Thêm những phát hiện sinh vật lạ dưới đại dương

Xù, Theo 12:01 17/10/2010

Đại dương mênh mông luôn đem lại cho con người những bất ngờ! <img src='/Images/EmoticonOng/21.png'>

Dự án 10 năm nghiên cứu các sinh vật sống của đại dương đã kết thúc với hàng trăm loại sinh vật mới được phát hiện. Dưới đây là những bức ảnh mà các nhà khoa học tham gia dự án đánh giá là đẹp và độc đáo nhất.
 
Cua Yeti.
 
Yeti vốn là tên của những người tuyết ở Himalaya nhưng nay được dùng để gọi một loại cua mới được phát hiện ở độ sâu 2,5 km trong một chuyến thám hiểm biển Nam Thái Bình Dương, cách 1.500 km về phía nam của đảo Easter, nằm ngoài khơi bờ biển Chile.
 
Chú cua này có tên khoa học là Kiwa Hirsuta. Nếu các loài cua thông thường có màu đỏ, thì loại cua này mang tấm áo trắng như tuyết. Các nhà khoa học đến giờ vẫn đang tìm hiểu những sợi lông mịn trên càng và chân cua Yeti được sử dụng làm gì. Nhiều nhà khoa học cho rằng các sợi lông này được dùng để bẫy các vi sinh vật làm thức ăn cho cua. Nhưng một số người khác lại nghĩ những chiếc lông này giúp lọc các khoáng chất độc hại dưới biển sâu.
 
"Thiên thần biển" .
 
Thiên thần biển này thực chất là một loại ốc biển, có tên khoa học là Clione limacine, được phát hiện ở độ sâu 350m dưới mặt nước biển Bắc Băng Dương. Chú ốc này không có vỏ, chỉ có một lớp thịt trong suốt. Thiên thần biển cũng như các loại ốc khác, đều là “thức ăn nhanh” cho các sinh vật ăn thịt khác dưới biển.
 
Sâu mực.
 
Nên gọi loài này là sâu, hay là mực? Ban đầu các nhà khoa học rất khó đặt tên bởi chúng có lông trên các chân để bơi và có xúc tu trên đầu. Loài này lại có kích thước nhỏ xíu, nên cái tên sâu mực có lẽ là hợp lí nhất. Được tìm thấy ở độ sâu 2,8 km dưới biển Celebes. Sinh vật dài 10cm này là thành viên đầu tiên của gia đình sâu lớp Polychaeta mới tiến hóa.
 
\
"Cây thông xanh".
 
Cây thông này sẽ biến mất khi bạn chạm nhẹ vào chúng. Thực ra đây là cách tự bảo vệ mình của một loài sâu biển xoắn ốc. Chúng sống kí sinh trên các cây san hô.
Mr. Blobby.
 
Chú cá này còn có biệt danh khá là đáng yêu (bản thân ngoại hình cũng toát lên một vẻ "ngu ngơ" nữa). Bạn có thể thấy loài cá này có cái đầu bẹt khá to, nhìn gần giống một ông hói béo vậy! Loại cá này sống ở độ sâu từ 100m đến 2.800m ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, và Ấn Độ Dương.
 
Bạch tuộc Dumbo.
 
Loại bạch tuộc này trông thật kì quái. Đây là một trong những loài không bao giờ biết đến ánh sáng mặt trời, bởi chúng sống cách mặt nước biển những 1,6km. Chúng ta có thể tìm thấy bạch tuộc Dumbo ở các dãy núi dưới Đại Tây Dương. Nặng 6kg và dài 2m, đây là loài bạch tuộc lớn nhất thuộc chi Grimpoteuthis nhuyễn thể.
 
Tôm "hung tợn".
 
Loài tôm hùm này thuộc chi Thaumastochelopsis- trước đây chỉ có một số ít được tìm thấy ở Úc. Chúng có tên khoa học là Ausubeli Dinochelus, bắt nguồn từ tên một loài khủng long Hy Lạp vô cùng dữ tợn. Hai chiếc càng vô cùng sắc của chúng được dùng để cắt xé thức ăn, và để chống lại các động vật giáp xác khác.
 
Quần thể sứa.
 
Quần thể sứa này có tên khoa học là Athorybia rosacea, được tìm thấy ở vùng biển Sargasso, phía nam Đại Tây Dương. Nhìn chúng giống như một bông hoa vậy.
 
Hải quỳ Venus.
 
Hải quỳ Venus này được phát hiện ở vịnh Mexico. Nhìn tuy đẹp nhưng nó có thể gây chết người bởi các xúc tu của nó đều có chứa chất độc. Hiện nay các sinh vật sống trên các vịnh trên thế giới đang có nguy cơ bị tuyệt chủng bởi sự đe dọa đến từ con người: như nước thải, các sự cố tràn dầu… phá vỡ môi trường sống cùng chuỗi thức ăn của chúng.
 
Quần thể thủy tức.
 
Loài thủy tức mới này không phải là một cá thể riêng biệt, mà là một quần thể với nhiều cá thể (tồn tại theo dạng cộng sinh) có hình dạng như chiếc chuông đang bơi. Chính những cá thể này cung cấp lực đẩy giúp cho loài thủy tức này bơi được. Quần thể thủy tức này dài 3,1m, có tên khoa học Marrus Orthocanna, có thể tìm thấy từ độ sâu 300m đến 1.500m. Theo các nhà khoa học, ở dưới đáy biển sâu vẫn còn rất nhiều loại thủy tức lớn như thế này.
 
Tôm "tàng hình".
 
Trong cuộc thám hiểm xuống biển sâu, các nhà khoa học vô tình chụp được một chú tôm bé tí. Lớp giáp bao quanh chú tôm sẽ còn dày lên và trông cứng cáp hơn thế này. Theo các nhà khoa học, đôi mắt của chú dễ bị nhầm với các loài sinh vật ăn thịt.
 
Sâu biển.
 
Đây là một loại sâu biển sống trong các rặng san hô. Dù nhìn nó khá đẹp nhưng cũng rất độc đấy. Tên khoa học của nó là Phyllidia ocellata.