Thường trực Tỉnh ủy Hải Dương ngày 13/2 ra kết luận áp dụng biện pháp cấp bách phòng chống Covid-19 với doanh nghiệp ở Cẩm Giàng sau Tết Tân Sửu, khi toàn bộ huyện này vẫn phong tỏa. Chính sách áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp, trong và ngoài khu công nghiệp, bao gồm khu công nghiệp Đại An mở rộng thuộc huyện Cẩm Giàng, tránh nguy cơ lây lan từ công nhân trong các nhà máy.
Hải Dương chỉ cho phép công nhân có hộ khẩu thường trú, công nhân ở tỉnh khác đang tạm trú ở Cẩm Giàng tới công ty làm việc. Những công nhân này phải có xác nhận của UBND xã nơi đang thường trú, tạm trú. Khi trở lại nhà máy, công nhân được lấy mẫu xét nghiệm, có kết quả âm tính mới được làm việc tiếp. Nhà máy, phân xưởng có công nhân nhiễm Covid-19 phải dừng sản xuất. Hết giờ làm việc, công nhân không được di chuyển ra khỏi nơi cư trú.
Công nhân đang thường trú ngoài Cẩm Giàng tạm thời chưa quay lại làm việc và cách ly tại nhà cho đến khi có thông báo mới. Chính quyền địa phương tại nơi các công nhân cư trú lấy mẫu xét nghiệm (mẫu gộp) toàn bộ thành viên gia đình của những công nhân này.
Thông tin được dẫn nguồn từ
Ngày 13/2, UBND huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đã ban hành Thông báo khẩn về lịch trình di chuyển của ca nghi nhiễm Covid-19 là nhân viên Nhà hàng Lẩu ếch Cổng Vàng cơ sở 2, khu 9, thị trấn Cái Rồng.
Theo thông báo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, vào sáng 13/2, tại huyện Vân Đồn ghi nhận ca nghi nhiễm Covid-19 là nhân viên Nhà hàng Lẩu ếch Cổng Vàng cơ sở 2, khu 9, thị trấn Cái Rồng.
Đây là nhân viên có tiếp xúc với các ca dương tính được công bố trước đó liên quan đến ổ dịch tại sân bay Vân Đồn, khi nhân viên này phục vụ trong bữa ăn liên hoan tại Nhà hàng Lẩu ếch Cổng Vàng cơ sở 2 từ 18 giờ 30 phút đến 20 giờ 30 phút ngày 25/1.
Khi xác minh được trường hợp này liên quan đến các ca dương tính tại Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn, ngành chức năng huyện Vân Đồn đã thực hiện phong tỏa nhà hàng, đưa nhân viên này đi cách ly tập trung tại Bệnh viện số 2 từ ngày 29/1. Các trường hợp F2, F3, F4 liên quan đến nhân viên này đã được huyện Vân Đồn truy vết, khoanh vùng và áp dụng các biện pháp cách ly theo quy định.
Thông tin được dẫn nguồn từ
Tối 13/2, Bộ Y tế công bố 53 bệnh nhân Covid-19 mới. Trong đó, TP.HCM ghi nhận 2 ca mắc mới là nhân viên bốc xếp hàng hóa của Công ty VIASG tại sân bay Tân Sơn Nhất và mẹ của nhân viên này.
Trước tình hình đó, Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các đơn vị của TP.HCM thực hiện khẩn việc mở rộng lấy mẫu xét nghiệm giám sát các nhóm nguy cơ cao ở cộng đồng (kết thúc trước ngày 14/2). Đến nay, thành phố đã lấy tổng 3.672 mẫu từ các nhà trọ, nơi lưu trú công nhân, bến xe, chợ trên địa bàn 24 quận, huyện và xét nghiệm các mẫu đã thu thập.
Bên cạnh đó, thành phố cần tiếp tục lấy mẫu và thực hiện xét nghiệm cho toàn bộ người nhà của nhân viên công ty VIASG; Lấy mẫu lần 5 cho toàn bộ nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất, thực hiện trong vòng 24 giờ trước khi đi làm, kết quả âm tính mới được đến sân bay làm việc vào ngày hôm sau; Rà soát, xét nghiệm nhân viên y tế còn sót của các bệnh viện liên quan ca bệnh.
Thông tin được dẫn nguồn từ
Chiều 13/2, BCĐ Phòng chống COVID-19 tỉnh Hải Dương thiết lập vùng cách ly y tế 14 ngày đối với 3 hộ tại thôn Nghi Khê, xã Tân Kỳ (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương).
BCĐ Phòng chống COVID-19 tỉnh Hải Dương giao UBND huyện Tứ Kỳ chủ trì, phối hợp với lực lượng công an, quân đội, Sở GTVT thiết lập ngay chốt kiểm soát 24/24.
BCĐ Phòng chống COVID-19 tỉnh Hải Dương cũng thiết lập vùng phong tỏa, cách ly y tế 14 ngày đối với 17 hộ dân ngõ 195, khu dân cư số 5, phường Phú Thứ; giao UBND thị xã Kinh Môn chủ trì, phối hợp với ngành công an, quân đội, giao thông, y tế thiết lập chốt kiểm soát 24/24 với các hộ dân trên.
Thông tin được dẫn nguồn từ
Tại phiên họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội chiều 13/2, Phó Giám đốc Sở Y tế Hoàng Đức Hạnh cho biết, 12.302 mẫu xét nghiệm các trường hợp ở sân bay Nội Bài đều cho kết quả âm tính. "Đây là tin vui với thành phố khi bớt đi một mối lo", ông Hạnh nói.
Trả lời câu hỏi của Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng về việc tất cả các nhân viên ở sân bay Nội Bài đã được xét nghiệm chưa, đại diện Cụm cảng Hàng không miền Bắc trả lời không dám chắc về con số 100% bởi có những nhân viên của các hãng hàng không nước ngoài đã về quê trước khi triển khai lấy mẫu xét nghiệm.
Về việc này, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng nêu rõ: "Đã lấy hơn 12.000 mẫu và có kết quả âm tính, nhưng nếu bỏ sót vài chục mẫu, toàn bộ công sức là vô ích. Nhân viên nếu đã về quê thì phải đến CDC địa phương để lấy mẫu và gửi kết quả ngay về CDC Hà Nội. Nếu có một ca dương tính chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt, thiệt hại lớn đến an sinh xã hội".
Thông tin được dẫn nguồn từ
Những ngày giáp Tết, phóng viên (PV) Tiền Phong liên tục nhận được tin nhắn từ những người trong khu cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh phản ánh về chất lượng các bữa ăn của người đang thực hiện cách ly tại các Bệnh viện dã chiến của tỉnh này.
Qua những hình ảnh được gửi qua tin nhắn, PV Tiền Phong đã tìm hiểu, xác minh đây là hình ảnh những bữa ăn của Bệnh viện dã chiến số 3 (có trụ sở tại phường Hoành Bồ, TP. Hạ Long), được chụp vào lúc 18h30 ngày 10/2 (tức ngày 29 Tết). Suất ăn có 1 bát cơm trắng kèm theo 3 miếng sườn rim, vài cọng rau cải luộc và 1 cốc nhựa canh nước rau.
Theo phản ánh của những người cách ly tại Bệnh viện số 3, từ ngày họ được cách ly, gần như ngày họ đều ăn những bữa cơm như vậy với khung giá 70 nghìn đồng (Chính phủ quyết định hỗ trợ 160 nghìn đồng 1 ngày/người tại các cơ sở cách ly tập trung), số tiền 160 nghìn được đơn vị cung cấp thực phẩm chia theo từng bữa. Bữa sáng có giá 20 nghìn đồng, bữa trưa 70 nghìn và bữa tối 70 nghìn.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, bữa ăn của những người cách ly tập trung tại Bệnh viện số 3 chụp vào thời điểm ngày 10/2/2010 lại có giá 180 nghìn đồng. Vì trước đó, tỉnh Quảng Ninh quyết định hỗ trợ thêm cho người cách ly trong dịp Tết Nguyên đán 250 nghìn đồng/người/ngày (thời gian được tính từ ngày 10/2, tức 29 Tết). Số tiền này cũng được đơn vị cung cấp thực phẩm chia ra thành bữa sáng 30 nghìn, bữa trưa và bữa tối có giá 110 nghìn đồng mỗi bữa. Với số tiền hỗ trợ 250 nghìn đồng/ngày của tỉnh Quảng Ninh cộng với chế độ theo khung nhà nước ban hành là 160 nghìn đồng/ngày, thì tổng tiền ăn hằng ngày người dân được hưởng sẽ là 410 nghìn đồng/ngày (50 nghìn đồng bữa sáng, 180 nghìn đồng bữa trưa, 180 nghìn đồng bữa tối).
Đọc toàn bộ bài viết tại nguồn
Chiều 13/2 (mùng 2 Tết), Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Sau khi nghe báo cáo của Thường trực Ban Chỉ đạo và ý kiến của các địa phương, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao nỗ lực của các địa phương, đặc biệt là các địa phương đang có ca nhiễm, trong những ngày Tết vừa qua đã cố gắng thực hiện nghiêm các yêu cầu về chuyên môn của Bộ Y tế. "Đến giờ phút này chúng ta đã giữ được cái Tết an lành trong điều kiện mới", Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng cũng gửi lời cảm ơn đến đội ngũ thầy thuốc, cán bộ chiến sĩ quân đội, công an, những lực lượng làm nhiệm vụ từ cấp tỉnh đến các cụm dân cư đã thực hiện rất tốt công tác phòng chống dịch. Nhờ vậy, đến giờ phút này, theo báo cáo của Thường trực Ban Chỉ đạo và báo cáo trực tiếp của một số tỉnh, chúng ta đã cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh. Các ca nhiễm mới đều nằm trong khu cách ly, phong tỏa, không có nguy cơ lây ra cộng đồng.
Tuy vậy, "chúng ta vẫn không được mất cảnh giác, vẫn phải tiếp tục!", nhấn mạnh điều này, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương phải tiếp tục quản lý chặt biên giới, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các khu cách ly tập trung, nhất là khu cách ly những người nhập cảnh qua đường bộ.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Đến giờ phút này chúng ta đã giữ được cái Tết an lành trong điều kiện mới”
Thông tin được dẫn nguồn từ
Chiều 13/2, bà Bùi Thu Hằng - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hòa Bình cho biết, 2 trường hợp mắc COVID-19 là bệnh nhân 1703 và 1704 đã được điều trị khỏi và ra viện.
Sau khi ra viện, 2 bệnh nhân này vẫn phải tiếp tục cách ly tại nhà thêm 14 ngày để theo dõi sức khỏe sau đó mới được ra ngoài cộng đồng theo dõi sức khỏe.
Thông tin được dẫn nguồn từ
Bản tin 18h ngày 13/2 - tức chiều mùng 2 Tết của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, có 53 ca mắc COVID-19, trong đó 49 ca ghi nhận trong nước tại Hải Dương (47 ca), TP. Hồ Chí Minh (2 ca); có 4 ca nhập cảnh được cách ly ngay.
- 49 ca ghi nhận trong nước:
+ CA BỆNH 2144 (BN 2144) ghi nhận tại TP. Hồ Chí Minh: nam, 26 tuổi, địa chỉ tại quận 12, TP. Hồ Chí Minh. Bệnh nhân là nhân viên bốc xếp hàng hóa thời vụ của Công ty VIASG tại sân bay Tân Sơn Nhất, đã được cách ly trước đó.
Kết quả xét nghiệm ngày 11/2/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.
+ CA BỆNH 2145 (BN 2145) ghi nhận tại TP. Hồ Chí Minh: nữ, 46 tuổi, địa chỉ tại quận 12, TP. Hồ Chí Minh. Bệnh nhân là F1 của BN 2144, đã được cách ly trước đó. Kết quả xét nghiệm ngày 11/2/2021 dương tính với SARS-CoV-2.
Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.
+ CA BỆNH 2143, 2150 - 2195 (BN 2143, 2150 - 2195) là 47 ca ghi nhận tại tỉnh Hải Dương. Trong đó 43 trường hợp là F1 đã được cách ly tập trung từ trước, không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng; 4 trường hợp tại khu vực đã cách ly phong tỏa đang được điều tra dịch tễ bổ sung.
- 4 ca bệnh được cách ly ngay sau nhập cảnh tại TP. Hồ Chí Minh:
+ CA BỆNH 2146 (BN 2146): nữ, 55 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Bệnh nhân từ Mỹ quá cảnh Hàn Quốc, sau đó nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay VN417 ngày 28/01/2021, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP. Hồ Chí Minh.
Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 11/2/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.
- CA BỆNH 2147 (BN 2147): nam, 39, tuổi, là chuyên gia quốc tịch Mỹ. Bệnh nhân từ Mỹ quá cảnh Hồng Kông, sau đó nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay CX799 ngày 09/2/2021, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP. Hồ Chí Minh.
Kết quả xét nghiệm ngày 11/2/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.
- CA BỆNH 2148 (BN 2148): nữ, 39 tuổi, quốc tịch Đài Loan. Bệnh nhân từ Đài Loan nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay CI783 ngày 28/1/2021, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP. Hồ Chí Minh. Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 11/2/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.
- CA BỆNH 2149 (BN 2149): nữ, 8 tuổi, quốc tịch Hàn Quốc. Bệnh nhân từ Hàn Quốc nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay KE683 ngày 29/1/2021, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP. Hồ Chí Minh. Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 12/2/2021 dương tính với SARS-CoV-2.
Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.
Đầu giờ chiều 13/2, tức ngày mùng 2 Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Sở Y tế Hà Nội cho biết tính đến 12h trưa ngày 13/2, trên địa bàn thành phố Hà Nội không ghi nhận ca mắc mới.
Như vậy, số ca mắc COVID-19 ở Hà Nội tính từ ngày 27/1 đến nay vẫn giữ nguyên con số 30 ca.
Trong số 30 ca F0, Sở Y tế Hà Nội cho biết đã triển khai xét nghiệm với các trường hợp có liên quan, ghi nhận kết quả đến ngày 13/2 đã rà soát và xét nghiệm 16.539 trường hợp liên quan, tất cả đều âm tính.
Cũng liên quan đến những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm là cán bộ, nhân viên sân bay Nội Bài, Sở Y tế Hà Nội cho biết sau khi triển khai cho Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn và tăng cường lực lượng từ một số trung tâm y tế huyện khác, đã phối hợp với Cảng vụ hàng không quốc tế Nội Bài lấy 12.302 mẫu xét nghiệm sàng lọc cho toàn bộ nhân viên làm việc tại sân bay.
Đến cuối trưa 13/2, cập nhật kết quả xét nghiệm sàng lọc COVID-19 với 12.302 cán bộ, nhân viên sân bay Nội Bài, Sở Y tế Hà Nội công bố tất cả đều âm tính.
Trước đó, từ chiều ngày 9/2, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn phối hợp với trung tâm y tế của các quận, huyện Long Biên, Gia Lâm, Mê Linh, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức thực hiện. Các mẫu xét nghiệm sẽ được giao cho các bệnh viện Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Đức Giang, Phổi Hà Nội, Sơn Tây, Hà Đông tiếp nhận.
Việc triển khai lấy mẫu xét nghiệm với toàn bộ cán bộ, nhân viên sân bay Nội Bài được thực hiện xuyên đêm ngày 9/2, và cả trong ngày 10/2, ngoài ra có một số trường hợp vắng mặt phải triển khai lấy mẫu xét nghiệm sau đó.
Đến ngày 13/2, tất cả các mẫu xét nghiệm với nhân viên sân bay Nội Bài đều có kết quả âm tính với COVID-19.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Lau sạch bàn để hộp thức ăn, chị Lê Thị Tám (Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ phường Cộng Hoà, TP. Chí Linh, Hải Dương) tỉ mẩn xếp gọn gàng vật dụng chuẩn bị cho mọi người làm cơm vào khu cách ly.
Chị cho biết, tại bếp ăn dã chiến này có 12 người đảm nhiệm việc sơ chế thực phẩm và nấu ăn, tất cả đều là hội viên của hội phụ nữ phường.
Hàng ngày, toàn bộ thành viên của bếp có mặt từ 7h30 sáng để chuẩn bị làm thức ăn, chiều sẽ bắt đầu từ 13h30 đến 18h tối. Hôm nào bữa sáng nấu xôi thì vất vả hơn, mọi người dậy từ 3h sáng để ngâm gạo và đỗ.
Mỗi ngày, bếp ăn này phục vụ 600 suất ăn cho 3 bữa sáng, trưa và tối cho 2 điểm cách ly tập trung là Trường mầm non Cộng Hoà, Trường THCS Cộng Hoà cùng 10 chốt trực trên địa bàn phường.
"Ngày Tết thì ai cũng có việc nhà, tuy nhiên khi phát động phong trào thành lập bếp ăn dã chiến vào ngày 2/2, nhiều hội viên hội phụ nữ xung phong tham gia, 2 đầu bếp chính ở đây là đầu bếp nhà hàng nổi tiếng của thành phố", chị Tám nói.
Nguyên liệu ở bếp được nhập trong ngày, không có đồ bỏ tủ lạnh, thực đơn xoay vòng không trùng món.
Các hộp cơm sẽ được chia ra túi nhỏ, mỗi túi sẽ được đánh dấu số phòng trong khu cách ly để chia số lượng...
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Hải Dương cho biết từ nay đến ngày 17/2, cơ quan chức năng sẽ lấy mẫu xét nghiệm đối với hơn 36.000 người nhằm đáp ứng nhu cầu thần tốc truy vết.
Kế hoạch do Phó chủ tịch UBND tỉnh, ông Lương Văn Cầu, ký ban hành ngày 12/2. Theo chỉ đạo này, nhà chức trách sẽ phân số người lấy mẫu xét nghiệm thành 4 nhóm, thực hiện theo thứ tự ưu tiên.
Nhóm một (khoảng 6.600 mẫu) gồm người có triệu chứng viêm phổi nặng nghi nhiễm Covid-19; ca bệnh đang được điều trị; bệnh nhân đã chữa khỏi và xuất viện nhưng đang theo dõi trong 14 ngày; nhân viên y tế, người phục vụ không có triệu chứng nhưng tiếp xúc gần với bệnh nhân trong vòng 14 ngày mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ phù hợp; người có triệu chứng nghi mắc Covid-19 đầu tiên trong các cơ sở tập trung; người khám bệnh hoặc nhập viện có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp nặng; người mới vào và trước khi rời khu cách ly tập trung một ngày; người trong ổ dịch theo thứ tự Cẩm Giàng, Chí Linh, TP. Hải Dương, Kinh Môn, Nam Sách, Kim Thành rồi đến các địa phương khác.
Bên trong Bệnh viện dã chiến số 1 ở Hải Dương (Ảnh: Thạch Thảo)
Nhóm thứ 3 (khoảng 27.000 người) là công nhân các khu công nghiệp trong tỉnh trước khi trở lại làm việc sau Tết, ưu tiên huyện Cẩm Giàng. Nhóm 2 (1.600 mẫu) bao gồm các trường hợp khám hoặc nhập viện có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp nặng, viêm phổi nặng nghi do nhiễm virus; bệnh nhân có nguy cơ cao, là những người có bệnh nền, trên 60 tuổi và có triệu chứng liên quan Covid-19; nhân viên phòng chống dịch; nhân viên y tế làm việc tại bệnh viện có ca nhiễm tăng nhanh; một số ca nghi ngờ đầu tiên ở vùng chưa có ca bệnh khẳng định.
Nhóm cuối cùng khoảng 1.000 mẫu. Đây là các trường hợp giám sát cộng đồng có nguy cơ cao, nhóm yếu thế.
Để đảm bảo tiến độ, Hải Dương hiện có 6 phòng xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật RT-PCR. Phòng xét nghiệm thuộc CDC Hải Dương là nơi duy nhất được Bộ Y tế công nhận là phòng xét nghiệm khẳng định dương tính với SARS-CoV-2.
Tính đến ngày 11/2, Hải Dương có 383 ca bệnh mắc Covid-19. Trong đó, số lượng F1 được cách ly tập trung là hơn 1.300 người. Tổng số mẫu đã được lấy để xét nghiệm đến nay là gần 78.700 người.
Tỉnh Hải Dương cũng ghi nhận 3 ổ dịch tại Chí Linh, Kinh Môn và Cẩm Giàng. Trong đó, ổ dịch tại Cẩm Giàng đang diễn biến phức tạp. Hai nơi còn lại cơ bản đã được khoanh vùng.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Theo bản tin cập nhật đến 9 giờ 28 phút hôm nay 13/2 của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh TP.HCM - HCDC, đến ngày 12/2/2021 (Mùng 1 Tết Tân Sửu), TP.HCM đã ghi nhận thêm 2 ca nghi nhiễm Covid-19 mới (đang đợi Bộ Y tế xác định công bố).
Hai trường hợp này là hai mẹ con cư ngụ tại Q.12, được phát hiện thêm trong đợt xét nghiệm cho các hộ gia đình của nhân viên công ty VIAGS. Trường hợp người con từng là nhân viên bốc xếp hàng hóa thời vụ của công ty VIAGS. Người này nghỉ việc từ ngày 1/2 nên không tham gia đợt lấy mẫu tầm soát nhân viên tại sân bay.
Trong đợt xét nghiệm hộ gia đình nhân viên sân bay, người này cùng gia đình ra khai báo y tế và được lấy mẫu xét nghiệm tầm soát. Kết quả sáng ngày 11.2 xác định hai mẹ con nghi nhiễm. Gia đình hai mẹ con này ngụ ở Q.12. Người mẹ làm việc ở Công ty GGM tại KCN Tân Bình, đóng tại địa bàn Q. Bình Tân.
Thông tin được trích từ bài viết:
Sáng 13/2, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM cho biết trong ngày mùng 1 Tết Tân Sửu (tức 12/2), ngành Y tế TP.HCM đã ghi nhận thêm 2 trường hợp nghi nhiễm mới (đang đợi Bộ Y tế xác định công bố).
Hai trường hợp này là hai mẹ con cư ngụ tại quận 12, được phát hiện thêm trong đợt xét nghiệm cho các hộ gia đình của nhân viên công ty VIAGS. Trường hợp người con từng là nhân viên bốc xếp hàng hóa thời vụ của công ty VIAGS. Người này nghỉ việc từ ngày 1/2 nên không tham gia đợt lấy mẫu tầm soát nhân viên tại sân bay.
Trong đợt xét nghiệm hộ gia đình nhân viên sân bay, người này cùng gia đình ra khai báo y tế và được lấy mẫu xét nghiệm tầm soát. Kết quả sáng ngày 11/2 xác định hai mẹ con nghi nhiễm. Gia đình hai mẹ con này ngụ ở quận 12. Và người mẹ làm việc ở Công ty GGM tại KCN Tân Bình, đóng tại địa bàn quận Bình Tân. Thành phố đã tiến hành điều tra, truy vết các trường hợp tiếp xúc, địa điểm liên quan đến hai trường hợp này, xử lý theo quy định.
Từ đêm 30 Tết, TP.HCM đã mở rộng việc lấy mẫu giám sát trong cộng đồng tại sân bay, nhà ga, nhà xe, KCN, KDC để phòng chống dịch Covid-19
Như vậy đến ngày hôm nay, TP.HCM đã phát hiện 33 trường hợp nhiễm, 2 trường hợp nghi nhiễm đều liên quan đến nhóm nhân viên bốc xếp, giám sát hàng hóa của công ty VIAGS, làm việc tại sân đỗ máy bay sân bay Tân Sơn Nhất. Thành phố đã cơ bản kiểm soát chuỗi lây nhiễm này và tiếp tục các biện pháp để cắt đứt hoàn toàn chuỗi lây nhiễm và tầm soát rộng ở cộng đồng.
Xem thêm tại:
Sau 1 năm kể từ khi virus gây dịch bệnh Covid-19 chính thức có tên gọi SARS-CoV-2, virus này liên tục đột biến và tạo ra những biến chủng mới.
Tại Việt Nam, đến nay đã xuất hiện 4 biến chủng mới của SARS-CoV-2, gồm biến chủng mới từ Anh, Nam Phi, Rwanda (châu Phi) và biến chủng gây chùm ca bệnh ở Đà Nẵng.
Virus SARS-CoV-2 (Hình minh họa)
Biến chủng SARS-CoV-2 gây bùng phát dịch tại Đà Nẵng tháng 7/2020
Sáng 27/7/2020, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin, kết quả phân tích nguồn gene của virus từ các bệnh nhân ở Đà Nẵng cho thấy, đây là chủng virus mới xuất hiện ở Việt Nam.
Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam nhận định, virus được phát hiện tại Đà Nẵng tương tự chủng virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 lây lan ở các quốc gia khác vào tháng 7 – chủng D614G.
Chủng này đã xuất hiện ở châu Âu từ đầu năm 2020, sau đó trở thành chủng virus phổ biến nhất thế giới. Các phân tích chỉ ra rằng, chủng D614G tồn tại ở hơn 70% ca nhiễm SARS-CoV-2 được xác nhận trên toàn thế giới, chiếm gần 100% tại châu Âu.
GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam cho biết, chủng virus này có tốc độ lây lan nhanh hơn gấp nhiều lần chủng SARS-CoV-2 ghi nhận ở Vũ Hán. Tuy nhiên, độc lực của virus chủng mới không tăng lên.
Biến chủng SARS-CoV-2 từ Anh
Sáng 2/12/2020, Bộ Y tế công bố Việt Nam phát hiện trường hợp đầu tiên mắc biến thể của virus SARS-CoV-2 ghi nhận ở Anh. Người này từ Anh về Việt Nam và được cách ly ngay tại Trà Vinh.
Ngày 2/2/2021, các chuyên gia Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã xét nghiệm và giải trình tự gene virus SARS-CoV-2 trên 16 mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân Covid-19 ở 2 ổ dịch cộng đồng đang bùng phát mạnh: Hải Dương, Quảng Ninh.
Kết quả, 11/16 mẫu đạt tiêu chuẩn đều có trình tự gene tương tự biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện lần đầu tại Anh.
Theo các nhà khoa học, biến chủng này tên B.1.1.7, phát hiện lần đầu tại ở Kent, đông nam nước Anh, hồi tháng 9/2020. Chủng B.1.1.7 có khả năng lây nhiễm lớn, tải lượng virus tăng gấp 4 lần so với chủng trước đây. Thời gian đào thải mầm bệnh ra ngoài cũng rất cao và rất ngắn, tỷ lệ lây nhiễm tăng 70% so với chủng cũ.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Biến chủng A.23.1 có chứa đột biến tương tự chủng lây lan ở Anh. Nó được phát hiện lần đầu tiên ở Rwanda, châu Phi, vào khoảng cuối tuần thứ 3 của tháng 10/2020 và nhanh chóng lây nhiễm cho các ca bệnh ở thủ đô Kampala, Uganda. A.23.1 trở thành biến chủng virus mới phổ biến nhất tại đây.
Biến chủng mới này phát triển riêng biệt với chủng B117 ở Anh dù có nhiều điểm tương đồng trong đột biến. Chữ cái đầu tiên trong các tên đột biến này biểu thị cho loại axit amin đã được thay thế. Số là vị trí của nó trên protein. Chữ cái cuối cùng là axit amin mới xuất hiện tại vị trí bị thay thế.
Theo dữ liệu của tổ chức Sáng kiến Toàn cầu về Chia sẻ Dữ liệu Dịch cúm Gia cầm (GISAID), A.23.1 là biến chủng có chứa nhiều đột biến "đáng được quan tâm đặc biệt". Sự lây lan ở Uganda đã chứng minh cho điều này.
Tháng 6-10/2020, virus dòng A chỉ chiếm khoảng 25% các ca nhiễm nCoV tại Kampala. Đến tháng 12/2020, con số này đã tăng lên chóng mặt. 49/50 mẫu bệnh phẩm mới được ghi nhận tại Kampala nhiễm biến chủng virus này.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 39.000 người ở Uganda mắc Covid-19 và 328 trường hợp đã tử vong vì căn bệnh viêm phổi mới.
Biến chủng virus mới A.23.1 mới chỉ phát hiện ở vài quốc gia, gần đây nhất là Việt Nam (Ảnh: AP)
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 13-2, thông tin từ UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, Viện Pasteur TP.HCM đã thông báo kết quả xét nghiệm COVID-19 đối với các trường hợp F1 liên quan đến một ổ dịch ở TP.HCM.
Theo đó 18/20 trường hợp F1 có kết quả âm tính lần 1 với COVID-19 , hai trường hợp còn lại đang được lấy mẫu xét nghiệm.
Trước đó, ngành chức năng ghi nhận có 20 trường hợp F1 về ăn tết ở 10/12 huyện, thành phố trong tỉnh.
Ngay lập tức ngành chức năng đã truy tìm và đưa tất cả đi cách ly tập trung theo quy định. Qua điều tra dịch tễ ghi nhận có 145 trường hợp F2 và 221 trường hợp F3 liên quan đến 20 F1 trên.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Chiều 12/2 (Mùng 1 Tết), tỉnh Vĩnh Long đã truy vết được 5 trường hợp F1 liên quan đến bệnh nhân mắc Covid-19. Những người này từ TP.HCM trở về Vĩnh Long, sau đó được đưa đi cách ly tập trung, lấy mẫu gửi xét nghiệm SARS- CoV- 2.
Các tổ chống dịch của tỉnh Vĩnh Long đã truy vết có 66 trường hợp F2, đồng thời yêu cầu họ thực hiện cách ly tại nhà.
Tại Trà Vinh, ngành y tế đã cách ly tập trung một trường hợp F1 trở về từ khu công nghiệp Bình Tân, TP.HCM.
Ngày 10/2, người này từ TP.HCM trở về xã Phước Hảo thuộc huyện Châu Thành, sau đó được nhân viên y tế lấy mẫu gửi xét nghiệm. Tỉnh Trà Vinh đã truy vết, xác định các trường hợp F2 và yêu cầu cách ly tại nhà.
Ông Đoàn Tấn Bửu (ngồi thứ hai, bên trái) chủ trì cuộc họp khẩn vào sáng Mùng 1 Tết (Ảnh: Như Ý)
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Tháp, đến chiều 12/2, ngành chức năng đã truy tìm và đưa 19 trường hợp F1 ở 10/12 huyện, thành phố trong tỉnh đến khu cách ly tập trung.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Theo báo cáo Sở Y tế TP.HCM ngày 12/2, tất cả 6.984 mẫu xét nghiệm tầm soát các nhóm nguy cơ trong cộng đồng tại TP.HCM đều âm tính với COVID-19.
Cụ thể, ngành y tế đã lấy 271 mẫu là tài xế; 2.130 mẫu tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp; 2.265 mẫu tại các chợ đầu mối; các bến xe là 141 mẫu; các siêu thị, hệ thống Co.op là 470 mẫu và các khu dân cư, nhà trọ công nhân là 1.707 mẫu.
Kết quả xét nghiệm cho thấy tất cả 6.984 mẫu trên đều âm tính với COVID-19.
Bên cạnh đó, Sở Y tế cho biết 8.404 mẫu xét nghiệm là nhân viên y tế, người phục vụ, bệnh nhân mạn tính điều trị nội trú tại các bệnh viện cũng đều âm tính với COVID-19.
Thông tin được dẫn nguồn từ: