Theo Sở Y tế, thực hiện chỉ đạo của UBND TP tại văn bản số 8043 ngày 26-10 về tham mưu triển khai thực hiện Nghị quyết số 128 của Chính phủ, Sở Y tế đã tổ chức họp chuyên gia y tế để lấy ý kiến về các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 theo phân công của UBND TP.
Theo đó, Sở Y tế đề xuất UBND TP.HCM cho phép mở lại 4 hoạt động theo Nghị quyết 128, gồm:
- Hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời.
- Vũ trường, karaoke, massage, quán bar, internet, trò chơi điện tử, làm đẹp và các cơ sở khác do địa phương quyết định.
- Cơ sở làm tóc (bao gồm cắt tóc).
- Hoạt động bán hàng rong, vé số dạo...
Theo từng loại hình hoạt động sẽ có từng biện pháp cụ thể theo từng cấp độ (có 4 cấp độ). Trong đó có quy định rõ số lượng người tập trung, tình trạng tiêm vắc xin phòng COVID-19 hoặc kết quả xét nghiệm COVID-19, từng nhiễm COVID-19 đã khỏi bệnh...
Riêng hoạt động cửa hàng dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao và bán hàng rong, vé số dạo sẽ ngừng hoạt động nếu ở dịch ở cấp 4.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, đến 18h ngày 28-10, toàn tỉnh Phú Thọ ghi nhận 81 ca mắc COVID-19 mới trong vòng 24 giờ qua. Đây là số ca mắc nhiều nhất trong ngày kể từ khi dịch bùng phát tại Phú Thọ. Trong đó có 62 ca trong khu cách ly, khoanh vùng quản lý và 19 ca cộng đồng.
Đáng chú ý trong số các ca cộng đồng có 10 ca là nhân viên nhà hàng Hoàng Thủy (chuyên cung cấp suất ăn cho nhà máy, liên hoan và tổ chức sự kiện ở Khu công nghiệp Thụy Vân, thành phố Việt Trì); 6 ca là công nhân Công ty điện tử Sơn Nam (Khu công nghiệp Thụy Vân). Do đó, nguy cơ lây lan dịch bệnh trong khu công nghiệp là rất lớn.
Đến nay tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của tỉnh Phú Thọ đã ghi nhận hơn 100 ca mắc COVID-19 (chủ yếu ở Khu công nghiệp Thụy Vân).
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Tối 28-10, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Nam, cho biết trong ngày, tại địa phương này có 129 ca Covid-19 mới.
Trong đó, 116 ca bệnh tại huyện Nam Trà My; 2 ca bệnh tại thôn Cà Lai, xã Cà Dy, huyện Nam Giang (là học sinh Trường Tiểu học Cà Dy, liên quan đến đến các ca bệnh và ổ dịch cùng địa điểm, phát hiện từ ngày 26-10).
5 ca bệnh tại xã Điện Thắng Bắc, thị xã Điện Bàn (1 ca tại Bồ Mưng 1; 4 ca tại Viêm Tây 1) - là người nhà của ca bệnh cộng đồng công bố ngày 24-10, đã được giám sát, cách ly.
1 ca bệnh về từ TP HCM tại thôn Vĩnh Nam (xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên) - là chồng của ca bệnh đang điều tra nguồn lây tại phường Cẩm Châu, TP Hội An.
4 ca bệnh tại xã Tam Sơn, huyện Núi Thành, về từ tỉnh Bình Dương, đã được giám sát cách ly tập trung ngay khi về địa phương.
1 ca bệnh tại xã Tiên Cẩm, huyện Tiên Phước, lấy mẫu xét nghiệm lần 2 sau khi hoàn thành cách ly tại nhà 14 ngày.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 28/10, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, địa phương vừa ghi nhận 4 trường hợp dương tính SARS-CoV-2. Đó là chị Đ.T.H. (30 tuổi), cùng 2 con, 4 và 2 tuổi, trú tại phường Tiền Châu, TP Phúc Yên. Chị H. là công nhân Công ty INOAC (KCN Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội).
Chị H. từng tiếp xúc với bệnh nhân mắc COVID-19 tại huyện Mê Linh; đã được cách ly tại công ty. Ngày 27/10, xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2; tiền sử chưa tiêm vaccine phòng COVID-19.
Trường hợp 4 là người đàn ông 63 tuổi, địa chỉ thôn Thành Công, xã Lãng Công, huyện Sông Lô.
Người này tiếp xúc với bệnh nhân mắc COVID-19 tại huyện Sông Lô, đã được cách ly y tế tập trung, ngày 27/10 xét nghiệm khẳng định dương tính với SARS-CoV-2 do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện; tiền sử chưa tiêm vaccine phòng COVID-19.
Cả 4 bệnh nhân trên đã được chuyển Bệnh viện dã chiến tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục cách ly y tế và điều trị.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo, từ 18h ngày 27/10 đến 18h ngày 28/10, Hà Nội ghi nhận 33 ca mắc Covid-19, trong đó có 11 ca ngoài cộng đồng, 11 ca ở khu cách và 11 ca tại khu phong tỏa.
Các ca bệnh phân bố theo quận, huyện: Quốc Oai (12), Mê Linh (9), Hoàng Mai (3), Đống Đa (2), Nam Từ Liêm (2), Long Biên (1), Đông Anh (1), Gia Lâm (1), Bắc Từ Liêm (1), Hà Đông (1) theo các chùm ca bệnh: Chùm liên quan ổ dịch tại Sài Sơn, Thị trân Quốc Oai (13), Chùm liên quan ổ dịch Bạch Trữ, Tiến Thắng (9), Chùm liên quan ổ dịch Trần Quang Diệu – Ô Chợ Dừa (5), Chùm ho sốt thứ phát (5), Chùm liên quan đến các tỉnh có dịch (1).
Chiều 28/10, ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, cho biết vừa trình dự thảo phương án đón khách du lịch quốc tế đến tỉnh Quảng Nam để UBND tỉnh ký ban hành.
Theo dự thảo, lộ trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Quảng Nam sẽ được thực hiện trong 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1 từ tháng 11/2021, thí điểm đón khách quốc tế theo các chương trình du lịch trọn gói thông qua các chuyến bay thuê bao chuyến và chuyến bay thương mại tại các khu vực, cơ sở dịch vụ du lịch được lựa chọn.
Tỉnh Quảng Nam lựa chọn các khu, điểm du lịch và cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch phục vụ đón khách quốc tế gồm: Phố cổ Hội An; Khu đền tháp Mỹ Sơn; Khu nghỉ dưỡng phức hợp Hoiana (Casino, sân golf,); Khu nghỉ dưỡng TUI BLUE Nam Hội An; Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An; VinWonders Nam Hội An (Khu vui chơi); Vinpearl Golf Nam Hội An (sân golf) và một số đơn vị vận chuyển. Khách du lịch khi đến Quảng Nam có thể tham gia các chương trình du lịch kết hợp sử dụng dịch vụ tại các khu, điểm và các đơn vị đã được lựa chọn phục vụ.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Chiều 28/10, Ban Chỉ đạo Phòng chống Covid-19 TP. Đà Nẵng cho biết trên địa bàn vừa ghi nhận 4 ca Covid-19. Trong đó có 2 ca là F1 - đã được cách ly tập trung, 1 ca cộng đồng, 1 ca là người về từ TP.HCM.
Ca cộng đồng là bệnh nhân V.T.H (trú phường Nam Dương, quận Hải Châu) - là dân quân thường trực tại Ban Chỉ huy quân sự phường Nam Dương. Người này có tham gia trực chốt tại khu phong tỏa K106 Huỳnh Thúc Kháng. Tại chốt trực, bệnh nhân từng tiếp xúc với F0 liên quan chuỗi lây nhiễm của bệnh nhân N.V.A (trú 259 Lê Duẩn - phường Tân Chính, quận Thanh Khê - về từ TP.HCM).
