Tối 12/2 (Mùng 1 Tết), Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Sóc Trăng nhận được kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 đối với 14 mẫu gửi đến Viện Pasteur TP.HCM vào sáng cùng ngày. Trong đó, có 13 trường hợp F1 của bệnh nhân 2019, 2072 và một bệnh nhân mới được CDC TP.HCM phát hiện tại một doanh nghiệp.
Mẫu âm tính còn lại là của một phụ nữ nhập cảnh trái phép từ Campuchia. Người này đang được cách ly tại huyện Châu Thành.
Theo lãnh đạo CDC Sóc Trăng, trong 3 ngày qua, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố đã liên tục truy vết F1, F2 của các bệnh nhân 2019, 2021, 2022, 2023, 2072 và một người vừa được phát hiện tại TP.HCM. Kết quả có 38 F1 (đều có kết quả xét nghiệm âm tính lần đầu) và trên 100 F2.
38 trường hợp F1 này với người nhập cảnh trái phép được cách ly tập trung, F2 cách ly tại nhà. "Từ mùng 3 Tết trở đi, cứ cách ly đủ 14 ngày sẽ lấy mẫu lần 2. Nếu âm tính 2 lần thì chuyển về cách ly tại nhà như F2", lãnh đạo CDC Sóc Trăng nói với Zing.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, từ đêm 11/2 (30 Tết), lực lượng y tế đã thực hiện đợt lấy mẫu xét nghiệm COVID-19, giám sát trên diện rộng đối với các nhóm nguy cơ cao trong cộng đồng. Việc lấy mẫu sẽ kết thúc trước ngày 14/2 (mùng 3 Tết).
Chỉ riêng trong đêm lấy mẫu đầu tiên, đội ngũ nhân viên y tế đã lấy 2.485 mẫu xét nghiệm, trong đó có 2.146 người sinh sống tại các nhà trọ, nơi lưu trú của công nhân và 339 mẫu từ các bến xe lớn của thành phố. Toàn bộ xét nghiệm đang trong thời gian chờ kết quả. Kết quả xét nghiệm COVID-19 trên diện rộng sẽ giúp ngành y có đánh giá tổng thể tình hình dịch bệnh và có bức tranh hoàn thiện về dịch COVID-19 tại TP.HCM.
Từ ngày 27/1 đến nay, TP.HCM ghi nhận 34 trường hợp mắc COVID-19. Tổng số ca nhiễm COVID-19 phát hiện tại thành phố từ trước đến nay là 203, trong đó 159 trường hợp đã điều trị khỏi bệnh, 44 người đang được điều trị.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Chiều 12/2 (mùng 1 Tết Tân Sửu 2021), ông Thạch Chiên, Phó chủ tịch UBND H. Châu Thành (Trà Vinh), xác nhận với PV Báo Thanh Niên rằng vừa quyết định đưa ông T.V.L (40 tuổi, ngụ xã Tân Long, H. Phú Giáo, Bình Dương) vào Trung tâm tâm y tế - khu cách ly Covid-19 của H. Châu Thành.
Theo đó, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 H. Phú Giáo, Bình Dương đã gửi thông báo về trường hợp ông T.V.L là trường hợp F1 do làm chung với 1 người đàn ông dương tính với Covid-19 làm việc tại KCN Tân Bình (Bình Dương). 5 giờ sáng ngày 10/2, ông L. cùng với vợ đi xe máy từ Bình Dương về ấp Đa Hậu, xã Đa Phước, H. Châu Thành, Trà Vinh. Nhận được thông tin, Chủ tịch UBND H. Châu Thành đã trực tiếp xuống hiện trường chỉ đạo tiến hành đưa ông L. đi cách ly, lấy mẫu đi xét nghiệm Covid-19 và thực hiện các bước truy vết các trường hợp F2 để tiếp tục xử lý.
Theo kết quả truy vết của Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 H. Châu Thành, ngày 10/2, ông L. ghé ăn phở tại quán phở Triều Nguyên và sau đó ghé mua mô tơ ở cửa hàng gần khách sạn Mỹ Hằng (TP. Trà Vinh). Khi về nhà, ông L. đã tiếp xúc với 11 người khác trong gia đình. Ngày 11/2, ông L. ăn sáng ở quán Mười Mão và sau đó sang nhà Phân Hữu Tài ở ấp Đa Hậu, xã Đa Cần và nhậu chung với 10 người khác đến khuya mới về nhà.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Trường hợp này là nữ (sinh năm 1975), ngụ tại đường Nguyễn Văn Quá, Đông Hưng Thuận, quận 12, là nhân viên kiểm hàng tại Công ty GGM-KCN Tân Bình.
Đây là người nhà của nhân viên bộ phận bốc xếp hàng hóa VIAGS, đã được xét nghiệm tầm soát tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 9/2 và có kết quả âm tính. Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính vào lúc 7h ngày 11/2, đã được chuyển Bệnh viện Dã chiến Củ Chi, hiện tại tình trạng sức khỏe bệnh nhân ổn định, sốt nhẹ.
Về điều tra, truy vết, xét nghiệm người tiếp xúc hoặc liên quan ca bệnh đã công bố: BN 2072 (công bố ngày 10/2) là nhân viên bộ phận hướng dẫn chất xếp thuộc trung tâm điều hành công ty VIAGS, cùng bộ phận với BN 1979, có tiếp xúc lần cuối cùng với BN 1979 vào sáng ngày 5/2 trong lúc lấy mẫu xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2 tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Thông tin bài viết được dẫn từ nguồn:
Chiều 12/2 (mùng 1 Tết Tân Sửu), Bộ Y tế công bố 2 ca mắc Covid-19 mới tại Bắc Ninh và Hà Nội.
Hai bệnh nhân được đánh số BN 2141 và 2142.
Bệnh nhân 2141 là nam, 25 tuổi, địa chỉ tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Người này là F1 của BN 1565 (lây từ BN 1552 - người là công nhân công ty POYUN, Hải Dương), được cách ly tập trung từ ngày 28/1. Kết quả xét nghiệm lần 3 ngày 11/2 cho thấy dương tính với SARS-CoV-2.
Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh.
Bệnh nhân 2142 là nữ, 33 tuổi, địa chỉ tại Mê Linh, Hà Nội. Người này là công nhân tại nhà máy Z153 và là F1 của BN 1694 và BN 1695 (những người ở Hà Nội đi ăn cưới tại Hải Dương), đã được cách ly tập trung từ ngày 30/1.
Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.
Ngày 12/2, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, trong tối ngày 11/2 đã lấy tổng cộng 2.485 mẫu; trong đó có 2.146 mẫu lấy từ các nhà trọ, nơi lưu trú công nhân trên địa bàn 24 quận huyện, 339 mẫu từ các bến xe lớn của thành phố. Kết quả xét nghiệm đang chờ.
Việc lấy mẫu này nhằm thực hiện khẩn công tác mở rộng lấy mẫu xét nghiệm giám sát các nhóm nguy cơ cao ở cộng đồng tại TPHCM.
Đối với việc xét nghiệm truy vết, tầm soát cộng đồng, TPHCM đã truy vết thêm được 46 tiếp xúc gần F1 nâng tổng số tiếp F1 là 1.449 trường hợp đã cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm, trong đó 1.403 âm tính, 46 đang chờ. Tối ngày 10/2 mở rộng truy vết các tiếp xúc khác và F2, nâng tổng số các tiếp xúc này là 2.560 trường hợp, đã lấy mẫu xét nghiệm trong đó: 1.580 đã âm tính, 980 đang cập nhật kết quả. Xét nghiệm tầm soát cộng đồng: đã lấy mẫu 6.436 trong đó 5.113 âm tính, 1.323 đang cập nhật kết quả.
Thông tin bài viết được dẫn nguồn từ:
Đến đầu giờ chiều 12-2, ngành chức năng của tỉnh này đã truy tìm và đưa 19 trường hợp F1 ở 10/12 huyện, thành phố trong tỉnh vào khu cách ly tập trung Trường Trung cấp Hồng Ngự để cách ly, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 gửi Viện Pasteur TP HCM; còn 1 trường hợp F1 ở thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh chưa tìm được.
Qua điều tra dịch tễ ban đầu, ngành chức năng xác định 145 trường hợp F2 và 221 trường hợp F3. Hiện tại, sức khỏe những trường hợp này ổn định, không có các biểu hiện sốt, ho, khó thở.
Các trường hợp F2 được yêu cầu cách ly tại nhà và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2; các trường hợp F3 tự theo dõi sức khỏe tại nhà, chờ kết quả xét nghiệm của F1, F2.
Ngành chức năng đang tiếp tục truy tìm F1 còn lại; đồng thời tiếp tục điều tra dịch tễ, truy vết các F2, F3 có liên quan.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sáng 12/2, trả lời VTC News, Tiến sĩ Nguyễn Văn Định, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết, bệnh nhân Nguyễn Văn Tú (SN 1998, tại xóm Kim Liên, thị trấn Quán Hành, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An thăm hỏi một bệnh nhân nghi nhiễm COVID-19 tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An. (Ảnh: BNA).
"Sau giao thừa đêm qua (11/2), bệnh nhân được làm xét nghiệm, đầu giờ sáng nay (12/2) có kết quả xét nghiệm âm tính", Tiến sĩ Định nói.
Theo ông Định, bệnh nhân Nguyễn Văn Tú không phải là F1, F2. Khi từ phường Hạ Khẩu (thành phố Hạ Long) về địa phương, bệnh nhân này không khai báo y tế, sau đó có triệu chứng đau bụng mới đi khám tại bệnh viện và bị phát hiện cách ly theo quy định.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sáng 12/2 (mồng một Tết Tân Sửu), bà Nguyễn Thị Liễu, Chủ tịch UBND thị xã Kinh Môn, cho biết địa phương đã kết thúc cách ly một số khu dân cư của sáu phường với hơn 4.000 dân.
Theo bà Liễu, thời gian cách ly ban đầu là 21 ngày, tuy nhiên theo quyết định mới nhất của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Hải Dương thì giảm xuống còn 14 ngày.
"Các điểm kết thúc cách ly phải đảm bảo điều kiện là trong 14 ngày không phát hiện trường hợp nhiễm nCoV, toàn bộ người dân được xét nghiệm âm tính", bà Liễu nói và cho biết các chốt kiểm soát y tế cộng đồng trên địa bàn sẽ tiếp tục hoạt động.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản hỏa tốc về việc rà soát, giám sát y tế đối với những người từ thành phố Hồ Chí Minh về Bắc Ninh để tăng cường phóng chống dịch COVID – 19 dịp Tết.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, thị trấn và "Tổ COVID cộng động" tổ chức thực hiện việc ra soát và lập dánh sách tất cả những người từ thành phố Hồ Chí Minh về tỉnh Bắc Ninh từ ngày 30/1/2021 đến nay.
Đồng thời, cơ quan chức năng yêu cầu người dân thực hiện nghiêm việc khai báo y tế, khuyến cáo người dân không tập trung đông người, tuân thủ đeo khẩu trang khi ra ngoài và xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp khai báo không trung thực hoặc vi phạm về cách ly theo quy định.
Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện điều tra dịch tễ và chủ động xét nghiệm COVID – 19.
Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh kiểm tra thân nhiệt cho người dân
Công an tỉnh Bắc Ninh phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các lực lượng thực hiện "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để ra soát tất cả những người từ thành phố Hồ Chí Minh về tỉnh Bắc Ninh từ ngày 30/1/2021 đến nay.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Ngày 12-2, bác sĩ Văn Công Minh - giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long - cho biết cơ quan này đang phối hợp khẩn cấp tìm kiếm, truy vết 5 trường hợp F1 là người địa phương có tiếp xúc gần (F1) với các bệnh nhân nhiễm COVID-19 vừa được Bộ Y tế công bố chiều 11-2.
Cũng theo ông Minh, qua công tác phối hợp, CDC TP.HCM cho biết có 5 trường hợp diện F1 là người địa phương có tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19. Ngành y tế Vĩnh Long đã tích cực tìm kiếm, truy vết các trường hợp tiếp xúc gần.
Hiện ngành y tế đã phối hợp cùng công an tìm được 3 người và đưa vào khu cách ly tập trung. Các trường hợp có liên quan gần cũng đã được nhanh chóng khoanh vùng, theo dõi sức khỏe tại địa phương.
"Hai trường hợp F1 còn lại do chưa có mặt tại địa phương, Sở Y tế đang phối hợp với CDC TP.HCM để kiểm tra, nhanh chóng xác định xem có ở lại TP.HCM hay đi về địa phương khác để có biện pháp xử lý kịp thời", ông Minh cho biết.
Thông tin được dẫn nguồn từ:
Sáng nay (12/2, mùng 1 Tết), Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Đồng Tháp họp khẩn do có 20 ca F1 về từ ổ dịch của Công ty GGM (TP.HCM).
Theo đó, có 20 trường hợp F1 về từ ổ dịch của Công ty GGM (quận Bình Tân, TP.HCM), ngành y tế tỉnh Đồng Tháp đã khẩn trương truy tìm và đưa 18 trường hợp vào khu cách ly tập trung ở TP Hồng Ngự. Hai trường hợp còn lại đang được truy tìm để thực hiện cách ly và lấy mẫu xét nghiệm.
Bên cạnh đó, các hoạt động truy tìm F2 cũng đang được thực hiện hết sức khẩn trương, dự kiến trong ngày hôm nay sẽ hoàn thành để cách ly tại nhà.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu họp khẩn với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh vào sáng mùng 1 Tết
Thông tin được dẫn nguồn từ
Sáng 12/2 (mùng 1 Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021), Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, thành phố mở rộng lấy mẫu giám sát các nhóm nguy cơ cao trong cộng đồng.
HCDC cho biết, việc lấy mẫu giám sát bắt đầu thực hiện từ tối 11/2. Thành phố đã lấy tổng cộng 2.485 mẫu. Trong đó có 2.146 mẫu từ các nhà trọ, nơi lưu trú công nhân trên địa bàn 24 quận, huyện; 339 mẫu từ các bến xe lớn của thành phố. Hiện tất cả các mẫu xét nghiệm đang chờ kết quả.
Liên quan đến các ca bệnh trong cộng đồng, thành phố cũng đã truy vết được 1.449 trường hợp F1. Kết quả 1.403 người âm tính, 46 người đang chờ.
Về các tiếp xúc khác và F1, thành phố đã truy vết được 2.560 trường hợp. Trong đó, 1.580 người có kết quả âm tính, 980 người đang chờ kết quả.
Về xét nghiệm tầm soát trong cộng đồng, thành phố đã lấy mẫu 6.436 trường hợp. Trong đó, 5.113 người âm tính, 1.323 người đang chờ kết quả.
Về tình hình lấy mẫu xét nghiệm tầm soát các hộ gia đình là người thân của nhân viên công ty VIAGS, 1.483 hộ đã được lấy mẫu, hiện chờ kết quả.
Lấy mẫu xét nghiệm trong cộng đồng tại quận 2, TP. Thủ Đức
Thông tin được dẫn nguồn từ
Sáng 12/2 (tức Mùng một Tết Tân Sửu), hệ thống loa truyền thanh trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, thông báo khẩn về một trường hợp nghi mắc bệnh COVID-19 trên địa bàn và cảnh báo đến người dân biết để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Theo thông báo, Nguyễn Văn Tú, sinh năm 1998, tại xóm Kim Liên, thị trấn Quán Hành, huyện Nghi Lộc, từ tâm dịch tỉnh Quảng Ninh trở về địa phương, đang có dấu hiệu nghi mắc bệnh COVID-19.
Ngày 10/2/2021, vào lúc 20 giờ đến 23 giờ, anh Nguyễn Văn Tú có đến hát tại quán Karaoke Luxury trên địa bàn xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc.
Ngoài ra, anh Nguyễn Văn Tú đã gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người khác. Khi trở về địa phương, anh này đã không khai báo y tế, không thực hiện cách ly theo quy định.
Ngày 11/2, anh Nguyễn Văn Tú đến Bệnh viện huyện Nghi Lộc để thăm khám, được lấy mẫu xét nghiệm và bị cách ly theo quy định.
Trước sự việc trên, ngay trong đêm 11/2 (tức đêm 30 Tết), Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 huyện Nghi Lộc đã triệu tập cuộc họp khẩn để thông báo tình hình vụ việc, tiến hành truy vết những người có tiếp xúc với anh Nguyễn Văn Tú và tiến hành các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Để đảm bảo an toàn cho cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch huyện Nghi Lộc và ủy ban nhân dân các xã trên địa bàn đang phát đi thông báo: tất cả người dân đã đến quán Karaoke Luxury trong thời gian nói trên hoặc từng gặp gỡ, tiếp xúc với anh Nguyễn Văn Tú cần khẩn trương khai báo y tế , thực hiện cách ly tại nhà và tuân thủ đúng quy định phòng, chống dịch COVID-19 ./.
Thông tin được dẫn nguồn từ
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, sáng 12/2, thành phố ghi nhận thêm một người nghi mắc Covid-19. Người này là N.T.T., nữ, 33 tuổi, công nhân nhà máy Z153, F1 của bệnh nhân 1694, 1695 (đồng nghiệp).
Người phụ nữ được chuyển cách ly tập trung tại Trung đoàn B59 ngày 30/1. Kết quả xét nghiệm lần một là âm tính. Lần xét nghiệm thứ 2 vào ngày 12/2 là dương tính với SARS-CoV-2.
Hiện tại, chị T. được chuyển cách ly điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, Đông Anh, Hà Nội.
Như vậy, tính đến sáng 12/2, đây là ca dương tính với SARS-CoV-2 thứ 30 ngoài cộng đồng của Hà Nội. Những trường hợp này cư trú ở Nam Từ Liêm (13); Cầu Giấy (5); Đông Anh (4); Mê Linh (2); Hai Bà Trưng (2); Đống Đa (1) và một trường hợp tại tỉnh Hưng Yên được Bộ Y tế tính cho Hà Nội (xét nghiệm tại Bệnh viện Phổi Trung ương). Trường hợp thứ 30 chưa công bố quận, huyện cư trú.
Thông tin được dẫn nguồn từ
Bà Lê Thị Tuyết Lan, hiệu trưởng trường tiểu học Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, cô trò chuẩn bị đón giao thừa ấm cúng trong khu cách ly với hoa đào, bánh chưng.
Học sinh đón Tết trong khu cách ly.
Theo bà Lan, năm nay, sẽ là cái Tết đáng nhớ đối với cô trò trong khu cách ly. Trừ 15 học sinh, 13 phụ huynh được về nhà đón Tết với gia đình vào tối 29 âm lịch thì số học sinh, phụ huynh còn lại sẽ đón Tết trong khu cách ly. Các em vẫn sẽ có đầy đủ vật chất nhưng không được tập trung gần nhau để chào đón năm mới.
Bà Lan cho rằng, học sinh, giáo viên và phụ huynh dù không được ở nhà đón Tết cùng với gia đình nhưng vẫn háo hức chào đón năm mới do đó nhà trường đã lên kế hoạch để các con có Tết ấm áp.
Năm nay, sẽ là cái Tết đặc biệt đối với học sinh, các giáo viên và phụ huynh. "Dù trong khu cách ly của trường nhưng các học sinh và phụ huynh đã có đào tết, bánh chưng, bánh kẹo...", bà Lan nói.
Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, ban đầu nhà trường cũng định thực hiện một số chương trình thú vị cho cô trò đón giao thừa. Ví dụ như việc tập trung học sinh có đảm bảo khoảng cách xuống sân trường để tổ chức văn nghệ.
Tuy nhiên, sân trường quá lộng gió, sợ học sinh không đảm bảo sức khỏe. Nếu tổ chức tập trung văn nghệ trong phòng cách ly lại vi phạm khoảng cách theo quy định cách ly.
Cuối cùng, hiệu trưởng quyết định cho học sinh và phụ huynh đón giao thừa qua màn hình ti vi. Từ ngày học sinh phải cách ly, các cá nhân, đơn vị đã gửi nhiều quà vào tặng trong đó có tivi đảm bảo mỗi phòng một cái.
Thông tin được dẫn nguồn từ
Tết Nguyên đán Tân Sửu tiếp tục là một giai đoạn đặc biệt khi cả nước vừa đón năm mới, vừa gồng mình chống dịch Covid-19.
Nếu như Tết Nguyên đán Canh Tý, đại dịch mới chỉ là một mối nguy cơ, thì năm nay, dịch bùng phát và gây ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Chia sẻ với Zing vào dịp Tết, khi Chính phủ liên tục họp chỉ đạo các giải pháp chống dịch, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định quyết tâm, nỗ lực chống dịch, để người dân được đón xuân mới an vui.
- Thưa Bộ trưởng, Chính phủ nhận định, đánh giá tình hình dịch bệnh hiện nay như thế nào?
- Cuối tháng 1/2021, ngay sau khi phát hiện các ca mắc Covid-19 với biến thể mới trong cộng đồng cùng tốc độ lây lan nhanh ở một số địa phương, Chính phủ dưới dự chỉ đạo của Thủ tướng đã thể hiện quyết tâm lớn, kích hoạt ngay lập tức cơ chế kiểm soát, khoanh vùng, cách ly, dập dịch.
Dịch bùng phát khi Đại hội Đảng XIII đang diễn ra nhưng Chính phủ, Thủ tướng đã lập tức ban hành Chỉ thị 05, Thường trực Chính phủ tổ chức họp ngay tại nơi tổ chức Đại hội để chỉ đạo kiên quyết, mạnh mẽ công tác phòng chống dịch.
Thủ tướng yêu cầu tập trung chống dịch, chuẩn bị nhanh các kịch bản, tình huống, giải pháp để chủ động ứng phó hiệu quả với Covid-19, hành động nhanh và quyết liệt hơn để dập dịch triệt để trong thời gian nhanh nhất.
Dịch diễn biến phức tạp, nhưng Chính phủ chủ trương không được hoang mang, dao động, cũng không được lơ là, chủ quan.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế
Đọc toàn bộ bài viết tại nguồn
Ngày 11-2, nhiều người dân Hà Nội đi lễ chùa Hà cuối năm khá bất ngờ khi thấy cổng chùa Hà dán thông báo đóng cửa đình - chùa Hà từ 18 giờ ngày 11-2 để thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19.
Trao đổi với Báo Người Lao Động về thời hạn mở cửa, một thành viên Tiểu ban quản lý di tích đình chùa Hà cho hay do lo ngại Covid-19 nên di tích này tạm thời đóng cửa. Hiện vẫn chưa biết khi nào mới mở cửa trở lại đón khách lễ chùa đầu năm.
Trước khi chùa Hà chính thức đóng cửa, người dân đến chùa lễ vọng từ ngoài sân
Thông tin được dẫn nguồn từ
Ngày 11-2, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM phát thông báo khẩn tìm người từng đến quán ăn Vườn nướng Mái Đỏ, số 146 Tây Hòa, phường Phước Long A, TP Thủ Đức (quận 9 cũ) từ ngày 31-1 đến 6-2 (khung thời gian từ 14h đến 0h) khẩn trương liên hệ cơ sở y tế để ngăn ngừa dịch bệnh COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng.
Đây là một trong hai nơi tại TP Thủ Đức nằm trong danh sách 35 địa điểm phong tỏa liên quan các ca mắc COVID-19 tại TP.HCM, tính đến tối 10-2.
Điều tra dịch tễ tại quán ăn Vườn nướng Mái Đỏ, số 146 Tây Hòa, phường Phước Long A, TP Thủ Đức (quận 9 cũ)
Thông tin được dẫn nguồn từ
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, để phòng ngừa nCoV lây lan trong cộng đồng, khách hàng, nhân viên, quản lý siêu thị cần tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa.
Cụ thể, không đến trung tâm thương mại, siêu thị khi đang trong thời gian cách ly hoặc có các biểu hiện sốt, ho, khó thở. Phải đeo khẩu trang suốt thời gian trong khu vực của trung tâm thương mại, siêu thị. Giữ khoảng cách tối thiểu một mét khi xếp hàng tại lối vào, quầy thanh toán, đứng mua hàng... Rửa tay với dung dịch sát khuẩn tay trước khi vào trung tâm thương mại, siêu thị và khi ra về. Không khạc, nhổ; vứt rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
Nhân viên tại một siêu thị ở quận 7, TP HCM, đo thân nhiệt cho khách hàng đến mua sắm
Đơn vị quản lý cần tổ chức đo thân nhiệt cho khách hàng, người làm việc khi vào trung tâm thương mại, siêu thị. Hướng dẫn, nhắc nhở khách hàng, người làm việc đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách tối thiểu một mét. Vệ sinh, khử khuẩn bằng hóa chất khử khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường đối với bàn ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, các đồ vật, sàn nhà, khu vệ sinh... tối thiểu 2 lần một ngày hoặc khi cần thiết.
Trong trung tâm thương mại, siêu thị có nhà hàng, khu ăn uống thì áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch đối với cơ sở ăn uống. Bố trí đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay tại các vị trí thuận tiện, xà phòng tại các khu vệ sinh. Bố trí đủ thùng đựng rác, chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện và thực hiện thu gom, xử lý hàng ngày.
Thông tin được dẫn nguồn từ
Liên quan diễn biến dịch tại TP.HCM, trọng tâm là ổ dịch tại sân bay Tân Sơn Nhất, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, tình huống xảy ra tại TP.HCM tương đối phức tạp. Các trường hợp F1 sau khi đã xét nghiệm âm tính nhưng đã phát hiện các trường hợp F2 liên quan đến F1 dương tính với virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp Realtime-PCR.
Về tình huống F1 âm tính nhưng F2 dương tính, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nêu giả thiết ban đầu, có thể là F1 đã qua thời gian kháng nguyên dương tính, trở sang âm tính, hoặc F1 chính là F0 đầu tiên…
Thành viên Ban Chỉ đạo để nghị TP.HCM, ngành y tế phải hết sức chú ý đến cả trường hợp F2 dương tính là F1 của một ổ dịch khác, hoặc tình huống đã có mầm bệnh khá lâu âm ỉ tồn tại trong thành phố. Do đó, TP.HCM cần phải tăng cường xét nghiệm rộng trong cộng đồng ; xét nghiệm có trọng điểm tại những địa bàn có nhiều người qua lại để đánh giá tình hình.
Thông tin được dẫn nguồn từ
Tối 11/2 (30 Tết), bệnh viện dã chiến số 1 (TP Chí Linh) vẫn sáng đèn. Tổ bảo vệ có 4 người miệt mài trực ở cổng. Thi thoảng, tiếng chuông điện thoại của người thân họ lại vang lên. Một số người nghe vội nhưng lại phải gác máy để mở cửa cho xe làm nhiệm vụ ra vào.
Ông Lê Văn Thắng (TP Chí Linh) cho biết nhà ông chỉ cách đây 1 km nhưng từ khi dịch bùng phát, ông chưa về được vì vừa làm việc vừa thực hiện cách ly tại bệnh viện.
Cổng bệnh viện dã chiến số 1 (TP Chí Linh) trong đêm giao thừa
Phía trong, bác sĩ Hoàng Thị Hiền Anh, Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện dã chiến 1, đặt tại Trung tâm y tế TP Chí Linh, í ới gọi đồng nghiệp.
"Xong chưa... xong chưa?", tiếng chị Hiền Anh phát ra khi đứng ở góc tối gần khu nhà điều trị bệnh nhân Covid-19.
Trong bộ đồ bảo hộ màu trắng kín mít, chị Hiền Anh cho biết đêm nay chị vẫn trực để đón bệnh nhân đi tiêm và lấy máu xét nghiệm.
"Đây là lần đầu tiên tôi trực xuyên đêm giao thừa. Cảm xúc khá buồn vì không được ở nhà. Tôi đi làm nhiệm vụ được nửa tháng rồi, không được gặp 2 con", chị chia sẻ. Từ khi làm việc ở đây, bác sĩ Hiền Anh ít sử dụng điện thoại vì phải tiếp xúc với bệnh nhân thường xuyên. Nhiều lúc chị nóng ruột vì không biết con ở nhà thế nào.
"Mong ước của chúng tôi là nhanh chóng hết dịch để về đoàn tụ với gia đình. Chúc mọi người luôn mạnh khỏe, cùng chung tay để chiến thắng dịch bệnh", chị Hiền Anh chia sẻ.
Các bác sĩ vẫn làm việc xuyên đêm giao thừa
Thông tin được dẫn nguồn từ
Đêm 30 Tết, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 cùng đoàn công tác của Cục Quân y đã đến thăm và chúc Tết, động viên cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ và đồng bào thực hiện cách ly tập trung Trung tâm đào tạo nghề Thành An (Binh đoàn 11, Bộ Quốc phòng).
Thăm hỏi các cán bộ chiến sĩ quân đội, công an và các y bác sĩ của Bệnh viện Thường Tín trong kíp trực, Phó Thủ tướng ân cần: Anh em vất vả lắm không? Dạ, bình thường ạ, chúng em quen rồi!
Thiếu tướng Nguyễn Vũ Dũng, Tư lệnh Binh đoàn 11 cho biết, Trung tâm đào tạo nghề Thành An là đơn vị thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ. Các nghề đào tạo chính là: Lái xe, lái máy ủi, máy xúc, thợ cơ khí,… Năm qua, trước tình hình dịch bệnh phức tạp, Binh đoàn đã báo cáo và xin phép Thượng tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 Bộ Quốc phòng, được sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất của Trung tâm để phục vụ cách ly y tế tập trung đối với đồng bào từ nước ngoài về.
Chuẩn bị đón Giao thừa tân Sửu 2021, bà con đang tập trung ở sân đơn vị, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách theo quy định của Bộ Y tế. Bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh được bài trí trang trọng giữa sân
Hiện nay, Trung tâm đang phục vụ cách ly các công dân thuộc diện F1. Trong đó có những trường hợp bố mẹ dương tính với COVID-19 đã được đưa đi điều trị còn 2 người con tiếp tục cách ly ở trung tâm.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cám ơn và gửi lời chúc mừng năm mới đến bà con đang cách ly tập trung trong hoàn cảnh rất đặc biệt
Thông tin được dẫn nguồn từ
Bản tin 6h ngày 12/2 - tức sáng mùng 1 Tết của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19 nào được ghi nhận. Hơn 129.900 người đang cách ly chống dịch
Số ca mắc ở Việt Nam:
- Tính đến 6h ngày 12/02: Việt Nam có tổng cộng 1246 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 553 ca.
- Tính từ 18h ngày 11/02 đến 6h ngày 12/02: 0 ca mắc mới, trong đó có 0 ca nhập cảnh được cách ly ngay.
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Zing News)
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 129.098, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 762
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 19.476
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 108.860
Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 1.531 bệnh nhân COVID-19.
Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 18 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 10 ca, số ca âm tính lần 3 là 8 ca.
Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước, hiện BN1536 đang điều trị tại BV Phổi Đà Nặng là bệnh nhân nặng nhất. BN1536 tuổi cao, có tiền sử tăng huyết áp và đái tháo đường nhiều năm nay.
Taị buổi hội chẩn quốc gia cuối cùng của năm Canh Tý- diễn ra trưa ngày 30 Tết (ngày 11/2) cho biết BN 1536 đang điều trị tại BV Phổi Đà Nẵng hiện diến tiến có vẻ sắp giống bệnh nhân 91, phi công người Anh.
Số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).