Thâm nhập vào thế giới của "ông ba mươi"

Thủy Chip, Theo 00:01 08/10/2010

Dũng mãnh, hoang dại nhưng cũng không thiếu những giây phút rất tình cảm với con cái, đó chính là loài hổ! <img src='/Images/EmoticonOng/03.png'>

Hổ, còn gọi là cọp, hùm, ông ba mươi, là loài động vật quý hiếm trong thế giới động vật muôn màu. Nhắc đến hổ là nhắc đến một sự dũng mãnh, oai hùng, là nhắc đến loài thú ăn thịt khét tiếng. Thế nhưng việc săn bắn bừa bãi đã khiến chúa sơn lâm đang trong tình trạng nguy cấp đáng báo động.
 
Nạn săn bắn trái phép khiến loài hổ đang trong tình trạng báo động.
 
Hiện nay, một khu vực tại Myanmar có diện tích cỡ như tiểu bang Vermont của Hoa Kỳ đã được dành riêng để xây dựng “Khu bảo tồn loài hổ” lớn nhất thế giới. Tại đây, “ông ba mươi” sẽ được sống trong một môi trường an toàn nhưng vẫn rất gần gũi với thiên nhiên hoang dã.
 
 
Khu bảo tồn Hukaung hoang dã.
 
Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiêu hùng mà đôi khi cũng thật đáng yêu của chúa sơn lâm và cùng nhau góp sức bảo vệ loài mãnh thú này nhé!
 
 
Dù sống nơi hoang dã khắc nghiệt, cũng giống như những đứa trẻ thích vui đùa, hai con hổ con Bengal đang đùa giỡn nhau rất vui vẻ.
 
Con hổ cái Bengal đang tha xác con hươu sao về tổ, để nuôi sống những đứa con của nó.
 
 
Con hổ mẹ Bengal đang dẫn 3 đứa con nhỏ của mình ra chỗ con nai mà nó mới săn được. Khi được khoảng 3-4 tháng tuổi, các con hổ con bắt đầu tập ăn thịt. Tuy nhiên, chúng chưa thể tự mình đi săn được, mà sẽ được học kĩ thuật săn mồi từ mẹ nó vào tháng tuổi thứ 12-16.
 
 
Người ta vẫn nói “Hổ dữ còn không ăn thịt con…”, và câu nói ấy đã được chứng minh phần nào ở cử chỉ yêu thương mà con hổ mẹ đang dành cho đứa con bé bỏng trong bức hình.
 
Và hình ảnh con hổ mẹ Bengal đang quắp “em bé” về hang.
 
 
Chà chà, hổ ta cũng rất sạch sẽ, bức ảnh ghi lại chú hổ Bengal đang tắm mình trong làn nước mắt lạnh bên những tảng đá lớn.
 
Vẻ “ngây thơ” của hai chú hổ con đang ngước mắt nhìn vào ống kính.
 
 
Đây là hình ảnh Hổ Đông Dương hay hổ Corbett. Người ta chỉ tìm thấy loài hổ này tại Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
 
 Những con hổ to lớn nhất hành tinh Siberian đang bước đi trên con đường phủ tuyết băng giá.
 
 
Để chụp được những bức hình này, người thợ nhiếp ảnh đã phải mạo hiểm đến tính mạng của mình, bởi loài hổ Bengal cực kì hung dữ. Ngay cả khi bóng tối đã phủ kín khu rừng, và vừa chén no nê một con nhím, thì con hổ Bengal cũng có thể tấn công tác giả của bức ảnh bất cứ lúc nào.
 
Hổ là loài săn mồi về đêm, vì vậy ban ngày rất dễ bắt gặp những giây phút thanh thơi, thư giãn của nó.
 
 
Có thể nói, hổ là một trong số những loài động vật có tính kiên nhẫn cao. Nó có thể ngồi hàng giờ để rình con mồi, và bất ngờ tấn công ra đòn quyết định khi thời cơ đến.
 
 
Khác với sư tử, hổ sống cuộc sống đơn độc, và luôn chiến đấu với những kẻ muốn xâm chiếm lãnh thổ của nó. Những vết thương như thế này chẳng thấm vào đâu với một “vị tướng” lẫy lừng.
 
 
Bức ảnh ghi lại giây phút nghỉ ngơi trong vòng tay bảo vệ vững chắc của hổ mẹ. Chú hổ con này đang bắt trước mẹ nó cố gắng tỏ ra cảnh giác, và soi xét sự vật xung quanh. Hổ con thường sống với mẹ khoảng 2-3 năm trước khi tự lập.
 
 
Loài hổ thực sự là mối nguy hiểm lớn đối với các loài thú hoang dã khác, bởi những sọc lông đen của hổ giúp nó có thể ẩn mình trong đám cỏ rậm rạp mà không hề bị phát hiện.
 
Đâu phải lúc nào cũng nhe răng dọa nạt, hình ảnh con hổ đang tự liếm tay của mình thật đáng yêu!
 
 
Đừng giật mình khi xem bức ảnh này nhé. Sẽ là rất thiếu, nếu như chúng ta ko được thấy những lúc “đáng sợ” của chúa sơn lâm như thế này. Trong thế kỷ trước, số lượng hổ đã giảm từ 100.000 con xuống 3.200 con và giờ đây chúng chỉ còn sinh sống trong một diện tích bằng 7% trước kia.
 
Cuối cùng là hình ảnh của 3 loài hổ đáng thương đã bị tuyệt chủng!
 
Lần cuối người ta nhìn thấy loài hổ Java là vào năm 1979.
 
 Sẽ chẳng bao giờ còn được thấy con hổ Bali nữa, người ta cho rằng con hổ Bali cuối cùng đã bị giết tại Tây Bali vào năm 1937.
 
 
Đôi mắt buồn rầu của hổ Caspi – loài hổ đã tuyệt chủng trong những năm cuối thập niên 1950. Trước kia, chúng phân bố ở Afghanistan, Iran, Iraq, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ.