Hà Nội đã ghi nhận 14 ca nhiễm biến chủng Omicron gồm 13 trường hợp nhập cảnh và 1 người ngoài cộng đồng. Nguy cơ lây lan ra cộng đồng là có. Bí thư Thành uỷ Hà Nội yêu cầu các quận huyện tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm hạn chế tụ tập liên hoan, tập trung đông người dịp Tết Nguyên đán, đồng thời, yêu cầu tăng cường kiểm dịch y tế quốc tế, phối hợp cách ly, giám sát chặt người nhập cảnh, đặc biệt người về từ các vùng đã ghi nhận biến chủng Omicron.
Sở Y tế Hà Nội nhận định, thành phố có thể có tăng hơn 3.000 ca/ngày sau Tết nếu người dân không tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng dịch.
Còn tại TP Hồ Chí Minh, dù nhịp sống bình thường mới đã trở lại nhưng cũng đã có 3 ca nhiễm chủng Omicron trong cộng đồng. Thành phố yêu cầu thực hiện tốt việc truy vết, khoanh vùng, dập dịch đối với các trường hợp nhiễm mới. Các bệnh viện vẫn phải thực hiện việc sàng lọc để phát hiện sớm ca mắc. Đơn vị y tế dự phòng, cơ sở điều trị luổn trong trạng thái sẵn sàng kích hoạt và hoạt động ngay.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, toàn tỉnh được xác định ở cấp độ 1, nguy cơ thấp. Vì vậy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, nhân dân trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm việc điều chỉnh các biện pháp tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" kể từ 0 giờ ngày 28-1.
Theo đó, các sự kiện, đám cưới, đám tang… không hạn chế số lượng người nhưng người tham gia phải được tiêm vắc-xin ít nhất 2 liều cơ bản hoặc người đã khỏi bệnh Covid-19 không quá 6 tháng.
Các cơ sở ăn uống được phép hoạt động 100% công suất và phải bảo đảm công tác phòng chống dịch.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trong đó có 237 bệnh nhân phát hiện trong cộng đồng, 223 bệnh nhân ghi nhận qua sàng lọc tại cơ sở y tế và 267 bệnh nhân đang được cách ly theo quy định. Cụ thể, tại thành phố Thanh Hóa ghi nhận tổng cộng 115 ca mắc, thị xã Nghi Sơn 96 ca, huyện Hoằng Hóa 78 ca, huyện Thạch Thành 60 ca, huyện Hậu Lộc 46 ca…
Thanh Hóa có 79 khu cách ly sẵn sàng hoạt động với khả năng thu dung 9.637 người. Hiện tỉnh đang cách ly tập trung cho 338 trường hợp trong đó có 225 trường hợp tại các khu cách ly tuyến huyện và 113 trường hợp cách ly tại các khách sạn. Ngoài ra, Thanh Hóa có 8.539 trường hợp đang cách ly tại nhà/nơi cư trú.
Trong ngày, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định phê duyệt Phương án quản lý, theo dõi và điều trị người mắc COVID-19 không triệu chứng tại nhà/nơi cư trú trên địa bàn tỉnh. Phương án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người mắc COVID-19 được tiếp cận sớm nhất, nhanh nhất với dịch vụ y tế, chăm sóc toàn diện về thể chất, tinh thần cũng như các điều kiện nghỉ ngơi, sinh hoạt tại nơi cư trú để sớm phục hồi sức khỏe. Nâng cao nhận thức, ý thức, thái độ và trách nhiệm của người dân về phòng, chống dịch COVID-19 đối với xã hội. Người mắc COVID-19 không triệu chứng được quản lý, theo dõi, chăm sóc y tế tại nhà/nơi cư trú theo đúng các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế và các quy định phòng, chống dịch COVID-19.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bộ Y tế vừa ban hành kế hoạch về tổ chức chiến dịch tiêm chủng mùa xuân, trong đó sẽ tổ chức tiêm vắc-xin Covid-19 trên toàn quốc tại tất cả các xã, phường, thị trấn từ 29-1 đến 28-2.
Để triển khai chiến dịch tiêm chủng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Công điện số 64/CĐ-TTg ngày 19-1 về đẩy nhanh hoàn thành tiêm vắc-xin Covid-19, bảo đảm an toàn, hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp Tết Nhâm Dần 2022, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng mùa xuân trên địa bàn đảm bảo hiệu quả và an toàn, tuyệt đối không để lãng phí;
Chỉ đạo các đơn vị quân đội, công an, y tế, giao thông vận tải… phối hợp trong việc triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo đó, Sở Y tế TP.HCM kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét chấp thuận mở rộng các loại hình cách ly đối với người nhập cảnh có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2.
Cụ thể, với các trường hợp có triệu chứng mức độ nặng, chuyển về các bệnh viện dã chiến 3 tầng.
Các trường hợp có triệu chứng mức độ trung bình sẽ được chuyển về bệnh viện dã chiến số 12 hoặc bệnh viện tư nhân đủ điều kiện (nếu người nhập cảnh có nhu cầu).
Trong khi đó, các trường hợp có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng sẽ được cách ly tại nhà nếu có nguyện vọng, cam kết đủ điều kiện cách ly tại nhà và tuân thủ các biện pháp cách ly, điều trị, theo dõi sức khỏe, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19; Cách ly điều trị tại bệnh viện dã chiến số 12 nếu không có nguyện vọng hoặc không đủ điều kiện cách ly tại nhà; Cách ly điều trị tại bệnh viện tư nhân nếu có nguyện vọng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, đến chiều 27/1, TP.HCM có tổng cộng 92 ca nhiễm biến chủng Omicron. Trong đó, 5 ca cộng đồng và 87 ca là người nhập cảnh.
Đối với 5 ca Omicron cộng đồng, ngành y tế thành phố đã truy vết được 185 F1, tất cả đều âm tính với SARS-CoV-2.
Theo ông Tâm, đến chiều nay thành phố không phát hiện thêm ca nhiễm Omicron cộng đồng mới. "Thành phố hiện chỉ ghi nhận thêm các ca nhiễm biến chủng Omicron từ người nhập cảnh, có 1 ca nặng nhưng sức khỏe đã ổn định, các trường hợp còn lại đều không có triệu chứng", ông Tâm khẳng định.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 21.002 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.945.611 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.485 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 2.767 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 614 ca
- Thở máy không xâm lấn: 115 ca
- Thở máy xâm lấn: 582 ca
- ECMO: 17 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 26/01 đến 17h30 ngày 27/01 ghi nhận 126 ca tử vong tại:
+ Tại TP. Hồ Chí Minh (11) trong đó có 7 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Tây Ninh (2), Tiền Giang (1), Bình Thuận (1), Long An (1), Lâm Đồng (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1).
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Từ 18h ngày 26/1 đến 18h ngày 27/1, Hà Nội ghi nhận 2.907 bệnh nhân Covid-19. Các ca nhiễm phân bố tại 422 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.
Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (120); Đông Anh (115); Đống Đa (114); Bắc Từ Liêm (106); Thanh Trì (98); Nam Từ Liêm (97); Thanh Xuân (95); Gia Lâm (92)...
Số ca mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021 tới nay) là 123.326 người.
Đến nay, Hà Nội đã tiêm được khoảng 16 triệu liều vắc xin Covid-19. TP phấn đấu tiêm phủ mũi 3 trong quý 1 năm 2022, giao các quận, huyện, thị xã tổ chức các điểm tiêm cố định, lưu động xuyên Tết từ nay đến ngày 28/2.
Hà Nội đã ghi nhận 14 ca nhiễm biến chủng Omicron, gồm 13 trường hợp nhập cảnh và 1 người ngoài cộng đồng (tiếp xúc với 13 người nhập cảnh trên). Tối 26/1, Sở Y tế Hà Nội thông tin, trường hợp nhiễm biến chủng Omicron ghi nhận tại cộng đồng đã được xác định khỏi bệnh.
Toàn bộ F1 của ca cộng đồng trên gồm các nhân viên khách sạn và người nhà đều có kết quả âm tính.
Sở Y tế Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn chủ động trong phòng chống dịch bệnh Covid-19, tiếp tục kiểm soát chặt người nhập cảnh, tăng cường giám sát phát hiện biến chủng mới Omicron.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Kết luận cuộc họp trực tuyến toàn quốc với các địa phương về công tác phòng chống dịch trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần ngày 27/1, Thủ tướng yêu cầu tổ chức hiệu quả chiến dịch tiêm chủng vaccine mùa xuân năm 2022 theo tinh thần "thần tốc, thần tốc hơn nữa". Thực tiễn cho thấy những nơi đã bao phủ đủ 3 mũi thì cơ bản rất an toàn, số ca chuyển nặng, tử vong chủ yếu là người chưa tiêm vaccine, người già, có bệnh nền.
Thủ tướng lưu ý phải nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản, thận trọng trong việc tiêm vaccine cho trẻ em 5-11 tuổi.
"Nếu thiếu vaccine thì Bộ trưởng Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm, đủ vaccine mà tiêm không đạt mục tiêu tiêm chủng thì Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch địa phương phải chịu trách nhiệm", Thủ tướng nhắc lại.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch; tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các nguyên lý, phương châm, công thức phòng chống dịch.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Dự kiến sau Tết có thể số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng sẽ tăng lên, PGS. TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng lý giải do đi nhu cầu đi lại nhiều của người dân.
"Nếu người dân không phòng bệnh tốt ngay trước, trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán thì sau Tết số người mắc Covid-19 trong cộng đồng có thể sẽ tăng lên.
Để hạn chế sự lây lan dịch bệnh, đặc biệt khi nước ta đã xuất hiện ca biến chủng Omicron trong cộng đồng thì người dân nên tránh các hành vi nguy cơ.
Theo đó, người dân nên chủ động phòng bệnh như: không liên hoan tất niên, không tập trung đông người.
Đáng lưu ý, tại các cơ quan, doanh nghiệp không nên tổ chức gặp mặt đầu xuân, hạn chế tổ chức du xuân để phòng bệnh. Bởi khi không may có một ca F0 thì sẽ lây cho cả cơ quan, cả tập thể. Sau đó lại đưa virus về nhà", PGS. TS Trần Đắc Phu nói với phóng viên.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo đó, Bộ Y tế giao 37 Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế tiếp nhận điều trị người bệnh COVID-19 được phát hiện khi đến khám bệnh hoặc đang trong quá trình điều trị tại Bệnh viện.
Hỗ trợ điều trị người bệnh COVID-19 cho địa phương khi có đề nghị, bảo đảm phù hợp với khả năng tiếp nhận và năng lực chuyên môn của Bệnh viện.
Danh sách cụ thể 37 bệnh viện, viện trực thuộc Bộ tiếp nhận điều trị người bệnh COVID-19 như sau:
1. Bệnh viện Bạch Mai
2. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
3. Bệnh viện Trung ương Huế
4. Bệnh viện Chợ Rẫy
5. Bệnh viện E
6. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
7. Bệnh viện Hữu Nghị
8. Bệnh viện C Đà Nẵng
9. Bệnh viện Thống Nhất
10. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam
11. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
12. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
13. Bệnh viện Nhi Trung ương
14. Bệnh viện K
15. Bệnh viện Lão Khoa Trung ương
16. Bệnh viện Mắt Trung ương
17. Bệnh viện Da liễu Trung ương
18. Bệnh viện Nội tiết Trung ương
19. Bệnh viện Phổi Trung ương
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Hơn 1 tháng nay, chương trình " ATM oxy " do Thành đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức đã lan tỏa đến 579 xã, phường, thị trấn của thủ đô.
Gần 15.000 đoàn viên, thanh niên cùng chung tay, góp sức để "ATM oxy" luôn được vận hành thông suốt.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, anh Nguyễn Đức Tiến, phó bí thư thường trực Thành đoàn, chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội, cho biết tính đến thời điểm này, nguồn dự trữ "ATM oxy" đã được đảm bảo đầy đủ để vận hành trong dịp Tết Nguyên đán 2022.
Đồng thời, mới đây chương trình được bổ sung nguồn lực từ Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và các tổ chức khác nhằm hỗ trợ thêm bình oxy và nguồn kinh phí để nạp thêm oxy vận hành trong dịp Tết này.
Cùng với đó, đội ngũ tình nguyện viên vận hành "ATM oxy" được phân công trực Tết, đảm bảo 24/7 sẽ có đầy đủ nhân lực - vật lực hỗ trợ F0 khi cần thiết.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
PGS Đỗ Văn Dũng – Trưởng khoa Y học Công cộng, Trường Đại học Y Dược TP.HCM cho rằng hiện nay việc đi lại về quê đón Tết của người dân là nhu cầu thiết yếu. Khi các tỉnh đã mở cửa thích ứng với Nghị quyết số 128 thì không nên mỗi nơi làm một kiểu.
Số lượng các ca mắc Covid-19 tăng cao trong thời gian vừa qua là do chúng ta nới lỏng Nghị quyết 128, nới lỏng các hoạt động, nới lỏng cả việc đi lại, tăng sự tiếp xúc giữa người với người. Điều này đã được dự báo từ trước. Đặc biệt, Hà Nội là thành phố đông dân, người dân không chỉ di chuyển trong thành phố mà còn di chuyển đến các tỉnh, thành phố khác.
PGS Dũng cho biết việc đi lại của người dân về quê ăn Tết cũng sẽ không làm gia tăng ổ dịch. Vì hiện tại dịch bệnh có trong cộng đồng, bất cứ ai có triệu chứng xét nghiệm đều có thể dương tính nên để xác định nguồn lây là rất khó.
PGS Dũng khuyến cáo tốt nhất người dân trước khi trở về quê có thể làm xét nghiệm nhanh để đi lại cho an toàn. Ý thức của mỗi người sẽ là lá chắn hiệu quả, góp phần ngăn chặn, không cho dịch bệnh lây lan, bùng phát.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ông Nay Phi La - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk - cho hay, đối với người dân về địa phương ăn Tết nhưng chưa tiêm đủ liều vaccine COVID-19 hoặc về từ vùng có dịch (cấp độ 4) thì Trạm Y tế xem xét, nếu đủ điều kiện thì tiêm bổ sung ngay cho bà con.
Lực lượng y tế thực hiện việc xét nghiệm SARS-COV-2, nếu âm tính thì cho người dân về theo dõi sức khỏe tại nhà, không thực hiện cách ly y tế.
Theo văn bản, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đề nghị UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Trung tâm Y tế và các đơn vị liên quan hướng dẫn người dân về quê nhân dịp Tết Nguyên đán thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 thực hiện 5K, tự theo dõi sức khỏe.
UBND các huyện, thị xã, thành phố không cách ly y tế tất cả người dân về quê đón Tết. Người dân nếu có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như sốt, ho, khó thở... thì hạn chế tiếp xúc và hạn chế đi lại, thông báo ngay cho y tế địa phương để được hướng dẫn, xét nghiệm SARS-COV-2 và xử trí theo quy định.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 27-1, tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết trên địa bàn TP đã ghi nhận 14 ca nhiễm biến chủng Omicron gồm 13 trường hợp nhập cảnh và 1 người ngoài cộng đồng (tiếp xúc với 13 người nhập cảnh trên). Trường hợp nhiễm biến chủng Omicron ghi nhận tại cộng đồng đã được xác định khỏi bệnh.
Bệnh nhân là nữ (SN 1980; trú tại quận Đống Đa). Bệnh nhân là nhân viên vệ sinh buồng phòng tại khách sạn Grand Vista Hà Nội (là khách sạn thực hiện cách ly người nhập cảnh theo quy định của TP).
Trong khoảng thời gian từ 28-12-2021 đến ngày 9-1-2022, bệnh nhân làm việc tại khách sạn và có phục vụ cho các đoàn khách nhập cảnh cách ly tại khách sạn trong đó có 7 trường hợp nhiễm Omicron là khách nhập cảnh (do Bệnh viện Bạch Mai xét nghiệm và thông báo ngày 21-1). Bệnh nhân được cách ly tại khách sạn trong quá trình làm việc, được xét nghiệm PCR định kỳ hàng tuần và có kết quả âm tính vào ngày 3-1 và dương tính vào ngày 9-1. Bệnh nhân được cách ly điều trị tại khách sạn từ ngày 9 đến 18-1, hiện đã khỏi bệnh.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành chỉ đạo UBND các cấp, các Sở, ban, ngành và các tổ chức chính trị triển khai các giải pháp "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch" theo Nghị quyết 128 của Chính phủ.
Thực hiện nghiêm công văn số 357 của Bộ Y tế, "tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong nước về quê dịp Tết, không ngăn sông cấm chợ , tổ chức chăm lo cho người dân đón Tết, vận động người dân trở lại làm việc ngay sau kỳ nghỉ, nhất là việc hỗ trợ người lao động trở lại thành phố lớn đảm bảo an toàn, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội".
Cũng tại văn bản này, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo Sở Y tế xây dựng trình UBND tỉnh, thành phê duyệt kế hoạch phòng chống dịch bệnh năm 2022 tổ chức triển khai thực hiện sớm nhất có thể, phân công cụ thể các đơn vị liên quan theo từng nội dung và địa bàn phụ trách.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Bên cạnh Hà Nội, một số địa phương cũng cho thấy tốc độ lây nhiễm nhanh như Đà Nẵng, Bắc Ninh hay Hải Phòng.
Trong 24 giờ qua, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 15.954 ca nhiễm mới, trong đó 69 ca nhập cảnh và 15.885 ca ghi nhận trong nước (tăng 186 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 10.571 ca trong cộng đồng).
Hà Nội vẫn tiếp tục dẫn đầu cả nước về số ca mắc mới. Trong khi đó, Đà Nẵng, Bắc Ninh và Hải Phòng cũng duy trì tốc độ ghi nhận ca nhiễm mới tăng cao trong thời gian gần đây.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sáng 26/1, ông Vũ Cao Cương - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - cho biết, thành phố đã ghi nhận 14 ca nhiễm biến thể Omicron gồm 13 trường hợp nhập cảnh và 1 người ngoài cộng đồng (tiếp xúc với 13 người nhập cảnh trên). Lãnh đạo Sở khẳng định hiện Hà Nội đã có ca nhiễm Omicron, hoàn toàn có thể có nguy cơ lây lan ra cộng đồng.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhận định: Trong tuần tiếp theo có thể ghi nhận mức giảm giả tạo do người dân về quê đón Tết và sẽ tăng trở lại ngưỡng 3.000 ca trên ngày sau Tết, thậm chí cao hơn nếu người dân không tuân thủ quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt 5K.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 166 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP.HCM (92), Quảng Nam (27), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (2), Thanh Hóa (2), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1).
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.187.481 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 22.161 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.180.679 ca, trong đó có 1.921.792 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Thông tin được dẫn nguồn từ: