Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng vừa có thông báo về đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội (cập nhật đến ngày 19/11).
Theo đó, hiện thành phố ở cấp độ 2 trong phòng, chống dịch Covid-19. Cùng với đó, 4 quận, huyện ở cấp độ 1; 26 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 2.
Ngoài ra, 477 xã, phường ở cấp độ 1 (tăng 196 xã, phường so với công bố vào ngày 12/11) và 99 xã, phường ở cấp độ 2 (giảm 194 xã, phường); 3 xã, phường ở cấp độ 3 (giảm 1 phường) và không có địa bàn nào cấp độ 4.
Về 3 xã, phường ở cấp độ 3 (vùng cam), theo CDC đánh giá, là các xã phường, trong 14 ngày gần đây ghi nhận nhiều ca bệnh trong cộng đồng.
Đó là phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm với 115 ca mắc trong cộng đồng trong 14 ngày vừa qua. Còn số ca mắc cộng đồng/100.000 dân/tuần là 369 ca.
Xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm với 21 ca mắc cộng đồng trong 14 ngày vừa qua. Còn số ca mắc cộng đồng/100.000 dân/tuần là 75.
Xã Yên Thường, huyện Gia Lâm với 23 ca mắc cộng đồng trong 14 ngày vừa qua. Còn số ca mắc cộng đồng/100.000 dân/tuần là 62 ca.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường nhận thức trong tình hình mới, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 128 của Chính phủ phù hợp với thực tiễn của thành phố và từng địa phương.
Trước tốc độ lây lan rộng, các ca trong cộng đồng không xác định được nguồn lây và dự báo ca bệnh COVID-19 sẽ tăng cao trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán sắp tới, thành phố đã giao Sở Y tế và các đơn vị xây dựng kịch bản khi có 100.000 ca bệnh, đề nghị cần phải chủ động chuẩn bị nghiêm túc cho tình huống này.
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, thành phố đã thống nhất quan điểm là trừ 4 quận lõi không cách ly tập trung F1 tại nhà, các quận, huyện còn lại căn cứ vào hướng dẫn của Sở Y tế xây dựng phương án đối với F1, trước tiên là cách ly tập trung. Phương án 2 là cách ly tại cơ sở lưu trú hoặc cách ly tại nhà. Tuy nhiên ông Phong yêu cầu chỉ cách ly tại nhà khi đã nghiên cứu kỹ và có tiêu chuẩn cụ thể đáp ứng đủ điều kiện.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Từ 0h ngày 22/11, Tây Ninh quyết định tạm dừng hoạt động quán bar, karaoke, vũ trường, massage, Internet, trò chơi điện tử. Các dịch vụ kinh doanh ăn uống không phục vụ quá 20 người cùng một thời điểm, không phục vụ rượu bia, thức uống có cồn.
Các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao; cưới, hỏi, hiếu hỉ, tang chế; nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng cũng không quá 20 người cùng một thời điểm và bảo đảm tuân thủ 5K. Các hoạt động tập trung trên 20 người cùng một thời điểm phải được phép của UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 20/11, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong ngày, thành phố phát hiện thêm 217 ca mắc Covid-19 , trong đó, 106 ca cộng đồng, 98 ca ở khu cách ly và 13 ca ở khu phong tỏa.
So với ngày 19/11, tổng ca phát hiện đã giảm khá nhiều song số ca cộng đồng phát hiện lại tăng lên mức 106 ca (so với 104 ca của ngày 19/11).
Đây cũng được xem là ngày có số ca cộng đồng phát hiện cao thứ 2 kể từ đầu dịch ở Hà Nội đến nay. Trước đó, ngày có số ca cộng đồng cao nhất phát hiện là ngày 18/11 với 114 ca.
Ngày 20/11 cũng là ngày thứ 4 liên tiếp (từ 17/11), Hà Nội ghi nhận trên 200 ca mắc trong ngày.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Cụ thể, tại các đơn vị xã, phường, thị trấn của 17 huyện và thị xã của Hà Nội có cấp độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2, trong 14 ngày (tính đến ngày 16-11) không có các ca F0 trong cộng đồng thì mỗi xã chọn 1 trường THCS để cho học sinh lớp 9 đi học trực tiếp .
Các khối lớp còn lại tiếp tục học trực tuyến. Học sinh mầm non tiếp tục nghỉ học ở nhà.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Chiều 20-11, ông Lê Nam Cao - Chủ tịch UBND huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk - cho biết kết quả xét nghiệm PCR khẳng định có tổng cộng 26 trường hợp tại khu vực chợ thị trấn Quảng Phú (huyện Cư M’gar) dương tính với SARS-CoV-2.
Phong tỏa chợ thị trấn Quảng Phú và một số tuyến đường
Trước đó, trong quá trình xét nghiệm sàng lọc liên quan chùm ca bệnh ở xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar, ngành y tế phát hiện 1 người dân ở xã này buôn bán tại chợ thị trấn Quảng Phú test nhanh dương tính với SARS-CoV-2.
Ngay sau đó, cơ quan chức năng đã tiến hành truy vết và ghi nhận tổng cộng 26 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 tại ổ dịch ở chợ thị trấn Quảng Phú. Những trường hợp mắc Covid-19 chủ yếu là các tiểu thương đang buôn bán tại chợ.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 19-11, UBND TP Cần Thơ đã ban hành hai Kế hoạch số 234 và 235 về quản lý, cách ly, điều trị F0 tại nhà và cách ly y tế F1 tại nhà trên địa bàn TP.
Theo đó, F0 được cách ly, điều trị tại nhà cần thỏa mãn các tiêu chí lâm sàng và đủ khả năng tự chăm sóc.
Tiêu chí lâm sàng là người nhiễm COVID-19 không có triệu chứng hoặc triệu chứng ở mức độ nhẹ như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi. Không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu oxy, nhịp thở < 20 lần/phút,="" spo2 =""> 96% khi thở khí trời, không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.
20>
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 20/11, bác sĩ Nguyễn Viết Thái, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình, cho biết qua sàng lọc định kỳ, cơ quan này đã phát hiện 8 ca F0.
Trong đó, 5 ca là bệnh nhân đang điều trị tại Khoa Y học cổ truyền; 1 ca là nhân viên y tế của bệnh viện; 1 ca là F1 của bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại bệnh viện và 1 ca là bé sơ sinh, đang điều trị trong lồng ấp. Các ca bệnh này hầu hết đều chưa xác định được nguồn lây .
Bác sĩ Thái cho hay 8 ca bệnh này đều được phát hiện qua sàng lọc định kỳ theo nguyên tắc 3 ngày test nhanh, 7 ngày test RT-PCR. Trước khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình đã thành lập tổ test nhanh để kiểm tra, sàng lọc người ra vào cổng.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 19/11, Hà Nội ghi nhận 275 F0, trong đó có đến 135 ca được phát hiện tại khu cách ly và chỉ có 36 ca tại khu phong tỏa. Trên thực tế, số ca bệnh được ghi nhận trong khu cách ly của Hà Nội thường xuyên chiếm tỷ lệ cao kể từ khi dịch có dấu hiệu "nóng" trở lại.
Đáng chú ý, trong 5 ngày Hà Nội ghi nhận trên 200 F0 (9/11, 15/11, 17/11, 18/11, 19/11), số F0 ghi nhận ở khu cách ly luôn trên dưới 100 ca.
Đại đa số các trường hợp đang được cách ly tại các khu cách ly tập trung trên địa bàn thành phố hiện nay là các F1.
Tại cuộc họp ngày 19/11 , Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đưa ra một con số đáng chú ý: "Tỷ lệ F1 trong giai đoạn hiện nay trở thành F0 lên tới 13%. Trước đó, tỷ lệ này trung bình chỉ 7-8%".
Nhiều chuyên gia dịch tễ đã bày tỏ quan ngại về nguy cơ lây nhiễm chéo trong các khu cách ly tập trung, đặc biệt trong bối cảnh số ca bệnh kéo theo các F1 phải cách ly tập trung tại Thủ đô không ngừng gia tăng.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Theo ghi nhận của chúng tôi sáng 20/11, lực lượng chức năng phường Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng) đã phong toả toàn bộ lối đi vào ngõ Đỗ Hành và Vũ Hữu Lợi và một phần khu dân cư thuộc phố Nguyễn Thượng Hiền, Lê Duẩn để phòng chống dịch bệnh Covid-19
Hàng rào phong toả, biển thông báo được UBND phường Nguyễn Du treo ở một số khu vực trên phố Lê Duẩn để người dân hạn chế tiếp xúc với bên ngoài
Tính từ ngày 15-18/11, đây là khu vực đã ghi nhận hơn 20 ca F0
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo kế hoạch, khoảng 12 giờ hôm nay (20-11), TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đón đoàn du khách quốc tế đầu tiên của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn bình thường mới sau gần 2 năm ảnh hưởng dịch Covid-19.
Đoàn khách hơn 200 người - là công dân Hàn Quốc, đi trên chuyến bay từ sân bay Incheon đến Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc - sẽ trải nghiệm chuyến du lịch nghỉ dưỡng tại Vinpearl với hành trình 4 ngày 3 đêm.
Toàn bộ lịch trình của đoàn do đối tác chiến lược của Vinpearl là Công ty Du lịch Marketing Highland phối hợp với Hãng Hàng không Vietjet xây dựng, đưa các du khách đã có "hộ chiếu vắc-xin" đến du lịch tại Phú Quốc United Center theo quy trình hướng dẫn đón khách quốc tế của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Đây là thông tin từ cuộc họp sáng 20-11 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19.
Cuộc họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến tới 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Sáng 20-11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp của Ban chỉ đạo, sau hơn 1 tháng cả nước triển khai Nghị quyết 128 của Chính phủ quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Phát biểu mở đầu cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, cuộc họp nhằm kiểm điểm tình hình sau hơn 1 tháng thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ và hướng dẫn chuyên môn theo Quyết định 4800 Bộ Y tế, đánh giá những việc đã làm được, những việc chưa làm được, phân tích nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, các nội dung cần bổ sung, điều chỉnh để thực hiện tốt hơn mục tiêu vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội an toàn, bền vững trong thời gian tới.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tại Khu công nghiệp (KCN) Sông Hậu, huyện Châu Thành (Hậu Giang) xảy ra ổ dịch phức tạp tại một công ty chế biến thủy sản. Liên quan đến ổ dịch này ghi nhận trên 100 trường hợp nhiễm COVID-19 qua truy vết, xét nghiệm, cách ly, khoanh vùng. Trách nhiệm phòng, chống dịch với từng doanh nghiệp được tăng cường, thống nhất là mấu chốt để kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh trong tình hình mới.
Theo ông Đoàn Thanh Vũ, Phó trưởng Ban quản lý các KCN tỉnh Hậu Giang, khi xảy ra ổ dịch, đơn vị phối hợp chặt chẽ với công ty, sở, ngành, địa phương tập trung toàn lực truy vết, xét nghiệm khoảng 4.000 công nhân để bóc tách F0. Đã ghi nhận trên 100 trường hợp nhiễm COVID-19 đưa đi điều trị. Có 2.500 công nhân đang được cách ly tập trung tại công ty và 1.500 công nhân được đưa về địa phương cách ly tại nhà.
Ổ dịch qua 5 ngày đã được kiểm soát và hằng ngày tại công ty xét nghiệm sàng lọc bóc tách F0 nếu có. Phối hợp thành lập khu cách ly tạm thời tại công ty, nếu có trường hợp test nhanh dương tính sẽ đưa vào khu vực này chờ lấy mẫu xét nghiệm khẳng định RT-PCR. "Để kiểm soát ổ dịch này, chúng tôi tăng cường tiêm vaccine mũi 2 cho công nhân. Phối hợp với công ty giải thích, ổn định tâm lý người lao động, đảm bảo ANTT thời điểm này", ông Vũ cho biết.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 20.11, tin từ Văn phòng Tỉnh ủy Kiên Giang cho biết, trong phiên họp ngày 19.11, Ban thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang đã xem xét tờ trình của UBND tỉnh xin chủ trương bổ sung kinh phí mua sắm cấp bách 1 triệu test nhanh kháng nguyên Covid-19 phục vụ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
Theo tờ trình, UBND tỉnh Kiên Giang nhận định, thời gian qua, ngành y tế tỉnh đã thực hiện việc mua sắm, Bộ Y tế cấp và các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tài trợ số lượng test nhanh Covid-19 phục vụ công tác phòng, chống dịch , tính đến ngày 15.11 là 2.396.175 test. Cụ thể, thực hiện mua sắm đến ngày 15.11 có 3 đợt với tổng số 1.011.175 test; Bộ Y tế cấp 5 đợt với tổng số 202.000 test; các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tài trợ là 1.183.000 test. Đến nay, tỉnh đã sử dụng 1.130.075 test, còn lại 1.265.000 test.
Tuy nhiên, hiện nay, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang diễn biến phức tạp, số ca dương tính tiếp tục tăng nhanh, trung bình mỗi ngày ghi nhận từ 300 - 400 ca. Do vậy, để chủ động, kịp thời có đủ số lượng test nhanh phục vụ công tác truy vết và xét nghiệm sàng lọc, Ban thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang đã thống nhất chủ trương mua bổ sung 1 triệu test nhanh kháng nguyên Covid-19.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 19/11, Quảng Trị ghi nhận thêm 30 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có đến 29 trường hợp được phát hiện thông qua giám sát cộng đồng tại thị trấn Krông Klang và xã Mò Ó (huyện Đakrông).
Trước tình hình dịch bệnh phức tạp tại địa phương này, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị có văn bản gửi các ban ngành, địa phương liên quan, yêu cầu nâng cấp độ kiểm soát dịch bệnh Covid-19 đối với người về từ huyện Đakrông.
Cụ thể, đối với người về hoặc đến từ thị trấn Krông Klang và xã Mò Ó (huyện Đakrông) từ ngày 13/11, yêu cầu thực hiện khai báo y tế tại nơi gần nhất, cách ly tại nhà 14 ngày, thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR ngày đầu tiên, ngày thứ 7 và ngày thứ 13.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Dưới đây là thông tin tổng hợp tình hình dịch COVID-19 trên cả nước trong ngày qua.
F0 ở miền Tây tiếp tục tăng
Ngày 19/11, Cần Thơ ghi nhận 939 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới, trong đó 421 ca cộng đồng, 89 ca trong khu cách ly, số cách ly tại nhà 429. Số mắc COVID-19 ở Cần Thơ từ ngày 8/7 đến nay là 15.780 ca, điều trị khỏi 8.943 ca, tử vong 138.
Đồng Tháp ghi nhận 509 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 189 ca trong cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn là 15.713. Số bệnh nhân COVID-19 đang điều trị là 4.346 ca, tử vong 239 ca.
Bạc Liêu thêm 425 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó 221 ca cộng đồng và 109 ca dưới 18 tuổi. Tổng số ca mắc cộng dồn 8.648, tổng số ca điều trị khỏi 5.198, tử vong 81 ca.
Sóc Trăng thêm 395 ca mắc COVID-19, trong đó số ca nhiễm phát hiện qua truy vết, sàng lọc trong cộng đồng là 177. Tính từ ngày 27/4 đến nay, toàn tỉnh Sóc Trăng có 11.478 ca mắc COVID-19, chữa khỏi 7.680 ca, tử vong 69 ca.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chuyên gia Tâm lý Vương Nguyễn Toàn Thiện - Đơn vị Tâm lý – Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố cho biết việc cha mẹ qua đời do Covid-19 là một sự kiện gây sốc tâm lý cho trẻ em bởi sự đột ngột và mức độ sang chấn lớn lao của nó. Các trường hợp tử vong do Covid-19 thường diễn ra trong khoảng một vài tuần sau khi nhiễm. Vì thế, gia đình, và đặc biệt là trẻ em, không có khoảng thời gian để chuẩn bị tinh thần cho việc chia ly với cha mẹ, người nuôi dưỡng khi họ qua đời.
Khác với nhiều trẻ có cha mẹ bệnh nặng kéo dài trước khi qua đời, trẻ có thể được chuẩn bị từ từ cho việc chia xa. Do đó, cái chết của người thân có thể là một biến cố sang chấn lớn và bất ngờ với trẻ em. Nhiều trẻ sẽ sốc và không dễ dàng để đón nhận thực tế này.
Tùy theo độ tuổi, khả năng nhận thức và mức độ gắn bó với cha mẹ mà sự mất mát người thân ảnh hưởng đến trẻ mồ côi ở các cấp độ khác nhau. Ngay cả đối với trẻ sơ sinh, tuổi mẫu giáo thì việc cha mẹ qua đời dù không được hiểu rõ nhưng trẻ có thể cảm nhận sự mất mát, chia cắt mối quan hệ gắn bó giữa trẻ và người chăm sóc.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sáng 20/11, trao đổi với PV, lãnh đạo UBND phường Hoàng Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, tại tòa HH3C chung cư HH Linh Đàm đã phát hiện thêm 1 trường hợp mắc Covid-19.
Theo đó, trường hợp mắc Covid-19 mới này là nam, sinh năm 1969, có địa chỉ ở tầng 38 của tòa nhà HH3C.
Ngay sau khi nhận được thông tin về người nhiễm và trước tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, UBND phường Hoàng Liệt đã yêu cầu tạm phong tỏa, cách ly tòa nhà HH3C.
Việc phong tỏa tạm thời này được thực hiện kể từ 20h ngày 19/11 cho đến khi có thông báo mới. UBND phường yêu cầu toàn bộ cư dân tòa nhà HH3C không rời khỏi nơi cư trú và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Tòa nhà HH3C có hơn 700 căn hộ với hơn 2.000 người dân.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tỉnh Thái Bình đang triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi trên địa bàn huyện Vũ Thư và TP Thái Bình. Tiến độ tiêm chủng được đánh giá là nhanh chóng, đảm bảo yêu cầu và an toàn phòng chống dịch.
Với gần 1.900 học sinh, trường THPT Nguyễn Trãi, huyện Vũ Thư chia thành 3 buổi tiêm và bố trí nhiều khung giờ để học sinh không tập trung quá đông tại trường vào cùng một thời điểm.
Trong đợt này, Thái Bình có hơn 35.000 trẻ em từ 12-17 tuổi được tiêm vaccine phòng COVID-19. Ngành y tế đã huy động, bố trí nhân lực, cơ sở vật chất để tiêm và cập nhật mũi tiêm trên phần mềm của Bộ Y tế, đồng thời, tăng cường tuyên truyền về ý nghĩa, lợi ích của việc tiêm phòng COVID-19 với trẻ em.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sở Y tế tỉnh Bến Tre cho biết, trong những ngày gần đây liên tục ghi nhận nhiều ổ dịch và số ca nhiễm COVID-19 tại các công ty trong và ngoài khu công nghiệp (KCN).
Cụ thể, nhiều ổ dịch đã xuất hiện tại các công ty như: Công ty TNHH May mặc Alliance One; Công ty TNHH MTV Pungkook Bến Tre; Công ty TNHH Unisoll Vina; Công ty CP SX -TM Công nghệ Sáng tạo xanh; Công ty Cổ phần Thương mại May mặc Việt Thành; Công ty FAS; Công ty Gnenex; Công ty TNHH MTV Nedec Tosok Precision Việt Nam…với hàng trăm ca nhiễm.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 diễn ra vào chiều 19-11, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ chỉ đạo, các ngành có liên quan phải khẩn trương ngăn chặn không để phát sinh F0 trong KCN. Khi có F0 trong KCN cần có phương án xử lý ngay, tổ chức xét nghiệm thần tốc để sàng lọc bóc tách F0 ra khỏi, ngăn chặn dịch lây lan.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tại cuộc họp trực tuyến kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 chiều 19/11, ngành y tế tỉnh Kiên Giang cho biết, đến nay có một xã thuộc huyện Giồng Riềng nâng cấp độ dịch lên cấp 4 và có 16 xã cấp độ 3. Đáng quan ngại nhất là 2 xã đảo thuộc huyện Kiên Hải và xã Thổ Châu, thành phố Phú Quốc nâng lên ở cấp độ 3.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Phú Quốc Huỳnh Quang Hưng, do tình hình diễn biến dịch bệnh phức tạp nên địa phương đã ký quyết định công bố cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn xã Thổ Châu từ cấp độ 1 thành cấp độ 3, áp dụng từ ngày 14/11.
Nguyên nhân là do qua test nhanh trên địa bàn xã Thổ Châu đã phát hiện 13 ca dương tính với SARS-CoV-2. Hiện các mẫu đã được chuyển vào Trung tâm Y tế thành phố Phú Quốc để xét nghiệm PCR.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bác sĩ Nguyễn Đức Tuấn, Giám đốc Trung tâm Y tế quận, ngày 19/11 cho biết đang rà soát danh mục thuốc, thiết bị y tế, dự trù nguồn nhân lực cho các trạm lưu động.
Cách đây một tuần, bác sĩ Tuấn cho biết, vấn đề huy động địa điểm và lực lượng y tế cho trạm lưu động còn khó khăn. Nguyên nhân là lực lượng y tế không phụ trách cơ sở vật chất trên địa bàn, phụ thuộc vào sự sắp xếp, chuẩn bị của chính quyền phường. Trong khi đó, địa điểm đặt trạm cần ở khu công cộng, dễ tiếp cận và có không gian lớn. Về nhân lực, trung tâm mới đảm bảo đủ người cho các trạm y tế cố định để chống Covid-19, cần huy động y bác sĩ từ các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trên địa bàn hoặc từ phòng khám đa khoa tư nhân. Song, địa bàn quận chưa có F0 điều trị, cách ly tại nhà, do đó Trung tâm Y tế Đống Đa tạm thời dự trù trước nhân sự và trang thiết bị, thuốc bằng danh mục.
Tại thị xã Sơn Tây, ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng phòng Y tế, cho biết xã sẽ thành lập 17 trạm y tế lưu động, trong đó đã diễn tập trạm lưu động ở Trường Tiểu học Viên Sơn hôm 10/11. Mỗi trạm có 5 nhân viên y tế gồm một bác sĩ và 4 y tá, điều dưỡng; quản lý khoảng 50 F0 nhẹ, không triệu chứng và khoảng 150 F1. Số lượng nhân sự y tế và F0, F1 phụ thuộc vào tình hình cụ thể của các địa bàn.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
8 bệnh viện, trung tâm hồi sức (ICU) thuộc tầng 3 làm cụm trưởng cho 8 cụm địa bàn, phụ trách chuyên môn về hồi sức tích cực, tiếp nhận F0. Tuy nhiên, việc phân cụm này chỉ mang tính tương đối, các nơi sẽ phối hợp để chuyển viện người mắc Covid-19 phù hợp tình hình thực tế trong những thời điểm khác nhau khi có sự quá tải trong cụm, theo văn bản Sở Y tế TP HCM gửi cơ sở y tế, ngày 18/11.
Bệnh viện Hồi sức Covid-19 (cơ sở 2 Bệnh viện Ung bướu) phụ trách các cơ sở tại TP Thủ Đức, quận Bình Thạnh, quận 4. Trung tâm ICU Bệnh viện Đại học Y dược phụ trách quận Bình Tân, quận 6, huyện Bình Chánh. Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 16 (do Bệnh viện Nhân dân Gia Định phụ trách) chịu trách nhiệm quận 7, quận 8, huyện Cần Giờ. Các quận 10, Tân Phú, huyện Hóc Môn, Củ Chi do Trung tâm ICU Bệnh viện Trung ương Huế phụ trách.
Trung tâm ICU Bệnh viện Quân y 175 là cụm trưởng địa bàn quận 12, Gò Vấp. Bệnh viện dã chiến đa tầng Tân Bình (do Bệnh viện Thống Nhất phụ trách) chịu trách nhiệm quận Tân Bình, Phú Nhuận. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới hỗ trợ quận 1, quận 3, quận 5, quận 11 cùng Bệnh viện Điều trị Covid-19 Lê Minh Xuân. Riêng huyện Nhà Bè sẽ do Bệnh viện dã chiến Phước Lộc chịu trách nhiệm.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 19/11, Bộ Y tế có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước về khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vaccine phòng Covid-19.
Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua, cơ quan này tiếp tục nhận được công văn của một số tỉnh, thành phố về rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 đối với người đã tiêm mũi một bằng vaccine AstraZeneca. Để kịp thời triển khai tiêm chủng, Bộ Y tế đề nghị đồng chí giám đốc sở y tế căn cứ theo nội dung Công văn số 7820/BYT-DP ngày 20/9 khẩn trương báo cáo UBND tỉnh, thành xem xét, phê duyệt về thời gian tiêm vaccine mũi 2 cho người đã tiêm mũi một bằng vaccine AstraZeneca.
Do đó, tại công văn ký ngày 19/11, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đề nghị sở y tế các tỉnh, thành khẩn trương thực hiện. Nếu đơn vị, địa phương nào không thực hiện, ảnh hưởng đến tiến độ tiêm chủng phải chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế, UBND tỉnh, thành phố.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây