Chiều 16/2, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại khu vực khách sạn Somerset WestPoint ở phường Quảng An, nơi đang được phong tỏa do phát hiện 2 người Nhật Bản mắc Covid-19 (bệnh nhân số 2229 và 2240).
Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu Sở Y tế và quận Tây Hồ phối hợp, rà soát quy trình cách ly, lấy mẫu xét nghiệm đối với bệnh nhân số 2229 để xác định nguyên nhân tử vong cũng như nguồn lây; tiếp tục thực hiện nghiêm công tác khoanh vùng, cách ly, xác định các trường hợp tiếp xúc F1, F2...
Bí thư Vương Đình Huệ yêu cầu các đơn vị tìm bằng được nguồn lây của bệnh nhân 2229 (Ảnh: Thành ủy Hà Nội)
"Trong khi chưa xác định được chính xác nguồn lây, Ban Chỉ đạo thành phố phải dự liệu ở trường hợp xấu nhất là lây trong địa bàn thành phố để có các giải pháp phòng ngừa kịp thời, chặt chẽ", Bí thư Vương Đình Huệ giao nhiệm vụ. Nhấn mạnh ca bệnh 2229 chưa xác định được nguồn lây, ông Huệ yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố phải liên hệ chặt chẽ với Bộ Y tế, TP.HCM khẩn trương truy vết, tìm bằng được nguồn lây của bệnh nhân này.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Những ngày qua, Hải Dương luôn là điểm nóng Covid-19 của cả nước. Dịch đã lan ra 12 huyện, thành phố của tỉnh này. Từ 0h ngày 16/2, Hải Dương bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn toàn tỉnh theo Chỉ thị 16. Phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
Hàng trăm công nhân chờ trước của UBND các thị xã, thị trấn của huyện Cẩm Giàng để xin giấy xác nhận tạm trú, thường trú (Ảnh: Huy Hoàng - Đức Tùy)
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Hải Dương, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn này vẫn diễn biến rất phức tạp. Hầu hết ca dương tính mới xuất hiện tại một số huyện, thành phố đều liên quan doanh nghiệp ở Cẩm Giàng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát Covid-19 trên toàn tỉnh.
Trước tình hình trên, Hải Dương yêu cầu khi hết thời gian nghỉ Tết, các doanh nghiệp tại huyện Cẩm Giàng phải chấp hành nghiêm quy định về phòng, chống dịch Covid-19. Cơ quan chức năng chỉ cho phép công nhân có hộ khẩu thường trú, tạm trú tại huyện Cẩm Giàng đến công ty làm việc.
Những công nhân này phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi đang thường trú, tạm trú. Đồng thời, họ phải được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ngay khi đến nhà máy, phân xưởng nơi mình làm việc. Những công nhân có kết quả xét nghiệm âm tính mới được làm việc.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 16/2, ông Trần Hồng Quân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, có văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị huyện, thành phố trong tỉnh chỉ đạo rà soát, lấy mẫu xét nghiệm, giám sát sức khỏe người về từ Hải Dương để phòng dịch Covid-19.
UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu các cơ quan báo, đài địa phương, UBND các huyện, thành phố thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, yêu cầu "người dân đã từng đi, đến, về từ tỉnh Hải Dương (đặc biệt là H. Cẩm Giàng) trong thời gian từ ngày 15/1 đến nay chủ động liên hệ với Trạm y tế xã, phường, hoặc cơ sở y tế gần nhất nơi đang lưu trú tại địa phương để khai báo y tế, hướng dẫn lấy mẫu xét nghiệm Covid-19, giám sát sức khỏe.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Tạm dừng tiếp nhận công dân, hàng hóa đến từ Hải Dương
Chiều 16/2, ông Nguyễn Văn Tùng - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, Trưởng BCĐ Phòng chống COVID-19 thành phố làm việc với 5 huyện giáp ranh với tỉnh Hải Dương về công tác phòng chống COVID-19.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ông Nguyễn Văn Tùng yêu cầu liên ngành thực hiện cấp bách một số nội dung.
Cụ thể, trong thời gian tỉnh Hải Dương giãn cách xã hội (từ 16/2 đến 3/3), thành phố Hải Phòng dừng tiếp nhận tất cả các công dân và hàng hóa từ tỉnh Hải Dương.
Trường hợp công dân của tỉnh Hải Dương cố tình về Hải Phòng, nếu bị phát hiện sẽ bắt buộc vào khu cách ly tập trung của thành phố và phải chi trả chi phí cách ly.
Các công dân Hải Phòng không đi đến tỉnh Hải Dương, trường hợp cần thiết phải đi Hải Dương phải có giấy xác nhận của Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn. Khi trở lại, phải vào khu cách ly tập trung của thành phố và phải chi trả chi phí cách ly.
Đối với các lái xe chở hàng đi tỉnh Hải Dương, phải có xác nhận của chủ phương tiện hoặc của UBND xã, phường, thị trấn; khi trở về phải ở tại khu tập trung do chủ phương tiện bố trí và phải lấy mẫu để xét nghiệm, nếu cố tình về nhà sẽ bắt buộc vào nơi cách ly tập trung và phải chi trả chi phí cách ly.
Dừng các phương tiện chở người từ Hải Phòng đi tỉnh Hải Dương; các xe chở hàng hóa và chở khách đi các địa phương khác ngoài tỉnh Hải Dương phải đi và về theo đường Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Quốc Lộ 10.
Chốt kiểm soát 24/24 của liên ngành TP. Hải Phòng trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Ông Nguyễn Văn Tùng giao Sở GTVT chỉ đạo các chủ phương tiện bố trí nơi ở tập trung cho lái xe và thông báo hướng tuyến xe vận tải; chỉ đạo các cơ sở đào tạo lái xe dừng việc đào tạo và tổ chức thi cấp GPLX.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Chiều 16/2, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã triển khai kế hoạch giám sát người từ vùng dịch COVID-19 đến thành phố.
Theo HCDC, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, thành phố sẽ tiếp nhận rất nhiều người từ các tỉnh thành khác trong cả nước đến TP.HCM tiếp tục làm việc, học tập, do đó không tránh khỏi nguy cơ dịch bệnh xâm nhập thành phố từ các tỉnh thành khác.
Những địa phương có ca bệnh trong thời gian giám sát (nguồn: HCDC)
Để chủ động kiểm soát nguy cơ dịch bệnh xâm nhập và hướng đến mục tiêu kép "vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế", HCDC triển khai kế hoạch giám sát người từ vùng dịch COVID-19 đến thành phố.
HCDC sẽ tổ chức xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên đối với người đến thành phố bằng các phương tiện giao thông công cộng.
Thông tin được dẫn từ nguồn:
Sau khi kiểm tra tình hình, nghe các bên báo cáo, Bí thư Thành ủy Hà Nội chỉ đạo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố, quận Tây Hồ, quản lý khách sạn Somerset phải phối hợp chặt chẽ thực hiện nghiêm quy định về việc phong tỏa, bảo đảm hiệu quả phòng, chống dịch Covid-19 ở mức cao nhất
Thông tin được dẫn từ nguồn:
Số ca mắc ở Việt Nam:
- Tính đến 18h ngày 16/2: Việt Nam có tổng cộng 1412 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 719 ca.
- Tính từ 6h đến 18h ngày 16/2: 40 ca mắc mới, trong đó có 0 ca nhập cảnh được cách ly ngay.
Thông tin ca mới: 40 CA MẮC MỚI (BN 2272 - 2311) ghi nhận trong nước tại Hải Dương (38), Hà Nội (1), Quảng Ninh (1). Cụ thể:
- CA BỆNH 2272 (BN 2272) tại Quảng Ninh: là F1 của BN 2092, đã được cách ly trước đó. Kết quả xét nghiệm lần 3 ngày 16/2 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện số 2 Quảng Ninh.
- CA BỆNH 2273 (BN 2273) tại Hà Nội: là F1 của BN 1819, đã được cách ly trước đó. Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 15/2, bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.
- CA BỆNH 2274 - 2311 (BN 2274 - BN 2311) tại Hải Dương: trong đó 34 ca là F1, đã được cách ly trước đó và 04 ca là chùm ca bệnh trong cùng 1 gia đình, phát hiện thông qua giám sát sốt, ho trong cộng đồng. Công tác điều tra dịch tễ đang được tiếp tục thực hiện. Hiện các bệnh nhân trên đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 2 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Bắt đầu từ 17/2, người dân tại tâm dịch Chí Linh - Hải Dương sẽ được phát 2 phiếu đi chợ/tuần để đảm bảo an toàn, chống lây lan dịch Covid-19.
Cụ thể, theo thông báo từ trang thông tin "Người Chí Linh", bắt đầu từ 17/2/2021, các chợ tại toàn khu vực Chí Linh sẽ hạn chế người dân đi lại ở mức thấp nhất.
Mỗi hộ gia đình sẽ được phát phiếu ra vào chợ để mua lương thực, thực phẩm cần thiết. Nếu dùng hết tem phiếu sẽ không thể vào chợ. Tem phiếu sẽ được phát tại các khu dân cư.
"Mỗi hộ gia đình sẽ được phát 2 phiếu/tuần, tương đương với 2 lần ra ngoài", theo thông tin từ trang thông tin Người Chí Linh đưa tin.
Bên cạnh đó, phía UBND Thành Phố Chí Linh yêu cầu các xã, phường có chợ chỉ cho phép các hộ kinh doanh buôn bán các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu được phép mở cửa.
Cận cảnh phiếu đi chợ của người dân Chí Linh
Cấp thẻ ra vào chợ cho các hộ kinh doanh cố định và bán cố định trong chợ. Đối với hộ kinh doanh bán cố định thì cấp thẻ ra vào chợ có thời hạn (dựa vào tình hình thực tế tại các chợ có thể cho phép bán hàng từ 2 - 3 ngày luân phiên trong một tuần).
Thông tin được dẫn nguồn từ
Bắt đầu từ 0h ngày 16/2, Hà Nội tạm đừng mở cửa đón khách tại các khu di tích, cơ sở tôn giáo; tạm dừng hoạt động đối với các quán ăn, uống đường phố, trà đá vỉa hè và quán cà phê đến khi có chỉ đạo mới của UBND TP.
Đối với nhà hàng ăn phục vụ trong nhà, Hà Nội yêu cầu thực hiện công tác vệ sinh khử khuẩn, thực hiện giãn cách tối thiểu 2m giữa người với người hoặc giữ khoảng cách tối thiểu 1m và có tấm chắn giữa các vị trí ngồi. Không sử dụng đồ chung, khuyến khích bán hàng mang về nhà (theo đúng chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP tại Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 3/2/2021); trường hợp không đáp ứng đầy đủ việc phòng, chống dịch bệnh theo yêu cầu, cho dừng hoạt động theo thẩm quyền.
Trưa 16/2, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương đã ghi nhận ca dương tính SARS-CoV-2 đầu tiên tại địa bàn. Như vậy 12/12 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Hải Dương đã ghi nhận các ca bệnh.
Theo kết quả xét nghiệm của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hải Dương, bệnh nhân duong tính mới nhất là bà V.T.C. (51 tuổi, ở xã Hồng Phong) là người giúp việc và F1 của bệnh nhân T. ở phố Trần Sùng Dĩnh (TP. Hải Dương).
Trước đó, ngày 9/2, bà C. ra chợ Hải Tân mua thau của người bán rong tại cổng chợ, xong về nhà chủ. Lần cuối cùng bà V.T.C. tiếp xúc với bệnh nhận T. vào ngày 10/2.
Sáng 11/2, bà về quê bằng xe riêng của chủ nhà, trên xe có lái xe. Chiều cùng ngày, bà có tổ chức tất niên, tiếp xúc với nhiều con cháu. Từ ngày 12 đến 14/2, bà C. có tiếp xúc với nhiều người và đi chúc Tết ở 6 nhà hàng xóm.
Ngày 15/2, bà C. được cách ly tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện.
Liên quan đến bệnh nhân C., huyện Thanh Miện đã rà soát được 86 trường hợp F1, 100 trường hợp F2, 12 trường hợp F3 và tiến hành phong tỏa khu vực có người nhiễm Covid-19.
Thông tin được dẫn nguồn từ
Để ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, chiều 15/2 UBND TP. Hà Nội ra quyết định yêu cầu đóng cửa tất cả quán ăn đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê và tạm thời dừng việc mở cửa các cơ sở di tích, đình chùa, tôn giáo từ 0h ngày 16/2
Theo ghi nhận của phóng viên, hầu hết các cơ sở tôn giáo và di tích trên địa bàn TP. Hà Nội đã đóng cửa để phòng chống dịch COVID-19
Đền Ngọc Sơn vắng lặng trong ngày mùng 5 Tết
Văn Miếu - Quốc Tử Giám dừng hoạt động từ 0h ngày 16/2. Trước cổng di tích dán thông báo: ''Thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám tạm dừng hoạt động đón khách tham quan di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám kể từ ngày 16/2/2021. Thời gian mở cửa sẽ được thông báo sau. Rất mong quý khách thông cảm''
Xem toàn bộ bài viết tại nguồn
Chiều 16/2, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Hải Dương cho biết, cùng ngày, toàn tỉnh ghi nhận 10 ca dương tính với SARS-CoV-2.
Trong đó, ghi nhận 1 chùm (gồm 4 ca bệnh) trong cùng một gia đình, phát hiện thông qua giám sát sốt, ho cộng đồng.
Các điều tra dịch tễ hiện vẫn đang được tiếp tục.
Ngoài chùm 4 ca dương tính trong cùng gia đình trên, Hải Dương cũng ghi nhận 2 trường hợp ở TP. Hải Dương là F1 của bệnh nhân N.V.T. (phường Thanh Bình, TP. Hải Dương).
2 trường hợp ở huyện Cẩm Giàng là F1 đã được lấy mẫu lần 1 âm tính, xét nghiệm lần 2 dương tính.
1 trường hợp ở huyện Ninh Giang là F1 của bệnh nhân Đ.Q.T. (công nhân Công ty KURODA).
1 trường hợp ở thị xã Kinh Môn là công nhân của công ty Viettory.
Thông tin được dẫn nguồn từ
Sáng 16/2, tỉnh Hải Dương ghi nhận tổng cộng 501 ca dương tính Covid-19. Từ 0h, người dân toàn tỉnh thực hiện cách ly xã hội nghiêm ngặt
Thời gian phong tỏa tại đây được tính lại từ đầu. Người dân hạn chế việc đi lại khi không cần thiết
Hải Dương thực hiện cách ly xã hội theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn (khu dân cư) cách ly với thôn (khu dân cư), xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện; công nhân ở phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định
Là tài xế xe khách tuyến Hải Dương - Hà Nội, anh Khúc Văn Nam nghỉ dài đợt Tết này. Phố vắng, anh cùng vợ chơi cầu lông trước nhà. "Tôi dự định mùng 6 hết phong tỏa thì sẽ quay lại làm việc. Nhưng giờ tình hình dịch bệnh căng thẳng, có lẽ tôi sẽ nghỉ hết tháng”, anh Nam chia sẻ
Đọc toàn bộ bài viết tại nguồn
Sáng 16/2, Ban chỉ đạo (BCĐ) Phòng chống COVID-19 tỉnh Hải Dương thông tin, địa phương này ghi nhận 501 ca dương tính với virus SARS-CoV-2.
Trong đó, Chí Linh (264), Cẩm Giàng (65), Kinh Môn (62), Nam Sách (29)… 74/235 xã/phường/thị trấn và 11/12 huyện/thị xã/thành phố có ca mắc.
Qua truy vết, rà soát xác định có hơn 13.800 trường hợp F1, hơn 58.700 trường hợp F2.
Tỉnh đã phong tỏa 71 Khu dân cư, 9 thôn, 2 xã và 2 huyện/TP. Thiết lập 103 khu cách ly tập trung Chí Linh (29), Kinh Môn (27), Cẩm Giàng (16)…
BCĐ Phòng chống COVID-19 tỉnh Hải Dương nhận định, trên địa bàn tỉnh có 4 ổ dịch lớn: Chí Linh, Cẩm Giàng, Kinh Môn và Nam Sách.
Tại Chí Linh, ghi nhận 264 ca mắc. 7 ngày gần nhất có 70 ca mắc, tất cả đều đã được cách ly, trong đó có những ca xét nghiệm lần 3 mới dương tính.
Ổ dịch Cẩm Giàng ghi nhận 65 ca mắc. Ngày 31/1 ghi nhận ca mắc đầu tiên tại Lai Cách, BN 1851. Sau khi truy vết phát hiện ổ dịch tại chuỗi nhà hàng Karaoke thuộc địa bàn xã Tân Trường. Đến nay ghi nhận 65 ca mắc. Diễn biến dịch trên địa bàn huyện Cẩm Giàng còn đang phức tạp.
Ổ dịch Kinh Môn ghi nhận 12 ca bệnh trong 7 ngày gần nhất. Ổ dịch Nam Sách ghi nhận 29 ca mắc. Chỉ trong một tuần gần nhất đã ghi nhận 16 ca bệnh. Hiện ổ dịch Nam Sách cơ bản đã được khoanh vùng.
Cũng trong sáng 16/2, UBND phường Hải Tân (TP. Hải Dương) cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin về ca bệnh N.T.T (SN 1969, ở phố Trần Sùng Dĩnh) một ngày trước, lực lượng chức năng đã lập rào chắn, phong tỏa khu dân cư gồm 8 hộ dân. Ca bệnh mới ở khu phố Trần Sùng Dĩnh chưa xác định được nguồn lây.
Trước đó, bà N.T.T. có đi tập yoga tại Nhà Văn hóa Liên đoàn Lao động tỉnh ở đường Ngô Quyền. Sau đó nghỉ tập ở nhà, có đạp xe tập thể dục. Hằng ngày, bà T đi mua đồ ăn tại chợ Hải Tân.
Ngày 3/2, bà T có biểu hiện mệt. Các ngày 4-5/2, bà T mệt, ho, sốt về chiều.
Đến ngày 8/2, bà T ra Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2. Đến ngày 11/2 có kết quả nghi ngờ dương tính với SARS-CoV-2 nên được hướng dẫn cách ly tại nhà.
Ngày 14/2, bà T được lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, ngày 15/2 có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Sáng 16/2, Sở Y tế Hà Nội đã thông tin về trường hợp dương tính SARS-CoV-2 tại Dịch Vọng (Cầu Giấy) là F1 cách ly tập trung.
Cụ thể, trường hợp này tên Đ.B.P (nam, 50 tuổi, địa chỉ ở Dịch Vọng, Cầu Giấy)
Người này là chồng của BN 1819; được lấy mẫu xét nghiệm lần 1 ngày 1/2 kết quả âm tính; được chuyển cách ly tập trung tại khu cách ly Thành An - Thanh Trì lúc 1h30 ngày 2/2/2021.
Tại khu cách ly người này ở cùng phòng với BN 1866 từ 1h30 đến 9h ngày 2/2; lúc này BN 1866 đang được xác định là F1 của BN 1814 (về từ Hải Dương).
BN 1866 được chuyển bệnh viện lúc 9h ngày 2/2 do có kết quả dương tính.
Ông Đ.B.P được TTYT Thanh Trì lấy mẫu xét nghiệm lần 2 ngày 15/2, kết quả dương tính ngày 16/2/2021.
Bệnh nhân 1819 là nữ, sinh năm 1973, địa chỉ ở phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy. Ngày 23/1, bệnh nhân đi cùng gia đình 3 người đến Bạch Đằng, Chí Linh, Hải Dương.
Ngày 24/1 về Hà Nội. Bệnh nhân đã được lấy mẫu xét nghiệm và được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội xác định dương tính với SARS-CoV-2 tối 31/1/2021.
Như vậy, đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 36 trường hợp mắc Covid-19, dương tính SARS-CoV-2.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại tỉnh Hải Dương, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã chỉ đạo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố cần có ngay các biện pháp tăng cường phòng dịch kịp thời.
Theo đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid -19 TP. Hà Nội đã có thông báo đối với những người đi từ vùng dịch Hải Dương đến Hà Nội phải chủ động khai báo y tế bắt buộc với tổ y tế cộng đồng tại nơi cư trú.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid -19 TP. Hà Nội khuyến cáo người dân trở về từ vùng dịch Hải Dương tự cách ly tại nhà, không di chuyển ra ngoài cộng đồng khi không cần thiết.
Riêng đối với người dân từ huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) khi đến Hà Nội phải chủ động khai báo và lấy mẫu xét nghiệm Covid-19, cách ly y tế bắt buộc, không được đi ra ngoài cộng đồng trên tinh thần "ai ở đâu ở yên đó".
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Từ 20h ngày 15/2, Hải Phòng yêu cầu doanh nghiệp dừng tiếp nhận công nhân từ tỉnh Hải Dương trở lại làm việc sau nghỉ Tết.
Hải Phòng chỉ tiếp nhận công nhân sinh sống tại địa phương đang có ca dương tính với nCoV ngoài cộng đồng trong trường hợp xét nghiệm lần hai bằng phương pháp PCR cho kết quả âm tính.
Chiều 15/2, các chỉ đạo trên được Chủ tịch UBND Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đưa ra để nâng mức độ phòng chống dịch.
Theo đó, các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; công viên, vườn hoa dừng hoạt động hoặc đóng cửa. Học sinh, sinh viên tiếp tục nghỉ học cho đến khi có chỉ đạo mới của thành phố.
Sở Y tế được giao khẩn trương lấy mẫu để xét nghiệm trên diện rộng trong cộng đồng, trong đó ưu tiên gia đình có người từ địa phương có dịch về ăn Tết, đặc biệt là Hải Dương, Quảng Ninh và Hà Nội.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Do dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp nên nhiều địa phương đã điều chỉnh, cho học sinh tiếp tục nghỉ học để phòng dịch. Lịch nghỉ học và lịch trở lại trường chính thức của học sinh 63 tỉnh, thành phố sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán được cập nhật đến 21 giờ ngày 15/2.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Từ 0h ngày 16/2, toàn tỉnh Hải Dương thực hiện cách ly xã hội trong thời gian 15 ngày theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời tiếp tục phong tỏa huyện Cẩm Giàng, TP Chí Linh. Hiện tỉnh Hải Dương đã thiết lập 170 chốt kiểm soát dịch Covid-19, gồm 33 chốt cấp tỉnh, 43 chốt cấp huyện, 94 chốt cấp xã.
Công an tỉnh Hải Dương huy động 233 cán bộ, chiến sĩ cùng các lực lượng khác làm việc tại các chốt cấp tỉnh, còn chốt cấp huyện và xã do các địa phương bố trí. Các chốt làm nhiệm vụ kiểm soát người, phương tiện qua lại, đo thân nhiệt, nhắc nhở, xử lý những trường hợp không thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch theo quy định.
Các lực lượng chức năng thiết lập chốt kiểm dịch ngay trong đêm
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Theo bản tin 6h ngày 16/2, hai trường hợp mới mắc Covid-19 tại Việt Nam đều liên quan ổ dịch ở Hải Dương.
Bệnh nhân 2270 và 2271 đều là F1 của các ca mắc được công bố trước đó và cách ly tập trung. Trong đó, BN 2270 liên quan ổ dịch huyện Cẩm Giàng. BN 2271 liên quan ổ dịch huyện Kinh Môn. Hiện tại, họ được cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 2 (Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương).
Ngoài ra, hơn 128.000 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly). Cách ly tập trung tại bệnh viện là 577 người. Cách ly tập trung tại cơ sở khác là 15.230 trường hợp. Số còn lại đang cách ly tại nhà, nơi lưu trú.