Bệnh nhân đã được tiêm 2 mũi vắc-xin AstraZeneca vào các ngày 13/8 và 8/10. Vào các ngày 20, 23 và 24/10, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm cho đối tượng cán bộ phục vụ phòng chống dịch, cả 3 lần đều có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Sáng 28/10, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Gia Lai thông tin, tính từ ngày 27/10 đến 9h ngày 28/10, tỉnh đã lấy mẫu xét nghiệm cho 5.499 người.
Trong đó, có 61 mẫu gộp nghi ngờ nhiễm bệnh, đang chờ kết quả xét nghiệm khẳng định và ghi nhận 66 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Tỉnh này cũng phát hiện 5 trường hợp tái dương tính là người đi từ vùng dịch về tỉnh Gia Lai.
Năm trường hợp tái dương tính gồm: 1 trường hợp cách ly tại nhà ở huyện Chư Prông, 2 trường hợp đang cách ly tại nhà ở huyện Ia Pa, 2 trường hợp cách ly tại nhà ở huyện Chư Pưh.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 28/10, Báo Kinh Tế & Đô Thị phối hợp với CDC Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm, giao lưu trực tuyến với chủ đề: "Giải đáp băn khoăn việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em".
Tại tọa đàm, Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết, Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các địa phương căn cứ vào tình hình dịch và nguồn cung ứng vắc xin, tổ chức tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi theo lộ trình.
Tại Hà Nội, thành phố đang rà soát thống kê số lượng trẻ trên địa bàn cần tiêm vắc xin và xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi.
Công tác chuẩn bị và triển khai tiêm chủng cho đối tượng này sẽ đặc biệt khó khăn, do số lượng người nhà buộc phải đi cùng trẻ khi tiêm, cũng như những tâm lý lo sợ điển hình ở trẻ, như hiệu ứng dây chuyền, hiệu ứng blouse trắng…
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trao đổi với Tiền Phong, Sở Y tế TP. Đà Nẵng cho hay thành phố sẽ tiến hành tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 102.225 trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi.
Trong đó trẻ từ 12 đến dưới 15 tuổi có 53.025 em; từ 15 đến dưới 18 có 49.200 em. Thời gian bắt đầu tiêm từ đầu tháng 11. Dự kiến các em sẽ được tiêm vắc xin Pfizer.
Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến yêu cầu Trung tâm kiểm soát bệnh tật sau khi được tập huấn tiêm vắc xin cho trẻ tiến hành tổ chức tập huấn lại cho các đơn vị, và khẩn trương triển khai các điểm tiêm. Đồng thời lưu ý trong quá trình tiêm chủng, học sinh trường nào tiêm thì phải có giáo viên trường đó tại điểm tiêm để hỗ trợ cho các em.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trao đổi với Zing sáng 28/10, ông Nguyễn Thành Danh, Trưởng phòng Y tế huyện Củ Chi, cho biết trong ngày đầu triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi trên địa bàn huyện, tổng cộng khoảng 1.400 trẻ được tiêm chủng.
"Dự kiến ban đầu, số lượng trẻ tiêm hôm qua chỉ khoảng 1.286, tuy nhiên, sau khi tiêm xong thấy còn vắng nên chúng tôi gọi thêm phụ huynh đưa các em đến tiêm vaccine. Tất cả điểm tiêm chủng hôm qua và sáng nay đều ổn định, trật tự, an toàn", bác sĩ Danh nói.
Trưởng phòng Y tế huyện Củ Chi cho biết trong ngày tiêm chủng hôm qua, tất cả học sinh khối 12 đều nghe theo chỉ dẫn của giáo viên, nhân viên y tế. Các em sau khi tiêm xong đều ổn định sức khỏe, không có trường hợp phản ứng phản vệ.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Tối 27 và sáng 28/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam công bố thêm 19 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 (9 F0 ghi nhận qua sàng lọc y tế).
Luỹ kế từ chiều 19/9 khi bùng phát dịch đến sáng 28/10, toàn tỉnh Hà Nam ghi nhận 886 ca bệnh đã được Bộ Y tế cấp mã.
Trong số đó, có 56 ca dương tính được phát hiện thông qua sàng lọc tại cơ sở y tế; 54 ca cộng đồng, còn lại được phát hiện ở các khu cách ly, khu phong tỏa và tại nhà.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sáng ngày 28/10, hàng quán ăn uống ở TP.HCM đã chính thức phục vụ khách tại chỗ sau 5 tháng tạm ngưng để phòng chống dịch Covid-19. Nhiều quán ăn uống đã chuẩn bị dọn dẹp, lau chùi bàn ghế sẵn sàng từ nhiều ngày trước nên mở cửa đón khách từ khá sớm.
Anh Nguyễn Đăng Khoa (35 tuổi, chủ quán bún phở phường Trường Thọ, TP. Thủ Đức) đang tất bật chuẩn bị những tô bún bò thơm ngon cho khách. Bên trong quán có nhiều khách đang ngồi tại bàn chờ đợi sẵn, một số khác thì say mê tận hưởng bữa sáng nóng hổi, thơm ngon với tâm trạng thoải mái khi được ngồi ăn tại chỗ sau nhiều tháng.
"Được bán tại chỗ trở lại tôi rất vui, mở cửa từ lúc 5 giờ và bán cả ngày luôn. Mới sáng sớm mở quán mừng lắm khi khách đến ủng hộ nhiều. Trước đó mấy ngày tôi có nghe tin chuẩn bị cho bán tại chỗ nên quán đã dọn dẹp sẵn, chuẩn bị mọi thứ để đón khách rồi. Trong thời gian bán mang về khách cũng hay đến ủng hộ nên hôm nay khi được ngồi tại chỗ khách cũng vui", anh Khoa chia sẻ.
Theo anh Khoa, ngày đầu mở bán tại chỗ trở lại, quán bún của anh đã bán được hơn 100 tô khi chưa đầy 2 tiếng đồng hồ. Anh hy vọng khi bán cả ngày và được phục vụ khách tại chỗ, quán sẽ bán được thêm vài trăm tô nữa.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP. Hà Nội thông báo tìm người đi xe khách Hoàng Long, chuyến xe đi từ bến xe Miền Đông TP.HCM khoảng 17h30 ngày 22/10 đến bến xe Nước Ngầm TP. Hà Nội khoảng 7h sáng 24/10.
Theo thông tin từ CDC Hà Nội, trên chuyến xe này có một trường hợp F0 là người ở Tuyên Quang và đã được xác định dương tính tại Tuyên Quang.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội ngày 27/10 ghi nhận ca dương tính SARS-CoV-2 qua sàng lọc ho, sốt là bé trai 13 tuổi, trú tại xã Tân Hội, huyện Đan Phượng.
Theo CDC, ngày 25/10, bé vào điều trị tại Trung tâm Phục hồi Chức năng Việt Hàn (huyện Quốc Oai, Hà Nội). Đến ngày 26/10, bé xuất hiện triệu chứng bệnh, được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Theo điều tra dịch tễ, ngày 1/10, bé được mẹ đón từ Trung tâm về nhà ở xã Tân Hội. Ngày 23/10, gia đình tổ chức sinh nhật cho bé, có người nhà và bạn bè đến dự. Sang ngày 25/10, bé trai được bố mẹ chở bằng xe máy quay lại Trung tâm, tại đây có tiếp xúc với 16 bạn cùng lớp, 18 bạn ở cùng ký túc xá và 7 giáo viên.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sáng 28/10, ông Lê Phước Hùng, Giám đốc Trung tâm Y tế Quận 1 (TP.HCM) cho biết, buổi tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em 12 - 17 tuổi thí điểm tại điểm trường THPT Lương Thế Vinh (phường Cô Giang) chiều 27/10 đã diễn ra thuận lợi.
Cụ thể, danh sách dự kiến sẽ có 326 học sinh lớp 12 của trường được tiêm trong ngày. Tuy nhiên thực tế chỉ có 262 em đi cùng phụ huynh đến điểm tiêm. Trong đó, có 2 em là F0 đã khỏi bệnh, sau khi thông báo cho nhân viên y tế đã được hoãn tiêm và ra về. Tương tự, có 27 em khác từng nhiễm Covid-19 trong vòng 6 tháng đã thông báo trước qua điện thoại nên không có mặt.
Số còn lại trong danh sách dự kiến không đến là những em đã được tiêm 2 mũi vaccine từ trước. Theo ông Hùng, trong tình hình dịch căng thẳng, nhiều cha mẹ là người đi chống dịch, bác sĩ, nhân viên y tế cũng tìm cách cho con tiêm sớm để giữ an toàn.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trao đổi với báo chí, PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư, cho biết, cần khám sàng lọc để xác định các trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin phòng COVID-19. Đó là các trường hợp liên quan đến phản ứng phản vệ ở mức độ 2 với các biểu hiện như nổi mề đay, phù mạch xuất hiện nhanh; khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi; đau bụng, nôn, tiêu chảy; huyết áp tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp. "Còn lại các trường hợp khác đều có thể chỉ định tiêm. Một số trường hợp như trẻ có bệnh nền, bệnh mạn tính, béo phì… cần chỉ định tiêm tại trung tâm y tế hoặc tại bệnh viện giống như đối với người lớn. Việc tiêm chủng cũng được tổ chức theo các điểm tiêm như đang triển khai tiêm cho người lớn", TS Điển nói.
Các chuyên gia cho rằng, tiêm cho trẻ em ở trường học thì nhân viên cơ sở y tế sẽ tham gia hỗ trợ, phối hợp quy trình tiêm với các thầy cô giáo nên sẽ thuận lợi hơn. Đây cũng là nơi tập trung theo dõi sau tiêm và đánh giá sau tiêm với trẻ. Khi trẻ về nhà, gia đình theo dõi những dấu hiệu sức khoẻ theo tờ hướng dẫn được phát sau tiêm để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi cần. Bên cạnh đó, thời gian qua, các địa phương đã thành lập các đội y tế cơ sở, đội cấp cứu lưu động để có thể đáp ứng những tình huống có phản ứng bất lợi.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Việc bùng phát ổ dịch ở huyện Quốc Oai, đám ma ở Mê Linh khiến kế hoạch đi học trở lại của học sinh Thủ đô chưa biết khi nào sẽ được triển khai, nhất là trong bối cảnh trẻ chưa được tiêm vaccine.
Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, số trẻ mắc Covid-19 ở Hà Nội thời gian qua cũng đã ghi nhận nhưng không nhiều và hầu hết đều thuộc nhóm không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ.
Trong khi đó, hiện nay tiêm vaccine có giảm được sự lây nhiễm nhưng không phải giúp phòng bệnh triệt để. Người tiêm rồi vẫn có thể bị nhiễm bệnh và lây lan cho người khác. Tiêm vaccine quan trọng nhất là khi mắc thường có triệu chứng nhẹ và không phải nhập viện, không gây quá tải hệ thống y tế và không bị tử vong.
Vì thế, ông Trần Đắc Phu cho rằng, Hà Nội có thể cho học sinh đi học trở lại khi người lớn đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 hoặc khi học sinh đã được tiêm vaccine là tốt nhất.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Cụ thể, theo thông tin từ Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 huyện Quốc Oai, 4 ca nghi Covid-19 mới ghi nhận đều là F1 của các trường hợp trước đó.
Trong số đó, có 3 F0 có địa chỉ tại tổ dân phố Ngô Sài, thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai. Trường hợp còn lại có địa chỉ tại thôn Cấn Thượng, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa trình UBND TP dự thảo kế hoạch tổ chức học tập trực tiếp tại các trường học trên địa bàn TP. Trong đó đề xuất phương án mở cửa trường học trở lại theo cấp độ dịch từng địa phương.
Cụ thể, địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và 2 (nguy cơ thấp và trung bình) sẽ tổ chức dạy trực tiếp, nhưng không tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài nhà trường. Các cơ sở giáo dục ngoài công lập nếu đảm bảo các điều kiện an toàn, có thể bố trí nội trú, bán trú, xe đưa rước học sinh nhưng phải đảm bảo giãn cách, thực hiện đúng bộ tiêu chí đánh giá an toàn Covid-19 trong ngành giáo dục do UBND TP ban hành. Tuy nhiên, các trường cũng cần chuẩn bị hạ tầng công nghệ, phương tiện để sẵn sàng chuyển sang dạy học trực tuyến khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sở Giao thông vận tải TP.HCM (Sở GTVT) vừa có thông báo khẩn về tổ chức hoạt động vận tải trên địa bàn TP đảm bảo thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong thời gian thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ.
Theo đó, từ ngày 27/10 sẽ cho hoạt động lại hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô gồm taxi, xe buýt, xe du lịch, hợp đồng và hành khách tuyến cố định với 4 cấp độ.
Cấp 1: Tổ chức hoạt động bình thường đối với tất cả các loại hình vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn TP.HCM và đi, đến các tỉnh, thành phố có cấp độ dịch ở cấp 1, bao gồm: Tuyến cố định, tuyến buýt, xe hợp đồng, taxi, xe du lịch.
Trường hợp phương tiện vận tải hành khách có hành trình bắt buộc phải đi qua địa bàn có dịch ở cấp 4 thì không được dừng, đỗ.
Cấp 2: Tổ chức hoạt động có điều kiện đối với vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn TP.HCM và đi, đến các tỉnh, thành phố có cấp độ dịch ở cấp 2 (hoặc cấp 1).
Hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định, tuyến buýt (đối với các tuyến xe buýt có trợ giá theo kế hoạch công bố của Sở Giao thông vận tải), xe hợp đồng, taxi, xe du lịch được phép hoạt động khi đáp ứng Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giao thông vận tải an toàn trong công tác phòng chống dịch Covid-19.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Cụ thể trong số 28 ca mắc có: 4 trường hợp thuộc chùm ca bệnh ở huyện Ý Yên, 16 trường hợp ở TP. Nam Định (trong đó có 10 em học sinh Trường THCS Phùng Chí Kiên, 1 học sinh trường THCS Trần Bích San và 1 học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo), 3 trường hợp ở huyện Mỹ Lộc, 3 trường hợp ở huyện Vụ Bản, 2 trường hợp ở huyện Hải Hậu.
Như vậy, từ ngày 25/10 (kể từ khi ghi nhận ca mắc ở phường Lộc Hạ, là nhân viên Chi nhánh Ngân hàng SHB tại tỉnh Hà Nam) đến 16 giờ ngày 27/10, TP. Nam Định đã ghi nhận 28 ca nhiễm COVID-19 với các ca bệnh xuất hiện tại cộng đồng, trong trường học, CCN An Xá.
Để nhanh chóng kiểm soát tình hình dịch bệnh, trong 2 ngày 26 và 27/10 TP. Nam Định đã triển khai lấy 8.520 mẫu xét nghiệm test nhanh COVID-19 toàn bộ công dân và học sinh trên địa bàn 5 phường Thống Nhất, Hạ Long, Lộc Hạ, Nguyễn Du, Lộc Vượng, Trường THCS Trần Bích San, Trường THPT Trần Hưng Đạo, Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định và các trường hợp liên quan đến ổ dịch. Và đã ghi nhận nhiều em học sinh dương tính với SARS-CoV-2.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Chiều 27/10, tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP. Đà Nẵng, bà Lê Thị Bích Thuận, Giám đốc Sở GD-ĐT TP đã đề xuất UBND TP cho phép dời lịch học trực tiếp đến ngày 15/11. Theo bà Thuận sở dĩ việc lùi thời gian này là nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch và để thực hiện việc tiêm vắc-xin Covid-19 cho học sinh.
Bên cạnh đó, qua theo dõi tình hình dịch Covid-19 tại các địa phương trên cả nước và số ca mắc tại các tỉnh lân cận nên Sở GD-ĐT TP. Đà Nẵng đã đề xuất phương án trên. Bà Thuận cho biết theo quy định, học sinh từ 12 đến 18 tuổi phải được tiêm chủng trước khi đi học trở lại, đặc biệt là đối với khối THPT. Chính vì vậy, việc lùi thời gian tổ chức học trực tiếp là cần thiết để thực hiện tiêm vắc-xin và tạo hiệu quả sau tiêm.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Trước tình hình Covid-19 vẫn còn phức tạp, từ tháng 11/2021, Việt Nam sẽ bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em trên toàn quốc.
Theo PGS.TS Trần Minh Điển, việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em đã được thực hiện ở Mỹ và một số quốc gia Châu Âu. Tại các nước này đã chỉ định tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em trên 12 tuổi, bao gồm cả nhóm trẻ em có bệnh nền. Tại Mỹ, tỷ lệ bao phủ vaccine cho trẻ trên 12 tuổi đã đạt trên 50%.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã lựa chọn vaccine phòng Covid-19 Comirnaty do Pfizer-BioNTech sản xuất để tiêm cho nhóm trẻ từ 12 - 17 tuổi. Đây là vaccine đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ em và đã được nhiều nước sử dụng. Đây là vaccine đảm bảo an toàn cho trẻ em.
Theo Bộ Y tế, việc tiêm vaccine phòng Covid-19 sẽ triển khai theo lộ trình tiêm cho nhóm tuổi 16 - 17 trước, sau đó hạ dần đến nhóm tuổi 12.
"Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em cũng như quy trình tiêm cho người lớn. Cần thực hiện khám sàng lọc để xác định các trường hợp chống chỉ định, là các trường hợp liên quan đến phản ứng phản vệ ở mức độ 2. Còn lại các trường hợp khác đều có thể chỉ định tiêm", PGS.TS Trần Minh Điển cho biết.
Tuy nhiên, một số trường hợp như trẻ có bệnh nền, bệnh mạn tính, béo phì… cần chỉ định tiêm tại Trung tâm y tế hoặc tại bệnh viện giống như đối với người lớn.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 27/10, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn đã ký ban hành văn bản hướng dẫn tạm thời bổ sung biện pháp xét nghiệm, cách ly y tế phòng, chống dịch Covid-19 đối với người đến/về từ TP. Hà Nội và các địa phương có dịch trong cộng đồng ngay sau khi tỉnh Bắc Giang xuất hiện nhiều ca dương tính tại xã Thượng Lan (Việt Yên) có nguồn lây là một F0 đến từ TP. Hà Nội.
Theo đó, từ ngày 26/10, tại xã Thượng Lan, huyện Việt Yên liên tiếp phát hiện các ca F0, nguồn lây được xác định là người từ TP. Hà Nội về địa phương làm việc, tổ chức hội thảo (mặc dù người này đến từ vùng xanh và đã tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng Covid-19).
Do không áp dụng biện pháp xét nghiệm với người từ vùng xanh về nên sau khi phát hiện có dịch thì mức độ lây nhiễm đã rất rộng với hàng trăm trường hợp F1, việc điều tra, truy vết, cách ly rất khó khăn, tốn kém.
Để đảm bảo thành quả trong công tác phòng chống dịch Covid-19, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, Bắc Giang yêu cầu đối với người cư trú tại TP. Hà Nội và các tỉnh có ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng khi về/đến tỉnh tham dự những sự kiện đông người như: Hội họp, hội thảo, tiệc cưới, đám tang, họp mặt, tham gia các lớp học tập trung, tiếp thị, giao hàng; vào làm việc trong các khu, cụm công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp, trường học… phải có kết quả test nhanh Covid-19 âm tính trong 48 giờ hoặc kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính trong 72 giờ.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng, từ ngày 28/10, TP.HCM sẽ đồng loạt tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ dưới 18 tuổi tại các quận, huyện.
Tất cả quận, huyện phải đảm bảo đủ các điều kiện an toàn tiêm chủng mới triển khai tiêm nhưng. Tuy nhiên, quận nào chưa tiêm vào ngày mai phải báo cáo rõ Sở Y tế TP.HCM.
Theo văn bản phúc đáp Sở Y tế TP.HCM, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM cho biết về cơ bản, Viện thống nhất kế hoạch tiêm chủng vaccine cho trẻ em của Sở Y tế.
Tuy nhiên, thành phố nên triển khai trước ở 1-2 quận/huyện, sau đó cần tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm để hoàn thiện, bổ sung công tác tổ chức (nếu cần thiết) nhằm đảm bảo tối đa tiêm chủng an toàn.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn: