Những trục trặc của “cậu nhỏ và "cô bé"

Sức khỏe Đời sống, Dân trí, Theo 10:00 16/12/2009

Các XX và XY có biết, trong quá trình phát triển, “cậu nhỏ và "cô bé"” cũng có thể gặp phải một số trục trặc không?<img src='/Images/EmoticonOng/16.png'><img src='/Images/EmoticonOng/30.png'>

1. Mình năm nay 14 tuổi nhưng em trai mình mới chỉ 1,5 tuổi song tinh hoàn thì lại mãi ở trên ống bẹn chưa dịch chuyển xuống đúng vị trí đáng ra nó phải ở. Ba mẹ mình đang có ý định cho em đi phẫu thuật để trả lại vị trí cho 2 tinh hoàn đang ẩn sau trong cơ thể em bé nhà mình. Như vậy có cần thiết không ạ? (Đức Thắng, 14 tuổi)

Trả lời:

Chào Đức Thắng!

Theo như những gì em kể, thì em trai của bạn đã mắc bệnh tinh hoàn ẩn rùi. Đây là tình trạng tinh hoàn không dịch chuyển xuống đúng vị trí đáng ra nó phải ở (trong bìu) khi chào đời mà tiếp tục ở lại ổ bụng hay ống bẹn như bạn đã nói. Thường thì, quá trình dịch chuyển tinh hoàn sẽ diễn ra trong thời kỳ phôi thai để tinh hoàn di chuyển từ trong ổ bụng xuyên qua thành bụng vào vị trí bình thường là bìu. 

Hiện nay, các nghiên cứu cũng chưa khẳng định được nguyên nhân tại sao tinh hoàn lại ẩn. Nhưng nếu em bé sinh ra mà đã bị tinh hoàn ẩn và chưa tự "xuống" trong vòng 6 tháng hoặc 1 năm thì nhất thiết phải qua phẫu thuật để tinh hoàn trở về đúng vị trí bình thường của nó bạn ạ.



Nếu không được phẫu thuật sớm (tốt nhất trước 2 tuổi), thì tinh hoàn có thể di chuyển tiếp và có thể “trở chứng” thành bệnh xoắn tinh hoàn, hóa ác (ung thư), giảm khả năng sinh sản.

2. Em được biết là, các XY chúng em không chỉ có trục trặc về bệnh ẩn tinh hoàn mà còn có một trục trặc thường gặp khác là hẹp bao quy đầu. Đây là trục trặc thường gặp ở teenboys chúng em phải không ạ? Vậy làm thế nào để ngay từ bé nếu bị hẹp bao quy đầu cũng không bị viêm nhiễm ghé thăm ạ? (Thanh Bình, 16 tuổi)

Trả lời:

Thanh Bình thân mến!

Để biết các boys có bị hẹp bao quy đầu hay không, ngay từ khi bạn còn nhỏ, ba mẹ bạn đã phải kiểm tra thường xuyên xem phần da quy đầu cậu bé có lỏng không, có khả năng tụt trở lại hay không rùi.

Dù bị hẹp hay không hẹp quy đầu thì bạn phải nhớ rằng rửa bao quy đầu là một công việc vệ sinh bắt buộc, một nhiệm vụ phải làm suốt cả đời người. Nhất là khi các teenboys đến tuổi dậy thì sẽ bắt đầu có hiện tượng mộng tinh và xuất tinh. Nếu không chăm chỉ vệ sinh cậu nhỏ thường xuyên, bao quy đầu sẽ đọng lại nước tiểu và các chất cặn bã, không phân hủy nhiều ra ngoài nên có thể bị viêm nhiễm, đau đớn.

 
Nếu bị trục trặc ở cẩu nhỏ do hẹp bao quy đầu ngoài chú ý vệ sinh cậu nhỏ, các teenboys nhất thiết nên được xử lý hẹp bao quy đầu trước tuổi dậy thì là tốt nhất.

3. Mama của em có nói rằng, "cô bé" của chúng em có thể bị viêm nhiễm hoặc chảy mủ ngay từ khi chúng em chưa dậy thì. Nhưng em nghĩ điều này không đúng vì khi ấy các XX còn chưa XXX thì làm sao mà viêm nhiễm được. Thực hư chuyện này thế nào? (Hằng Nga, 17 tuổi)

Trả lời:

Hằng Nga thân mến!

Trước hết cần phải khẳng định rằng mama của bạn hoàn toàn đúng khi nói rằng viêm nhiễm "cô bé" có thể xảy ra ngay cả khi các XX còn bé tí xíu cơ. Vì "cô bé" được tạo hóa bố trí quá an toàn và kín đáo hơn so với cậu nhỏ của XY nên cũng đòi hỏi sự chăm sóc thường xuyên và sớm ngay từ khi mới chào đời.


Bởi nếu vệ sinh thân thể không đúng cách, đồ lót bẩn, có giun sán, có dị vật trong âm đạo thì "cô bé" cũng hay bị viêm nhiễm hơn. Triệu chứng viêm nhiễm khi ấy ngoài ngứa ngáy, còn có biểu hiện chảy mủ ở "cô bé" nữa. Nếu các XX bị viêm nhiễm "cô bé" ngay từ khi còn bé thì phải nên điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt.