Liên quan bệnh nhân Covid-19, lực lượng chức năng quận Thanh Xuân đã phong tỏa tạm thời chung cư 183 Hoàng Văn Thái (phường Khương Trung).
Ngày 25/5, CDC Hà Nội đã thông tin ca nhiễm mới, đó là bệnh nhân N.V.B., nam, sinh năm 1988, địa chỉ tại CT1-2 N2, chung cư 183 Hoàng Văn Thái, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân.
Quận Thanh Xuân phong tỏa tạm thời chung cư 183 Hoàng Văn Thái
Bệnh nhân làm tại tầng 5 của tòa nhà T&T và là F1 của BN 5410, được Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân lấy mẫu xét nghiệm ngày 24/5. Ngày 25/5, CDC Hà Nội thông báo có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân đã phối hợp Trạm Y tế phường Khương Trung và bệnh nhân điều tra xác minh các trường hợp F1, F2 và các trường hợp liên quan để kịp thời xử lý lấy mẫu xét nghiệm, cách ly đảm bảo đúng quy định.
Kết quả điều tra sơ bộ có 5 trường hợp F1; 12 trường hợp F2 và 21 trường hợp liên quan.
Chiều 25/5, Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân triển khai lấy mẫu được 5 trường hợp F1, 8 trường hợp F2 và 23 trường hợp liên quan (lễ tân, quản lý tòa nhà, bảo vệ và và người dân sống cùng tầng nhà F0). Xử lý khử khuẩn toàn bộ tầng nhà bệnh nhân ở, hành lang, cầu thang máy, lễ tân... chung cư 183 Hoàng Văn Thái.
Liên quan bệnh nhân Covid-19, quận Thanh Xuân cũng đã phong tỏa tạm thời toàn bộ tòa CT1-2 N2 (từ tầng 1 đến tầng 19) chung cư 183 Hoàng Văn Thái.
http://kinhtedothi.vn/ha-noi-phong-toa-tam-thoi-chung-cu-183-hoang-van-thai-421013.html
Ngày 25/5, UBND TP. Hà Nội có văn bản hoả tốc về việc tăng cường trách nhiệm người đứng đầu, quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại các cơ quan, đơn vị.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan.
Thủ trưởng các sở, ngành, người đứng đầu các cấp ở địa phương chỉ đạo chủ động phối hợp, cập nhật tình hình trong nước và thế giới, rà soát để không ngừng hoàn thiện và tổ chức thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch trong phạm vi quản lý phù hợp với tình hình dịch bệnh và yêu cầu thực tế.
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải gương mẫu, tích cực tham gia và đi đầu trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Mọi trường hợp lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, thiếu trách nhiệm, thực hiện không nghiêm các quy định, chỉ đạo về phòng, chống dịch phải được xác định trách nhiệm tập thể và cá nhân để xử lý nghiêm minh theo quy định.
Đồng thời, tăng cường các biện pháp an toàn phòng chống dịch Covid-19 tại trụ sở cơ quan, đơn vị. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành; khuyến khích làm việc trực tuyến đảm bảo hiệu quả công việc và an toàn phòng dịch.
Quán triệt nghiêm việc tổ chức các hoạt động hội họp đảm bảo quy định tại Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 11/5/2021 của Chủ tịch UBND TP; hạn chế các cuộc họp trực tiếp, tăng cường họp trực tuyến, bố trí ngồi giãn cách tối thiểu 2m theo điều kiện thực tế, thường xuyên khử khuẩn trước và sau các cuộc họp, để phòng họp thông thoáng, hạn chế sử dụng điều hòa trung tâm.
Hạn chế tiếp khách cá nhân; tổ chức khai báo y tế, đo thân nhiệt tại bộ phận thường trực, đảm bảo an toàn tối đa, tránh sự cố đáng tiếc.
Sắp xếp vị trí chỗ ngồi tại các căng tin, bếp ăn tập thể trong khuôn viên cơ quan để phòng ngừa tối đa nguy cơ lây nhiễm.
Những cán bộ công chức, viên chức, người lao động trực thuộc các cơ quan, đơn vị khi đi ra khỏi TP trong các ngày nghỉ lễ hoặc các ngày thứ Bảy, Chủ nhật (ngoài giờ hành chính) phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị hoặc lãnh đạo cấp trên và phải báo cáo lại với đơn vị khi trở lại TP, đồng thời khai báo y tế online tại website https://tokhaiyte.vn/ và các ứng dụng NCOVI, Bluezone trong vòng 24h từ khi có mặt tại TP.
Riêng đối với người đi đến những vùng, những nơi có bệnh nhân theo thông báo của cơ quan y tế (Bộ Y tế, Sở Y tế, CDC Hà Nội, CDC các tỉnh thành...) mà được đăng thông tin công khai thì phải được theo dõi, giám sát y tế chặt chẽ và phải báo cáo với Thủ trưởng đơn vị. Nếu có dấu hiệu ho sốt, khó thở hoặc dấu hiệu nghi ngờ nhiễm Covid-19 thì phải tự cách ly, đồng thời thông báo ngay cơ sở y tế tại địa phương để được hướng dẫn xử trí kịp thời.
https://kenh14.vn/ha-noi-can-bo-cong-vien-chuc-nguoi-lao-dong-ra-khoi-tp-phai-co-su-dong-y-cua-thu-truong-don-vi-20210525221540727.chn
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh cho biết, trong đợt dịch này, biến chủng Ấn Độ khiến chúng ta ghi nhận một số ca tử vong. Điều đáng lo ngại chính là các bệnh nhân trẻ tuổi nhưng diễn biến nặng rất nhanh.
Rút kinh nghiệm từ những ca bệnh này, ông Khuê cho biết, ngành y tế đang xây dựng phần mềm nhằm phát hiện sớm người có nguy cơ cao, dễ diễn biến nặng.
Ông Khuê cũng cho biết, Cục đang chuẩn bị phần mềm theo tiêu chí cập nhật kinh nghiệm trong nước, thế giới, với khoảng 5-10 tiêu chí như nhịp thở, nồng độ oxy trong máu. Đây là những chỉ số lâm sàng mà thầy thuốc điều trị bệnh nhân COVID-19 phải cảnh giác khi nó thay đổi.
Phương án này được đưa ra sau khi Việt Nam ghi nhận nhiều trường hợp trẻ tuổi, không mắc các bệnh nền nhưng có diễn biến nặng trong thời gian ngắn. Đặc biệt, một bệnh nhân trẻ, không rõ bệnh nền, triệu chứng viêm phổi nhanh đã tử vong.
Hiện tại, thống kê từ Tiểu ban Điều trị cho thấy, khoảng 80% người mắc Covid-19 tại Việt Nam ít có triệu chứng. Cơ thể người mắc ít thấy có biến đổi, sốt không cao, cảm giác mệt mỏi chưa nhiều, viêm phổi chưa biểu hiện. Tuy nhiên, chúng ta luôn phải cảnh giác ngay cả với những người ít triệu chứng. Những người này phải được đưa vào điều trị ở những nơi đảm bảo cách ly an toàn, theo dõi sát sao.
Bên cạnh đó, khoảng 20% bệnh nhân COVID-19 trong đợt dịch này có thể diễn biến nặng. Trong đó, 10% dễ chuyển từ biểu hiện ho, sốt, khó thở sang cấp cứu. Còn lại, 5% có nguy cơ cao chuyển sang nặng, 5% có nguy cơ rất nặng.
"Đây đều là những trường hợp dễ tử vong mà ngành y tế phải chú ý, phản ứng nhanh. Đặc biệt, nhóm bệnh nhân này phải có tiêu chí cụ thể để thầy thuốc tại tất cả bệnh viện căn cứ vào đó xử lý, kết nối hội chẩn với các chuyên gia tuyến trung ương khi cần"- ông Khuê cho biết.
Ông Khuê nhận định, các bệnh nhân nhẹ nhưng diễn biến nhanh là điều rất khó khăn với các thầy thuốc khi điều trị. Trong khi đó, tỷ lệ bệnh nhân nặng trong đợt dịch này gần như ít thay đổi so với đợt trước. Hầu hết ca tử vong đều là người cao tuổi, có nhiều bệnh nền.
https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/benh-nhan-covid-19-it-trieu-chung-nhung-dien-bien-nhanh-nang-860738.vov
Tối 25-5, tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Thanh Hóa cho biết địa phương vừa ghi nhận thêm 1 ca mắc Covid-19. Bệnh nhân là nữ (SN 1990, ngụ thôn Bất Căng, xã Xuân Hồng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
Theo CDC tỉnh Thanh Hóa, trước đó bệnh nhân đi chăm chồng tại Khoa Ngoại Gan-mật-tụy, Bệnh viện K trung ương, cơ sở Tân Triều (Hà Nội).
Bệnh nhân từ Bệnh viện K trung ương về địa phương từ ngày 5-5. Đến ngày 7-5, được cách ly tập trung tại Khu cách ly tập trung huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa).
Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2 vào ngày 8-5 và 20-5. Đến ngày 25-5, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm lần 3 cho kết quả dương tính SARS-CoV-2.
Hiện tại sức khỏe của bệnh nhân bình thường, không có các biểu hiện như: Ho, sốt, khó thở. Bệnh nhân đã được chuyển về Bệnh viện Phổi Thanh Hóa để theo dõi, điều trị.
Như vậy, tính đến thời điểm này tỉnh Thanh Hóa đã có 5 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 2 ca ở huyện Ngọc Lặc, 1 trường hợp tại huyện Thiệu Hóa, 1 trường hợp tại TP Thanh Hóa và trường hợp vừa phát hiện tại huyện Thọ Xuân.
https://nld.com.vn/suc-khoe/mot-nguoi-phu-nu-o-thanh-hoa-duong-tinh-voi-sars-cov-2-sau-cach-ly-18-ngay-20210525193421013.htm
Ngày 25/5, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Điện Biên cho biết, đang khẩn cấp truy vết đưa vào cách ly tập trung những trường hợp là F1, F2 của F0 đã xuất cảnh sang Lào, hiện đang điều trị tại nước bạn.
Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Điện Biên, các lực lượng chức năng đang khẩn trương truy vết, đưa đi cách ly các trường hợp F1 của ca bệnh F0 đã xuất cảnh sang Lào. Cụ thể, thông tin từ cơ quan chức năng nước bạn báo sang là đã tiếp nhận 1 trường hợp người Việt tên là P.V.L xuất cảnh qua cửa khẩu Tây Trang, H.Điện Biên ngày 21.5, qua xét nghiệm xác định dương tính với vi rút SARS-CoV-2, đang điều trị tại Lào.
Khai báo y tế của ca nhiễm Covid-19 P.V.L thể hiện, bệnh nhân đi xe khách từ Nghệ An đến Điện Biên đêm 20/5; sau đó đã ăn, nghỉ tại TP.Điện Biên Phủ ngày 21/5. Quá trình lưu trú tại TP.Điện Biên Phủ vào sáng 21/5 đã tiếp xúc gần với một số người dân trước khi xuất cảnh sang Lào.
Ngay sau khi tiếp nhận, tỉnh Điện Biên đã huy động lực lượng liên ngành thực hiện truy vết ra 8 trường hợp F1 của ca F0 đang điều trị tại nước bạn Lào. Công tác truy vết các trường hợp F1, F2 của ca F0 này vẫn đang được khẩn trương thực hiện.
https://thanhnien.vn/thoi-su/mot-f0-lot-cua-khau-tay-trang-sang-lao-dien-bien-khan-cap-truy-vet-f1-f2-1388743.html
Chiều 25/5, UBND TP. Hải Phòng đã phát đi thông báo, từ 6 giờ ngày 26/5, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong nhà, cơ sở lưu trú, công viên, vườn hoa, sân golf được phép hoạt động trở lại.
UBND TP. Hải Phòng yêu cầu các cơ sở lưu trú phải đảm bảo các biện pháp chống dịch Covid-19. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đảm bảo không có quá đông người trong cùng một thời điểm, bố trí giãn cách tối thiểu 2 m giữa các khách hàng. Các sân golf chỉ đón khách sinh sống tại TP.Hải Phòng và phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 7 ngày hoặc giấy đã tiêm vắc xin phòng Covid-19. Các hoạt động ở công viên cũng đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2 m...
Theo UBND TP.Hải Phòng, việc điều chỉnh này là căn cứ vào tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP.Hải Phòng và các địa phương lân cận, đồng thời để đảm bảo thực hiện hiệu quả "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Từ 17/5, sau khi phát hiện ca nhiễm Covid-19 là bệnh nhân 4380, giáo viên Trường THPT Ngô Quyền, đến nay, TP.Hải Phòng chưa có thêm ca nhiễm mới. 36 F1 của bệnh nhân này đều đã cho kết quả âm tính. Tuy nhiên có 2 F1 là chồng và con trai của bệnh nhân 4380 khi xét nghiệm kháng thể lại cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện Hải Phòng vẫn chưa tìm được nguồn lây cho bệnh nhân này.
https://thanhnien.vn/thoi-su/hai-phong-cho-phep-dich-vu-an-uong-san-golf-hoat-dong-tro-lai-tu-ngay-mai-1388751.html
Làn sóng Covid-19 thứ 4 tại Hà Nội ghi nhận 140 ca mắc Covid-19, tính từ ngày 29/4 đến chiều 25/5. Diễn biến vẫn còn phức tạp, khi 8 chùm ca bệnh trong cộng đồng phân bổ tại 20 quận/huyện khắp thành phố.
Cụ thể:
1. Chùm ca bệnh mới nhất ghi nhận tại Times City và Công ty cổ phần Tập đoàn T&T hiện có 29 ca dương tính, phân bổ tại Thanh Xuân (5), Gia Lâm (1), Hoàng Mai (9), Hà Đông (1), Đống Đa (4), Ba Đình (1), Bắc Từ Liêm (1), Hai Bà Trưng (2), Long Biên (3), Thanh Trì (1) và Cầu Giấy (1).
Đây là "ổ dịch" hết sức phức tạp và chưa rõ nguồn lây, liên quan tới các địa điểm là Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T và Khu đô thị Times City có rất nhiều người làm việc, sinh sống. Việc quản lý các chung cư cao tầng, các tổ hợp văn phòng chưa chặt chẽ, chưa kịp thời phát hiện các trường hợp có yếu tố dịch tễ.
Sở Y tế nhận định thời gian tới có thể sẽ tiếp tục ghi nhận thêm các ca mắc mới ngoài cộng đồng vì thời gian các ca bệnh ở ngoài cộng đồng dài, đã di chuyển đến nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, qua đánh giá sơ bộ từ các đơn vị chuyên môn, trước mắt có thể nhận định ổ dịch lây từ chính tập đoàn T&T chứ không phải lây từ gia đình ở Park 11, Times City.
Tình hình dịch tại cộng đồng thành phố Hà Nội (tính từ ngày 29/4 đến chiều 25/5) (Nguồn: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội)
2. Chùm ca bệnh Đà Nẵng liên quan cựu vợ chồng Giám đốc Hacinco và chuyến bay VN160 ngày 29/4, đến nay có 46 ca nhiễm, tại Thanh Xuân (16), Thường Tín (13), Hoàng Mai (3), Hà Đông (3), Đống Đa (1), Ba Đình (5), Bắc Từ Liêm (3), Nam Từ Liêm (1) và Thạch Thất (1).
3. Chùm ca bệnh liên quan đến chùm tại Hải Dương, có 1 F0 tại huyện Gia Lâm. Bệnh nhân làm việc tại Công ty TNHH May Tinh Lợi, Hải Dương (đã có ca dương tính).
Ngày 21/5 bệnh nhân khai báo tại Trạm Y tế và được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính. Đến nay xác định 7 F1 đã được cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả, có 6 ca âm tính, 1 chưa có kết quả. Hiện đã phong tỏa tầng 11 tòa S202 Chung cư Vinhomes Ocean Park Gia Lâm.
4. Chùm ca bệnh Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ghi nhận 17 ca mắc, trong đó Đông Anh (7), Phúc Thọ (8), Sóc Sơn (1) và Đan Phượng (1). Ổ dịch cơ bản được kiểm soát, từ ngày 15/5 đến nay không có ca mắc mới.
5. Chùm ca bệnh liên quan đến Bệnh viện K cơ sở Tân Triều phát hiện ngoài cộng đồng có 12 F0, trong đó Thanh Xuân (4), Hà Đông (2), Gia Lâm (2), Hai Bà Trưng (1), Đống Đa (1), Thanh Trì (1) và Sóc Sơn (1).
Theo đánh giá, tình hình dịch bệnh tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều vẫn có nguy cơ cao. Hiện nay các khu cách ly tập trung ở Nam Từ Liêm và Thạch Thất có nhiều ca F1 đã chuyển thành F0 liên quan đến chùm ca bệnh tại Đà Nẵng và Bệnh viện K cơ sở Tân Triều.
6. Chùm ca bệnh liên quan tỉnh Hưng Yên, có 8 F0, tại Thường Tín (7) và Nam Từ Liêm (1).
7. Chùm ca bệnh liên quan tỉnh Bắc Ninh, có 17 F0, trong đó Gia Lâm (10), Hà Đông (3), Hai Bà Trưng (2), Thanh Oai (2) và có 246 F1 (trong đó 9 F1 chuyển thành F0).
8. Các chùm ca bệnh khác có 10 ca, phân bổ tại Đông Anh (3), Sóc Sơn (4), Bắc Từ Liêm (1), Cầu Giấy (2), đến nay cơ bản được kiểm soát.
https://kenh14.vn/ha-noi-chi-tiet-8-chum-ca-benh-covid-19-trong-cong-dong-tai-20-quan-huyen-20210525190259786.chn
Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh hiện nay, để giữ vững thành quả phòng chống dịch, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu thực hiện nghiêm tại Công văn ngày 21/5 về tạm dừng hoạt động một số loại hình dịch vụ để phòng, chống dịch Covid-19.
Các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan, đơn vị mình khi có dấu hiệu ho, sốt, khó thở nên ở nhà, không đến cơ quan và thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
Từ ngày 25/5, khách đến cơ quan công sở liên hệ công tác, làm việc phải khai báo y tế.
Tổ chức giãn cách mật độ mua sắm tại các chợ truyền thống, siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đêm, chợ đầu mối,… theo hướng dẫn mua từng nhóm, đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2 mét và hạn chế tối đa tập trung đông người.
https://kenh14.vn/tphcm-ra-cong-van-khan-to-chuc-gian-cach-tai-cac-cho-tttm-sieu-thi-cho-truyen-thong-cho-dem-cho-dau-moi-20210525200236977.chn
Họp khẩn chiều 25/5 khi Bắc Giang ghi nhận số ca nhiễm kỷ lục trong ngày - hơn 300 ca, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết chủng lây nhiễm lần này rất nhanh, rất mạnh, lan rất rộng, đặc biệt nó có khả năng nhân lên và phát tán mầm bệnh rất rộng.
"Trên phòng thí nghiệm, bình thường ngày thứ 3-4 virus mới mọc, lần này ngày thứ 2 đã mọc rất nhiều, nên phát tán mầm bệnh rất nhanh", Bộ trưởng nói.
Kết quả giải trình tự gene virus một số mẫu bệnh nhân tại Bắc Giang cho thấy thuộc biến chủng xuất hiện từ Ấn Độ. Đây là chủng đã được Tổ chức Y tế Thế giới đưa vào danh sách biến chủng nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm nhanh gấp 1,7 lần so những chủng khác, có thể lẩn tránh kháng thể, lây trong không khí, đặc biệt lây nhanh trong môi trường kín.
Láy ví dụ, tại công ty Hosiden, mật độ người rất đông, công nhân ngồi làm việc cách nhau nửa mét, môi trường khép kín, nhà vệ sinh tập thể, khu ăn cũng chung. Hàng chục nghìn người làm việc, sinh hoạt như vậy nên nguy cơ lây nhiễm rất lớn. Tỷ lệ F1 (tiếp xúc gần) tại đây trở thành F0 (mắc Covid-19) lên tới 55%.
Theo Bộ trưởng Long, Bắc Giang đã dồn tổng lực lấy mẫu xét nghiệm số lượng lớn, kết quả là 3 ngày qua phát hiện rất nhiều ca nhiễm. Những ngày tới tình hình tiếp tục phức tạp, sẽ ghi nhận nhiều ca nhiễm hơn. Điểm tạm an tâm là hầu hết trường hợp dương tính mới đều đã trong khu phong tỏa, nhà máy, khu công nghiệp, nên nguy cơ lây nhiễm cộng đồng dù có nhưng không lớn.
Hiện tại Bắc Giang được hỗ trợ bởi đội ngũ y tế dày dặn kinh nghiệm nhất. Bộ trưởng Long cho rằng công tác phòng chống dịch đi đúng hướng nhưng đang phải đối mặt thách thức rất lớn là số ca nhiễm tăng lên và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong thời gian tới.
"Làm sao phải phòng chống, dập dịch bằng được ổ dịch ở Bắc Giang. Nếu không làm được là ta thất bại, sẽ lây lan ra các tỉnh thành khác", Bộ trưởng Long nhận định.
https://vnexpress.net/ncov-dang-nhan-len-nhanh-gap-doi-phat-tan-mam-benh-rong-4283834.html
Vĩnh Phúc quan tâm đặc biệt đến 2 nhóm đối tượng là người dân và doanh nghiệp. Với người dân, tỉnh chú trọng điều tra, truy vết, giám sát chặt các yếu tố dịch tễ để tránh phát sinh và lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Với nhóm doanh nghiệp, dù hầu hết người lao động đã được xét nghiệm, nhưng vẫn có những người liên tục di chuyển từ địa bàn này sang địa bàn khác, khả năng lây nhiễm vẫn rất cao. Chính vì vậy, Vĩnh Phúc chủ trương tăng tần suất xét nghiệm các đối tượng này lên 1 tuần/lần hoặc cao hơn, tùy thuộc vào các đối tượng có nguy cơ cao hay thấp.
Với các chuyên gia, lao động người nước ngoài đang làm việc tại Vĩnh Phúc, tỉnh này đưa ra 2 lựa chọn gồm: được đi, về từ chỗ ở đến chỗ làm và ngược lại nhưng phải thực hiện xét nghiệm xác suất 3 ngày/lần; làm việc online tại chỗ ở để tránh di chuyển. Nếu chọn đi đi - về về, chuyên gia nước ngoài có 3 lựa chọn: hoặc là vào ở miễn phí tại các khu ký túc xá; hoặc ở tại các khách sạn tỉnh đã bố trí với mức giá theo thị trường (nhưng được tỉnh kiểm soát để ngăn chặn việc "chặt - chém"); hoặc tự chọn, tự túc chỗ ở.
Nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người lao động trong các khu, cụm công nghiệp, mới đây, Vĩnh Phúc đã thiết lập xong 2 khu ký túc xá với công suất hơn 1.000 giường đặt tại Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải cơ sở 2 (TP. Vĩnh Yên) và Trường CĐ Thương mại Hà Nội (TP. Phúc Yên) cho công nhân ngoại tỉnh ở miễn phí trong điều kiện tỉnh hạn chế đi lại của người lao động nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh.
https://thanhnien.vn/thoi-su/vinh-phuc-chuyen-gia-nuoc-ngoai-phai-xet-nghiem-covid-3-ngaylan-1388812.html
1. Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam:
a. Tính từ 12h đến 19h30 ngày 25/5 có 287 ca mắc mới (BN5562-5851):
- 284 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (243), Bắc Ninh (26), Hà Nội (11), Lạng Sơn (3), Hà Nam (3), Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (1).
- 03 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tiền Giang.
- Trong ngày 25/5, Việt Nam ghi nhận thêm 447 ca mắc mới:
+ 03 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tiền Giang.
+ 444 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (375), Bắc Ninh (28), Hà Nội (23), Lạng Sơn (7), Hà Nam (5), Đà Nẵng (2), Thái Bình (1), Hồ Chí Minh (1), Điện Biên (1), Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (1).
b. Tính đến 18h ngày 25/5:
- Việt Nam có tổng cộng 4.362 ca ghi nhận trong nước và 1.489 ca nhập cảnh.
- Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay: 2.792 ca.
https://kenh14.vn/ky-luc-chieu-25-5-them-284-ca-mac-covid-19-nang-tong-so-ca-ngay-len-444-ca-20210525160432396.chn
Bộ tưởng Bộ Y tế nhận định, tình hình dịch bệnh tại Bắc Giang hết sức phức tạp. Bộ sẽ hỗ trợ tối đa cho địa phương này để nhanh chóng dập dịch.
Ngay khi ghi nhận 300 công nhân dương tính SARS-CoV-2, chiều 25/5, Bộ Y tế đã họp khẩn với bộ phận công tác đặc biệt tại Bắc Giang và Sở Y tế Bắc Giang.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá, tình hình dịch bệnh tại Bắc Giang và Bắc Ninh vẫn rất "nóng". Chủng virus lần này rất nhanh, mạnh và lan rộng, khác với các chủng khác trước đây. Covid-19 "tấn công" các khu công nghiệp với mật độ đông, môi trường khép kín, dùng chung khu ăn uống,... Bên trong có hàng chục nghìn người, nguy cơ rất lớn.
Bộ trưởng yêu cầu thay đổi phương thức xét nghiệm. Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế họp với UBND tỉnh sử dụng xét nghiệm nhanh đối với toàn bộ khoảng 50.000 người có yếu tố nguy cơ rất cao với tần suất ba ngày/lần.
Sau khi làm hết xét nghiệm nhanh cho kết quả âm tính, bảy ngày sau làm PCR một lần, để đánh giá với mẫu âm tính, từ đó điều chỉnh lại. Việc này tổ chức lấy mẫu tại chỗ và trả kết quả ngay tại chỗ cho người dân, chấp nhận nhầm còn hơn bỏ sót. Trong tuần này phải quét ít nhất 50.000 mẫu.
"Trận Đà Nẵng đánh 1 thì trận này phải nhanh 10 thì mới thắng được", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói và cho biết sẽ hỗ trợ tối đa cho Bắc giang, cao hơn Đà Nẵng. Bộ Y tế có thể huy động mọi nguồn lực, thay quân cho lực lượng đã cắm chốt ở địa phương "vì họ đã mệt rồi".
Bộ Y tế sẽ điều BV Chợ Rẫy, BV Phổi, BV Bạch Mai, BV Đại học Y Hà Nội hỗ trợ về công tác hồi sức, điều trị. Bộ trưởng đề nghị Bắc Giang thành lập ngay bệnh viện dã chiến, Bộ Y tế sẽ hỗ trợ vật tư, máy móc trang thiết bị cho Bắc giang. Trong hôm nay, Bắc Giang phải bắt tay xây dựng kịch bản cao hơn 5.000 người nhiễm Covid-19, đề phòng tình huống xấu hơn.
"Chúng ta hỗ trợ Đà Nẵng rất lớn, nhưng lần này, sẽ phải hỗ trợ Bắc Giang cao hơn, điều quân ở lực lượng mặt trận khác", Bộ trưởng kêu gọi cả nước hướng về Bắc Giang và Bắc Ninh, đặc biệt Bắc Giang đang là tâm điểm nóng.
"Chúng ta khống chế dịch tại Bắc Giang thành công, thì sẽ khống chế dịch tại Bắc Ninh và các tỉnh thành khác. Tinh thần chung là dồn tổng lực và hỗ trợ tối đa ở mức cao cho Bắc Giang", Bộ trưởng nhấn mạnh.
https://kenh14.vn/bo-truong-bo-y-te-don-tong-luc-cho-bac-giang-tran-da-nang-danh-1-thi-tran-nay-phai-nhanh-10-moi-thang-duoc-20210525181132244.chn
Họp khẩn với Bộ Y tế chiều 25/5, đại diện tỉnh Bắc Giang cho biết tình hình dịch tại địa phương vẫn diễn biến phức tạp. Theo đó, trong khu vực phong tỏa, cách ly xã hội tập trung đông công nhân, lượng F1 lớn. Hiện trên địa bàn cách ly tập trung hơn 12.600 F1. Khu phong tỏa ở Việt Yên tập trung trên 60.000 công nhân ở 3 xã nên mật độ rất đông.
Ba ngày qua, lực lượng chức năng vừa tập trung lấy mẫu trên diện rộng, vừa bám vào các điểm có nguy cơ cao và số lượng F0 (mắc Covid-19) tăng lên rất nhanh. Hầu hết số F0 mới phát hiện đều là trường hợp được xác định là F1 trước đó.
"Tỷ lệ F1 âm tính trở thành dương tính rất cao. Riêng tại công ty SJ Tech bị nhiễm đầu tiên ở khu công nghiệp Vân Trung, tỷ lệ chuyển từ âm sang dương là 79%. Tại Công ty Hosiden, tỷ lệ này là 55%, hiện đã ghi nhận 660 F0, riêng trong ngày hôm qua hơn 300 F0", đại diện tỉnh Bắc Giang nói.
https://vnexpress.net/79-f1-o-bac-giang-chuyen-thanh-f0-4283796.html
Chiều 5/5, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 Đà Nẵng cho biết, hôm nay thành phố ghi nhận thêm 2 trường hợp mắc Covid-19 là F1 của người thân, trong đó có 1 ca bệnh xét nghiệm lần 3 mới phát hiện dương tính với SARS-CoV-2.
1. Bệnh nhân 5464 là nữ học sinh (SN 2012), trú phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, Đà Nẵng. Bệnh nhân là F1 của dì (BN 3610)
Ngày 12/5, BN ở nhà với bố do mẹ là F1 của BN 3610 (em gái) nên được đưa đi cách ly tập trung.
Ngày 13/5, sau khi dì (BN 3610) khai bổ sung có tiếp xúc với BN vào ngày 9/5 nên ngay sau đó BN được đưa đi cách ly tập trung tại địa chỉ 122 Hoàng Minh Thảo, quận Liên Chiểu. Đồng thời, BN lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Từ 14 - 16/5, BN ở tại khu cách ly tập trung. Ngày 17/5, BN được lấy mẫu xét nghiệm lần 2 bằng phương pháp Realtime RT-PCR và cũng có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Từ 18 - 23/5, BN tiếp tục ở khu cách ly tập trung. Ngày 24/5, BN được lấy mẫu xét nghiệm lần 3 và có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
2. Bệnh nhân 5465 là nam học sinh (SN 2007), trú phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng. Bệnh nhân là F1(con trai) của bố (BN 4132 và anh trai (BN 4256).
Ngày 15/5, sau khi bố (BN 4132) có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, bệnh nhân cùng bà nội và em gái được đưa đi cách ly tập trung tại nhà ở công nhân, khu công nghiệp Hòa Cầm, quận Cẩm Lệ.
Ngày 16/5, tại khu cách ly tập trung, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm lần 1 và có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Từ 17 - 23/5, BN vẫn ở khu cách ly tập trung. Ngày 24/5, BN được Trung tâm Y tế quận Cẩm Lệ lấy mẫu xét nghiệm lần 2 gửi đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng và có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Như vậy, cộng dồn từ ngày 3/5/2021 đến chiều ngày 24/5, Đà Nẵng đã có 154 ca.
https://kenh14.vn/them-2-hoc-sinh-o-da-nang-bi-lay-covid-19-tu-nguoi-than-trong-do-1-ca-xet-nghiem-3-lan-moi-phat-hien-duong-tinh-2021052516533016.chn
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội chiều 25/5 ghi nhận thêm 6 ca dương tính SARS-CoV-2 mới, trong đó 3 ca thuộc chùm Times City và Công ty T&T; 3 ca còn lại liên quan Hưng Yên và Đà Nẵng.
Cụ thể:
1. Đ.T.T.T., nữ, 37 tuổi, trú tại Hoàng Hoa Thám, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình.
2. N.M.H., nam, 32 tuổi, trú tại CT4B, Đại Kim, quận Hoàng Mai.
3. N.T.H., nữ, 42 tuổi, trú tại tổ 14, phường Việt Hưng, quận Long Biên.
Cả 3 người đều làm việc tại tầng 5 tòa nhà T&T, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm.
4. N.H.Q., nam, 16 tuổi, trú tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, là F1 của BN 3633 (vợ cựu Giám đốc Hacinco) đã được cách ly tập trung từ trước. Ngày 24/5, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm lần 2 cho kết quả dương tính.
5. P.T.T., nữ, 67 tuổi, trú tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, là F1 của BN 3633 (vợ cựu Giám đốc Hacinco) đã được cách ly tập trung từ trước. Ngày 24/5, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm lần 2 cho kết quả dương tính.
6. P.V.H., nam, 26 tuổi, trú tại Nhân Hiền, xã Hiền Giang, huyện Thường Tín, là F1 của BN 4388, đã được cách ly tập trung từ trước. Ngày 24/5, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm lần 2 cho kết quả dương tính.
Như vậy, đến chiều nay, đã có 29 ca dương tính liên quan chùm ca bệnh tại Times City và Công ty T&T.
https://kenh14.vn/ha-noi-tiep-tuc-them-6-ca-duong-tinh-sars-cov-2-moi-trong-do-3-ca-thuoc-chum-times-city-va-cong-ty-tt-20210525173738286.chn
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế, phân tích Hà Nội đang ghi nhận 4 chùm ca nhiễm mới, gồm: chùm ca tại Park 9, Times City liên quan người Ấn Độ nhập cảnh; chùm ca ở Gia Lâm liên quan tới Hải Dương; nhân viên y tế mắc Covid-19 tại Bệnh viện Bắc Thăng Long; chùm chưa rõ nguồn lây tại Công ty T&T và tòa Park 11, khu đô thị Times City.
Trong đó, chùm ca liên quan Công ty T&T và Times City được đánh giá rất phức tạp, chưa xác định được nguồn lây. Thời gian các ca bệnh ở ngoài cộng đồng dài, di chuyển đến nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người. Thời gian tới, chùm ca này có thể tiếp tục ghi nhận ca dương tính mới.
Tình hình dịch bệnh tại tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong khi đó, nhiều người làm việc ở hai tỉnh này có địa chỉ cư trú trên địa bàn Hà Nội, ví dụ Giám đốc điều hành Công ty Hosiden ở Bắc Giang sống tại chung cư Mandarin Garden, Cầu Giấy, xác định dương tính tối 21/5.
Hà Nội cũng ghi nhận chùm ca liên quan tới Bắc Ninh ở Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao (VKS), theo bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội. Trong đó, lái xe của chánh văn phòng dương tính, có 42 F1. Chánh văn phòng VKS xét nghiệm lần một âm tính, song mẹ vợ, con dâu và người giúp việc đã dương tính.
Chùm ca bệnh liên quan tới Bệnh viện K cơ sở Tân Triều vẫn có nguy cơ cao. Có 96 F0 ghi nhận ở Hà Nội. Trong đó, 10 ca mắc mới ghi nhận từ ngày 17/5 đến nay, gồm 3 ca tại bệnh viện, một ca tại cộng đồng, 6 ca liên quan đã được cách ly tập trung. Các khu cách ly tập trung ở Nam Từ Liêm và Thạch Thất có nhiều ca F1 đã chuyển thành F0 liên quan đến chùm ca bệnh tại Đà Nẵng và Bệnh viện K cơ sở Tân Triều.
Chùm ca liên quan tới bệnh nhân 3633, 3634 (vợ chồng cựu giám đốc Hacinco) về từ Đà Nẵng vẫn ghi nhận ca mắc mới.
Để đánh giá nguy cơ về nguồn lây, Hà Nội gửi 17 mẫu bệnh phẩm sang Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để giải trình tự gene virus, tất cả đều là chủng gây bệnh ở Ấn Độ (B.1.617.2). Chủng virus này có tốc độ lây lan rất nhanh, đặc biệt ở người trẻ.
Ông Hạnh nhận định mầm bệnh đã tồn tại ngoài cộng đồng.
Nguy cơ dịch bệnh còn xuất hiện tại 2 bệnh viện của Hà Nội tiếp nhận điều trị bệnh nhân Covid-19 gồm Bắc Thăng Long và Đa khoa Đức Giang. Hiện có 79 bệnh nhân điều trị tại hai bệnh viện, trong đó Bắc Thăng Long ghi nhận một bác sĩ mắc Covid-19 trong quá trình điều trị cho người bệnh.
"Từ đây, ta thấy nguy cơ về dịch bệnh đối với thành phố vẫn ở mức cao, thời gian tới cần tăng cường thực hiện các biện pháp phòng dịch", ông Hạnh nhận định trong báo cáo ngày 24/5.
Thông tin được dẫn từ nguồn:
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi làm việc trực tuyến của Bộ Công Thương với tỉnh Bắc Giang.
Tham dự tại điểm cầu Bắc Giang có ông Dương Văn Thái - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Lê Ánh Dương - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Theo thông tin tại cuộc họp, hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, 4 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang phải đóng cửa với 340 nhà máy dừng hoạt động, 60 nghìn công nhân từ các tỉnh, thành phố đang ở lại tỉnh.
Nhiều chuỗi sản xuất có khả năng bị đứt gãy nếu các khu công nghiệp bị phong tỏa quá lâu. Tình hình tiêu thụ nông sản gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh.
Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương cho biết, Bắc Giang là tỉnh sản xuất nông nghiệp trong nhóm đứng đầu cả nước nên sản lượng nông sản hàng hóa cần tiêu thụ rất lớn.
Vải thiều bắt đầu vào vụ với sản lượng khoảng 180 nghìn tấn, trong khi đó thời gian thu hoạch, tiêu thụ chỉ trong khoảng 1 tháng....
Trước khó khăn về tiêu thụ nông sản, tỉnh Bắc Giang tập trung khoanh vùng sản xuất, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh tại đây, triển khai các biện pháp đảm bảo quả vải đủ tiêu chuẩn, an toàn thực phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.
Đồng thời chú trọng tiêu thụ qua thương mại điện tử; mời các sàn thương mại điện tử ký kết tiêu thụ, tuy nhiên xe vào thu mua lẫn hệ thống tiêu thụ của họ đều gặp khó khăn do dịch bệnh....
Với 60.000 công nhân đang ở lại và đang cách ly, áp lực chăm lo cho đội ngũ này đối với tỉnh rất lớn.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ký ban hành công văn hỏa tốc về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Theo công văn, hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh đang diễn biến rất phức tạp, đặc biệt đây là loại virus biến chủng mới rất nguy hiểm, tốc độ lây lan nhanh.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu thực hiện một số biện pháp tăng cường phòng chống dịch ở các địa phương chưa thực hiện cách ly xã hội (thành phố Bắc Giang, các huyện Hiệp Hòa, Tân yên, Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động).
Cụ thể, tỉnh Bắc Giang yêu cầu người dân không ra khỏi nhà, trừ trường hợp đi thực hiện công vụ, công nhân đi làm việc, đưa người đi cấp cứu, thành viên tổ COVID-19 cộng đồng đi hoạt động kiểm tra, giám sát. Đồng thời, tỉnh Bắc Giang nghiêm cấm người dân tụ tập nơi công cộng, kể cả tập thể dục, thể thao.
Người dân được phép ra đồng thu hoạch lúa, nông sản nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch theo phương thức: gia đình nào thu hoạch của gia đình đó, khi ra đồng không tụ tập đông người, trong quá trình thu hoạch yêu cầu người dân thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K.
Trường hợp sử dụng chung máy móc, thiết bị, công cụ thu hoạch thì phải thực hiện khử khuẩn trước khi bàn giao giữa những người sử dụng.
Việc thu hoạch, tiêu thụ nông sản, nhất là vải thiều phải đảm bảo các điều kiện an toàn phòng dịch (sát khuẩn, đeo khẩu trang, mua bán phải đảm bảo khoảng cách anh toàn).
Các nhà máy, xí nghiệp, công trường xây dựng đang được phép hoạt động phải có biện pháp phòng chống dịch, yêu cầu người lao động sát khuẩn tay, đeo khẩu trang trong suốt thời gian làm việc, thực hiện giãn cách giữa người với người (có thể chia ca, chia kíp để giảm số lượng công nhân làm việc cùng một thời điểm), thực hiện ăn theo suất, không ăn chung, uống chung.. khuyến khích công nhân ở lại bám trụ sản xuất tại nhà máy, công trường thi công trong thời gian có dịch, hết giờ làm việc không được tụ tập (thực hiện 5K).
Các cơ quan, công sở, doanh nghiệp không sản xuất bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc theo chế độ luân phiên hoặc từ xa.
UBND các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Nếu người vi phạm là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính còn phải áp dụng hình thức kỷ luật nghiêm khắc khác.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 25/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam thông báo 2 trường hợp vừa có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Người thứ nhất là nam, có mã bệnh nhân BN 5591, là cán bộ tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch tại ổ dịch thôn Phú Đa, xã Công Lý. Anh được cách ly tập trung tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Hà Nam từ ngày 17-5, sau khi tiếp xúc với bệnh nhân BN 4157.
Người thứ hai là nữ, có mã bệnh nhân BN 5592. Chị này có liên quan dịch tễ với các ca bệnh BN 4224, BN 4225 và BN 4374. Bệnh nhân được cách ly tập trung tại huyện Lý Nhân kể từ ngày 17/5 khi 2 ca bệnh có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
The CDC Hà Nam, cả 2 bệnh nhân mới đều được cách ly tập trung từ ngày 17/5 nên ít có nguy cơ lây nhiễm, hiện đang tiếp tục được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Hà Nam.
Trước đó, vào khuya 24/5, CDC Hà Nam cũng đã công bố 2 ca bệnh có mã số BN 5416 và BN 5417.
Tính đến nay, Hà Nam có 38 bệnh nhân, trong đó 18 bệnh nhân được ghi nhận có liên quan đến ổ dịch xã Công Lý, huyện Lý Nhân.
https://plo.vn/suc-khoe/ha-nam-1-can-bo-tham-gia-chong-dich-bi-nhiem-covid19-987711.html
Sáng 25/5, tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, 3 bệnh nhân mắc Covid-19 sau thời gian điều trị và có 3 lần âm tính với SARS-CoV-2 đã được xuất viện.
Ba bệnh nhân ra viện gồm BN 3396 (nữ, sinh năm 1989), BN 3397 (nam, sinh năm 1957) và BN 3398 (nam, sinh năm 2010). Đây là 3 bệnh nhân trong một gia đình trú đường Nguyễn Quyền (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng).
Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng Lê Thành Phúc trao giấy ra viện cho 3 bệnh nhân
Bác sĩ Lê Thành Phúc - Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng - cho biết, sau khi ra viện, bệnh nhân tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà 14 ngày với sự giám sát của y tế cơ sở theo quy định .
Chia sẻ tại buổi ra viện, BN 3396 cho biết: "Gia đình tôi có 8 người, trong đó có 4 người mắc bệnh Covid-19 và 4 người phải đi cách ly tập trung. Hôm nay được ra viện về nhà, gia đình tôi rất vui, tôi cũng mong sớm được gặp các thành viên trong gia đình".
BN 3396 cũng cho biết, các thành viên trong gia đình bị lây bệnh từ chị gái là nhân viên Thẩm mỹ viện AMIDA.
Trong khi đó, BN 3397 (bố và ông ngoại của 2 bệnh nhân còn lại) mong muốn cộng đồng có cái nhìn khách quan với người bị mắc Covid-19.
BN 3397 mong cộng đồng không kỳ thị và nghĩ xấu về người mắc bệnh Covid-19
"Gia đình chúng tôi không muốn bị bệnh nhưng bây giờ đã bị bệnh rồi thì đành phải chấp nhận. Tuy nhiên, chúng tôi mong cộng đồng đừng kỳ thị và nghĩ xấu về những người bệnh", BN 3397 tâm sự.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Sáng 25/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ký văn bản hỏa tốc, yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang nhận định tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh đang diễn biến rất phức tạp, đặc biệt đây là loại virus biến chủng mới rất nguy hiểm, tốc độ lây lan nhanh.
Để công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh được hiệu quả, lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu thực hiện một số biện pháp tăng cường phòng chống dịch ở các địa phương trong tỉnh chưa thực hiện cách ly xã hội, gồm TP Bắc Giang và các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên, Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động.
Theo đó, người dân các địa phương trên được yêu cầu không ra khỏi nhà, trừ trường hợp đi thực hiện công vụ, công nhân đi làm việc, đưa người đi cấp cứu, thành viên tổ Covid-19 đi hoạt động kiểm tra, giám sát.
Địa phương nghiêm cấm người dân tụ tập nơi công cộng kể cả tập thể dục, thể thao.
Bắc Giang đang tiến hành xét nghiệm lần 2, lần 3 cho công nhân ở các khu công nghiệp trên toàn tỉnh (Ảnh: X.N.)
Trường hợp sử dụng chung máy móc, thiết bị, công cụ thu hoạch, người dân phải thực hiện khử khuẩn trước khi bàn giao giữa những người sử dụng. Ngoài ra, việc thu hoạch, tiêu thụ nông sản, nhất là vải thiều phải đảm bảo các điều kiện an toàn phòng dịch.Người dân được phép ra đồng thu hoạch lúa, nông sản nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch theo phương thức gia đình nào thu hoạch của gia đình đó; khi ra đồng không tụ tập đông người; trong quá trình thu hoạch người dân thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K.
Các nhà máy, xí nghiệp, công trường xây dựng đang được phép hoạt động phải có biện pháp phòng chống dịch, yêu cầu người lao động sát khuẩn tay, đeo khẩu trang trong suốt thời gian làm việc, thực hiện giãn cách giữa người với người bằng cách chia ca kíp, giảm số lượng công nhân làm việc cùng thời điểm.
Người lao động ăn theo suất, không ăn chung, uống chung... khuyến khích công nhân ở lại bám trụ sản xuất tại nhà máy, công trường thi công trong thời gian có dịch, hết giờ làm việc không được tụ tập.
Thông tin được dẫn từ nguồn:
Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Nghệ An quyết định giãn cách xã hội toàn xã Diễn Bích (huyện Diễn Châu) theo chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ từ ngày 25/5, cân nhắc phong toả trong trường hợp cần thiết.
Sáng 25/5, Ban chỉ phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Nghệ An trực tiếp chỉ đạo thực hiện các biện pháp truy vết, khoanh vùng và dập dịch tại huyện Diễn Châu.
Ban chỉ đạo yêu cầu ngành y tế huyện Diễn Châu nhanh chóng thành lập các điểm cách ly tập trung đối với các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh từ ngày 15/5 đến nay.
Đồng thời, khẩn trương truy vết các trường hợp F1, F2 còn lại để tiến hành xét nghiệm, khoanh vùng kịp thời; xét nghiệm đồng loạt tại 2 xóm Quyết Thắng, Hải Trung của xã Diễn Bích (huyện Diễn Châu).
Trước đó, thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Diễn Châu cho biết, tại xã Diễn Bích có trường hợp công dân từ địa phương đi sang Lào làm ăn lao động, qua xét nghiệm thì có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.
Người này qua Lào vào ngày 20/5, từ cửa khẩu Tây Trang, tỉnh Điện Biên; ngày 21/5, thực hiện cách ly tập trung; ngày 22/5, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm; ngày 23/5 có kết quả xét nghiệm là dương tính.
https://laodong.vn/xa-hoi/nghe-an-gian-cach-xa-hoi-1-xa-vi-co-ca-phat-hien-duong-tinh-khi-nhap-canh-vao-lao-912984.ldo
Thông tin từ tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia cho biết có gần 150 bệnh nhân trong số trên 2.800 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị hiện trong tình trạng nặng hoặc tiến triển nặng lên.
Y bác sĩ ở các đầu cầu hội chẩn trực tuyến bàn biện pháp điều trị tốt hơn cho các ca bệnh nặng, trong phiên hội chẩn cuối tuần vừa rồi (Ảnh: THÚY ANH)
Trong số này, mức độ nặng tăng dần như sau: 92 người nặng, phải hỗ trợ thở oxy; 9 người nặng ở mức phải thở máy không xâm nhập; 19 người thở máy xâm nhập, mở nội khí quản và 4 người nguy kịch, đang sử dụng ECMO (thiết bị tim phổi ngoài cơ thể).
Trong hơn 2.800 bệnh nhân đang điều trị, số bệnh nhân chưa có triệu chứng chiếm 55%, bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng nhẹ xấp xỉ 37%, kế đến có một tỉ lệ bệnh nhân có tiên lượng nặng, có ho, sốt và biến chuyển tăng dần, rồi đến nhóm bệnh nặng và nguy kịch.
So với các đợt dịch trước, tỉ lệ bệnh nhân không có triệu chứng thấp hơn.
Trong các bệnh viện đang điều trị bệnh nhân COVID-19, hiện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương là cơ sở điều trị nhiều bệnh nhân nhất với 424 bệnh nhân, đồng thời cũng là nơi đang có nhiều bệnh nhân nặng nhất với gần 60 người ở các mức độ, trong đó có 3 trường hợp nguy kịch.
Trong những ngày phải cách ly y tế vừa qua, các y bác sĩ bệnh viện này vẫn đồng thời phải tiếp nhận các ca bệnh nặng từ các tuyến chuyển về.
Các bệnh viện như Bệnh viện dã chiến số 1 Bắc Ninh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng... cũng đang điều trị một số ca bệnh nặng.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Trong đó, theo CDC Hà Nội, 8 trường hợp thuộc chùm ca bệnh tại Times City và Công ty T&T, 2 trường hợp trong khu cách ly (1 thuộc chùm Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, 1 thuộc chùm Đà Nẵng).
8 trường hợp thuộc chùm ca bệnh Times City và Công ty T&T đã được lấy mẫu xét nghiệm ngày 24/5 và có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 vào sáng ngày 25/5 (CDC Hà Nội thực hiện), bao gồm:
1) T.T.H, nữ, sinh năm 1990, địa chỉ tại số 21 ngách 53 ngõ 68 Cầu Giấy, phường Quan Hoa, Cầu Giấy. Bệnh nhân làm cùng phòng tại Công ty T&T và là F1 của BN 5310, được TTYT quận Cầu Giấy lấy mẫu xét nghiệm ngày 24/5.
2) N.V.B, nam, sinh năm 1988, địa chỉ tại CT12N2, Chung cư 183 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân. Bệnh nhân làm tại tầng 5 của Tòa nhà T&T và là F1 của BN 5410, được TTYT quận Thanh Xuân lấy mẫu xét nghiệm ngày 24/5.
3) N.Đ.C, nam, sinh năm 1956, địa chỉ nhà L1, Viện Năng Lượng, Trung Tự, Đống Đa. Bệnh nhân làm tại tầng 5 của Tòa nhà T&T và là F1 của BN 5410, được TTYT quận Đống Đa lấy mẫu xét nghiệm ngày 24/5.
4) L.H.Tr, nữ, sinh năm 1981, địa chỉ A4, tập thể Vĩnh Hà, Thịnh Quang, Đống Đa.
Người này làm tại tầng 7 Tòa nhà T&T, được TTYT quận Đống Đa lấy mẫu gửi CDC Hà Nội xét nghiệm ngày 24/5.
5) L.T.L, nữ, sinh năm 1951, địa chỉ Khương Trung, Thanh Xuân, là F1 của BN 5312 (mẹ vợ của bệnh nhân), được TTYT quận Thanh Xuân lấy mẫu xét nghiệm ngày 24/5.
6) N.T.T.H, nữ, sinh năm 1989, địa chỉ Khương Trung, Thanh Xuân, là F1 của BN 5312 (vợ của bệnh nhân), được TTYT quận Thanh Xuân lấy mẫu xét nghiệm ngày 24/5.
7) N.T.V, nữ, sinh năm 1997, địa chỉ ngõ 47 đường Hoàng Mai, phường Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai. Người này làm tại tầng 5 Tòa nhà T&T và là F1 của BN 5323, được TTYT quận Hoàng Mai lấy mẫu xét nghiệm ngày 24/5.
8) T.T.T.H, nữ, sinh năm 1975, địa chỉ CT3B khu đô thị Văn Quán, Phúc La, Hà Đông. Bệnh nhân làm việc tại tầng 5 Tòa nhà T&T và là F1 của BN 5243, được TTYT Hà Đông lấy mẫu gửi CDC Hà Nội xét nghiệm ngày 24/5.
2 trường hợp ghi nhận tại khu cách ly tập trung, bao gồm:
1) N.V.H, nam, sinh năm 1961, địa chỉ tại Hiền Ninh, Sóc Sơn. Bệnh nhân đi khám tại khoa Gan-Mật-Tụy Bệnh viện K cơ sở Tân Triều ngày 4/5.
Ngày 8/5 được chuyển vào khu cách ly tập trung, xét nghiệm lần 1 âm tính. Ngày 24/5, có triệu chứng của bệnh và được lấy mẫu xét nghiệm. Ngày 25/5 có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 (CDC Hà Nội thực hiện).
2) H.Q.Tr, nữ, sinh năm 1991, địa chỉ tại Liễu Giai, Ba Đình. Bệnh nhân là F1 của BN 3243 - có tiếp xúc gần ngày 9/5.
Ngày 12/5, được chuyển vào khu cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm lần 1 âm tính. Ngày 24/5, xuất hiện triệu chứng của bệnh và được lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả dương tính với SARS-CoV-2 ngày 25/5 (CDC Hà Nội thực hiện).
Tính đến thời điểm này, chùm ca bệnh tại khu đô thị Times City và Công ty T&T đã có 26 bệnh nhân.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Tại hội thảo do Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) và Khoa Y - Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức sáng 25/5, nhóm nghiên cứu của PGS-TS Phạm Xuân Đà từ Khoa Y - Đại học Quốc gia TP.HCM đã giới thiệu giải pháp "Công nghệ IoT kết hợp trí tuệ nhân tạo AI nhằm kiểm soát đồng thời nhóm người tại khu vực cách ly, bệnh viện, khu công nghiệp, cửa khẩu, khu tập trung đông người trong phòng chống dịch Covid-19".
Một khu vực phong tỏa với nhiều người được yêu cầu cách ly tại nhà ở TP.HCM (Ảnh: HOÀNG TRIỀU)
Hệ thống theo dõi được thiết kế dưới dạng những cabin đặt ở nơi mọi người phải đi qua, như cổng chung cư, cổng bệnh viện, khu vực cách ly, khu vui chơi giải trí… Cabin này trang bị hệ thống giúp nhận dạng khuôn mặt và kiểm tra thân nhiệt nhiều người cùng một lúc.
Theo PGS Phạm Xuân Đà, hệ thống này rất có lợi trong bối cảnh Chính phủ chủ trương cách ly cả F1 tại nhà tại những địa phương có số ca bệnh đông, dẫn đến lượng F1, F2 rất lớn.
Dữ liệu của những người thuộc diện này sẽ được nhập vào hệ thống, bao gồm tên tuổi, số điện thoại, tình trạng bị cách ly... Nếu họ đi qua nơi đặt cabin kiểm soát, như ra khỏi chung cư, hệ thống lập tức phát ra cảnh báo. Đầu tiên là thông báo cho người đó rằng đã vi phạm quy định cách ly, sau đó thông báo đồng loạt tới những người có trách nhiệm quản lý cách ly.
Dữ liệu này cũng được đồng bộ lên hệ thống, kết nối trực tiếp với một modul phần mềm báo cáo, modul phân tích báo cáo… nhằm giảm tiêu hao sức người trong công tác phòng dịch.
Thông tin được dẫn từ nguồn:
Sáng 25/5, trao đổi với phóng viên Dân Trí, ông Nguyễn Xuân Đương, Chủ tịch UBND huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) cho biết, trong đêm 23/5, huyện này phát hiện ca bệnh trong cộng đồng ở xã Nguyệt Đức. Ngay lập tức, huyện này đã truy vết, xét nghiệm cho 1.300 người, qua đó phát hiện 17 người có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Liên quan đến vụ việc trên, ngày 24/5, bà Nguyễn Hương Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo Chủ tịch UBND huyện Thuận Thành xem xét việc đình chỉ chức vụ, xử lý kỷ luật đối với Chủ tịch UBND xã đã để dịch bệnh lây lan do không thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch.
Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, ngày 24/5, Chủ tịch UBND huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) ký quyết định tạm đình chỉ công tác Chủ tịch UBND xã Nguyệt Đức.
Theo quyết định, ông Đặng Thái Dũng, Chủ tịch UBND xã Nguyệt Đức bị tạm đình chỉ công tác từ ngày 25 đến hết ngày 31/5.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sáng 25/5, bà Cấn Thị Việt Hà, Chủ tịch UBND quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết, trên địa bàn vừa ghi nhận một ca dương tính SARS-CoV-2, liên quan "ổ dịch" Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T. Quận đã tạm thời phong toả chợ Xanh Văn Quán và chung cư CT3B. Trong ảnh, cơ quan chức năng dựng rào, lập chốt kiểm soát trước cổng chợ Xanh Văn Quán
Theo bà Hà, ca dương tính này là nữ, sống tại chung cư CT3B và từng đến chợ Xanh Văn Quán mua đồ. Thời gian chợ mở cửa hoạt động trở lại sẽ được quận Hà Đông thông báo sau
Các tiểu thương nhanh chóng dọn hàng, tuân thủ quy định phòng chống dịch bệnh
Lực lượng chức năng trực chốt, kiểm soát người ra vào chợ và điều tra dịch tễ liên quan
Xem thêm tại:
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam, 2 trường hợp mới có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, là 2 bệnh nhân nam, trong đó một trường hợp là F1 của bệnh nhân BN 4220 và bệnh nhân BN 4221.
Cả 2 bệnh nhân được ghi nhận tại ổ dịch xã Công Lý, huyện Lý Nhân. Đã nằm trong khu phong tỏa và cách ly tập trung tại huyện Lý Nhân từ ngày 16/5, kể từ khi bệnh nhân BN 4220 và bệnh nhân BN 4221 có kết quả xét nghiệm dương tính.
Cán bộ CDC Hà Nam lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân xã Công Lý, huyện Lý Nhân
Sau khi có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, ngành y tế tỉnh Hà Nam đã chuyển 2 bệnh nhân trên đến cách ly và điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Hà Nam. Đến nay, đã ghi nhận 16 trường hợp có liên quan đến ổ dịch thôn Phú Đa, xã Công Lý, huyện Lý Nhân.
7 ngày trước đó, Hà Nam có 34 trường hợp đã xác định dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, có 17 trường hợp liên quan tới ổ dịch tại thôn Quan Nhân, xã Đạo Lý; 14 trường hợp có liên quan đến ổ dịch thôn Phú Đa, xã Công Lý, huyện Lý Nhân, còn lại 3 trường hợp có liên quan đến chuyến bay VN160 từ Đà Nẵng về Nội Bài, ngày 29/4.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Trao đổi với Zing sáng 25/5, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Khổng Minh Tuấn thông tin số ca nhiễm SARS-CoV-2 liên quan đến Công ty T&T (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã lên đến 19 người (tăng 2 người so với chiều 24/5).
"Hôm qua, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP giao CDC lấy mẫu toàn bộ người làm việc trong cơ quan này. Đến nay, thêm 2 người có kết quả dương tính, đều là nhân viên công ty", ông Tuấn nói và cho biết đơn vị vẫn chưa có nhận định về nguồn lây chùm ca bệnh này.
Theo lãnh đạo CDC Hà Nội, nguy cơ đối với Hà Nội hiện nay không chỉ một Công ty T&T mà là 11 chùm ca bệnh khác nhau, phân bố ở nhiều quận, huyện. Ông cũng cho biết nhiều ổ bệnh hiện nay chưa thể xác định được chính xác nguồn lây, như chùm ca bệnh người Ấn Độ tại Times City, Bệnh viện Bắc Thăng Long...
"Truy nguồn là quan trọng, nhưng hiện nay chúng ta sẽ không tập trung vào việc đó. Quan trọng hơn là truy vết các F1, người tiếp xúc để nhanh chóng khoanh vùng. Xác định nguồn cần có thời gian, thu thập dữ liệu, phân tích gene, nên để xác định nguồn lây hiện tại rất khó", ông Tuấn nói.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Nhận định dịch tại Hà Nội đang có diễn biến phức tạp hơn trước đây, song ông Dũng cho biết Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa họp và quán triệt tinh thần phòng, chống dịch quyết liệt. Điều quan trọng hơn hết và trước hết, theo ông Dũng, đó là tinh thần và ý thức của từng người dân trên địa bàn.
Với những chỉ đạo thành phố đã đưa ra từ trước, Bí thư Hà Nội tiếp tục kêu gọi người dân không tụ tập, hội họp đông người và phải đeo khẩu trang, thực hiện nghiêm 5K khi đi ra ngoài. Các cơ sở tôn giáo, điểm di tích tạm thời đóng cửa. Các cơ sở kinh doanh cà phê, ăn uống tạm dừng hoạt động và chỉ cho phép bán mang về.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định Hà Nội đã, đang và sẽ kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh Covid-19 (Ảnh: Đ.C.)
Với những ca nhiễm mới và những điểm mới phát sinh dịch, Bí thư Hà Nội khẳng định thành phố sẽ quyết truy vết, khoanh vùng, xét nghiệm nhanh và mở rộng diện xét nghiệm.
"Nói như vậy để thấy rằng, người dân có thể yên tâm vì tình hình ổn. Hà Nội đang kiểm soát tốt tình hình, chưa đến mức phải giãn cách toàn thành phố", người đứng đầu Đảng bộ Hà Nội truyền đi thông điệp.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Theo thông báo, vào khoảng 19h ngày 20/5, xe xuất phát tại Bến xe Vinh; khoảng 20h30 xe đến Cầu Hổ, thị xã Nghi Sơn sau đó xe dừng ăn tại quán cơm Sơn Hà thuộc địa phận huyện Quảng Xương vào lúc 21h đến 21h30. Sau đó xe đi đến Big C Thanh Hoá lúc 21h45 phút.
Trong quá trình di chuyển, số khách trung bình khoảng hơn 30 người, có nhiều khách lên xuống xe dọc đường: Cống 3 cửa, Cầu Bùng, Cầu Lồi và ngã ba Yên Lý, cầu Giát, Hoàng Mai, Cầu Hổ Thanh Hóa , Chợ Trúc, Thị trấn Còng, ngã ba Cung (Tân Dân, Nghi Sơn), chợ Kho, cầu Sông Lý, Big C Thanh Hóa.
CDC Thanh Hóa đề nghị những ai đi trên tuyến xe Tuấn Hùng liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ
Từ 21 giờ đến 21 giờ 30 phút, xe dừng nghỉ ăn cơm tại quán Sơn Hà, thuộc huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, gần Công an huyện Quảng Xương. Tại quán có nhiều khách của các nhà xe khác ăn cơm tại quán.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá thông báo những ai liên quan đến những địa điểm trên nhanh chóng liên hệ Trạm Y tế xã phường thị trấn gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
Số đường dây nóng CDC: 0916.803.115
Thông tin được dẫn từ nguồn:
Sáng 25/5, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết TP.HCM vừa có thêm ca dương tính với Covid-19 liên quan đến chuỗi lây nhiễm tại hẻm 287 Nguyễn Đình Chiểu (P.5, Q.3).
Ca dương tính với Covid-19 mới được xác nhận là con gái của BN 4780 ngụ hẻm 287 Nguyễn Đình Chiểu - quán bán bánh canh cá lóc O Thanh.
Theo thông tin ban đầu, người này không sống chung với mẹ (BN 4780) mà chỉ đến thăm. Sau khi phát hiện BN 4780 nhiễm Covid-19, chị được cách ly, xét nghiệm lần 1 âm tính, được đưa vào khu cách ly Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
Ngày 24/5, người này sốt, được xét nghiệm và phát hiện dương tính với Covid-19. Bệnh nhân đã được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM để điều trị.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Tính đến 25/5, Covid-19 có mặt tại 30 tỉnh, thành với 2.405 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Hà Nội đang là điểm nóng khi liên tục xuất hiện những chùm ca bệnh không rõ nguồn lây.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo đó, huyện Yên Thế, thực hiện giãn cách xã hội toàn huyện và thiết lập vùng cách ly xã hội đối với toàn bộ 4 xã: Xuân Lương, Canh Nậu, Đồng Tiến, Đồng Vương từ 0h, ngày 25/5.
Thiết lập vùng cách ly y tế đối với một phần thôn Đền Cô, xã Tam Hiệp từ 18h ngày 24/5 và thực hiện giãn cách xã hội toàn bộ xã Tam Hiệp từ 0h, ngày 25/5.
Huyện Lục Nam, thiết lập vùng cách ly y tế đối với:
Thôn Tó, xã Nghĩa Phương bắt đầu từ 23h ngày 22/5.
Trại Ruộng, xã Đông Hưng bắt đầu từ 23h ngày 22/5.
Huyện Việt Yên, thiết lập vùng cách ly y tế đối với một phần thôn Đầu (đoạn từ cổng nhà ông Tạo đến ngã ba nhà ông Quang), xã Tự Lạn từ 14h ngày 19/5.
Huyện Tân Yên, thiết lập vùng cách ly y tế đối với khu dân cư Bồ Đa, thôn Chung, xã Liên Sơn từ 11h30 ngày 24/5.
Huyện Hiệp Hoà, thiết lập vùng cách ly y tế, giãn cách xã hội đối với:
- Một phần thôn Quyết Thắng (Ngõ vào nhà bệnh nhân Nguyễn Phi Hiệp), xã Đồng Tân, huyện Hiệp Hòa và thực hiện giãn cách xã hội tại thôn Quyết Thắng, xã Đồng Tân từ 15h ngày 24/5.
- Thiết lập vùng cách ly y tế tại thôn Thống Nhất, xã Bắc Lý, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang từ 17h, ngày 23/5.
Thông tin được dẫn từ nguồn:
Chia sẻ về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, phụ trách Bộ phận thường trực hỗ trợ đặc biệt của Bộ Y tế tại Bắc Giang nhận định: Tại đây sẽ vẫn tiếp tục ghi nhận các ca nhiễm Covid-19 mới nhưng chủ yếu nằm trong vùng cách ly tập trung và vùng phong tỏa. Dịch đã xảy ra hơn 2 tuần trên địa bàn tỉnh, thời gian đầu dịch lây lan mạnh, tăng nhanh, đặc biệt xảy ra ở khu công nghiệp với khoảng cách tiếp xúc gần. Tuy nhiên với quyết tâm chủ động của các lực lượng chức năng cũng sự hỗ trợ của các địa phương đến nay, bước đầu kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh không để xảy ra ngoài cộng đồng.
Tuy nhiên, biến chủng Ấn Độ lây lan rất nhanh, độc lực mạnh hơn, có nhiều ca nặng hơn, nên dự báo tiếp tục các biện pháp chủ động tấn công thực hiện mục tiêu kép vừa bảo vệ sự khỏe nhân dân, phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế.
Biện pháp vẫn đang tiếp tục được thực hiện tại đây là khoanh vùng, cách ly điểm dịch mới; tăng cường năng lực xét nghiệm ở Bắc Giang. Vừa qua nhận được nhiều sự hỗ trợ của các đơn vị y tế trung ương, các địa phương và quân đội nên xét nghiệm được tăng cường lên ở mức cao. Các mẫu xét nghiệm được trả lời trong 24 giờ để kịp truy vết phát hiện sớm trường hợp mắc mới.
"Với việc khoanh vùng tốt và đẩy mạnh xét nghiệm, việc khống chế dịch bệnh là khả năng có thể làm được", ông Sơn khẳng định.
Chủ động tăng khu cách ly, xét nghiệm ngẫu nhiên ngoài cộng đồng
Riêng về các khu cách ly, ông Sơn cho hay, hiện hơn 71 nghìn người trong khu giãn cách xã hội và 13 nghìn người trong cách ly tập trung. Đây là con số lớn, là gánh nặng với tỉnh Bắc Giang, nhất là trong điều kiện nắng nóng, các khu cách ly tập trung phải đảm bảo tiêu chí an toàn, giãn cách, không ra ngoài phòng, giám sát bằng hệ thống camera… "Tuy nhiên, trong thời gian tới, chúng tôi đề xuất Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh Bắc Giang tìm thêm địa điểm để cách ly khi có tình huống mới xảy ra, để hoàn toàn chủ động với công tác cách ly", ông Sơn nói.
Với các ổ dịch cộng đồng, Ban chỉ đạo Bắc Giang cũng đã có nhiều hình thức khuyến cáo đối với cộng đồng, thành lập tổ công tác Covid-19 "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để phát hiện trường hợp có dấu hiệu như ho, sốt, sớm báo đơn vị y tế. Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục đẩy mạnh xét nghiệm cộng đồng ngẫu nhiên ở những nguy cơ cao, nơi tụ tập đồng người như chợ, siêu thị, bến bãi xe... để rà soát, khoanh vùng kịp thời.
Thông tin được dẫn từ nguồn:
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết có 66,2% trong tổng số hàng nghìn ca mắc COVID-19 trong đợt dịch lần này bị lây nhiễm trực tiếp từ các khu công nghiệp. Do đó, Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất TPHCM (HEPZA) yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp điều chỉnh giờ làm việc, quy trình sản xuất theo hướng giãn cách vào buổi sáng và tan ca buổi chiều để giảm mật độ công nhân lao động tụ tập.
Tương tự, ông Nguyễn Thành Phong đề nghị các chợ đêm, chợ truyền thống, chợ đầu mối, trung tâm thương mại tổ chức giãn cách mật độ mua sắm theo hướng mua theo từng nhóm, hạn chế tập trung đông người. Các cơ sở y tế; thực hiện giãn cách trong bệnh viện, hạn chế người thăm nuôi và sẵn sàng có phương án bố trí khu cách ly tạm thời và ứng dụng chương trình đăng ký khám chữa bệnh, tư vấn sức khỏe, khám bệnh từ xa. Những người trên 60 tuổi cần hạn chế ra khỏi nhà vì có sức đề kháng yếu...
Từ ngày 25/5, khách đến các cơ quan, công sở liên hệ công tác bắt buộc phải khai báo y tế. Các cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu ho, sốt, khó thở thì cần ở nhà, không đến cơ quan. Cần thiết thì có thể làm việc tại nhà, qua hình thức trực tuyến.
"Trước tình hình dịch bệnh hiện nay, các sở ban ngành, quận huyện và TP Thủ Đức cần thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND TPHCM về tạm dừng hoạt động một số loại hình dịch vụ không thiết yếu để phòng chống dịch. TPHCM sẽ nghiên cứu gói hỗ trợ lần 2 cho những người bị ảnh hưởng" - Chủ tịch UBND TPHCM khẳng định.
Thông tin được dẫn từ nguồn:
Theo báo cáo của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương, ngày 24-5, toàn tỉnh có 107 ca mắc mới, nâng tổng số ca trong toàn tỉnh lên 1.024 ca mắc, 12.342 trường hợp F1; 56.113 trường hợp F2
Đáng chú ý, trong ngày đã có 1 trường hợp tử vong do COVID-19, là công nhân Công ty TNHH Hosiden Việt Nam. Một số bệnh nhân COVID-19 ở Bắc Giang có chiều hướng nặng.
Ổ dịch ở Khu công nghiệp Quang Châu (huyện Việt Yên) vẫn phức tạp nhất với 91 ca mắc mới trong ngày.
"Dự báo trong những ngày tới số lượng ca F0 vẫn tiếp tục tăng do hiện nay đang tiến hành xét nghiệm lần 2 đối với tất cả công nhân trong khu công nghiệp và ngoài khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, song các trường hợp F0 mới phát hiện chủ yếu vẫn trong các khu cách ly, phong tỏa. Các ca bệnh phát hiện trong cộng đồng chủ yếu trong các khu vực đã cách ly, phong tỏa" - ông Dương nhận định.
Theo chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, tỉnh đã chỉ đạo tạm dừng lấy mẫu F1 trong các khu cách ly tập trung, thực hiện việc test nhanh cho các trường hợp F1 trong khu cách ly và các trường hợp nghi nhiễm trong cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh (có biểu hiện sốt, ho, khó thở...) để xác định ca dương tính.
Đến nay, toàn tỉnh đã lấy được 599.753 mẫu, đã chạy được 539.330 mẫu, hiện nay còn 12.084 mẫu đơn (60.423 mẫu gộp) chưa có kết quả. Hiện đã chuyển cho các cơ sở đang chạy.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo thông báo từ Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường, vào lúc 2h sáng nay, 25/5, thông tin từ CDC Nam Từ Liêm cho biết kết quả xét nghiệm PCR của một cán bộ công tác tại Bộ nghi nhiễm COVID-19 là âm tính.
Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm của trường hợp nghi nhiễm nêu trên, Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thông báo cho cán bộ, công chức, người lao động có thể chủ động rời khỏi trụ sở cơ quan Bộ tại số 10 Tôn Thất Thuyết (quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội), để trở về nhà.
Riêng các trường hợp tiếp xúc gần và làm việc cùng tầng nhà với người nghi nhiễm, người có liên quan được đề nghị tiếp tục thực hiện các biện pháp theo khuyến cáo, làm việc online tại nhà và nghiêm túc theo dõi theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp nghi nhiễm (kết quả xét nghiệm PCR đã âm tính) nêu trên là một cán bộ nữ hiện đang làm việc tại Tổng cục Quản lý Đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Trước đó, Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết vào sáng ngày 24/5 có một trường hợp công chức đến làm việc có biểu hiện sốt nhẹ và đau họng. Công chức này có yếu tố dịch tễ, đi đám hiếu ở Bắc Giang vào ngày 6/5/2021.
Ngay lập tức Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kích hoạt kịch bản ứng phó đã được xây dựng; thực hiện biện pháp cách ly người nghi nhiễm; thông tin ngay đến Trung tâm y tế dự phòng của Quận Nam Từ Liêm.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Chiều 24.5, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Hà Nội, Sở Y tế TP nhận định trên địa bàn xuất hiện 4 ổ dịch mới nguy hiểm, đáng chú ý nhất là ổ dịch liên quan đến Công ty T&T (số 2 Phạm Sư Mạnh, Q.Hoàn Kiếm) và khu đô thị Times City - đều là khu vực đông người nhưng nguồn lây, thời điểm lây, địa điểm lây bệnh chưa rõ.
Đến 20 giờ cùng ngày, chùm ca bệnh này đã ghi nhận 18 bệnh nhân (BN), gồm 4 người trong 1 gia đình ngụ khu đô thị Times City (các BN 5224, 5237, 5242, 5243) và 12 trường hợp là F1 và người liên quan của BN 5243, 1 trường hợp là F1 của BN 5242, 1 trường hợp là F1 của BN 5316. Các ca bệnh còn trải rộng ở 8 quận, huyện như: Q.Hoàng Mai (7 ca); Q.Thanh Xuân, Q.Hai Bà Trưng, Q.Đống Đa, Q.Long Biên mỗi quận 2 BN; H.Gia Lâm, H.Thanh Trì, Q.Bắc Từ Liêm mỗi nơi 1 BN.
Các chuyên gia của Hà Nội sơ bộ xác định, nguồn lây là từ Công ty T&T mà không phải từ gia đình cháu N.V.C (ca bệnh được phát hiện đầu tiên nhờ xét nghiệm sàng lọc của Vinschool). Việc 1 BN thuộc chùm ca bệnh này là thành viên của tổ bầu cử tại khu vực Goldmark City (36 Hồ Tùng Mậu, Q.Bắc Từ Liêm) khiến dịch bệnh có thêm nguy cơ lây lan. BN là F1 của BN 5243, tham gia tổ bầu cử tại khu vực có hơn 1.900 căn hộ, với 5.772 nhân khẩu.
Đáng chú ý, một bác sĩ điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Bắc Thăng Long được xác định đã mắc Covid-19. Bác sĩ này được xét nghiệm lần 1 âm tính vào ngày 20.5, nhưng đến 21.5 thì xuất hiện rát họng và ho khan, nên được cách ly tại phòng riêng, lấy mẫu xét nghiệm lần 2 cho kết quả dương tính.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
UBND tỉnh vừa ban hành văn hoả tốc ngày 24/5 về việc quản lý chặt cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng.
Lực lượng Phòng hóa Quân khu 1 phun hóa chất khử khuẩn tại TP. Bắc Ninh (Ảnh: Bảo Anh)
Theo đó, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, để chủ động ứng phó với các tình huống cấp bách có thể xảy ra; nhằm giảm thiểu tối đa lây lan, sẵn sàng và chủ động ngăn chặn, ứng phó với dịch bệnh trên diện rộng, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe, tính mạng của nhân dân; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện Thuận Thành, Quế Võ, Yên Phong và TP. Bắc Ninh tập trung chỉ đạo: Thực hiện nghiêm cách ly xã hội theo phương châm: "Gia đình cách ly với gia đình, thôn/xóm/khu phố cách ly với thôn/xóm/khu phố, xã cách ly với xã, phường cách ly với phường".
Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu và các trường hợp khẩn cấp khác.
Người dân không ra đường sau 20 giờ trừ các trường hợp: thực hiện công vụ, đưa người đi cấp cứu, đi làm ca đêm, đi làm về... ( phải có giấy tờ liên quan như: thẻ, giấy xác nhận của cơ quan, doanh nghiệp hoặc giấy tờ chứng minh khác).
Thông tin được dẫn từ nguồn:
Khuya 24-5, bà Đỗ Thị Thu Hà, giám đốc Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy (Hà Nội), xác nhận quá trình điều tra dịch tễ cho thấy có F0 đến siêu thị Big C Thăng Long vào ngày 22-5.
Siêu thị Big C Thăng Long đã tạm đóng cửa, thực hiện phun khử trùng khi có thông tin F0 tới đây ngày 22-5. Đến 23h40 cùng ngày, công tác phun khử khuẩn tại siêu thị trên vẫn được thực hiện.
Trước thông tin có F0 đến đây ngày 22-5, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Đỗ Thị Thu Hà cho biết siêu thị Big C Thăng Long đang phối hợp với các cơ quan chức năng phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy trích xuất camera tại siêu thị để tìm thông tin người liên quan tới F0 qua đây ngày 22-5.
Ngành y tế tiến hành phun khử khuẩn toàn bộ bề mặt Big C Thăng Long - Ảnh: NGUYÊN ĐOÀN
Sau khi trích xuất camera, sẽ thông báo cho những người liên quan để áp dụng các biện pháp cách ly, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm theo quy định.
Trước đó, đã xuất hiện tin đồn "sẽ đóng cửa Big C Thăng Long vì ca mắc COVID-19", nhưng vị lãnh đạo ngành y tế quận Cầu Giấy khẳng định đó là thông tin không chính xác.
"Không có chuyện đóng cửa Big C Thăng Long. Ngày mai siêu thị trên vẫn mở cửa hoạt động bình thường. Trước mắt chúng tôi chỉ trích xuất camera xem bệnh nhân kia đã từng tiếp xúc với ai để quá trình truy vết diễn ra nhanh chóng nhất", bà Hà nói.
Về thông tin "người đàn ông Ấn Độ ngất, nôn ra máu trong siêu thị" được lan truyền trên mạng xã hội, lãnh đạo trung tâm y tế quận cũng khẳng định đây là thông tin thất thiệt, không chính xác.
Thông tin được dẫn từ nguồn: