Như vậy, từ ngày 14/10/2021 đến nay, toàn tỉnh đã phát hiện 342 ca mắc COVID-19. Trong đó, Việt Trì có 225 ca tại 18 xã, phường; thị xã Phú Thọ có 6 ca tại 1 xã; huyện Lâm Thao 68 ca tại 10 xã, thị trấn; huyện Phù Ninh 38 ca tại 8 xã, thị trấn và huyện Tam Nông 5 ca tại 2 xã. Không có xã, phường, thị trấn mới ghi nhận phát sinh ca mắc COVID-19. Kể từ ngày 21/10 đến nay, số lượng các ca F0 tăng lên do tỉnh Phú Thọ tổ chức xét nghiệm sàng lọc diện rộng trong toàn tỉnh.
Toàn tỉnh hiện có 3.413 F1 (trong đó 264 trường hợp cách ly tập trung và 3.149 trường hợp cách ly tại nhà); có 10.829 trường hợp F2 và 392 người trở về từ vùng dịch; 6.905 trường hợp F3 đang thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Liên quan đến ổ dịch Covid-19 xảy ra tại 2 doanh nghiệp tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang mà VOV đã thông tin, từ 19h ngày hôm nay (23/10), Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 địa phương phối hợp với các ngành chức năng huyện Châu Thành tiến hành phong tỏa toàn bộ địa bàn xã này.
Theo đó, có 2.048 hộ dân ở 3/3 ấp của xã Bình Đức bị phong tỏa trong thời gian 7 ngày. Trước mắt, trên địa bàn xã có 4 chốt kiểm soát dịch bệnh, trong đó có 1 chốt của huyện đặt trên tỉnh lộ 864 và 3 chốt tại 3 ấp. Cùng ngày, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang ban hành quyết định 1579 công bố bổ sung cấp độ dịch tại xã Bình Đức là cấp độ 4 (vùng đỏ).
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ông Phạm Văn Tuấn - giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bình Chánh - cho hay trước tình hình số ca nhiễm COVID-19 mới tại xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B có dấu hiệu tăng trong những ngày gần đây, Sở Y tế chỉ đạo địa phương áp dụng quy trình phát hiện và xử lý F0.
Theo đó, hiện toàn huyện Bình Chánh đang ở vùng vàng (cấp độ 2 - nguy cơ trung bình), riêng xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B là vùng cam (cấp độ 3 - nguy cơ cao). Qua xét nghiệm nhanh 3.000 mẫu tại vùng nguy cơ cao thuộc 2 xã này, phát hiện 78 mẫu dương tính; tỉ lệ dương tính 2,6%.
Trong số 78 ca dương tính, riêng xã Vĩnh Lộc B phát hiện 63 ca/2.500 mẫu xét nghiệm nhanh ở tại 5 ấp có nguy cơ cao.
"Chúng tôi không xét nghiệm trên diện rộng như trước đây, thay vào đó là xét nghiệm trong phạm vi hẹp, có trọng điểm nhưng vẫn thần tốc" - ông Tuấn nhấn mạnh.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Các ca bệnh phân bố theo quận, huyện: Thường Tín (3), Đống Đa (1) tại các chùm: Chùm ca bệnh liên quan đến các tỉnh có dịch (1), Chùm ca bệnh thứ phát liên quan các tỉnh có dịch (2), Chùm sàng lọc ho sốt (1).
Cụ thể:
Chùm sàng lọc ho sốt (1 ca)
1) T.V.H, Nam, sinh năm 2002,
- Địa chỉ: Ô Chợ Dừa, Đống Đa.
- Dịch tễ: Bệnh nhân làm nghề cắt tóc tại Salon số 36A Trần Quang Diệu, Đống Đa, ngày 19/10 BN xuất hiện triệu chứng sốt, ngày 22/10 bệnh nhân khám tại bệnh viện Đống Đa được làm test nhanh dương tính, sau đó được lấy mẫu gửi CDC Hà Nội xét nghiệm khẳng định, ngày 23/10 kết quả RT-PCR dương tính.
Chùm liên quan các tỉnh có dịch (1 ca)
1) Đ.P.A, Nữ, sinh năm 2000
- Địa chỉ: Văn Bình, Thường Tín
- Dịch tễ: Bệnh nhân và con gái từ TP. Hồ Chí Minh về đến Hà Nội ngày 13/10 được xét nghiệm âm tính và cách ly tại nhà. Ngày 19/10 sau khi con gái (BN T.K.M) có kết quả dương tính. BN được chuyển cách ly và chăm sóc con tại bệnh viện Đức Giang. Ngày 22/10 bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 23-10, ông Lê Văn Phước - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang - đã ký thông báo khẩn về việc tiếp tục thực hiện lệnh cấm ra đường ban đêm trong phạm vi toàn tỉnh do địa phương này xuất hiện nhiều ca mắc Covid-19 trong cộng đồng.
Trước tình hình này, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang quyết định tiếp tục thực hiện lệnh cấm đi lại trong phạm vi toàn tỉnh từ 20 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau. Quyết định này không áp dụng đối với các phương tiện vận tải thủy, bộ vận chuyển hàng hóa thiết yếu hoặc lực lượng chức năng được phân công thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 và những trường hợp khẩn cấp khác.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, tính riêng từ ngày 1/10 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 959 trường hợp mắc mới Covid-19, cao nhất từ trước đến nay. Trong đó có 598 ca mắc phát hiện trong cộng đồng. Đặc biệt, số ca mắc mới trong cộng đồng 14 ngày qua tăng cao với 474 ca mắc Covid-19.
Từ 16h ngày 22/10 đến 6h sáng 23/10, tỉnh ghi nhận thêm 110 ca mắc Covid-19, trong đó có 26 ca trong cộng đồng, 5 ca cách ly tại nhà, 21 ca trong khu cách ly tập trung, 55 ca trong khu phong tỏa và 3 ca phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc.
Tính từ ngày 27/4 đến nay, Đắk Lắk ghi nhận tổng cộng 3040 ca Covid-19, hiện tỉnh đang điều trị 1162 F0, đã có 1856 bệnh nhân khỏi bệnh, 22 trường hợp tử vong.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM hôm qua đã lấy mẫu test nhanh kháng nguyên tại 11 ấp thuộc huyện Bình Chánh, TP.HCM. Riêng trong buổi sáng, phát hiện 78 trường hợp dương tính trên 3.000 mẫu test nhanh tại xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B. Đến 16h cùng ngày, số ca dương tính với test nhanh kháng nguyên ghi nhận tổng cộng là 189 trường hợp.
Theo Cổng thông tin Covid-19 TP.HCM, số ca nghi mắc của Bình Chánh trong ngày 22/10 là cao nhất trong số các quận huyện thuộc TP. Tính từ ngày 29/4 đến nay, Bình Chánh có tổng số ca mắc là 27.311.
Lực lượng chức năng tiến hành đánh giá sơ bộ các tiêu chí như: Có ít nhất 2 hộ gia đình có F0 trong cùng khu vực và có giao tiếp với nhau; Tính chất của địa bàn dân cư; Tình trạng tiêm chủng; Đã từng là ổ dịch trong 3 tháng trước đó.
Địa phương đã khoanh vùng, phong tỏa tạm thời ổ dịch trong vòng 24 giờ để điều tra và xét nghiệm kháng nguyên nhanh.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, đến 6h sáng 23/10, toàn tỉnh ghi nhận thêm 40 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua.
Trong đó, có 24 ca (thành phố Việt Trì có 14 ca, 10 ca còn lại ở huyện Lâm Thao và Phù Ninh) được phát hiện trong cộng đồng khi lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc diện rộng, còn 16 ca được ghi nhận trong khu cách ly, khu phong tỏa.
Kể từ ngày 14/10 đến nay, toàn tỉnh phát hiện 292 ca mắc COVID-19. Nhiều nhất ở TP. Việt Trì với 186 ca tại 18 xã, phường, chủ yếu vẫn ở xã Chu Hóa. Huyện Lâm Thao có 63 ca tại 11 xã, thị trấn. Huyện Phù Ninh 34 ca tại 8 xã, thị trấn. Các ca còn lại ở thị xã Phú Thọ và huyện Tam Nông.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội sáng 23/10 thông báo khẩn, tìm người từng đến Hair Salon Mẹ Ớt, số 36A, Trần Quang Diệu, quận Đống Đa từ ngày 8/10 đến 22/10.
CDC Hà Nội vừa ghi nhận 1 ca dương tính SARS-CoV-2 liên quan địa điểm này.
Chốt cứng tại Hair salon Mẹ Ớt
CDC khuyến cáo người dân tự cách ly, hạn chế tiếp xúc và liên hệ ngay với trạm y tế, trung tâm y tế trên địa bàn hoặc Trạm Y tế phường Ô Chợ Dừa (0973044073), Trung tâm Y tế quận Đống Đa (02435625581), CDC Hà Nội (0969082115/0949396115) để được tư vấn, hướng dẫn.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Cụ thể, theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, từ 18h00 ngày 22/10/2021 đến 06h00 ngày 23/10/2021, tỉnh Phú Thọ ghi nhận 25 ca dương tính mới tại TP. Việt Trì (7 ca); Phù Ninh (12 ca); Lâm Thao (5 ca) và Tam Nông (1 ca). Trong số đó, có 10 trường hợp tại các khu cách ly, vùng phong tỏa đã được quản lý; 15 ca mắc mới trong cộng đồng sau khi sàng lọc diện rộng tại Việt Trì (5 ca), Lâm Thao (4 ca), Phù Ninh (6 ca).
Kể từ ngày 14/10/2021 đến nay, toàn tỉnh phát hiện 292 ca mắc COVID-19 tại Việt Trì (186 ca tại 18 xã, phường); thị xã Phú Thọ (4 ca tại 1 xã); huyện Lâm Thao (63 ca tại 11 xã, thị trấn); Phù Ninh (34 ca tại 8 xã, thị trấn) và Tam Nông (5 ca tại 2 xã). Có 3 xã tại huyện Phù Ninh phát sinh ca bệnh mới (Hạ Giáp, Phú Lộc và An Đạo).
Toàn tỉnh hiện tại có 2.508 F1; 10.898 F2 và 3.692 F3 đang được quản lý, theo dõi và áp dụng các biện pháp cách ly y tế phù hợp.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bà Ngô Thị Kim Yến, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, cho biết theo kế hoạch, từ ngày 1/11, thành phố sẽ cho khối lớp 1, lớp 9 và lớp 12 đi học trở lại.
Đến ngày 8/11, tất cả khối học còn lại sẽ đi học tập trung. "Vì vậy, các quận, huyện hỗ trợ ngành giáo dục điều kiện tốt nhất để việc đi học trở lại thuận lợi", Phó Chủ tịch UBND Đà Nẵng thông tin.
Để đảm bảo phương án an toàn trường học theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế, bà Yến yêu cầu Sở Y tế phối hợp Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch tiêm vaccine cho các em từ 15 tuổi đến 18 tuổi.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Một số tác dụng phụ từ nhẹ đến trung bình có thể gặp sau tiêm vaccine Covid-19 ở trẻ. Đây là những dấu hiệu thông thường cho thấy cơ thể đang hình thành khả năng bảo vệ và hệ miễn dịch đang làm những gì mà nó phải làm. Các tác dụng phụ này thường sẽ biến mất sau 12-48 giờ. Một số trẻ không gặp tác dụng phụ hoặc có thể sẽ gặp các tác dụng phụ sau liều tiêm thứ hai khác sau liều đầu tiên. Phụ huynh cần theo dõi các phản ứng ở trẻ như:
Trên cánh tay tại vị trí tiêm có thể đau, ửng đỏ, sưng tấy. Một số trẻ có thể bị phát ban đỏ, ngứa, sưng hoặc đau ở vị trí tiêm, thường được gọi là dấu hiệu "cánh tay Covid". Những nốt phát ban này có thể bắt đầu sau vài ngày đến hơn một tuần kể từ khi tiêm mũi đầu tiên. Nếu trẻ bị "cánh tay Covid" sau khi tiêm liều đầu tiên, trẻ vẫn nên tiêm liều thứ hai, không có chống chỉ định. Một số loại thuốc kháng histamine để giảm ngứa, hoặc acetaminophen hoặc thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có thể dùng để giảm đau dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tối ngày 22/10, thông tin từ UBND tỉnh An Giang cho biết, vừa ban hành quyết định về áp dụng tạm thời các biện pháp hành chính trong phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về việc ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".
Theo đó, trên địa bàn An Giang sẽ áp dụng tạm thời các biện pháp hành chính ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình).
Cụ thể, các hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời được phép hoạt động nhưng không quá 30 người/hoạt động trong cùng một thời điểm và người tham gia phải tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng COVID-19 sau 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 không quá 6 tháng. Riêng đối với người từ 65 tuổi trở lên phải được tiêm đủ 2 liều vắc xin sau 14 ngày.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tối 22/10, tại chương trình livestream "Dân hỏi - Thành phố trả lời" với chủ đề "Lao động - việc làm trong phục hồi sản xuất, kinh doanh", ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM và ông Nguyễn Quang Cường, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên thuộc Thành Đoàn TP.HCM đã đăng đàn đối thoại trực tuyến với người dân.
Theo ông Nguyễn Văn Lâm, từ ngày 1/10, khi nới lỏng giãn cách xã hội, UBND TP.HCM đã chủ động liên hệ với chính quyền các địa phương lân cận để tạo điều kiện cho người dân về quê và sau đó là quay trở lại TP.HCM làm việc.
Hiện nay, nhiều lao động đã trở về TP.HCM làm việc sau khi được các doanh nghiệp nhắn tin trực tiếp hoặc chủ động về lại TP.HCM sau khi nghe thông tin doanh nghiệp hoạt động trở lại. Nhiều người trở về TP.HCM khi đơn vị cũ chưa hoạt động trở lại.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Đối tượng được thụ hưởng là tất cả nhóm trẻ ở độ tuổi trên đang sinh sống, học tập trên địa bàn TP.HCM. Nhóm trẻ đi học sẽ được tiêm tại trường hoặc điểm tiêm được cơ sở giáo dục lựa chọn, đảm bảo an toàn tiêm chủng và phòng chống dịch bệnh. Trẻ không đi học sẽ được tiêm tại điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động do Thành phố Thủ Đức và các quận huyện lựa chọn.
Đối với nhóm trẻ có bệnh lý nền sẽ tiêm tại bệnh viện chuyên khoa nhi hoặc bệnh viện đa khoa có chuyên khoa nhi. Nhóm bệnh nhi đang điều trị nội trú tại các bệnh viện chuyên khoa nhi hoặc bệnh viện đa khoa có chuyên khoa nhi sẽ được lập danh sách tại thời điểm tiêm chủng (kể cả trẻ có địa chỉ cư trú tại các tỉnh thành khác) để tiêm theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
Thành phố sẽ thực hiện tiêm theo lứa tuổi giảm dần, nhóm trẻ 16 đến 17 tuổi sẽ được tiêm trước và hạ dần độ tuổi theo tiến độ cung ứng vắc xin và tình hình dịch tại địa phương.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tiến sĩ (TS) Trì Thị Minh Thúy, giảng viên Khoa Tâm lý Trường ĐH KHXH-NV (ĐHQG TP.HCM), cho biết: Khi trải qua sang chấn tâm lý, người bệnh có khuynh hướng rút lui khỏi những hoạt động xã hội và không muốn gặp gỡ bạn bè. Suy nghĩ này là sai lầm, cần phải làm ngược lại, tăng cường kết nối với người khác để giúp lấy lại năng lượng, kích hoạt hệ miễn dịch, giúp mau hồi phục tinh thần.
Gia đình là quan trọng
Theo các chuyên gia tâm lý, dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến tâm lý của người mắc bệnh và cả người không mắc bệnh, tùy vào "sức đề kháng tâm lý" của mỗi người sẽ quyết định thời gian kết thúc cơn khủng hoảng nhanh hay chậm. Tuy nhiên, việc chủ động chuẩn bị và xây dựng cách ứng phó với khủng hoảng là điều hết sức cần thiết.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo thông tin giám sát dữ liệu mỗi ngày của Sở Y tế TP.HCM, số ca F0 mới trong cộng đồng ở huyện Bình Chánh có dấu hiệu tăng.
Sáng 22/10, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã kiểm tra công tác thực hiện lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 và tiêm vaccine phòng Covid-19 tại 11 ấp trên địa bàn huyện Bình Chánh.
Trong buổi sáng cùng ngày, huyện đã phát hiện khoảng 78 trường hợp test nhanh dương tính trên hơn 3.000 mẫu xét nghiệm tại xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B. Tỷ lệ dương tính là 2,6%.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
TP. Cần Thơ vừa ghi nhận 53 ca mắc Covid-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 6.452 ca. Trong ngày, có 51 bệnh nhân Covid-19 được điều trị khỏi, nâng tổng số bệnh nhân được điều trị thành công lên 5.841 trường hợp.
Trong ngày 22/10, Đồng Tháp ghi nhận 34 ca mắc mới, gồm 18 ca về từ vùng dịch, 16 phát sinh trên địa bàn (tăng 9 ca so với hôm qua). Cụ thể, 10 ca trong các cơ sở cách ly y tế; 1 ca trong cơ sở điều trị; 5 ca trong cộng đồng. Tổng số ca cộng dồn đến nay là 9.419 ca. Số bệnh nhân xuất viện: 49 ca trong ngày (tăng 3 ca so ngày hôm qua), cộng dồn 8.360 ca.
Ngày 22/10, Sóc Trăng ghi nhận 137 ca dương tính mới, nâng tổng số ca mắc cộng dồn trên địa bàn là 4.191 trường hợp. Trong ngày có 152 trường hợp được xuất viện, cộng dồn đến nay là 1.899 ca và có 35 ca tử vong; số bệnh nhân đang được cách ly điều trị tại cơ sở y tế là 2.257 ca.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Từ 06h00 đến 18h00 ngày 22/10, tỉnh Phú Thọ ghi nhận 15 ca dương tính mới đều tại Việt Trì, trong đó 9 trường hợp trong cộng đồng (sau khi sàng lọc diện rộng tại TP. Việt Trì); 6 ca tại các khu cách ly, vùng phong tỏa đã được quản lý.
Kể từ ngày 14/10 đến nay, toàn tỉnh phát hiện 267 ca mắc Covid-19, với 2.004 F1; 10.450 F2 và 3.692 F3 đang được quản lý, theo dõi và áp dụng các biện pháp cách ly y tế phù hợp.
Toàn tỉnh được xác định cấp độ 2.
Tại Lâm Thao cũng lập Bệnh viện dã chiến số 1, đưa vào hoạt động từ ngày hôm nay (23/10).
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Đến chiều 22/10, 13 tỉnh, thành miền Tây đã công bố cấp độ dịch, trong đó duy nhất TP. Cần Thơ ở cấp độ 1, các địa phương còn lại đều ở cấp độ 2.
Hiện, một số tỉnh, thành có tuyến Quốc lộ 1 chạy qua như: Long An, TP. Cần Thơ, Hậu Giang đã tháo dỡ chốt kiểm soát dịch.
Đối với những tỉnh vẫn giữ chốt ở cửa ngõ, UBND tỉnh giải thích, là kiểm soát về mặt khai báo y tế, tiêm vắc xin để có hướng dẫn và áp dụng biện pháp cách ly hoặc tự theo dõi sức khỏe tại nhà đối với từng trường hợp.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Người lao động từ các tỉnh, thành phố trở lại tỉnh Bình Dương làm việc được ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19, nếu chưa tiêm mũi 1 cũng như được đẩy nhanh tiến độ tiêm 2 mũi để đảm bảo đủ điều kiện vào doanh nghiệp tham gia sản xuất. Người lao động được các doanh nghiệp tổ chức test nhanh và cấp giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm để làm căn cứ tham gia lưu thông.
Doanh nghiệp có nhu cầu tổ chức xe đón người lao động từ các tỉnh, thành phố về Bình Dương thì gửi phương án để được các ngành chức năng xem xét, hỗ trợ cấp giấy nhận diện có mã QR. Khi vào Bình Dương, các phương tiện vận chuyển sẽ tập kết tại địa điểm đã được doanh nghiệp đăng ký trong phương án.
Doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động chịu trách nhiệm về việc tổ chức xét nghiệm bằng test nhanh cho người lao động, cũng như đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch COVID-19. Chi phí vận chuyển, chi phí test nhanh cho người lao động do doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động tự chi trả hoặc thỏa thuận với người lao động.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 22/10, Phó chủ tịch Dương Anh Đức ký văn bản khẩn ban hành kế hoạch tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12 đến 17 tuổi. TP.HCM sẽ tiêm vaccine cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi (dự kiến 780.000 trẻ), theo lộ trình tiêm trước cho lứa tuổi 16 - 17.
Trẻ đi học sẽ được tiêm tại trường hoặc cơ sở giáo dục. Trẻ không đi học sẽ được tiêm tại điểm cố định hoặc lưu động trên địa bàn quận, huyện, TP. Thủ Đức. Riêng trẻ có bệnh nền được tiêm tại bệnh viện chuyên khoa nhi hoặc bệnh viện đa khoa có chuyên khoa nhi. Trẻ điều trị nội trú tại bệnh viện (kể cả trẻ có địa chỉ cư trú tại tỉnh, thành khác) được tiêm tại nơi điều trị.
Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế ngày 22/10, vaccine phòng COVID-19 Abdala có thành phần hoạt chất protein tái tổ hợp vùng liên kết thụ thể virus tương tác với thụ thể ACE2 của người.
Chỉ định tiêm vaccine Abdala phòng COVID-19 cho người từ 19 - 65 tuổi
Vaccine Abdala đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách phòng chống dịch COVID-19 ngày 17/9. Đây là vaccine phòng COVID-19 thứ 8 được Việt Nam cấp phép khẩn cấp.
Vaccine Abdala sản xuất thành phẩm tại Công ty AICA Laboraries, Base Business Unit (BBU) AICA - Cuba và được xuất bán thành phẩm, đóng gói cấp 2 tại Trung tâm Kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học Cuba.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây