10 câu hỏi bỏ túi cho XX khi đi khám "núi đôi"

Thu Hương (Theo Womenhealth) - Theo PLXH, Theo 00:03 03/10/2010

Khi thấy núi đôi của mình có những biểu hiện khác lạ, chúng mình thường muốn đến thăm khám bác sĩ để phát hiện nguyên nhân. Nhưng chúng mình nên hỏi những gì nhỉ?

Mỗi khi sờ nắn mà thấy những cái mụn hay nghi ngờ sự khác lạ ở núi đôi là các teen phải hết sức chú ý đó nhé.

Chớ có coi thường vì có khi có những nốt mụn đó lại là những mụn không bình thường, biết đâu lại là một dấu hiệu cảnh báo cho những bệnh liên quan đến núi đôi thì sao.



Cần alo hỏi ý kiến bác sĩ khi:


- Tại vùng núi đôi xuất hiện những nốt mụn mới hết sức đáng ngờ, nó không giống với những nốt mụn đã nổi rồi biến mất như trước đó.

- Một trong hai bên núi đôi (hoặc cả hai bên) thấy xuất hiện một chuỗi giống như chuỗi hạch.

- Những nốt mụn nổi trên núi đôi thay đổi mỗi ngày và càng ngày càng to.


Trường hợp nào XX cần chú ý theo dõi thường xuyên hơn nữa?

- Đỉnh núi có rỉ ra chút máu hoặc rỉ rả chất dịch màu trắng hoặc vàng.

- Vùng da núi đôi đỏ ửng, dày cứng hơn, lõm vào hoặc có nhiều nếp nhăn

- Đỉnh núi lún vào trong, cho dù trước đây nó không hề bị như vậy


10 câu hỏi XX nên hỏi bác sĩ khi đến khám núi đôi

Nhiều XX khi đến khám núi đôi, vì quá hồi hộp mà quên mất những câu hỏi mình đã chuẩn bị từ nhà để đến hỏi bác sĩ. Và vì không hỏi han cẩn thận mà XX đã lo lắng lại càng lo sợ hơn. Hãy bỏ túi những câu hỏi sau để hỏi bác sĩ XX nhé!

1. Làm cách nào mà cháu biết được những cái mụn ở vùng núi đôi có liên quan đến bệnh ung thư núi đôi?


2. Bác sĩ có thể khám cho cháu những nốt nổi cục rải rác ở vùng ngực, nách và cả cổ cháu không?

3. Cháu có nhất thiết phải chụp X-quang vùng núi đôi không thưa bác sĩ?

4. Siêu âm núi đôi có cần thiết không ạ?

5. Cháu có phải kiểm tra sinh thiết (*) nữa không?

Chú thích: "Sinh thiết là một kỹ thuật khá phức tạp, do đó, người ta chỉ làm sinh thiết sau khi đã thực hiện những kỹ thuật chẩn đoán dễ hơn (chụp X.quang, siêu âm, xét nghiệm) mà vẫn chưa khẳng định chắc chắn bệnh tật. Theo các chuyên gia thì xem mô hoặc tế bào dưới kính hiển vi bao giờ cũng cho những kết quả chẩn đoán chính xác nhất, rất hiệu quả khi xác định bản chất của một khối u: U lành hay u ác tính. Khi đã xác định nếu là u ác tính, bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết các mô lân cận để xem khối u đã di căn hay chưa, từ đó có liệu pháp điều trị thích hợp.

Trong các trường hợp nhiễm khuẩn hoặc viêm không rõ nguyên nhân, người ta cũng sử dụng kỹ thuật sinh thiết. Hoặc để xác định hiệu quả điều trị, người ta sinh thiết nhiều lần liên tiếp. Ngày nay, nhờ các kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính hoặc nội soi mà người ta có thể làm sinh thiết chính xác và an toàn hơn. Mặt khác, việc sử dụng các kim rất nhỏ đã giúp thầy thuốc sinh thiết được các cơ quan như tuyến nước bọt và tụy mà nếu dùng kim to sẽ rất nguy hiểm." (trích dẫn từ An Ninh Thủ Đô).

6. Kiểm tra sinh thiết bao gồm những gì thưa bác sĩ?

7. Mất bao lâu cháu mới biết kết quả kiểm tra của mình?

8. Cháu sẽ đến đây nhận kết quả hay bác sẽ gửi kết quả về nhà cho cháu?


9. Nếu các kết quả đều là âm tính, nhưng mấy cái mụn thì vẫn còn đó, thì cháu có cần kiểm tra sinh thiết nữa không?

10. Nếu mụn biến mất, tự kiểm tra cũng không có gì khác lạ đáng ngờ thì liệu cháu có phải đến bác sĩ kiểm tra thường xuyên hơn nữa không thưa bác sĩ?

Nhớ 10 câu hỏi này nhé, sẽ giúp ích cho girl lắm đấy!
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày