Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg Quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Đây là cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 9-4-2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Đọc toàn bộ thông tin bài viết tại báo Người lao động.
Tính từ 6h00 đến 18h00 ngày 25/4/2020: Tiếp tục 0 ca mắc mới trong cộng đồng, 0 ca mắc mới xâm nhập. Như vậy từ ngày 23/1/2020 đến nay, tại Việt Nam ghi nhận tổng cộng 270 ca mắc COVID-19.
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 54.966, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 280;
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 7.020;
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 47.666.
Liên quan đến trường hợp bệnh nhân 268 đang được điều trị tại bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn, thực hiện việc rà soát những trường hợp đã từng đến khám bệnh, người nhà bệnh nhân đã từng đến Bệnh viện Đa Khoa huyện, từ ngày 8/4 đến nay. Trung tâm Y tế huyện đã lấy mẫu xét nghiệm được 370 trường hợp, số còn lại sẽ tiến hành lấy mẫu tại các trạm di động bắt đầu từ ngày 24/4 để thực hiện test nhanh sàng lọc các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm.
Trong 2 ngày thực hiện lấy mẫu test thử đã có trên 300 người dân trên địa bàn thị trấn Đồng Văn đến để lấy mẫu test nhanh. Đa số đều là người dân đã từng đến Bệnh viện đa khoa huyện khám, điều trị và thăm hỏi bệnh nhân.
Thông tin được dẫn từ nguồn: https://vov.vn/xa-hoi/ha-giang...
Sáng 25/4, Bộ Y tế cho biết, bệnh nhân 52 và bệnh nhân 149 nhiễm COVID-19 âm tính 3 lần liên tiếp được Bệnh viện Dã chiến Quảng Ninh công bố khỏi bệnh ngày 16/4, tiếp tục theo dõi tại Bệnh viện.
Đến ngày 21/4 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 cho cả 2 bệnh nhân, kết quả dương tính trở lại sau 5 ngày công bố khỏi bệnh. Hiện cả 2 bệnh nhân vẫn đang được cách ly, theo dõi tiếp tại Bệnh viện.
Ảnh minh hoạ
Liên quan đến 2 trường hợp bệnh nhân này, sáng cùng ngày, trao đổi với PV, ông Nguyễn Tiến Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh cho biết, đối với 2 trường hợp bệnh nhân này, sau khi có 3 lần xét nghiệm liên tiếp âm tính đã được công bố khỏi bệnh vào ngày 16/4.
Tuy nhiên, theo đúng quy định, các bệnh nhân này không được cho ra viện mà vẫn tiếp tục cách ly, theo dõi trong vòng 14 ngày tại Bệnh viện số 2 tỉnh Quảng Ninh.
"Đây là 2 trường hợp mắc bệnh từ nước ngoài trở về và được phát hiện từ việc xét nghiệm. Hai bệnh nhân đã nằm điều trị tại bệnh viện khoảng 40 ngày và trong suốt thời gian điều trị, đều không có triệu chứng gì, sức khỏe bình thường, sinh hoạt, ăn uống tốt.
Sau khi 2 bệnh nhân có 3 lần âm tính được công bố khỏi bệnh nhưng vẫn phải ở lại viện 14 ngày để cách ly, theo dõi tiếp. Trong quá trình đó, 2 bệnh nhân tiếp tục được lấy mẫu xét nghiệm và xác định dương tính trở lại .
Do bệnh nhân vẫn ở bệnh viện nên không có khả năng gây nguy cơ lây lan virus ra cộng đồng và cũng không có việc bị tái nhiễm lại từ cộng đồng.
Sau khi có kết quả dương tính lại, hiện tại 2 bệnh nhân đang tiếp tục được cách ly, theo dõi tại bệnh viện", ông Hưng nói.
Ghi nhận của Thanh niên online cho hay, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá, sau khi tiến hành cách ly, lấy mẫu bệnh phẩm của 4 người trong gia đình ông Lê Ngọc T. (chủ nhà hàng Tuân Thịnh, ở xã Tân Dân, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) đưa đi xét nghiệm, kết quả lần 1 cho thấy cả 4 người đều âm tính với virus SARS-CoV-2.
Những người trên vẫn tiếp tục được cách ly, theo dõi sức khỏe tại khu cách ly tập trung của huyện Tĩnh Gia tới đủ 14 ngày.
Trước đó, 4 người này có tiếp xúc gần với bệnh nhân 137, là nam giới (ngụ tại xã Công Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An), người dương tính trở lại với SARS-CoV-2, sau khi đã được công bố khỏi bệnh.
Thông tin được dẫn từ nguồn: https://thanhnien.vn/thoi-su/b...
Ngày 24/4, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về tác động của Covid-19 đối với ngành giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM cho biết, có 39.000 người thuộc diện bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương. Trong đó, 29.700 giáo viên mầm non ở các trường, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục; 1.500 người ở trường công; còn lại là giáo viên, nhân viên cấp tiểu học, trung học.
Hơn 2.000 giáo viên khác bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; hơn 400 người có giao kết hợp đồng nhưng mất việc tại các cơ sở giáo dục khác.
Do đó Sở Giáo dục và Đào tạo đề xuất UBND TP HCM hỗ trợ những giáo viên, nhân viên hợp đồng tại các trường mầm non công lập; cấp ngân sách trả lương khoán cho những người làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công.
Bài viết được dẫn từ nguồn: https://vnexpress.net/41-700-g...
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng ba nguyên nhân có thể khiến người bệnh tái dương tính. Có thể người này chưa khỏi bệnh hoàn toàn, tức là trong quá trình điều trị chưa đào thải hết mầm bệnh nên chưa khỏi bệnh. Virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể, đặc biệt trong tế bào niêm mạc phổi.
Nguyên nhân thứ hai là khả năng người này đã khỏi bệnh nhưng đang trong quá trình đào thải virus ở dạng bất hoạt (xác virus). Tức là, cơ thể người này đào thải mầm bệnh nhưng mầm bệnh này không hoạt động được. Xét nghiệm khuếch đại gene virus có thể xác định được virus tồn tại.
Cũng có thể xem đây là "người lành mang trùng", xảy ra khi cơ thể người mang virus chưa sản xuất đủ kháng thể để khống chế, kiểm soát, tiêu diệt virus...
Bộ Y tế yêu cầu giới chức y tế nghiên cứu sâu các trường hợp này. Hai phòng thí nghiệm ở mức độ an toàn sinh học cấp ba là Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP HCM đang tiến hành nuôi cấy virus lấy từ các bệnh nhân tái dương tính.
"Nếu virus còn sống, phát triển thì chứng tỏ cơ thể người này chưa khỏi bệnh", Thứ trưởng Long nhấn mạnh.
Thứ trưởng cũng cho biết tất cả người đã điều trị khỏi đều được lấy mẫu xét nghiệm kháng thể trung hòa. Mục đích là xem kháng thể đó có khả năng tiêu diệt viurs không.
Đến nay chưa thấy bằng chứng nào về khả năng lây nhiễm của người dương tính sau khi đã hồi phục. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn được cách ly theo dõi tại bệnh viện để phục vụ công tác giám sát, nghiên cứu nhằm hiểu rõ hơn về cơ chế gây bệnh của loại virus còn rất mới.
Theo VnExpress.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 cho biết, 15h chiều 25/4, sẽ có 5 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh. Cụ thể như sau:
1.BN167, 20 tuổi, Nữ, Quốc tịch Đan Mạch
-Ngày vào viện: 24/03/20.
- Kết quả 2 lần xét nghiệm âm tính.
- Hiện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không ho. Dấu hiệu sinh tồn ổn định. Tim đều, phổi không rale.
2. BN176, 38 tuổi; Nữ; Quê ở Hưng Hà, Thái Bình
- Ngày vào viện: 28/03/20.
- Kết quả 2 lần xét nghiệm âm tính.
- Hiện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, Không sốt, không khó thở. Dấu hiệu sinh tồn ổn định. Tim đều, phổi không rale.
3. BN195, 41 tuổi; Nữ, Quê ở Hoàng Mai, Hà Nội
- Ngày vào viện: 30/03/20.
- Kết quả 2 lần xét nghiệm âm tính.
- Hiện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không ho. Dấu hiệu sinh tồn ổn định. Tim đều, phổi không rale.
4. BN253, 41 tuổi, Nữ, quê ở Mê Linh, Hà Nội
-Ngày vào viện: 07/04/20.
- Kết quả 3 lần xét nghiệm âm tính.
- Hiện bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không sốt, không ho. Dấu hiệu sinh tồn ổn định. Phổi không rale.
5. BN258, 47 tuổi, Nữ, quê ở Mê Linh, Hà Nội
Kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính.
Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không ho. Tim đều, phổi không rale. Đại tiểu tiện bình thường. Dấu hiệu sinh tồn ổn định.
Các trường hợp này sẽ được tiếp tục theo dõi, cách ly 14 ngày theo quy định
Theo VOV.
Sáng 25/4, Sở Y tế TP.HCM cho biết trường hợp nam phi công người Anh (BN91, bệnh nhân còn lại nhiễm Covid-19 tại thành phố) vẫn đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.
Hiện tại tình trạng BN91 hiện tại dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân tạm ổn định, không sốt, kết quả xét nghiệm PCR ngày 24/4 âm tính với SARS-COV-2, bệnh nhân tiếp tục thở máy, lọc máu, tiên lượng còn nặng.
Tổng số trường hợp nghi nhiễm tới thời điểm hiện tại là 391, đều có kết quả xét nghiệm âm tính. Số người đang được cách ly tại các điểm cách ly tập trung là 47 người. Số người đang được cách ly tại nhà/lưu trú là 150 người.
Xem chi tiết tại đây.
Báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản bán lẻ ở Hà Nội quý 1/2020 của Công ty TNHH Savills Việt Nam (Savills) mới công bố thể hiện, dịch bệnh Covid-19 đã có những tác động mang tính chất "tàn phá" chưa từng thấy.
Cụ thể, trong quý 1/2020, không có dự án bất động sản về mặt bằng bán lẻ mới nào được đưa ra thị trường, nguồn cung ở mức khoảng 1,6 triệu m2, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.
Dự báo, đến năm 2021 sẽ có 19 dự án với khoảng 195.000 m2 bất động sản mặt bằng bán lẻ được cung ứng ra thị trường, chủ yếu ở phía tây và trung tâm Hà Nội. Nguồn cung tăng, cộng xu hướng mở rộng ra ngoài khu vực trung tâm thành phố có thể khiến giá thuê giảm.
Theo Thanh niên.
Tính đến ngày 25/4, nhiều trường đại học đã thông báo mốc thời gian sinh viên trở lại trường sau thời gian nghỉ dịch do Covid-19, đi kèm với đó là khâu chuẩn bị và những hướng dẫn đảm bảo an toàn cho sinh viên.
ĐH Quốc gia Hà Nội thông báo thời gian đón sinh viên trở lại trường là ngày 4/5. Ban giám đốc yêu cầu các đơn vị trở lại hoạt động bình thường đồng thời có các biện pháp đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch như đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn... Hạn chế tổ chức sự kiện, hoạt động tụ tập nơi đông người, có nguy cơ lây nhiễm cao đối với tất cả cán bộ và sinh viên.
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cũng thông báo các lớp tiếp tục tổ chức dạy và học trực tuyến (online), thời gian trở lại học tập trực tiếp trên lớp tại trường (offline) bắt đầu từ thứ 2 (ngày 4/5). Trường cũng thông báo sẽ kết thúc đánh giá giữa kỳ theo hình thức online, như đã hướng dẫn đối với các học phần chỉ gồm lý thuyết, bài tập và thực hành online trước ngày 4/5.
Tính tới hiện tại, đã có tổng cộng 22 trường đại đang xem xét thời gian cho sinh viên quay trở lại vào cuối tháng 4, nửa đầu tháng 5.
Xem chi tiết danh sách được cập nhật liên tục tại đây.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Dịch bệnh COVID-19 đã lan rộng trên toàn thế giới, làm hàng triệu người mắc, hàng trăm ngàn người tử vong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu. Sau 3 tuần thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, cả nước đã phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch, tiếp tục kiểm soát, hạn chế tốc độ lây nhiễm trong cộng đồng, điều trị khỏi đa số người mắc và chưa có trường hợp tử vong.
Tuy nhiên, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát vẫn ở mức cao, ảnh hưởng xấu đến kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân. Nhằm thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, đồng thời khởi động lại và tiếp tục phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh và ổn định xã hội, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 19/CT-TTg về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới.
Xem chi tiết Chỉ thị 19 của Thủ tướng tại đây.
1. Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết
2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.
3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
4. Thường xuyên vệ sinh và để thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc, sinh hoạt lành mạnh.
5. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.
Theo Bộ Y tế.
Chiều 24/4, UBND TP.HCM thông báo kế hoạch hỗ trợ khẩu trang miễn phí với học sinh, sinh viên, học viên và công nhân vệ sinh thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, độc hại.
Theo đó, khoảng 1,4 triệu học sinh phổ thông, học viên trung tâm giáo dục thường xuyên, học viên, sinh viên các trường nghề khi đi học lại sẽ được cấp 9 khẩu trang vải kháng khuẩn trong 3 tháng. Mỗi em nhận 3 khẩu trang/tháng.
Ngoài ra, gần 6.900 công nhân vệ sinh (thu gom rác, vận chuyển rác, quét đường, thoát nước) cũng nhận được sự hỗ trợ tương tự.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19 cho biết, Công tác điều trị cho người bệnh Covid-19 trên thế giới cũng như ở Việt Nam còn khó khăn do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có văcxin phòng ngừa. Tất cả đều đang nghiên cứu và thử nghiệm các phương pháp chữa bệnh để tìm mọi cách cứu chữa người bệnh.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế luôn cập nhật và tham khảo, cũng như nghiên cứu, thử nghiệm các phương pháp điều trị của các nước trên thế giới đang thử nghiệm như sử dụng thuốc điều trị HIV hay thuốc chống sốt rét chloroquine trong điều trị Covid-19… Sử dụng huyết tương trong điều trị Covid-19 cũng là một liệu pháp mà thế giới đang thử nghiệm và Việt Nam cũng đang đi theo hướng này.
Hiện Việt Nam đã điều trị khỏi cho 225 ca/270 trường hợp mắc Covid-19, trong đó bệnh nhân nặng chiếm khoảng 5% và chưa có trường hợp tử vong.
Theo các chuyên gia trong tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, việc sử dụng huyết tương người điều trị khỏi bệnh cần được xem xét, đánh giá như một liệu pháp mới có tiềm năng nhằm tăng thêm công cụ cho thầy thuốc điều trị người bệnh, đặc biệt là những trường hợp tiến triển nặng và bệnh nặng. Điều quan trọng nhất trong Hướng dẫn này là lựa chọn người hiến huyết tương như thế nào và vấn đề sử dụng huyết tương.
Theo Dân trí.
Theo thông tin từ PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị- Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đến sáng ngày 25/4, cả nước ghi nhận 270 ca mắc COVID-19, trong đó đã có 220 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh/ xuất viện.
Các bệnh nhân còn lại đang cách ly, điều trị tại các cơ sở y tế, trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh đang điều trị 41 bệnh nhân. Đa số các bệnh nhân đều có tình trạng sức khoẻ ổn định.
- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 15 ca.
- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần trở lên âm tính với SARS-CoV-2: 02 ca.
Về sức khoẻ của 3 bệnh nhân nặng, Cục trưởng Lương Ngọc Khuê cho biết, mặc dù các bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch nhưng diễn biến lâm sàng có cải thiện
Trong số 3 bệnh nhân này có 02 ca đang điều trị tại Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2; ca bệnh còn lại điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh.
BN số 19: Hiện bệnh nhân thở máy qua ống mở khí quản; phổi của bệnh nhân còn tổn thương nhưng oxy hóa máu đã cải thiện. Tim còn rối loạn nhịp, nhưng mức độ nhẹ hơn, huyết áp ổn định, tri giác tốt, giao tiếp được, không phù, đi tiểu nhiều.
Bệnh nhân ăn qua ống thông dạ dày, không trào ngược, không có tình trạng xuất huyết.
Hiện bệnh nhân không sốt, chỉ điểm rối loạn đông máu còn cao hơn mức bình thường, chỉ điểm nhiễm trùng tăng nhẹ trên mức bình thường nhưng có giảm hơn so với ngày hôm trước.
Các chuyên gia đã hội chẩn tình trạng của bệnh nhân tại viện: Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm và tăng cường thêm kháng sinh cho bệnh nhân, đồng thời cai máy thở, tập phục hồi chức năng.
BN số 161: Hiện bệnh nhân còn thở máy qua ống mở khí quản, thông khí 2 bên rõ, phổi tiến triển tốt, ngày qua tiếp tục cho bệnh nhân tập tự thở qua máy. Tim mạch bình thường, huyết áp bình thường. Gọi hỏi bệnh nhân có giao tiếp chậm, liệt nửa người trái.
Bệnh nhân tiểu nhiều, ăn tiêu qua sond, không có biểu hiện xuất huyết nhưng chỉ điểm đông máu còn cao hơn mức bình thường, chỉ điểm nhiễm trùng tăng nhẹ nhưng có giảm hơn so với ngày hôm trước.
Hiện tại bệnh nhân không sốt. Qua hội chẩn, các chuyên gia đã quyết định dừng kháng sinh cho bệnh nhân và cai máy thở. Tiếp tục xét nghiệm SARS-CoV-2 ngày/lần, lấy dịch phế quản; Dừng kháng sinh; Cai máy thở.
BN số 91: Hiện bệnh nhân nằm yên/an thần. không sốt, thở máy. Tình trạng rối loạn đông máu tiếp diễn. XQ phổi xấu hơn so với phim trước.
Theo Bộ Y tế.
Hình ảnh ghi nhận tại bến xe Miền Đông
Ngày 24-4 là ngày đầu tiên các bến xe tại TP.HCM và nhiều địa phương hoạt động trở lại sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, tình trạng chung cho thấy các bến xe có số lượng xe và khách rất ít so với dự kiến.
Theo ghi nhận ngày 24-4 tại hai bến xe Miền Đông và Miền Tây (TP.HCM), cả hai bến đều khá vắng vẻ. Lượng khách và xe hoạt động trong ngày đầu rất ít. Tại khu vực bán vé của các bến chỉ lác đác một số hành khách ngồi chờ.Tại Bến xe Miền Đông, khu vực bán vé của một số hãng xe, doanh nghiệp vận tải vẫn vắng bóng nhân viên bán vé. Khu vực bến bãi chỉ có vài xe đậu sẵn chờ khách.
Theo PLO.
Liên quan đến một số ngành như du lịch, vui chơi giải trí, rạp chiếu phim, các cơ sở kinh doanh quán bar, karaoke, Internet, mát xa… ông Ngô Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị tiếp tục dừng hoạt động. Khuyến khích các cơ quan, đơn vị tổ chức làm việc trực tuyến.
Ông Ngô Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Đối với công tác vận chuyển hàng hóa, hành khách liên tỉnh, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận Tải; các phương tiện giao thông công cộng thực hiện theo kết luận của Chủ tịch UBND thành phố ngày 22/4. Ban Chỉ đạo quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra chặt chẽ việc phòng, chống dịch tại các cơ sở trên địa bàn…
Bên cạnh đó, giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên ngành hướng dẫn cụ thể công tác phòng, chống dịch đối với mỗi loại hình sản xuất kinh doanh dịch vụ, trường học. Các bệnh viện thực hiện giải pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế: đảm bảo an toàn cho đội ngũ y cán bộ bác sỹ; mỗi người nhà chỉ có 1 người nhà chăm sóc…
Sở Y tế rà soát, tính toán các phương án, kịch bản dịch bệnh trong tình hình mới; mua sắm trang thiết bị để sẵn sàng khi dịch bệnh xảy ra.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Chiều 24/4 - ngày thứ 2 Hà Nội chính thức nới lỏng giãn cách xã hội, các cửa tiệm cắt tóc đều chật kín. Khách tăng đột biến sau hơn 3 tuần cách ly, chủ và nhân viên làm việc không xuể để phục vụ các "thượng đế".
Hầu hết các khách hàng đều rất nôn nao, chấp nhận đợi chờ từ 15-30 phút để được cắt tóc sau 3 tuần cách ly toàn xã hội. Tuy phải phục vụ một lượng khách đột biến, nhưng các chủ tiệm và nhân viên đều rất vui vẻ và hân hoan.
Xem trọn vẹn bộ ảnh tại đây.
Tổng số ca mắc:
- Tính từ 18h00 ngày 24/4/2020 đến 06h00 ngày 25/4/2020: 0 ca mắc mới trong cộng đồng.
- Như vậy từ ngày 23/1/2020 đến nay, tại Việt Nam ghi nhận tổng cộng 270 ca mắc COVID-19.
Số người cách ly:
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 54.966, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 280;
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 7.020;
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 47.666.
Tình hình điều trị:
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, có 5 bệnh nhân dương tính trở lại sau khi được công bố khỏi bệnh
- Tình hình các bệnh nhân dương tính trở lại:
+ BN188 đã được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nam âm tính 2 lần, ra viện ngày 16/4 nhưng khi về địa phương Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội xét nghiệm dương tính lại, bệnh nhân đã nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 làm xét nghiệm RT-PCR. Ngày 18/4 cho kết quả Âm tính, đến ngày 20/4 và ngày 21/4 cho kết quả Dương tính.
+ BN52 và BN149 âm tính 3 lần liên tiếp được Bệnh viện Dã chiến Quảng Ninh công bố ra viện ngày 16/04, tiếp tục theo dõi tại Bệnh viện. Ngày 21/4 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 cho cả 2 bệnh nhân, kết quả dương tính trở lại sau 5 ngày công bố khỏi bệnh. Hiện cả 2 bệnh nhân vẫn đang được cách ly, theo dõi tiếp tại Bệnh viện.
+ BN137: Ngày 07/4 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 công bố bệnh nhân khỏi bệnh sau khi có kết quả 3 lần xét nghiệm âm tính (ngày 3/4, 4/4 5/4), sau đó bệnh nhân được cách ly tiếp tại Bệnh viện. Trong thời gian theo dõi cách ly từ 7/4 đến 22/4: bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và làm lại xét nghiệm RT-PCR kiểm tra SARS-CoV-2 các ngày 7/4, 6/4, 19/4 đều âm tính. Hình ảnh chụp CT ngực ngày 12/4: không phát hiện tổn thương. Chiều ngày 22/4, bệnh nhân được cho về theo dõi cách ly tại nhà. Ngày 23/4, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trả kết quả xét nghiệm RT-PCR với SARS-CoV-2 là dương tính và đã đưa bệnh nhân quay trở lại bệnh viện.
+ BN36: Ngày 10/4/2020, sau 3 lần âm tính BN36 được công bố khỏi bệnh ra viện và được tiếp tục cách ly 14 ngày tại một cơ sở y tế tập trung của tỉnh. Tại đây BN36 được xét nghiệm 2 lần âm tính nữa, và xét nghiệm lần 3 để chuẩn bị kết thúc 14 ngày cách ly thì lại dương tính trở lại. Hiện BN36 vẫn đang được cách ly và theo dõi tiếp.
Trước đó, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Tiểu Ban điều trị đã có công văn số 507/KCB-QLCT&CĐT ngày 15/4/2020 về việc theo dõi xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người bệnh COVID-19 đã ra viện gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các Bệnh viện được phân công điều trị COVID-19.
Cuộc chiến COVID-19 sẽ phức tạp hơn. Theo thông tin báo chí, Hàn Quốc hiện cũng gặp phải tình trạng tương tự. Ngày 18/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hàn Quốc (KCDC) công bố 160 bệnh nhân dương tính lại sau trung bình
Theo Bộ Y tế.