Loài kiến độc "gieo rắc" dịch viêm da tái xuất

Top of Form, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 02/09/2012

Các ấy chỉ nên phủi đi khi bị chúng bâu vào thôi nhé!

Gần đây nhiều nơi thường xuyên xuất hiện loại côn trùng đã từng là thủ phạm gây ra dịch ngứa, viêm da cho nhiều sinh viên và người dân sống ở các khu ký túc xá, chung cư... 

Càng gãi càng lở loét

Loài côn trùng này có tên thường gọi là kiến ba khoang đuôi nhọn (tên tiếng Anh là Rove Beetle).

Ở độ tuổi trưởng thành, loài kiến này rất thích bay vào đèn, thân mình dài độ 10mm, màu đỏ có ba khoang đen ở đầu, cánh và cuối bụng. Râu dài hình sợi chỉ, chân chạy nhanh, cánh ngắn đến nửa thân mình, cuối bụng nhọn có hai đuôi nhỏ.

Con cái có độc tố pederin (còn gọi là cantharidin, thuộc loại alkaloid) trong một đôi tuyến ở cuối bụng dùng để bảo vệ trứng khi đẻ khỏi bị các loài thiên địch khác tấn công. Vì thế nếu con vật bị chà xát hay chạm mạnh thì độc tố có thể tiết ra ngoài, dính vào da người làm có cảm giác cháy da, đau đớn, ngứa ngáy dữ dội.

Độc tố có tính chất làm phồng rộp da, nổi mụn nước, nhất là ở mặt, cổ, hông, nách (nguy hiểm nhất là vào mắt có thể làm bỏng võng mạc). Vết phồng thường xuất hiện độ một ngày sau khi bị dính độc tố. Nguy hiểm hơn, nếu bạn tác động hay kích thích vết thương  như gãi, tắm, xông… thì các vết phồng sẽ càn lan rộng ra và có mùi thối.

Loài này xuất hiện vào đầu mùa mưa khi có ẩm độ cao, nhất là sau các cơn mưa lớn đầu mùa. Chúng thường sống trong ruộng lúa, ăn rầy nâu và rất thích ánh sáng đèn.

loai-kien-doc-gieo-rac-dich-viem-da-tai-xuat

Biện pháp phòng trị

Do loài kiến này ưa đèn sáng, bạn nên tránh ở quá lâu những khu vực này. Sử dụng thuốc diệt côn trùng khi phát hiện chúng ở nơi thường sinh hoạt.

Khi ngủ, nên giăng mùng hoặc dùng tủ chống muỗi. Lắp đặt các lưới chống côn trùng ở nơi gần các ao hồ, nước tù đọng. 

Nếu bị chúng bâu vào người thì bạn chỉ nên phủi nhẹ. Không nên đập hoặc chà sát vào da.

Khi bị dính chất độc, tránh gãi hay chà mạnh vùng da bị tổn thương. Không tiếp xúc các vùng da lành với nơi bị dính độc tố. 

Rửa sạch vết thương (nhất là ở vùng mắt) càng nhanh càng tốt khi bạn dính chất độc, bôi thuốc, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.