Tại chốt kiểm soát dịch đèo Lò Xo, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, một cảnh sát giao thông được phát hiện mắc Covid-19 sau khi test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 định kỳ.
Đây là cán bộ Đội Cảnh sát Giao thông, Công an huyện Phước Sơn thực hiện nhiệm vụ tại chốt kiểm soát đèo Lò Xo, sáng nay được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 qua test nhanh. Sau khi huyện Phước Sơn gửi mẫu xét nghiệm lại bằng phương pháp RT-PCR cũng cho kết quả dương tính. Ông Lê Quang Trung, Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cho biết, có thể nguồn lây nhiễm là từ đoàn người về các tỉnh phía Nam vì cán bộ cảnh sát giao thông này đã thực hiện nhiệm vụ tại chốt kiểm soát đèo Lò Xo một thời gian dài, tiếp xúc, hướng dẫn, hỗ trợ hàng ngàn người dân.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 9/10, Công an quận Bình Tân (TP.HCM) cho biết đang lấy lời khai nhóm đánh bạc với hình thức đá gà trên địa bàn phường Bình Trị Đông A.
Theo thông tin ban đầu, lúc 12 giờ 45 phút cùng ngày, Đội CSHS Công an quận Bình Tân phối hợp với Công an phường Bình Trị Đông A ập vào một trường gà ở bãi đất trống trong con hẻm đường Hương Lộ 2.
Lực lượng chức năng đã bắt quả tang 19 người đang có mặt tại trường gà. Công an thu giữ 31 triệu đồng, hai con gà đá cùng nhiều xe máy, điện thoại.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Tối 9/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết tính từ 17g ngày 8/10 đến 17g ngày 9/10, trên hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 1.662 trường hợp nhiễm mới tại TP.HCM. Như vậy, trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27-4 đến nay, TP.HCM đã có tổng cộng 405.644 trường hợp nhiễm Covid-19 được Bộ Y tế công bố.
Cổng thông tin Covid-19 TP.HCM cùng ngày cũng cho thấy các quận, huyện chưa đạt tỉ lệ 100% tiêm vắc-xin mũi 1 cho người dân là Cần Giờ (99%), Gò Vấp (97%), quận 10 (95%), quận 12 (98%),
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 9/10, PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - cho biết trong bối cảnh hiện tại, TP. Hà Nội nên xem xét cho mở lại các hoạt động xã hội, kinh doanh.
"Hà Nội nên cho mở cửa dần, đặc biệt là các hoạt động ngoài trời như công viên, vườn bách thảo để cho người dân được tham quan, đi lại. Bởi việc đi lại tại những địa điểm trên sẽ không xảy ra tình trạng tụ tập đông người.
Các quán cà phê, quán ăn cũng nên cho mở trở lại, đặc biệt các quán cà phê, quán ăn ở ngoài trời. Nếu trong nhà thì phải giữ khoảng cách, thông thoáng, thời gian đầu có thể phục vụ 50% công suất, sau đó tùy tình hình để tăng dần lên", ông Nga nêu giải pháp.
Cùng quan điểm trên, PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng - cho biết các cửa hàng ăn uống tại Hà Nội hiện có thể cho phục vụ tại chỗ, tuy nhiên cần đáp ứng nhiều điều kiện.
"Ví dụ số lượng người được phục vụ là bao nhiêu, giãn cách như thế nào, thực hiện tốt 5K, bởi hiện nay những nguy cơ khi tụ tập đông người còn rất cao. Những ca mắc cộng đồng vẫn còn, đặc biệt đều là những nơi thường xuyên tiếp xúc đông người như ở Bệnh viện Việt Đức, La Khê (Hà Đông)", ông Phu nhìn nhận.
Mặc dù vẫn còn nguy cơ, nhưng Hà Nội nên mạnh dạn nới lỏng các hoạt động, ở đâu xuất hiện ca bệnh thì phong tỏa ngay nơi đó, theo nguy cơ bé nhất, hạn chế phong tỏa rộng, để "làm ăn kinh tế".
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Từ 12h ngày 9/10 đến 18h ngày 9/10, TP. Hà Nội không ghi nhận ca mắc mới.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), TP. Hà Nội có 4.037 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.606 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.431 ca.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
12h ngày 9/10, chuyến tàu SE16 về đến Quảng Bình, đưa hơn 700 người từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam về quê. Đây là 1 trong 4 chuyến tàu mà tỉnh Quảng Bình bố trí để đưa gần 3.000 người hồi hương
Dự kiến chuyến SE18 thứ 2 cũng sẽ về đến Quảng Bình vào chiều cùng ngày. Ở TP.HCM, hiện 2 chuyến tàu còn lại cũng đã rời Ga Sài Gòn để hướng về Quảng Bình
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Sáng nay, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM đã có buổi tiếp xúc cử tri ngành y tế thành phố theo hình thức trực tuyến.
Tại buổi gặp mặt, có rất nhiều ý kiến xoay quanh việc tiêm vaccine cho trẻ em. Đơn cử như ý kiến của bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng, Bệnh viện Nhi đồng 1, ông cho biết khi tỷ lệ chích ngừa cho người trên 18 tuổi ngày càng lớn thì làn sóng nguy hiểm sẽ hướng đến đối tượng là trẻ em.
Cũng xoay quanh vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, Bộ đang xây dựng hướng dẫn và dự kiến bắt đầu triển khai tiêm vaccine cho trẻ em 12 - 17 tuổi ngay trong tháng 10. Sau đó, sẽ mở rộng ra các nhóm tuổi thấp hơn.
Vaccine dự kiến tiêm là Pfizer của Mỹ và Abdala của Cuba. Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin, thời gian tới sẽ có lượng lớn vaccine Pfizer về Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng đang chờ Cuba sớm gửi hồ sơ về vaccine tiêm cho trẻ em để xem xét.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 9/10, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, địa phương này vừa chỉ đạo các huyện, thị, thành phố, lực lượng chức năng tạo điều kiện tốt nhất để người lao động từ các tỉnh thành phía Nam trở về quê nhà.
Theo đó, toàn bộ kinh phí thực hiện xét nghiệm sàng lọc đối với các trường hợp cách ly tập trung, cách ly y tế, theo dõi sức khoẻ tại nhà; kinh phí tổ chức cách ly tập trung (ăn uống, lưu trú…) của người dân tỉnh Quảng Ninh trở về từ các tỉnh phía Nam (TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai,…) sẽ do UBND các huyện, thị xã, thành phố bố trí, người dân không phải chi trả.
Đáng chú ý, người dân chưa được tiêm vắc xin phòng Covid-19 hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi sẽ được địa phương bố trí tiêm chủng…
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Giữ lại 4 bệnh viện dã chiến
Tính từ đầu tháng 7 đến nay, thành phố đã thành lập 16 bệnh viện dã chiến với quy mô khoảng 37.000 giường, nhiệm vụ chính là tiếp nhận, điều trị F0 không có triệu chứng hoặc có biểu hiện nhẹ. Tính đến ngày 8/10, thành phố ghi nhận 9.443 F0 đang điều trị tại các cơ sở này.
Sở Y tế TP.HCM cho biết các bệnh viện dã chiến được trưng dụng từ khu nhà tái định cư, ký túc xá của trường đại học, cao đẳng nên không thể sử dụng lâu dài. Nhất là trong bối cảnh dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, học sinh, sinh viên bắt đầu trở lại học tập.
Dự kiến, các bệnh viện dã chiến thành phố lần lượt sẽ ngừng hoạt động vào cuối tháng 10, tháng 11 và tháng 12 năm nay. Riêng Bệnh viện dã chiến số 3, số 6, số 8 ở khu tái định cư Thủ Thiêm (An Khánh, TP. Thủ Đức) sẽ là những cơ sở ngừng hoạt động cuối cùng, dự kiến vào cuối tháng 12.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trưa 9/10, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 12h trưa cùng ngày, thành phố, ghi nhận thêm 6 ca dương tính SARS-CoV-2 mới đã được cách ly.
Trong đó, Hoàng Mai (2), Hoàn Kiếm (2), Hai Bà Trưng (1), Thanh Trì (1). 5 trong số 6 ca này liên quan đến chùm ca bệnh tại Bệnh viện Việt Đức, còn 1 ca liên quan chùm ca bệnh liên quan TP.HCM và nơi khác.
Thông tin 6 ca dương tính mới cụ thể như sau:
Chùm liên quan đến Bệnh viện Việt Đức có 5 ca gồm:
1) P.T.T.T, nữ, sinh năm 1967, địa chỉ Đống Mác, Hai Bà Trưng. Bệnh nhân là người nhà chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Việt Đức từ ngày 28/9. Ngày 5/10 được chuyển sang BV Thanh Nhàn. Ngày 8/10 được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.
2) L.T.P.T, nữ, sinh năm 2000, địa chỉ Tam Hiệp, Thanh Trì. Bệnh nhân là người nhà chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Việt Đức từ ngày 28/9. Ngày 5/10 được chuyển sang BV Thanh Nhàn. Ngày 8/10 được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tối 8/10, lực lượng chức năng quận 1 gồm Đội cảnh sát giao thông - trật tự, lực lượng vũ trang đã tuần tra, nhắc nhở, xử lý người dân vi phạm trên địa bàn quận.
Sau khi TP.HCM thực hiện Chỉ thị 18, nhiều người dân ùn ùn đổ ra đường khiến các tuyến phố ở trung tâm đông đúc hơn, có thời điểm ùn ứ tại khu vực dừng đèn đỏ.
Trong quá trình tuần tra, nhiều trường hợp tụ tập đông người và vi phạm trật tự an toàn giao thông trên phố đi bộ Nguyễn Huệ đã bị lực lượng chức năng lập biên bản xử lý.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 8/10, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ TP.HCM tổ chức lễ tuyên dương đoàn công tác tăng cường và tham gia hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM. Dự lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên.
Trước khi buổi lễ diễn ra, các đại biểu đã dành phút tưởng niệm nhân viên y tế, lực lượng tuyến đầu đã hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch và các cá nhân đã mất vì dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.
Những lời tận đáy lòng
PGS-TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết nhờ được chi viện kịp thời nguồn nhân lực y tế từ mọi miền đất nước mà ngành y tế thành phố đã triển khai hiệu quả đồng thời "2 mũi giáp công" trong điều trị Covid-19. Đó là xây dựng, triển khai hiệu quả mô hình điều trị 3 tầng và tập trung cao cho công tác điều trị ở tuyến cơ sở, chăm sóc dựa vào cộng đồng. "Toàn bộ nhân viên ngành y tế thành phố sẽ nhớ mãi những hình ảnh thân thương khi được cùng làm việc chung với các bạn đồng nghiệp trên cả nước vì sức khỏe của người dân thành phố và sẽ tiếp tục nỗ lực hết mình để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm được lãnh đạo thành phố giao phó" - ông Tăng Chí Thượng bày tỏ và gửi lời tri ân đến các đồng nghiệp đã giúp thành phố từng bước đẩy lùi dịch bệnh.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sáng 9/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM đã tiếp xúc cử tri chuyên đề ngành y tế TP.HCM theo hình thức trực tuyến.
Cùng dự buổi tiếp xúc với Chủ tịch nước tại đầu cầu trực tuyến Hà Nội có lãnh đạo một số bộ, ngành. Tại đầu cầu TP.HCM có lãnh đạo thành phố cùng các sở, ban ngành và cử tri ngành y tế.
Phát biểu tại buổi tiếp xúc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, buổi tiếp xúc cử tri hôm nay là lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ cán bộ, thầy thuốc để cùng lãnh đạo Đảng, nhà nước và TP.HCM tìm giải pháp khắc phục khó khăn, giải quyết bất cập hiện nay của ngành y tế, góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân hiệu quả hơn nhằm ổn định kinh tế xã hội một cách lâu dài sau đại dịch COVID-19.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sáng nay 9/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 (Ban Chỉ đạo), đã chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Ban chỉ đạo với các địa phương.
Phát biểu mở đầu Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu tập trung đánh giá tình hình dịch bệnh trong 2 tuần vừa qua, những việc đã làm được, chưa làm được, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm. Đồng thời, dự báo tình hình sắp tới, xác định nhiệm vụ, giải pháp để lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất toàn quốc trong phòng chống dịch, tiếp tục định hướng công việc trong những tuần tới. Đây là thời điểm hết sức quan trọng, nhất là sau Hội nghị Trung ương 4 đã bàn rất kỹ, thảo luận rất sôi nổi về công tác phòng chống dịch.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) sáng 9/10, thành phố đã tiêm vaccine cho 72.375 người trong hôm qua. Các điểm tiêm đều được thực hiện ổn định, trật tự.
Từ khi TP.HCM tổ chức điểm tiêm chủng đợt 1 đến hết 8/10, thành phố đã tiêm được 12.118.174 mũi. Trong đó, 5.069.498 người tiêm mũi 2. Số người đã tiêm vaccine Vero Cell là 2.954.889.
Tỷ lệ người trên 18 tuổi đã tiêm mũi 1 là 97,8%. Người tiêm đủ 2 mũi là 70,3%. Người trên 65 tuổi được tiêm hai mũi là 74,89%.
Theo Cổng thông tin Covid-19 TP.HCM, tính đến sáng 9/10, các quận, huyện chưa đạt tỷ lệ 100% tiêm vaccine cho người mũi 1 là Cần Giờ (99%) và Gò Vấp (97%).
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sáng 9/10, Ủy ban MTTQ TP.HCM - Trung tâm An sinh TP đã tổ chức lễ phát động hưởng ứng Tháng cao điểm "Vì người nghèo" năm 2021 và ra mắt Chương trình "Thành phố nghĩa tình - Kết nối yêu thương" trên ứng dụng An sinh của Trung tâm An sinh TP.HCM. Đến dự lễ phát động có Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP.HCM Tô Thị Bích Châu đã phát động hưởng ứng "Tháng hoạt động cao điểm vận động, chăm lo người nghèo" từ ngày 17/10 đến ngày 18/11, trao tặng kinh phí xây dựng nhà ở, phương tiện sinh kế và nhận đỡ đầu các sinh viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó học giỏi, hỗ trợ trẻ mồ côi do Covid-19 trên địa bàn TP.
Đồng thời, chương trình "Thành phố nghĩa tình - Kết nối yêu thương" với chủ đề "Triệu người có giúp nhiều người khó" được ra mắt trên ứng dụng An sinh của Trung tâm An sinh TP.HCM.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Đến nay, TP.HCM có 19 quận, huyện và TP. Thủ Đức công bố kiểm soát được dịch bệnh, đây là một trong những điều kiện thuận lợi để ngành GD-ĐT tính phương án mở cửa trường học. Tuy nhiên, theo lãnh đạo nhiều cơ sở giáo dục, phụ huynh chỉ an tâm đưa con tới trường khi HS được tiêm vắc-xin đầy đủ.
Theo ông Trần Minh, Phó Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Đào Duy Anh (quận Tân Phú), Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng chống dịch của Sở GD-ĐT TP.HCM tại các cơ sở giáo dục là phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện nay của TP. Trường tự đánh giá đạt 8/10 tiêu chí và có thể dạy trực tiếp tại trường nhưng còn vướng vấn đề HS chưa được tiêm vắc-xin, nhiều giáo viên (GV) về quê và dạy online. Mặt khác, nhiều tỉnh chưa tổ chức tiêm vắc-xin nên nhiều GV về quê chưa tiêm mũi 1 hoặc chưa đủ 2 mũi sẽ khó khăn trong việc trở lại TP. Theo ông Minh, Sở GD-ĐT cần tính toán thời gian phù hợp để tổ chức học tập trực tiếp tại trường, có thể theo từng quận, huyện đã đủ điều kiện kiểm soát an toàn về dịch bệnh. "Để các trường chủ động và thích ứng khi mở lại trường, có thể lần lượt tổ chức theo từng khối, trước mắt là khối 6 và 12, sau đó đến các khối còn lại" - ông Minh nói.
Đồng quan điểm, ông Võ Thiện Cang, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Hữu Trang (quận 5) cho biết, hiện trường có thể đáp ứng các tiêu chí phòng chống dịch như GV được tiêm đủ vắc-xin, bảo đảm khoảng cách trong trường học, lớp học... nhưng phụ huynh đều mong muốn HS sớm được tiêm vắc-xin để trở lại học tập trực tiếp.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
3.130 người dân đang sinh sống, làm việc tại TP.HCM và một số địa phương sẽ được UBND tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Công ty CP Xe khách Phương Trang đón về trong 2 ngày 9 và 11/10.
Theo đó, trong đợt 1 vào sáng 9/10, tại Bến xe Miền Đông, Công ty Phương Trang bố trí 103 xe khách giường nằm đón 2.000 người dân sinh sống, làm việc tại Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cà Mau và TP. Cần Thơ về lại quê nhà.
Trong đợt 2 vào ngày 11/10, hãng xe này tiếp tục đón khoảng 1.130 người dân sinh sống, làm việc tại Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước về Lâm Đồng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sáng 9/10, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Nghệ An cho biết trong 12 giờ qua (từ 18 giờ ngày 8/10 đến 6 giờ ngày 9/10), tỉnh Nghệ An ghi nhận dương tính SARS-CoV-2, các trường hợp mắc bệnh đều là người từ các tỉnh phía Nam về quê.
Trường hợp thứ nhất là chị N.T.S. (SN 1991), trú xóm Đồng Tiến, xã Tiến Thành, huyện Yên Thành. Ngày 5/10, chị S. từ tỉnh Bình Dương về huyện Yên Thành. Sau khi về địa phương, chị S. được cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả âm tính. Ngày 8/10, chị S. được lấy mẫu lần 2 gửi Bệnh viện đa khoa Quang Khởi, sáng ngày 9/10 cho kết quả khẳng định dương tính SARS-CoV-2. Được biết, chị S. đã được tiêm 2 mũi vắc-xin Covid-19.
Trường hợp thứ 2 là ông N.V.T. (SN 1976), trú bản Khe Ló, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông. Ngày 6/10, ông T. từ TP.HCM về huyện Con Cuông. Ngay sau khi về địa phương, ông T. được cách ly tập trung tại Tiểu đoàn 19 huyện Con Cuông và lấy mẫu xét nghiệm gửi CDC, sáng ngày 9/10 cho kết quả khẳng định dương tính SARS-CoV-2. Được biết, ông T. đã được tiêm 2 mũi vắc-xin Covid-19.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Với số ca mắc mới này, tính từ ngày 1/10 đến nay, Đồng Tháp ghi nhận 276 ca F0.
Trước đó, tối 8/10, ngành chức năng tỉnh Đồng Tháp công bố kết quả xét nghiệm PCR khẳng định 28 ca nhiễm mới ghi nhận tại huyện Châu Thành.
Theo nhà chức trách, sáng cùng ngày, 4 trường hợp test nhanh tại Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, có kết quả nghi ngờ dương tính với SARS-CoV-2. Ngành chức năng nhanh chóng xét nghiệm 37 hộ dân với 130 người liên quan và ghi nhận 28 ca nhiễm nCoV.
Sau khi phát hiện ổ dịch mới, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, đã làm việc với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 huyện Châu Thành, yêu cầu nhanh chóng dập dịch.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Hôm qua (8/10), hãng dược Moderna của Mỹ cho biết họ đặt mục tiêu cung cấp thêm một tỷ liều vaccine COVID-19 của mình cho các quốc gia có thu nhập thấp vào năm 2022, bên cạnh những liều vaccine họ đã cam kết với cơ chế chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX.
Những liều này sẽ nằm trong 2 - 3 tỷ liều vaccine Moderna mà công ty dự kiến sản xuất trong năm tới.
"Cho đến nay, hơn 250 triệu người đã được tiêm vaccine Moderna COVID-19 trên toàn cầu. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng việc tiếp cận với vaccine tiếp tục là một thách thức ở nhiều nơi trên thế giới", Giám đốc điều hành Moderna, ông Stéphane Bancel, cho biết trong một bức thư đăng trên trang web của công ty.
Trước đó 1 ngày, Moderna công bố kế hoạch đầu tư lên tới 500 triệu USD để xây dựng một nhà máy ở châu Phi để sản xuất tới 500 triệu liều vaccine mRNA mỗi năm, bao gồm cả vaccine COVID-19.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 8/10, tại Trung tâm Y tế huyện Giao Thuỷ (Nam Định) đã phát hiện một trường hợp dương tính SARS-CoV-2.
Bệnh nhân được xác định là V.T.N (23 tuổi, trú tại xóm 17, xã Giao Thiện, huyện Giao Thuỷ).
Vào ngày 4/10, chị N. vào Trung tâm Y tế huyện Giao Thuỷ để chờ sinh và qua 3 lần test nhanh Covid-19 đều cho kết quả âm tính.
Ngày 6/10 được chỉ định sinh mổ, đến chiều ngày 8/10 sản phụ có dấu hiệu sốt, kèm rát họng... nên Trung tâm Y tế huyện Giao Thuỷ đã tiến hành test nhanh Covid-19 cho kết quả dương tính.
Tiếp đó lấy mẫu xét nghiệm PCR khẳng định kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân này chưa xác định được nguồn lây, qua điều tra dịch tễ xác định được 31 F1 (gồm nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân và các sản phụ chờ sinh tại Khoa sản Trung tâm Y tế huyện Giao Thuỷ).
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sau khi Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định tạm thời về triển khai các đường bay nội địa chở khách thường lệ, cho phép mở lại 19 đường bay, các hãng hàng không đã công bố lịch khôi phục các đường bay.
Vietnam Airlines cho biết từ ngày 10/10, hãng nối lại 14 đường bay hai chiều, gồm giữa Hà Nội và TP.HCM, Đà Nẵng; giữa TP.HCM và Hải Phòng, Vinh (Nghệ An), Thanh Hóa, Quy Nhơn (Bình Định), Huế, Đà Nẵng, Chu Lai (Quảng Nam), Đồng Hới (Quảng Bình), Nha Trang (Khánh Hòa), Tuy Hòa (Phú Yên), Phú Quốc (Kiên Giang); giữa Thanh Hóa và Đà Lạt.
Trong đó, đường bay từ Hà Nội đi TP.HCM và chiều ngược lại được khai thác mỗi ngày 1 chuyến bay, từ Hà Nội lúc 13 giờ và từ TP.HCM lúc 16 giờ, bằng máy bay thân rộng Boeing 787 hoặc Airbus A350.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành hướng dẫn tạm thời về các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong việc quản lý đi lại của người dân từ các tỉnh, thành phố đến Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay.
Thứ nhất, người từ 4 địa phương phía Nam gồm TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đến tỉnh Quảng Nam phải có kết quả xét nghiệm âm tính có hiệu lực trong 72 giờ.
Người đã tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 thì thực hiện cách ly tại nhà/nơi lưu trú 7 ngày; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo.
Những người tiêm chưa đủ liều vắc-xin thì cách ly tại nhà/nơi lưu trú 14 ngày; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo. Những người chưa tiêm vắc-xin phải cách ly tập trung 14 ngày, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú trong 7 ngày tiếp theo.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sở Y tế TP.HCM ngày 8/10 yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện khai báo y tế điện tử, phân luồng, sàng lọc tất cả người đến khám bệnh, khai thác các triệu chứng, kịp thời phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc Covid-19 để làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên.
Trong giai đoạn cao điểm dịch Covid-19 tại TP.HCM thời gian qua, các bệnh viện xét nghiệm Covid-19 tất cả người đến khám. Từ đầu tháng 10, một số bệnh viện thông báo không test nhanh tất cả bệnh nhân đến khám, chỉ thực hiện một số ca cần loại trừ nhiễm Covid-19.
Sở Y tế TP.HCM nhận định mặc dù tình hình dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể diễn tiến phức tạp. Thành phố vẫn duy trì xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc xét nghiệm RT-PCR (mẫu đơn hoặc mẫu gộp không quá 10) cho người bệnh và người chăm sóc đi kèm khi có chỉ định nhập viện. Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm, người bệnh được điều trị tại khu cách ly tạm của khoa khám bệnh hoặc buồng cách ly của khoa lâm sàng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 4.031 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.606 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.425 ca.
Về công tác tiêm phòng vắc xin ngừa Covid-19, đến 18 giờ ngày 8/10 số mũi tiêm trong ngày là 229.765 mũi; 6.295 mũi 1; 223.470 mũi 2.
Đến nay, các quận, huyện, thị xã tiêm được 7.105.958 mũi, trong đó có 5.100.547 mũi 1 và 2.005.411 mũi 2. Các Bệnh viện Trung ương tiêm được 1.159.840 mũi, trong đó có 792.138 mũi 1 và 367.702 mũi 2.
Như vậy tổng số tiêm được 8.265.798 mũi, trong đó: tiêm được 5.892.685 mũi 1 (đạt 97,9% dân số trên 18 tuổi và 71% tổng dân số), tiêm được 2.373.113 mũi 2 (đạt 39,4% dân số trên 18 tuổi và 28,6% tổng dân số).
Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho hay: "Đợt dịch thứ 4 với biến chủng Delta khiến số ca mắc và số tử vong tăng nhiều, tỉ lệ tử vong tại Việt Nam hiện là 2,4%". Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, số ca mắc COVID-19 giảm dần, có những ngày số mắc giảm mạnh xuống hơn 4.000 ca so với những ngày trước đó. Trước đó, cuối tháng 8, đầu tháng 9, số mắc thường lên đến hơn chục nghìn ca mắc mới mỗi ngày. Tuần vừa qua ghi nhận thông tin tích cực khi số lượng bệnh nhân khỏi gia tăng, có những ngày liên tiếp số khỏi nhiều gấp 4-6 lần số mắc mới.
Đáng chú ý, số bệnh nhân COVID-19 tử vong đã và đang giảm hằng ngày, đặc biệt những ngày gần đây, số tử vong giảm mạnh. Riêng tại TP.HCM, nếu đầu tháng 9 có từ 250 - 280 ca tử vong/ngày thì tới ngày 6/10, số ca tử vong ở TP.HCM giảm xuống còn 88 ca. Tại Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp cũng giảm mạnh...
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tỉnh Sóc Trăng ghi nhận 203 ca mắc mới Covid-19 vào ngày 8/10, cao nhất từ trước đến nay ở địa phương. Trong đó nhiều nhất là các địa phương huyện Trần Đề (86), thị xã Vĩnh Châu (62), huyện Mỹ Xuyên (22), huyện Mỹ Tú (18), huyện Châu Thành (10).
Trong số 203 ca mắc mới, có 60 trường hợp là F1, 28 trường hợp về từ vùng dịch (tất cả đều đã được quản lý trước đó); 115 trường hợp phát hiện quan sàng lọc cộng đồng tại các địa phương trong tỉnh có liên quan đến Công ty Cổ phần chế biến thủy sản Út Xi (ấp Hà Bô, xã Tài Văn, huyện Trần Đề).
Như vậy, chỉ trong 4 ngày (5 - 8/10), đã có 368 ca mắc Covid-19 liên quan đến Công ty Cổ phần chế biến thủy sản Út Xi.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tối 8/10, trong buổi livestream chương trình "Dân hỏi - Thành phố trả lời", Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng đã đối thoại, giải đáp những thắc mắc của người dân. Với chủ đề "Khôi phục kinh tế trong điều kiện bình thường mới", chương trình thu hút gần 8.000 người xem với khoảng 1.900 bình luận trên fanpage của Trung tâm Báo chí TP.
Trao đổi tại chương trình, Phó Chủ tịch UBND TP Phan Thị Thắng nhấn mạnh: Từ ngày 1/10, TP.HCM đã nới lỏng giãn cách xã hội, nhiều hoạt động được mở trở lại theo tinh thần Chỉ thị 18 của UBND TP. Hiện nay, tình hình dịch bệnh tại TP.HCM cơ bản được kiểm soát nhưng không có nghĩa là đã đẩy lùi hoàn toàn. Vì vậy, tuyệt đối không thể chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch.
Để vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa từng bước phục hồi kinh tế, sớm đưa cuộc sống người dân trở lại trạng thái "bình thường mới" với sự thích nghi linh hoạt tùy diễn biến của dịch bệnh, TP đã có sự tính toán, cân nhắc các vấn đề cần được ưu tiên. Trong đó, việc tiếp tục tăng mức bao phủ vắc xin cho người dân vẫn được chú trọng.
Theo tờ Kinh tế đô thị, ngày 8/10, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình đã có văn bản đề nghị Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 thành phố công nhận thêm huyện Bình Chánh đạt 6/6 tiêu chí kiểm soát dịch Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế.
Như vậy, TP.HCM đã có 20 quận, huyện và TP. Thủ Đức được đề nghị công bố kiểm soát được dịch, chỉ còn duy nhất quận Bình Tân chưa được đề nghị công bố kiểm soát dịch Covid-19.
Ghi nhận của Người lao động cho hay, cùng ngày, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã ký báo cáo đề nghị Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch thành phố tạm thời chưa công nhận quận Bình Tân kiểm soát được dịch bệnh.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây