Từ ngày 17/2, Vietnam Airlines đã bổ sung thêm các biện pháp phòng dịch cho những chuyến bay đi từ Hà Nội nhằm bảo vệ tuyệt đối an toàn sức khỏe cho hành khách và người lao động, trong bối cảnh lượng hành khách từ Hà Nội bay về các tỉnh thành phía nam sau Tết Nguyên đán tăng cao.
Vietnam Airlines cũng lưu ý về việc nhà chức trách y tế tại TP. Hồ Chí Minh sẽ lựa chọn ngẫu nhiên một số hành khách trên những chuyến bay đến từ Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng để lấy mẫu dịch hầu họng tầm soát Covid-19 ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Theo đó, với các chuyến bay từ Hà Nội, hành khách sẽ được phục vụ bởi nhân viên mặt đất, tổ bay có trang bị bảo hộ y tế tăng cường là khẩu trang y tế dùng 1 lần loại 3 lớp trở lên (thay cho khẩu trang vải kháng khuẩn), găng tay y tế 2 lớp (thay cho găng tay y tế 1 lớp). Hành khách được phục vụ suất ăn đóng gói sẵn để hạn chế vật tiếp xúc nhiều lần. Hành khách cần thực hiện các quy định phòng dịch đang được Vietnam Airlines áp dụng trên mạng bay nội địa, bao gồm khai báo y tế, đo thân nhiệt trước khi khởi hành và sử dụng khẩu trang trong suốt hành trình. Vietnam Airlines có thể từ chối vận chuyển nếu hành khách không đáp ứng các quy định này.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, việc tiêu thụ hàng hóa ở Hải Dương gặp rất nhiều khó khăn. Có những địa phương như Hải Phòng còn tạm dừng hoàn toàn việc tiếp nhận hàng hoá từ Hải Dương. Với riêng mặt hàng nông sản, việc chậm tiêu thụ khiến cho bà con chịu thiệt hại vô cùng nặng nề.
Gia đình ông Đào Xuân Lừng (xã Đức Chính, Cẩm Giàng, Hải Dương) trồng gần 1 mẫu cà rốt. Loại nông sản này chỉ 4 tháng là phải thu hoạch. Song dịch bệnh khiến cho việc thu hoạch chậm, củ cà rốt phát triển to, quá cỡ xuất khẩu rất nhiều. Thậm chí, cà rốt thu hoạch rồi vẫn phải chờ ở ruộng vì xe không vận chuyển được.
Hiện nay toàn tỉnh Hải Dương còn khoảng 500ha cà rốt chưa thu hoạch, tập trung nhiều nhất ở Cẩm Giàng, Chí Linh, Nam Sách. Tổng sản lượng ước tính lên đến hơn 30.000 tấn. 90% trong số này được sơ chế và xuất khẩu đi các nước. Điều đáng nói, tất cả đều được xuất qua cảng Hải Phòng, trong khi đó, địa phương này đã tạm dừng hoàn toàn việc tiếp nhận hàng hóa từ Hải Dương.
Ngoài cà rốt, tỉnh Hải Dương còn hơn 3.500ha cây rau màu vụ Đông đang đến kỳ thu hoạch. Hiện địa phương này đã có văn bản đề nghị các bộ ngành, đơn vị liên quan hỗ trợ trong việc tiêu thụ, vận chuyển nông sản.
Thông tin được dẫn nguồn từ
Chiều 17/2, ông Nguyễn Quang Phúc, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hải Dương, đã lên tiếng bác bỏ thông tin cho rằng Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương bị đình chỉ chức vụ do để xảy ra tình trạng thất lạc, nhầm lẫn rất nhiều mẫu dương tính SARS-CoV-2.
Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm đối với công nhân Hải Dương
Trước đó, xuất hiện thông tin trong khi dịch Covid-19 đang diễn ra rất phức tạp tại địa bàn tỉnh Hải Dương thì bỗng nhiên ông Phạm Duy Tuyến, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương, bị đình chỉ chức vụ và điều động một người khác ở Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương lên thay. Nguyên nhân là đã để xảy ra tình trạng thất lạc, nhầm lẫn rất nhiều mẫu dương tính SARS-CoV-2 trên địa bàn dẫn đến họ "lông nhông" ngoài đường và không liên hệ được.
Về thông tin này, ông Nguyễn Quang Phúc, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hải Dương, chiều nay 17/2 đã khẳng định: "Đây hoàn toàn là những thông tin bịa đặt, không có cơ sở, thiếu chính xác, gây nhiễu loạn, hoang mang dư luận, trong lúc cả hệ thống chính trị và nhân dân Hải Dương đang tích cực ngăn chặn dịch Covid-19".
Thông tin được dẫn nguồn từ
Tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, đến ngày 17/2, có 12 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh sau nhiều lần có kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Trong đó, 3 trường hợp được xuất viện vào ngày 14/2; 4 trường hợp được xuất viện ngày 16/2.
Trong ngày 17/2, có thêm 5 trường hợp bệnh nhân COVID-19 được xuất viện sau 3 lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Sau khi xuất viện, các trường hợp trên sẽ được theo dõi, cách ly tại nhà 14 ngày dưới sự giám sát và quản lý của y tế cơ sở.
Được biết, các trường hợp trên đều có hộ khẩu thường trú tại thị xã Đông Triều và có liên quan đến ổ dịch tại Công ty Poyun (Chí Linh - Hải Dương).
Trong số các trường hợp trên, có 1 trường hợp nhỏ tuổi nhất là bệnh nhi 11 tháng tuổi trú tại xã Bình Dương, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh. Bệnh nhi nhập viện ngày 29/1 cùng bà nội. Cả 2 đều có tiếp xúc gần với mẹ của bệnh nhi là một nữ công nhân Công ty Poyun, trước đó đã có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Thông tin được dẫn nguồn từ
Sở Y tế Hà Nội đề xuất Ban Chỉ đạo thành phố rà soát, xét nghiệm cho tất cả người về từ tỉnh Hải Dương trong vòng 14 ngày kể từ 0h ngày 2/2 đến 0h ngày 16/2 và thực hiện giám sát sức khỏe tại nhà.
Tất cả những người về từ ổ dịch (chưa qua 14 ngày) của các tỉnh phải được lập danh sách và lấy mẫu xét nghiệm.
Cùng quan điểm trên, ông Trần Thanh Long, Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm đánh giá tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Hải Dương "rất căng".
Do vậy, ông Long đề xuất Ban chỉ đạo cho xét nghiệm toàn bộ người dân trở về từ tỉnh Hải Dương, không chỉ riêng người đi về từ Cẩm Giàng, Hải Dương.
Kết luận phiên họp, trước đề xuất của các quận, huyện về xét nghiệm cho người dân trở về từ Hải Dương, Phó Chủ tịch Hà Nội Chử Xuân Dũng đề nghị các đơn vị tập trung mở rộng xét nghiệm, theo dõi sức khỏe đối với người dân về từ tỉnh Hải Dương.
Thông tin được dẫn nguồn từ
Tại phiên làm việc chiều 17/2 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội, ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế, đã đưa ra những nhận định ban đầu về nguồn lây của bệnh nhân 2229.
Theo ông Hiền, qua xét nghiệm bệnh nhân 2229 và 2 bệnh nhân 2234, 2240 (đều là F1 của bệnh nhân 2229) cho thấy, bệnh nhân 2229 có nồng độ virus cao nhất. Như vậy, các chuyên gia dịch tễ của Hà Nội nhận định, nguồn lây là từ bệnh nhân 2229 sang 2 bệnh nhân kia (nồng độ virus thấp hơn cho thấy thời gian lây nhiễm ít hơn).
3 bệnh nhân chỉ tiếp xúc với nhau vào ngày 2/2, sau khi bệnh nhân 2229 trở về Hà Nội vào ngày 1/2. Do đó, ông Hiền cho rằng, về logic, rất ít khả năng ông này nhiễm Covid-19 từ Hà Nội vào ngày 1/2 rồi lây cho 2 người khác ngày 2/2.
Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền cho rằng nguồn lây bệnh nhân 2229 ít có khả năng trong Hà Nội
Thông tin được dẫn nguồn từ
Bản tin 18h ngày 17/2 - tức chiều mùng 6 Tết của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có thêm 18 ca mắc COVID-19 tại Hải Dương, trong đó có 7 ca liên quan đến ổ dịch Cẩm Giàng.
Thông tin ca mắc mới: 18 ca mắc mới (BN 2312 - 2329) là các ca ghi nhận trong nước tại Hải Dương. Cụ thể:
CA BỆNH 2312 - 2329 (BN 2312 - BN 2329): là F1, đã được cách ly tập trung trước đó. Trong đó có 7 ca liên quan ổ dịch huyện Cẩm Giàng;
2 ca liên quan ổ dịch phường Thanh Bình, Thành phố Hải Dương và 9 ca liên quan ổ dịch Thành phố Chí Linh.
Hiện có 9 bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Chí Linh và 9 bệnh nhân đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 2 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.
Ảnh minh hoạ
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Hôm nay là ngày đi làm lại đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Tân Sửu. TP.HCM cho biết đã cơ bản kiểm soát chuỗi lây nhiễm liên quan đến nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất
Các cán bộ công nhân viên bộ phận dịch vụ mặt đất sân bay Tân Sơn Nhất xếp hàng khai tờ khai y tế và lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 trong chiều nay
Được biết từ 13h đến 17h chiều ngày hôm nay (17/2) là đợt xét nghiệm miễn phí cuối cùng của VIAGS
Với tinh thần rà soát xét nghiệm COVID-19 cho toàn thể cán bộ công nhân viên để tự bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình, đồng nghiệp và cộng đồng
Thông tin được dẫn nguồn từ
Hôm nay, tại Bệnh viện Số 2 tại Quảng Ninh có thêm 2 ca đủ điều kiện được công bố khỏi bệnh sau 4 lần liên tục có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Cộng với 3 ca trước đó, Quảng Ninh đã có 5 ca được công bố khỏi bệnh.
Bên cạnh hàng loạt trang thiết bị hiện đại đã được trang bị từ đợt dịch đầu tiên, trong suốt cả năm 2020, ngành y tế Quảng Ninh chủ động công tác đào tạo, tập huấn, tiếp nhận nhiều kỹ thuật cao trong hồi sức tích cực, kể cả ECMO, sẵn sàng cho công tác điều trị ở mức độ cao nhất.
Ngành y tế Quảng Ninh cũng xác định nỗ lực không để xảy ra lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị cách ly. Việc điều trị COVID-19 ngay tại địa phương không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng dịch, hạn chế lây lan mà còn góp phần giảm gánh nặng cho các đơn vị tuyến cuối.
Thông tin được dẫn nguồn từ
Ngày 17/2, trao đổi với Thanh Niên, đại diện lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thái Bình cho biết, hai vợ chồng ngụ xã Quỳnh Hải (H. Quỳnh Phụ, Thái Bình) là F1 của BN Covid-19 tại xã Hồng Phong (H. Thanh Miện, Hải Dương) vừa cho kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2.
Trước đó, ngày 16/2, lãnh đạo xã Quỳnh Hoàng, H. Quỳnh Phụ nhận được thông tin vợ chồng anh V.D.Q (31 tuổi), chị N.T.Y (32 tuổi) ở thôn Trại Vàng, xã Quỳnh Hoàng (H. Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) lên trạm y tế xã khai báo y tế.
Qua xác minh, chiều 12/2, anh Q., chị Y. đến chúc Tết tại nhà bà V.T.C ở thôn Tiên Động, xã Hồng Phong (H. Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) là người dương tính với Covid-19 khi xét nghiệm lần 1 vào ngày 16/2.
Quá trình chúc Tết, anh Q., chị Y. ngồi nói chuyện với bà C. và gia đình bà C, mọi người không đeo khẩu trang. Sau đó vợ chồng anh Q. đi về nhà.
Thông tin được dẫn nguồn từ
Sáng 17/2, Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 Hải Dương đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ thiết lập thêm phòng xét nghiệm để nâng cao công suất, tăng khả năng dập dịch.
Cụ thể, Hải Dương đề nghị Bệnh viện Bạch Mai thiết lập labo xét nghiệm tại Bệnh viện Dã chiến số 2 (tại Đại học Y tế Kỹ thuật Hải Dương); Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thiết lập labo xét nghiệm tại Bệnh viện Dã chiến số 1 (Trung tâm Y tế Chí Linh); Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thiết lập labo xét nghiệm tại huyện Cẩm Giàng.
Chính quyền Hải Dương cũng đề nghị Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hỗ trợ một kíp chuyên gia điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện Dã chiến số 3 (Trường Đại học Sao Đỏ, TP. Chí Linh). Tỉnh còn kiến nghị Bộ Y tế hỗ trợ một số vật tư, thiết bị trong công tác phòng, chống Covid-19.
Thông tin được dẫn nguồn từ
UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành công văn về việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trong thời gian phòng chống dịch Covid-19.
Trong công văn này, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái yêu cầu tạm dừng hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện và xã, kể từ ngày 17/2 đến hết 2/3.
"Trừ việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết hồ sơ của Thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe thuộc Sở GVT và thủ tục hành chính của Bảo hiểm xã hội", công văn nêu.
Đối với những hồ sơ đã tiếp nhận, Chủ tịch Hải Dương yêu cầu giải quyết và chỉ được sử dụng dịch vụ bưu chính công ích để chuyển kết quả đến cho người dân.
Thông tin được dẫn nguồn từ
Dịch Covid-19 phức tạp, tỉnh Hải Dương đã quyết định cách ly xã hội toàn tỉnh theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng từ 0h ngày 16/2 đến hết 2/3; khu vực bị phong tỏa sẽ thực hiện nghiêm ngặt hơn.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 17/2, thông tin từ UBND tỉnh Hưng Yên cho biết, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo tỉnh về công tác phòng, chống dịch Covid-19 hôm 15/2, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh - Trần Quốc Văn đã yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã, các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm, quyết liệt hơn các chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch, của tỉnh và hướng dẫn của Bộ Y tế, chủ động phát hiện, cách ly, xét nghiệm nhanh, chính xác, tổ chức phong tỏa, dập dịch kịp thời, hiệu quả.
Thực hiện nghiêm việc không tập trung đông người nơi công cộng. Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo thực hiện ngay việc đóng cửa, không đón khách tại các di tích, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng cho đến khi có thông báo mới.
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình xây dựng, các hoạt động cung cấp dịch vụ… trên địa bàn tỉnh tạm dừng tiếp nhận người lao động đến từ tỉnh Hải Dương và xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ đến khi có thông báo mới.
Đối với người lao động đến từ tỉnh ngoài, đặc biệt người đến từ các xã từng có ca dương tính với Virut SARS-CoV-2 từ sau ngày 27/1/2021 đến nay, khu vực đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (trừ tỉnh Hải Dương - Sở Y tế cung cấp thông tin chi tiết về xã có dịch, vùng giãn cách xã hội), phải thực hiện khai báo y tế và phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 mới được trở lại nơi làm việc và thực hiện nghiêm, đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Hàng quán vỉa hè trên địa bàn TP. Hà Nội hầu như đã đóng cửa gần hết sau khi có chỉ thị. Một số quán ăn trong nhà vẫn được phép mở bán nếu đảm bảo công tác phòng dịch
Cửa hàng phở trên phố Hoàng Văn Thụ (quận Hà Đông) lắp vách ngăn, kê các bàn cách xa nhau, yêu cầu khách vào ăn ngồi đối diện nhau, mỗi khách ngồi một đầu với khoảng cách 1m, đồng thời cũng hạn chế số lượng khách vào ăn
Trong khi đó, lạm dụng việc hàng quán trong nhà vẫn được phép mở bán, một số quán ăn mở chui cho khách vào ăn uống nhưng không đảm bảo công tác phòng dịch. Hình ảnh ghi nhận tại một hàng ăn ở phố Nguyễn Văn Tuyết (quận Đống Đa), khách ngồi ăn không đảm bảo giãn cách, chủ quán kéo khẩu trang xuống tận cằm
Một cửa hàng ăn khác ở chợ Thái Hà (quận Đống Đa) chật kín xe trên vỉa hè. Trong nhà, khách ngồi kín không gian quán mà không đảm bảo giãn cách
Xem toàn bộ bài viết tại nguồn
Đến nay, tỉnh Hải Dương ghi nhận 539 ca mắc Covid-19, tăng 40 ca. Dịch đã lan rộng ra 12/12 huyện, thị xã, thành phố của Hải Dương.
Trước diễn biến mới của dịch Covid-19, một ngày trước, Hải Dương quyết định cách ly xã hội toàn tỉnh.
Sáng 17/2, Zing có cuộc trao đổi với Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng xoay quanh động thái mới của địa phương này về phòng chống dịch Covid-19.
Thưa ông, ngay sau Tết, tỉnh Hải Dương thực hiện cách ly xã hội toàn tỉnh, nhiều ý kiến cho rằng đây là một quyết định có phần chậm chạp, ông có phản hồi gì về quan điểm này?
- Đầu tiên, muốn khẳng định là chậm hay không, chúng ta phải đối chiếu lại chiến lược chống dịch của Bộ Y tế đưa ra cho đợt dịch lần này. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại rất nhiều cuộc họp và đã chỉ đạo các địa phương về chiến lược chống dịch lần này là truy vết thật nhanh, xét nghiệm diện rộng, cách ly, khoanh vùng thật gọn để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến điều kiện phát triển kinh tế, xã hội.
Hải Dương đã tuân thủ rất nghiêm ngặt chiến lược chống dịch mới của Bộ Y tế cũng như Ban Chỉ đạo Trung ương.
Ngay từ đầu, Hải Dương đã rất quyết liệt chứ không phải đến bây giờ. Đó là ngày 27/1, khi phát hiện ổ dịch tại Công ty POYUN, TP. Chí Linh, một ngày sau Hải Dương đã tiến hành phong tỏa thành phố này. Mức độ cao hơn cả việc cách ly xã hội như hiện nay.
Ngày 5/2, ở Cẩm Giàng mới có khoảng 10 ca nhiễm, chúng tôi đã phong tỏa toàn bộ huyện này ngay thời điểm đó. Số lượng ca nhiễm thời gian qua tăng nhưng 90% đã được cách ly, hạn chế khả năng lây nhiễm cộng đồng.
Các đơn vị cấp huyện còn lại, phát hiện 1-2 ca cộng đồng. Lý do những ca này là F1 của F0 đã được cách ly. Khi nghe số lượng công bố, mọi người thấy khá lớn. Nhưng đây là điều bình thường của dịch tễ, chứ không bất ngờ.
Ngày 15/2, dịch xuất hiện 8/12 huyện, thị, thành phố của tỉnh, chúng tôi vẫn quyết định giãn cách xã hội toàn tỉnh. Chúng tôi cho rằng đây là quyết định kịp thời, chứ không muộn.
Thông tin được dẫn từ nguồn:
Sáng 17/2, các chợ dân sinh trên địa phận TP. Chí Linh (Hải Dương) kiểm soát người dân vào chợ bằng tem phiếu. Mỗi gia đình sẽ đi chợ theo ngày chẵn - lẻ được ghi rõ trên thẻ vào chợ
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ngày 16/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP.HCM đã tương đối ổn định, cơ bản đã được kiểm soát.
Đó là kết quả nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn bộ hệ thống chính trị và người dân trong phòng chống dịch.
Mặc dù vậy, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết thời gian tới Thành phố tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng và Ban Chỉ đạo quốc gia về các nội dung liên quan đến phòng chống dịch, đồng thời kiên trì nguyên tắc chống dịch: "Ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch".
Nếu phát hiện thêm ca mắc, phải khẩn trương điều tra, truy vết người tiếp xúc, khoanh vùng dập dịch triệt để tại những địa điểm liên quan. Ngành y tế cần dự trữ đầy đủ các sinh phẩm, test kit xét nghiệm; phối hợp giữa cơ sở y tế của Thành phố và Trung ương trên địa bàn bảo đảm công suất xét nghiệm đạt 15.000 mẫu đơn trong 24 giờ, khi cần thiết có thể huy động lên đến 25.000-30.000 mẫu đơn để tầm soát các đối tượng nguy cơ, phát hiện sớm nhằm ngăn chặn, cách ly, khoanh vùng, dập dịch kịp thời không để lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, trong các cơ sở y tế, cơ quan đơn vị.
Thông tin được dẫn nguồn từ
Sáng 17/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết đã tiếp nhận 2.134 trường hợp khai báo tới từ các tỉnh, thành khác tại sân bay, nhà ga, bến xe và trạm y tế. Trong đó, 60 người được chuyển cách ly tập trung, 10 trường hợp cách ly tại nhà và 2.064 người tự theo dõi sức khỏe.
"Số mẫu khai báo trên được tiếp nhận từ ngày 16/2 tới nay. Kết quả lấy mẫu cho thấy 1.350 người đã âm tính với virus SARS-CoV-2, số còn lại đang chờ kết quả", đại diện HCDC cho hay.
Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm tầm soát tại sân bay Tân Sơn Nhất (Ảnh: Chí Hùng)
Theo kế hoạch, từ 17/2, HCDC sẽ mở rộng lấy mẫu tầm soát ngẫu nhiên hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất, Ga xe lửa Sài Gòn và các bến xe quận 12, bến xe Miền Đông cũ, bến xe Miền Đông mới.
Cụ thể, lực lượng y tế sẽ lấy mẫu ngẫu nhiên 10-20% lượt khách tới sân bay Tân Sơn Nhất từ khu vực có nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Tại Ga xe lửa Sài Gòn và các bến xe quận 12, Miền Đông cũ, Miền đông mới, HCDC sẽ thực hiện lấy 100 mẫu mỗi ngày tại từng địa điểm.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sáng 17/2, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM cho biết hiện chuỗi lây nhiễm tại sân bay Tân Sơn Nhất đã được kiểm soát, nhiều ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc mới ở chuỗi lây nhiễm này.
Thành phố cũng đang tiến hành các biện pháp liên quan đến phòng chống dịch Covid-19 theo phương châm mở rộng xét nghiệm, phong tỏa hẹp.
Từ ngày 5/2/2021: Thông qua giám sát chủ động nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất đã phát hiện ca chỉ điểm là BN 1979, nhân viên giám sát chất xếp hàng hóa của công ty VIAGS. Từ trường hợp chỉ điểm này, từ ngày 7-11/2, thành phố tiếp tục phát hiện thêm 34 trường hợp nhiễm liên quan đến chuỗi lây nhiễm tại sân bay thông qua hoạt động chủ động xét nghiệm giám sát tại sân bay và truy vết các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân.
Bên cạnh việc cách ly các trường hợp tiếp xúc, thành phố tiến hành phong tỏa rộng, lấy xét nghiệm giám sát cộng đồng những địa điểm liên quan đến các bệnh nhân. Kết quả đã thực hiện 25.620 mẫu xét nghiệm nhóm F1, F2 và các mẫu giám sát, tất cả đều âm tính.
Việc triển khai kế hoạch giám sát người từ vùng dịch trong nước đến TP.HCM sau Tết Nguyên đán từ 14/2 (tức mùng 3 Tết). Đến nay, ngành y tế đã lấy được 2.147 mẫu, trong đó 1.607 mẫu có kết quả âm tính, 540 mẫu đang chờ kết quả. Bên cạnh đó, từ ngày 17/2, thành phố bắt đầu mở rộng lấy mẫu giám sát ngẫu nhiên tại các bến xe, bến tàu.
Ảnh minh họa
Thành phố mở thêm cơ sở cách ly tập trung dành cho nhóm người có nguy cơ cao đến từ vùng dịch, sẵn sàng tiếp nhận người cách ly. Từ ngày 16/2, thành phố triển khai tiếp nhận khai báo y tế người từ các tỉnh thành khác về thành phố tại sân bay, ga tàu, bến xe, trạm y tế. Đã tiếp nhận 2.134 trường hợp khai báo trong đó 60 trường hợp chuyển cách ly tập trung, 10 trường hợp cách ly tại nhà, 2.064 tự theo dõi sức khỏe. Lấy mẫu xét nghiệm 2.113 trường hợp trong đó 1.350 âm tính, 763 đang chờ kết quả.
Xem thêm tại:
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 17/2, ông Nguyễn Thanh Văn, phó chủ tịch UBND huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu cho biết, huyện vừa có quyết định xử phạt đối với Lò Văn Hải và Lù Văn Ban (cùng 19 tuổi, ở bản Noong Kim, xã Trung Đồng, công nhân công ty Brother) 15 triệu đồng/người do làm việc tại Cẩm Giàng nhưng khi thực hiện khai báo y tế thì đã khai là làm việc tại TP. Hà Nội.
Theo ông Văn, Lò Văn Hải và Lù Văn Ban cùng làm công nhân tại Công ty Brother ở huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) từ tháng 11/2020 đến ngày 4/2.
Ngày 5/2, Hải và Ban trở về tỉnh Lai Châu ăn Tết, nhưng khi thực hiện khai báo y tế thì đã khai là làm việc tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, huyện Thạch Thất (TP. Hà Nội).
Ngày 14/2, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 huyện Tân Uyên nhận được thông báo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lai Châu về việc có trường hợp F1 là Lò Văn Hải theo Thông báo ngày 14/2 của Công an tỉnh Hải Dương về việc trao đổi thông tin các trường hợp F1 có tiếp xúc với nguồn lây tại Hải Dương là F0 (ca bệnh 2188) làm cùng phân xưởng tại Công ty Brother.
Ngay sau khi nhận được thông báo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lai Châu, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 huyện Tân Uyên đã khẩn trương chỉ đạo Đội đáp ứng nhanh phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 xã Trung Đồng điều tra xác minh trường hợp Lò Văn Hải.
Ngay trong ngày 14/2 đã chuyển trường hợp Lò Văn Hải đi cách ly tại Trường Quân sự tỉnh Lai Châu. Còn trường hợp Lò Văn Ban cũng được đưa đi cách ly tại Trường Quân sự tỉnh Lai Châu do từ vùng dịch trở về.
"Hải và Ban bị xử phạt vì cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A với mức phạt 15 triệu đồng/người" - ông Văn nói.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Theo kế hoạch, từ 4 giờ ngày 17/2, các nhân viên y tế tập trung tại khu vực được bố trí sẵn. Hành khách đến từ các tỉnh có dịch như Hà Nội, Quảng Ninh, Gia Lai sẽ được chọn ngẫu nhiên để lấy mẫu xét nghiệm Covid-19, đảm bảo đạt 100 mẫu/ngày.
Theo nhận định của HCDC, TP.HCM sẽ tiếp nhận rất nhiều người từ tỉnh thành trong cả nước đến để làm việc, học tập sau kỳ nghỉ Tết và thời gian tiếp theo nên không tránh khỏi nguy cơ dịch xâm nhập từ các tỉnh thành khác.
Nhân viên y tế hướng dẫn hành khách khai báo y tế tại Bến xe Miền Đông rồi lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 đối với hành khách từ các tỉnh có dịch |
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Hải Dương, đến 6h ngày 17/2, tỉnh này ghi nhận 539 ca bệnh, tăng 40 ca. Dịch đã lan rộng ra 12/12 huyện, thị xã, thành phố của Hải Dương.
Theo đánh giá của cơ quan này, Hải Dương đang có 5 ổ dịch lớn, gồm Chí Linh, Cẩm Giàng, Kinh Môn, Nam Sách và TP. Hải Dương. Trong đó, ổ dịch mới tại TP. Hải Dương đã ghi nhận 24 ca mắc Covid-19.
Từ ngày 9/2 trở về trước chỉ có 4 ca mắc. Tuy nhiên, trong 7 ngày gần nhất, TP. Hải Dương xuất hiện 19 ca mắc, trong đó có 8 ca mắc trong cộng đồng. Đây là ổ dịch có tính chất phức tạp, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thành phố Hải Dương đã thiết lập 11 vùng phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
"Tuy nhiên, thời gian ủ bệnh khá lâu, các trường hợp F0 đã tiếp xúc với nhiều người, việc truy vết cũng gặp khó khăn vì vào đúng dịp Tết. Do đó, đây là ổ dịch có tính chất phức tạp thậm chí còn hơn Cẩm Giàng", Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Hải Dương đánh giá.
Bài viết được dẫn từ nguồn:
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 cấp tỉnh, cấp huyện tăng cường quản lý khu cách ly tập trung, khu vực phong tỏa, bệnh viện dã chiến… thực hiện quy trình và quản lý chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo.
Kỷ luật người đứng đầu cấp huyện nếu để lây nhiễm chéo trong khu cách ly
Toàn tỉnh Hải Dương hiện có 103 khu cách ly tập trung, trong đó, nhiều nhất ở thành phố Chí Linh có 29 điểm, tiếp đến là thị xã Kinh Môn có 27 điểm, huyện Cẩm Giàng 16 điểm cách ly tập trung.
Mới đây, trong Hội nghị trực tuyến giữa Tỉnh ủy Hải Dương với các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh về chỉ đạo phòng, chống dịch mới tổ chức ngày 14/2 vừa qua, một số chuyên gia của Bộ Y tế bày tỏ quan ngại về nguy cơ lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung. Một số dẫn chứng được đưa ra là: cơ sở vật chất, việc thực hiện quy định giãn cách tại một số điểm cách ly chưa đảm bảo về kiểm soát nhiễm khuẩn, nhất là những điểm đang cách ly cho hàng nghìn công nhân Công ty TNHH Điện tử POYUN Việt Nam.
Các chuyên gia đã đề nghị Sở Y tế Hải Dương xây dựng danh mục cụ thể, chi tiết và bổ sung đầy đủ các phương tiện cho các nơi cách ly này. Đồng thời, tăng lực lượng quân đội kiểm tra, giám sát yêu cầu người cách ly chấp hành nghiêm quy định cách ly; tăng cường biện pháp bảo vệ cho đội ngũ làm tại các khu cách ly tập trung như: xét nghiệm định kỳ hàng tuần, hướng dẫn sử dụng thành thạo các phương tiện bảo hộ cá nhân, cách vệ sinh tay, vệ sinh bề mặt môi trường…
Bài viết được dẫn nguồn từ:
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản hỏa tốc về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19 khi kết thúc nghỉ Tết.
Theo đó, tỉnh Bắc Ninh yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan nhà nước từ tỉnh đến cơ sở tạm thời không đi tham quan du lịch, đi việc riêng ra tỉnh ngoài, kể từ ngày 17/2/2021; trừ trường hợp đặt biệt phải được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan đơn vị.
Người đứng đầu các đơn vị chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh trong việc quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại đơn vị mình.
Đối với trường hợp ra khỏi tỉnh Bắc Ninh khi quay lại phải thực hiện khai báo y tế, những trường hợp đi về từ vùng dịch thuộc các ổ dịch phải thực hiện cách ly tập trung.
Đồng thời, tỉnh Bắc Ninh bố trí cơ sở cách ly tập trung theo hình thức tự trả phí đối với tất cả người đến Bắc Ninh từ toàn tỉnh Hải Dương và các ổ dịch tại các tỉnh thành phố khác trong cả nước (là những khu vực có quyết định phong tỏa, hoặc giãn cách xã hội); trừ các trường hợp thực hiện công vụ và được sự đồng ý của trưởng ban chỉ đạo tỉnh.
Thông tin bài viết được dẫn nguồn từ:
Hải Dương đã giãn cách xã hội từ 0 giờ ngày 16/2. Tỉnh này giáp với các tỉnh, thành phố như Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên và Thái Bình. Vậy các địa phương giáp Hải Dương kiểm soát người dân đi lại như thế nào?
1. Hải Phòng: Tạm dừng tiếp nhận các công nhân từ tỉnh Hải Dương
Ngày 15/2, UBND TP. Hải Phòng ra thông báo số 61, trong đó nhấn mạnh: Đối với các công nhân làm việc tại các nhà máy tại Hải Phòng về các địa phương ăn Tết, thành phố sẽ tạm dừng tiếp nhận các công nhân từ tỉnh Hải Dương.
Đối với các địa phương đang có ca dương tính ngoài cộng đồng, thành phố chỉ tiếp nhận công nhân khi có kết quả xét nghiệm âm tính lần 2 bằng phương pháp PCR.
Đọc toàn bộ bài viết tại nguồn
Sở Y tế Hà Nội đã tạm đình chỉ hoạt động phòng khám Raffles Medical, địa chỉ số 51 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội do vi phạm công tác sàng lọc, lấy mẫu, xét nghiệm COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội.
Theo Sở Y tế Hà Nội, phòng khám này đã không đảm bảo an toàn trong phòng dịch, việc đình chỉ hoạt động sẽ kéo dài đến khi phòng khám khắc phục được các vi phạm và được Sở Y tế giám sát, cho phép mới được hoạt động trở lại.
Trước đó, hôm 13/2 Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 Hà Nội nhận được đề nghị cấp cứu khách lưu trú tại khách sạn Somerset Westpoint, số 2 Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội. Khi 115 đến nơi xác định bệnh nhân đã tử vong.
Qua hồi cứu tiền sử cho thấy khi hoàn tất cách ly tại TP.HCM (thời gian cách ly từ 17 đến 31/1), bệnh nhân di chuyển ra Hà Nội ngày 1/2, đến ngày 4/2 bệnh nhân đã đến khám tại phòng khám Raffles Medical và sau đó tiếp tục các lịch trình công việc như thông thường.
Thông tin được dẫn nguồn từ
Chiều 16/2, ông Trịnh Huy Triều, Chủ tịch UBND TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, đã có công điện khẩn gửi các đơn vị trực thuộc, lãnh đạo các xã, phường về việc "Tiếp tục tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống dịch trên địa bàn TP. Thanh Hóa.
Nghiêm cấm các hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn TP sử dụng vỉa hè, không gian công cộng (vườn hoa, công viên, khuôn viên, quảng trường…) để kinh doanh. Đặc biệt lưu ý hàng quán cà phê , giải khát, lẩu nướng, ăn đêm, trà đá, tô tượng… tại các khu vực như Quảng trường Lam Sơn, khu vực Vincom, đường Trường Thi, Lê Hoàn, Đại lộ Lê Lợi, các tuyến phố có nhiều hàng quán và khu vực trung tâm các phường, xã… Các hộ, cơ sở kinh doanh chỉ được kinh doanh trong nhà và phải thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
Tại các rạp chiếu phim, nhà hàng, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại… và các loại dịch vụ khác, hoạt động nhưng phải thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch. Tổ chức kiểm tra thân nhiệt; bố trí nước sát khuẩn, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, hạn chế tiếp xúc trực tiếp; thường xuyên thực hiện việc tiêu độc khử trùng tổng thể, tối thiểu 2 ngày 1 lần…
Thông tin được dẫn nguồn từ
Theo báo cáo, qua công tác rà soát, nắm tình hình, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 huyện Nga Sơn phát hiện có 1 trường hợp F1 là anh P.B.K. (SN 1988; ngụ xóm 6, Nga Thái, huyện Nga Sơn).
Anh K. được xác định đã tiếp xúc gần với bệnh nhân F0 là N.V.T. (SN 1988; ngụ Xí nghiệp 416, xã Lương Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). T. đang được điều trị và cách ly y tế.
Điểm cách ly tập trung huyện Nga Sơn (Ảnh: Người lao động)
Được biết, anh K. về quê từ ngày 8/2 và đã khai báo y tế với Trạm Y tế xã. Tuy nhiên, trong thời gian về quê ăn Tết, anh K. đã tiếp xúc với một số người tại các xã Nga Hải, Nga Thái, Nga Tiến, Nga Thanh, Nga An (huyện Nga Sơn).
Để thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19, huyện Nga Sơn chỉ đạo các ban, ngành, các xã có liên quan tiến hành rà soát, xác minh các trường hợp tiếp xúc với anh K. để áp dụng các biện pháp cách ly, theo dõi y tế.
Thông tin được dẫn nguồn từ
Đối với những người đến từ vùng có dịch không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lây truyền dịch bệnh COVID-19 cho người khác bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự. Mức phạt tù tối đa đến 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm.
Theo Sở Tư pháp Hà Nội, mức phạt trên áp dụng điểm 1.1 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Bên cạnh đó, người nào che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh COVID-19 của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh COVID-19 bị phạt tối đa 20 triệu đồng.
Thông tin được dẫn nguồn từ
Bản tin 6h ngày 17/2 - tức sáng mùng 6 Tết của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19, gần 146.000 người cách ly chống dịch
Số ca mắc ở Việt Nam:
- Tính đến 6h ngày 17/2: Việt Nam có tổng cộng 1412 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 719 ca.
- Tính từ 18h ngày 16/2 đến 6h ngày 17/2: 0 ca mắc mới.
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 145.925, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 584
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 15.251
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 130.090.