệnh tại nước này lên 5.945. Số ca tử vong hiện vẫn là 100.
Thái Lan xác nhận thêm 9 ca nhiễm, nhưng không có thêm trường hợp tử vong nào. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp Thái Lan ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày ở mức 1 con số. Tính đến nay, Thái Lan đã ghi nhận tổng cộng 2.947 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó có 54 trường hợp tử vong.
Xem thêm tại TTXVN.
Quan chức Bộ Y tế Indonesia Achmad Yurianto cho biết, nước này ngày 29/4 đã ghi nhận thêm 260 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc ở quốc đảo Đông Nam Á này lên thành 9.771 người. Indonesia cũng có thêm 11 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 784 người, trong khi 1.391 bệnh nhân đã hồi phục.
Trong khi đó, Quân đội Indonesia (TNI) chuẩn bị ứng phó với mọi bất ổn xã hội tiềm tàng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã buộc hàng loạt doanh nghiệp ngừng hoạt động và khiến hàng triệu người mất việc.
Xem thêm tại Vietnam+.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), tính đến hết ngày 28/4, Hàn Quốc đã có tổng cộng 277 bệnh nhân COVID-19 sau khi bình phục vẫn có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Theo các chuyên gia y tế Hàn Quốc, các trường hợp được cho là tái nhiễm nêu trên vẫn còn xác virus trong cơ thể họ và xuất hiện trên các dụng cụ xét nghiệm nhanh.
Hàn Quốc hiện sử dụng xét nghiệm phản ứng sao chép chuỗi polymerase ngược (PCR) đối với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 bằng cách truy dấu gene di truyền (RNA) của virus trong mẫu bệnh phẩm lấy từ bệnh nhân.
Các chuyên gia cho biết xét nghiệm PCR này nhạy đến mức có thể phát hiện một lượng nhỏ RNA từ một tế bào, kể cả sau khi người bệnh đã bình phục.
Xem thêm tại TTXVN.
Theo Ban điều hành về kiểm soát và ngăn ngừa dịch Covid-19 của Nga, trong vòng 24 giờ qua, số ca mắc mới tại nước này đã tăng thêm 5.841, nâng tổng số người mắc bệnh lên 99.399 ở 85 khu vực.
Ảnh: Rianovosti
Trong các trường hợp mắc bệnh ở Nga, đã có 10.286 người được chữa khỏi, 972 người tử vong. Đáng chú ý là tốc độ tăng số lượng người nhiễm bệnh đã thấp nhất kể từ đầu tháng 3 (6,24%).
Xem thêm tại VOV.
Peru ghi nhận hàng nghìn ca nhiễm Covid-19 mỗi ngày và là vùng dịch lớn thứ hai Mỹ Latinh. Hôm nay, Bộ Y tế nước này thông báo thêm 2.491 trường hợp nhiễm bệnh, tăng mạnh so với 1.182 ca một ngày trước đó. Trong 9 ngày qua, tổng ca nhiễm Covid-19 ở Peru đã tăng gần gấp đôi, lên 31.190.
Nước này hiện ghi nhận 854 người tử vong, tăng 72 trường hợp trong 24 giờ qua. 9.179 người đã bình phục, trong khi 600 người đang trong tình trạng nguy kịch.
Xem thêm tại VnExpress.
Bộ Y tế Ấn Độ cho biết, với 1.897 ca dương tính và 73 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua, tổng số ca mắc Covid-19 đã tăng lên hơn 31.300 ca trong khi số ca tử vong là hơn 1.000 người.
Xem thêm tại VOV.
Singapore báo cáo thêm 690 ca nhiễm, đưa tổng số lên 15.641, tiếp tục là vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á. Trong số ca nhiễm mới, chỉ 6 người là công dân Singapore và thường trú nhân, còn lại là lao động nhập cư sống trong các ký túc xá.
14 người đã tử vong trong khi 1.128 bệnh nhân đã hồi phục và được xuất viện. Khoảng 3,9%, tương đương 12.694 trong tổng số 323.000 lao động nhập cư sống trong ký túc xá, dương tính với virus SARS-2-nCoV.
Lao động nhập cư trong ký túc xá ở Singapore hôm 28/4. Ảnh: Straits Times.
Xem thêm tại VnExpress.
Viện Robert Koch (RKI), cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Đức, hôm nay cho biết nước này ghi nhận thêm 1.304 ca nhiễm mới Covid-19 và 202 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong do dịch bệnh ở nước này lần lượt lên 157.641 và 6.115. Đức là vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, lần lượt sau Mỹ, Tây Ban Nha, Italy, Pháp và Anh.
Xem thêm tại VnExpress.
Hơn 100 năm đã qua kể từ khi trải qua đại dịch đầu tiên trong đời năm 1918, bà Angelina Friedman nay lại được chẩn đoán mắc Covid-19.
Bà Friedman sống trong một viện dưỡng lão ở hạt Westchester, tương đối gần với thành phố New York - tâm chấn dịch Covid-19 tại Mỹ. Các bác sĩ đã giữ bà Friedman ở bệnh viện 1 tuần trước khi bà trở về viện dưỡng lão và tự cách ly trong phòng. Sau vài tuần sốt, bà đã cho kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 vào tuần trước. Trước đó, cụ bà còn chiến thắng bệnh ung thư.
Xem thêm tại VOV.
Đài Al Jazeera hôm 28-4 dẫn thống kê của Cơ quan điều tra quốc gia Iran cho biết ngộ độc methanol đã giết chết 728 người Iran trong khoảng thời gian từ ngày 20-2 đến ngày 7-4-2020. Các nạn nhân lầm tưởng chất độc hại này có thể chữa được Covid-19.
Xem thêm tại Người Lao Động.
Một chuyên gia y tế Mỹ cho biết 3 bệnh nhi mắc COVID-19 ở nước này đang được điều trị về một hội chứng viêm nhiễm hiếm gặp, tương tự những trường hợp đang gây lo ngại cho giới y tế tại Anh, Italy và Tây Ban Nha.
Các em đều bị sốt, có hiện tượng viêm ở tim và ruột. Giáo sư Mark Gorelik-một chuyên gia về thấp khớp và miễn dịch nhi khoa, cho biết ông đã được yêu cầu đến trung tâm trên để xét nghiệm các trường hợp trên, nhằm đánh giá khả năng các em nhỏ này có mắc hội chứng Kawasaki hay không.
Hội chứng Kawasaki, được đặt tên theo tên một bác sĩ nhi khoa người Nhật Bản, là bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi gây sốt cấp tính kèm phát ban toàn thân và viêm động mạch vành cung cấp máu cho tim.
Xem thêm tại TTXVN/Vietnam+.
Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt ngày 29/4 cho biết nước này đã có 10 triệu bộ xét nghiệm virus SARS-CoV-2 để phục vụ kế hoạch mở rộng xét nghiệm, trong đó có cả những người chưa có triệu chứng nhiễm bệnh. Theo Chính phủ Australia, công tác xét nghiệm trên diện rộng đóng vai trò quan trọng để cho phép nước này nới lỏng các biện pháp hạn chế và mở cửa trở lại các khu vực kinh tế vốn bị đóng cửa do đại dịch.
Xem thêm tại TTXVN.
Hàng trăm tín đồ Hồi giáo quỳ gối sát nhau dự lễ cầu nguyện Ramadan ở thánh đường Baiturrahman, Indonesia, bất chấp nỗi lo sợ Covid-19.
Họ rửa tay để hạn chế lây nhiễm virus trước khi bắt đầu cầu nguyện tại thánh đường Baiturrahman Grand, thủ phủ Banda Aceh của tỉnh Aceh hôm 28/4. Họ đeo khẩu trang khi đến, nhưng sau đó tháo ra khi hành lễ. Một số người mang theo thảm riêng, do thánh đường đã cất hết thảm cầu nguyện vào tháng trước.
Các tín đồ Hồi giáo cầu nguyện ở thánh đường tại Lhokseumawe, tỉnh Aceh, Indonesia, hôm 28/4. Ảnh: AP
Xem thêm tại VnExpress.
Tại Mỹ Latinh và châu Phi, số ca nhiễm mới tiếp tục tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trung bình toàn cầu. Brazil, quốc gia Nam Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19, ghi nhận hơn 5.000 ca tử vong, chính thức vượt số người chết do dịch bệnh này tại Trung Quốc. Tính đến ngày 28/4, Brazil ghi nhận tổng cộng hơn 73.000 ca mắc bệnh.
Trong khi đó, châu Phi đã ghi nhận khoảng 36.000 ca mắc bệnh, trong đó hơn 40% số ca tập trung ở Bắc Phi. Dịch bắt đầu bùng phát mạnh tại các nước như Morocco, Ai Cập, Algeria.
Xem thêm tại Dân Trí.
Chuỗi cung ứng sản phẩm tránh thai bị gián đoạn do dịch Covid-19 sẽ khiến khoảng 47 triệu phụ nữ thiếu biện pháp tránh thai, dẫn đến 7 triệu ca mang thai ngoài ý muốn , theo hãng tin DPA ngày 28.4 dẫn nguồn từ Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc.
Số liệu phân tích cũng cho thấy nếu các lệnh phong tỏa kéo dài đến 6 tháng, trên thế giới sẽ có khoảng 31 triệu trường hợp bạo hành gia đình.
Xem thêm tại Thanh Niên.
Giữa lúc dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp, người vô gia cư ở New York, Mỹ đã biến những toa tàu điện ngầm thành nơi tá túc. Thống đốc New York đã dùng từ "khủng khiếp" để mô tả về tình trạng này.
Ảnh: NY Daily News
Ông Cuomo không nêu rõ phương án nào sẽ được thực hiện nhưng trong một bài trả lời phỏng vấn sau đó, ông nhấn mạnh rằng cơ quan giao thông vận tải đô thị New York, đơn vị vận hành tàu điện ngầm, cần "có biện pháp quyết liệt ngay lúc này".
Xem thêm tại Dân Trí.
Một bác sĩ trẻ người Indonesia đã tử vong vì Covid-19 khi đang chuẩn bị cho đám cưới.
Bác sĩ Michael Robert Marampe và vợ chưa cưới Tri Novia Septiani (Ảnh: Instagram/@mikemarampe)
Một tuần trước khi qua đời vì Covid-19 hôm 25/4, bác sĩ Michael Robert Marampe đã đăng một video lên tài khoản Instagram, thông báo với những người theo dõi rằng anh là "một trong những nạn nhân của Covid-19" tại Indonesia.
Cùng ngày, Michael cũng đăng một bức ảnh chụp cùng vợ chưa cưới, người luôn bên cạnh ủng hộ anh trong suốt 8 năm qua.
Xem thêm tại Dân Trí.
Trong tháng này, các nhà khoa học Trung Quốc đã phải dừng hai công trình nghiên cứu vốn trước đây được kỳ vọng là sẽ xác định được công dụng của thuốc điều trị do tập đoàn Gilead Science sản xuất. Nguyên nhân là do nhóm nghiên cứu không tìm được đủ số bệnh nhân tham gia thử nghiệm khi dịch đã qua đỉnh. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu ở Gilead và nhiều nơi khác lại đang chọn giải pháp bỏ các công cụ tiêu chuẩn như giả dược để đẩy nhanh thử nghiệm dù biết rằng điều này có thể sẽ phải hy sinh quy trình nghiêm ngặt.
Thách thức lớn nhất hiện nay chính là tìm đủ bệnh nhân trước khi tốc độ lây nhiễm giảm nhờ các biện pháp giãn cách xã hội. Chính việc thiếu bệnh nhân đồng ý tham gia thử nghiệm đã hủy hoại các nỗ lực phát triển vắc-xin và thuốc trị bệnh trong các đợt dịch trước đây, như dịch Ebola ở Tây Phi.
Xem thêm tại TTXVN.
Ngày 29/4, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo, Trung Quốc đại lục ghi nhận thêm 22 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và không có thêm ca tử vong nào trong ngày 28/4. Như vậy, tính đến hết ngày 28/4, tổng số ca mắc COVID-19 tại Trung Quốc đại lục là 82.858 ca, trong đó có 4.633 ca tử vong và 77.578 bệnh nhân khỏi bệnh đã được xuất viện.
Cùng ngày, Hàn Quốc thông báo nước này ghi nhận thêm 9 ca nhiễm mới và 2 ca tử vong trong 24 giờ qua. Như vậy, tính đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 ở Hàn Quốc là 10.761 ca và 246 ca tử vong.
Xem thêm tại TTXVN.
"Chúng ta sẽ tăng cường xét nghiệm virus corona, tăng gấp nhiều lần trong tương lai gần", Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tại họp báo ở Nhà Trắng hôm 28/4 khi được hỏi liệu ông có tự tin Mỹ có thể tiến hành 5 triệu xét nghiệm/ngày.
Tuyên bố được Trump đưa ra sau khi Đại học Harvard công bố một nghiên cứu khuyến nghị Mỹ cần tiến hành ít nhất 5 triệu xét nghiệm/ngày vào tháng 6 để có thể sớm mở cửa trở lại kinh tế.
Xem thêm tại VnExpress.
Kỳ nghỉ đông dài nhất từ trước đến nay đối với học sinh tiểu học của Hàng Châu đã kết thúc vào tuần này, khi các lớp 1 đến lớp 3 trở lại lớp học. Một trường học trong thành phố, Trường tiểu học Yangzheng, đã giao cho học sinh của mình một bài tập độc đáo: trang trí cho những chiếc 'mũ giãn cách xã hội' của riêng mình và đeo chúng đến trường học mỗi ngày.
Ảnh: Zhejiang Daily
Xem thêm tại Tiền Phong.
Các nhà khoa học tại Đại học Queensland, Australia ngày hôm nay (29/4) cho biết, kết quả thử nghiệm sơ bộ đối với một loại vaccine Covid-19 được phát triển dựa trên công nghệ kẹp phân tử là rất hứa hẹn. Sau một số thử nghiệm lâm sàng được thực hiện trên động vật, loại vaccine này đã tạo ra một lượng kháng thể cao hơn so với số kháng thể của các bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh Covid-19.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Queensland tin tưởng rằng loại vaccine đang được phát triển này có hiệu quả ngăn ngừa bệnh Covid-19 và bước thử nghiệm trên người có thể sẽ được thực hiện trong 6 tháng tới.
Giáo sư Paul Young, đồng trưởng nhóm phát triển vaccine Covid-19 tại Đại học Queensland. Nguồn Đại học Queensland.
Xem thêm tại VOV.
Bộ Y tế Brazil hôm 28/4 cho biết nước này ghi nhận thêm 5.385 ca nhiễm và 474 ca tử vong do Covid-19, nâng số ca nhiễm và ca tử vong lên lần lượt 71.886 và 5.107. Trung Quốc, nơi dịch bệnh khởi phát trước khi lan ra toàn cầu, hiện ghi nhận hơn 4.600 ca tử vong.
Nhân viên y tế Brazil di chuyển thi thể bệnh nhân Covid-19 vào nhà xác bệnh viện Joao Lucio ở bang Amazonas hôm 21/4. Ảnh: AFP.
Theo Bộ Y tế Brazil, số người chết có thể cao hơn thống kê chính thức do nguyên nhân tử vong của 1.156 người đang được điều tra. Brazil là quốc gia Nam Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do Covid-19.
Xem thêm tại VnExpress.
Bác sỹ Lorna Breen, Giám đốc chuyên môn khoa cấp cứu bệnh viện New York-Presbytarian Allen Hospital, đã tử vong tại Charlottesville thuộc bang Virginia. Đây là một trong những bác sỹ có tiếng ở thành phố New York trên tuyến đầu chống Covid-19.
Bác sỹ Lorna Breen. Ảnh: AP
Trong thông báo chính thức, RaShall Brackney, Cảnh sát trưởng Charlottesville, cho rằng các y, bác sỹ ở tuyến đầu và những người ứng phó đầu tiên cũng không miễn dịch đối với các ảnh hưởng về tâm lý và thể xác do Covid-19 gây ra.
Xem thêm tại VOV.
Theo con số được nhà chức trách Anh công bố trong ngày 28/4, trong thời gian từ ngày 10-24/4, đã có 4.343 người Anh thiệt mạng vì dịch Covid-19 tại các nhà dưỡng lão.
Như vậy, từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, nước Anh đã có 5.386 ca tử vong tại các nhà dưỡng lão. Cộng thêm 21.678 ca tử vong trong hệ thống bệnh viện, trên thực tế nước Anh hiện đã có trên 27.000 người thiệt mạng vì Covid-19, cao hơn cả Italy, Tây Ban Nha và Pháp.
Xem thêm tại VOV.
Theo đó, giai đoạn 1 sẽ kết thúc trong tuần này và từ đầu tuần sau, Tây Ban Nha sẽ bước vào giai đoạn 2. Kể từ ngày 4/5, Tây Ban Nha sẽ cho mở lại các tiệm cắt tóc, các quán ăn bán đồ mang đi.
Từ ngày 11/5, các quán bar ngoài trời được mở trở lại nhưng chỉ được phép đón 1/3 số lượng khách thông thường. Các hoạt động tụ tập và hội ngộ gia đình được phép tổ chức nhưng phải hạn chế số lượng.
Theo ông Pedro Sanchez, tuy mỗi vùng tại Tây Ban Nha sẽ thực thi các biện pháp này với tốc độ khác nhau nhưng mục tiêu là đến cuối tháng 6, toàn bộ đất nước Tây Ban Nha sẽ trở lại cuộc sống bình thường.
Xem thêm tại VOV.
Giáo sư Lothar Wieler, Chủ tịch Viện Robert Koch, cơ quan kiểm soát dịch bệnh liên bang Đức, cho biết, tốc độ lây nhiễm của dịch Covid-19 tại nước này đang có chiều hướng gia tăng trở lại một cách đáng lo ngại.
Từ đầu tuần này, nước Đức đã nới lỏng một loạt các biện pháp hạn chế, cho phép người dân ra đường nhiều hơn cũng như mở lại nhiều hoạt động kinh tế. Tất cả các bang tại Đức cũng đã bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang nơi công cộng.
Xem thêm tại VOV.
Theo Tổng thống Putin, mặc dù Nga đã cố gắng làm chậm sự lây lan của dịch bệnh, tình hình vẫn vô cùng khó khăn. Hiện nay, Nga đang bước sang một giai đoạn mới, căng thẳng nhất của cuộc chiến chống lại dịch bệnh. Rủi ro lây nhiễm cao, mối đe dọa, nguy cơ tử vong của virus vẫn còn, đỉnh dịch vẫn chưa diễn ra. Do đó, ông Putin tuyên bố sẽ kéo dài các biện pháp hạn chế đến ngày 11/5.
Xem thêm tại VOV.
Chỉ vài ngày sau khi Chính phủ bắt đầu cung cấp hai khẩu trang có thể tái sử dụng tới mỗi hộ gia đình với tổng chi phí lên tới 430 triệu USD, đã xuất hiện nhiều lời phàn nàn về sản phẩm lỗi, đặc biệt từ những phụ nữ mang thai.
Nhân viên bưu điện phát khẩu trang cho từng hộ gia đình theo chương trình của chính phủ nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Ảnh: Kyodo
Đài truyền hình NHK đưa tin, tính đến ngày 28/4, số khẩu trang bị lỗi được phân phát đến các phụ nữ mang thai đã tăng lên 300.000 trên tổng số 500.000 chiếc.
Phát biểu tại họp báo, Bộ trưởng Y tế Katsunobu Kato khẳng định sẽ xác minh lại độ an toàn của tất cả các khẩu trang.
Xem thêm tại TTXVN.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 28/4 cho biết nước này đang cân nhắc xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đối với hành khách trên các chuyến bay quốc tế đến từ những điểm nóng của đại dịch COVID-19 hiện nay. Cũng theo Tổng thống Mỹ, Brazil là một trong những quốc gia "sẽ được xếp hạng" điểm nóng.
Xem thêm tại TTXVN.
Giám đốc khu vực Đông Địa Trung Hải của WHO Ahmed al-Mandhari cho rằng "cuộc chiến đã trở nên thách thức hơn với sự xuất hiện của virus SARS-CoV-2 ở nhiều nước như Syria, Libya và Yemen".
Theo ông al-Mandhari, nhiều năm hỗn loạn và xung đột đã hủy hoại cơ sở hạ tầng y tế ở những nước này, khiến những người dân vốn đã chịu nhiều tổn thương dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm khi họ phải đương đầu với những khó khăn, hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản.
Xem thêm tại TTXVN.
Ngày 28/4, Hạ viện Séc đã thông qua quyết định cho phép chính phủ kéo dài tình trạng khẩn cấp đến ngày 17/5 để ứng phó với dịch COVID-19. Tính đến ngày 28/4, Séc đã ghi nhận 7.486 ca mắc COVID-19, trong đó 225 trường hợp tử vong và 2.942 người được điều trị bình phục.
Xem thêm tại TTXVN.
Số người nhập viện vì nhiễm COVID-19 trong 3 ngày liên tiếp vừa qua tại New York đã xuống thấp dưới 1.000 người, mức thấp nhất kể từ ngày 24/3.
Thống đốc New York Andrew Cuomo ngày 28/4 cho biết ông sẽ cho phép mở lại hoạt động ở những khu vực mà tình trạng dịch bệnh ít nghiêm trọng hơn so với thành phố New York, tâm dịch của bang.
Xem thêm tại đây.
Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 29/4 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu là 3.133.100, trong đó có 217.389 người tử vong. Đại dịch nhìn chung tiếp tục xu thế giảm ở nhiều nước, ngoại trừ Mỹ, nơi vẫn ghi nhận khoảng 2.000 người tử vong mỗi ngày.
Bệnh nhân nhiễm COVID-19 được chuyển tới bệnh viện ở Washington D.C, Mỹ, ngày 27/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Cụ thể, Mỹ trong 24 giờ qua đã ghi nhận 22.660 ca mắc bệnh và 2.108 người tử vong, qua đó nâng tổng số ca mắc bệnh và tử vong vì dịch COVID-19 tại nước này lên lần lượt 1.033.016 và 58.905 trường hợp. Như vậy, Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới có số người mắc COVID-19 vượt quá 1 triệu ca, bỏ xa quốc gia đứng thứ hai là Tây Ban Nha (232.128 ca bệnh).
Xem thêm tại đây.