Ung thư cổ tử cung – Nỗi sợ của teengirls

Sức khỏe & Đời sống, Theo 00:01 25/12/2009

Thủ phạm chính là Virut Papilloma (HPV) - một loại virut gây lây nhiễm rất phổ biến mà hầu hết các XX có thể mắc phải trong một số thời điểm của cuộc đời.<img src='/Images/EmoticonOng/02.png'>

1. Mình nghe nói ung thư cổ tử cung (UTCTC) xảy ra nhiều ở những XX trẻ tuổi. Vì thế, mình rất muốn biết những đối tượng nào dễ bị mắc bệnh này và làm thế nào để phát hiện sớm bệnh? (Hương Trang, BN)

Trả lời:

Bạn thân mến!

Hiện nay, nguyên nhân trực tiếp của UTCTC vẫn chưa rõ nhưng thực tế đã có những bằng chứng thuyết phục về các yếu tố nguy cơ như: bệnh xuất hiện nhiều ở XX đã có gia đình, đặc biệt là XX lập gia đình sớm, có quan hệ tình dục sớm, không chung thủy khi quan hệ tình dục... cũng dễ mắc bệnh hơn.



UTCTC thường diễn biến âm thầm qua nhiều năm nhưng khi bệnh đã phát triển thì tiến triển rất nhanh. Chúng thường lan rộng tới "cô bé" và di căn tới những cơ quan khác.

Bạn chỉ có thể phát hiện UTCTC bằng việc thăm khám phụ khoa thường xuyên. Bên cạnh đó, việc thực hiện tiêm vắc-xin có thể ngăn ngừa và phòng bệnh UTCTC khá hiệu quả.

2. Cô bạn gái thân của em chỉ mới XXX vài lần nhưng một lần thấy cổ tử cung bị chảy máu nên cô ấy đã đi khám và thật bất ngờ khi bác sỹ kết luận rằng bạn ấy đã bị ung thư cổ tử cung. Vậy, dấu hiệu thấy máu ở cổ tử cung có phải là một trong những triệu chứng sớm của bệnh này không? (Quỳnh Chi, HP)

Trả lời:

Quỳnh Chi thân mến!

Có thể nói chảy máu tử cung cũng là một trong những triệu chứng sớm báo hiệu bệnh này. Đặc biệt, việc thường xuyên chảy máu từ âm đạo ở bất cứ thời điểm nào, nhất là sau XXX phải đặc biệt cẩn trọng nhé. 

Tuy chảy máu tử cung không chỉ là dấu hiệu riêng của ung thư cổ tử cung ở XX mà còn do nhiều thủ phạm khác nhưng các XX cũng không nên lờ dấu hiệu này đi nhé mà nên đi khám và kiểm tra ngay.


Thậm chí ngay cả khi bạn vừa mới thử phiến đồ âm đạo nhưng nếu xuất hiện triệu chứng này vẫn nên đi khám lại cổ tử cung nhé!

3. Để chẩn đoán ung thư cổ tử cung ở các XX, nghe nói phải trải qua những biện pháp chẩn đoán khá phức tạp và rườm rà. Em cũng rất muốn đi khám cổ tử cung nhưng còn ngại điều này nên rất muốn biết trước những chẩn đoán cụ thể khi bị bệnh này để không khỏi bỡ ngỡ khi đến bệnh viện khám. (Thùy Dùng, HN)

Trả lời:

Chào Thùy Dung!

Để chẩn đoán ung thư cổ tử cung, thực ra cũng không có gì phức tạp và rườm rà như lời đồn thổi đâu bạn ạ. Để khỏi bỡ ngỡ khi đến bệnh viện khám, bạn có thể nhờ bác sỹ tư vấn cho bạn các phương pháp chẩn đoán bệnh của mình. Theo đó, các bác sỹ chuyên khoa có thể gợi ý bạn những phương pháp chẩn đoán sau đây:


- Phiến đồ âm đạo: dùng để phát hiện những phụ nữ có tế bào bất thường trên bề mặt của cổ tử cung.

- Soi cổ tử cung: khám cổ tử cung và âm đạo bằng một dụng cụ phóng đại gọi là máy soi cổ tử cung, rất hiệu quả trong việc phát hiện vùng tế bào bất thường.

- Sinh thiết: là biện pháp chẩn đoán cuối cùng để xác định dị sản, ung thư tại chỗ hoặc ung thư xâm lấn bằng cách lấy một mảnh nhỏ ở cổ tử cung để soi dưới kính hiển vi. 

Tùy theo kết quả chẩn đoán mà các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung được bác sỹ quyết định bạn ạ.

4. Qua theo dõi ở một số trường hợp, em được biết là nếu khi bị ung thư cổ tử cung thì tỉ lệ chữa khỏi chỉ đạt 60%. Điều này có đúng không? (Mỹ Hạnh, HCM).

Trả lời:

Mỹ Hạnh thân mến!



Bạn biết không, ung thư cổ tử cung tuy là một căn bệnh nguy hiểm ở phụ nữ nhưng nếu phát hiện sớm bệnh và điều trị bệnh ngay ở giai đoạn sớm sẽ có khả năng chữa khỏi đến 90% đấy.

Nhưng nếu đã bị ung thư cổ tử cung lấn sâu hơn thì tỉ lệ chữa khỏi chung cho mọi giai đoạn ung thư cổ tử cung chỉ đạt được 60%.

Do đó các teengirl nên thăm khám phụ khoa định kỳ để phát hiện UTCTC và nên thực hiện tiêm phòng vắc xin ngừa UTCTC ngay từ khi bạn dậy thì nhé!