Vẻ đẹp của "đầm lầy chết" 900 năm giữa sa mạc Namib

Ngọc Anh, Theo Mask Online 00:01 06/04/2013

Cây cối ở đầm lầy giữa sa mạc Namib này chết khô và bị ánh nắng Mặt trời nhuộm đen như những bộ xương...

Tại công viên Namib-Naukluft ở sa mạc Namib tồn tại một "nghĩa địa cây khô" khổng lồ mang tên Deadvlei. Ý nghĩa của cái tên Deadvlei xuất phát từ 2 ngôn ngữ: tiếng Anh và tiếng Hà Lan; Deadvlei có nghĩa là một đầm lầy chết.


(Click vào hình để nhìn quang cảnh Deadvlei 360 độ).

Vẻ đẹp của "đầm lầy chết" 900 năm giữa sa mạc Namib 1

Đến Deadvlei, tất cả những gì chúng ta thấy là cảnh tượng những thân cây đã chết khô. Truyền thuyết xưa cho rằng, có hai vị thần chiến đấu với nhau. Vị thần chiến thắng đã tạo ra những cồn cát cao chót vót bao quanh Deadvlei và nguyền rủa vùng đất này sẽ không bao giờ có lại sự sống.

Vẻ đẹp của "đầm lầy chết" 900 năm giữa sa mạc Namib 2

Vì lời nguyền ấy, trong 900 năm qua, gần như không một sinh vật nào có thể sống ở Deadvlei. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng, đó chỉ là câu chuyện tưởng tượng mà thôi.

Vẻ đẹp của "đầm lầy chết" 900 năm giữa sa mạc Namib 3

Theo lý giải địa chất học, thềm sa thạch này được bao quanh bởi những cồn cát cao nhất trên thế giới, với chiều cao từ 350 - 400m. Bụi cát của lòng chảo đất sét này được hình thành khi dòng sông Tsauchab chảy tràn qua và gây ngập lụt.

Điều này đã tạo ra những vùng nước nông, tạo điều kiện thích hợp cho cây keo cũng như cây gai lạc đà mọc lên và phát triển lớn mạnh.

Vẻ đẹp của "đầm lầy chết" 900 năm giữa sa mạc Namib 4
Có lẽ chính những đụn cát cao kia đã trở thành nhân tố thiết yếu, bảo vệ các cây khô kia.

Nhưng khoảng 900 - 1.000 năm trước, nơi này trải qua một trận hạn hán khốc liệt. Các cồn cát dịch chuyển dần tới lòng chảo và ngăn sông chảy qua. Nước ngầm cũng khô cạn, mưa cũng không đủ thấm đất.

Cây cối rất hiếm khi được thấy trong sa mạc, nhưng thay vào đó, luôn có những ốc đảo rất đặc biệt. Có những lúc nguồn nước trên sa mạc cạn kiệt đến nỗi dấu hiệu của sự sống cũng biến mất, cây cối chết khô vì không còn đủ nguồn nước để duy trì sự sống.

Vẻ đẹp của "đầm lầy chết" 900 năm giữa sa mạc Namib 5
Cả vùng đất giống như một nghĩa địa khổng lồ.

Chỉ có một số ít loài thực vật sống sót được nhờ sương mù buổi sáng hoặc lượng mưa hiếm hoi. “Bộ xương” của những cây keo này được ước tính đã chết hơn 900 năm.

Trải qua chừng đó thời gian, nhưng những cành cây ngoằn ngoèo với lớp vỏ nhăn nhúm này vẫn rất hiên ngang trước những cơn gió thỉnh thoảng lại thổi qua sa mạc.

Vẻ đẹp của "đầm lầy chết" 900 năm giữa sa mạc Namib 6
Cây cối chết khô và bị ánh nắng Mặt trời nhuộm đen như những bộ xương trơ trọi trên nền trắng của đất và mảng màu cam dài vô tận của cồn cát.

Không như chúng ta nghĩ, những cái cây không trở thành hóa thạch mặc dù những vật liệu hữu cơ của chúng đã dần dần bị thay thế bởi các khoáng chất. Thay vào đó, chúng bị ánh nắng Mặt trời đốt cháy, biến thành một màu đen như than.

Vẻ đẹp của "đầm lầy chết" 900 năm giữa sa mạc Namib 7

Vẻ đẹp của "đầm lầy chết" 900 năm giữa sa mạc Namib 8

Khu vực này khô cằn đến nỗi thậm chí gỗ cũng không thể phân hủy được. Như vậy có thể nói cây cối ở Deadvlei được sấy khô chứ không phải bị hóa thạch.

Vẻ đẹp của "đầm lầy chết" 900 năm giữa sa mạc Namib 9
Hiếm hoi lắm mới thấy một vài dấu hiệu của sự sống là bụi cây sống nhờ sương sớm.

Vẻ đẹp của "đầm lầy chết" 900 năm giữa sa mạc Namib 10

Mặc dù vậy, sự sống luôn hiện hữu ở khắp nơi. Tồn tại trong Deadvlei là những con bọ cánh cứng, chuột nhảy, đà điểu, linh dương, và một vài loài động vật khác.

Các loài động, thực vật ở đây sống được là nhờ màn sương của những buổi sáng sớm quét qua từ bờ Đại Tây Dương cách đó hàng dặm.

Vẻ đẹp của "đầm lầy chết" 900 năm giữa sa mạc Namib 11

Một điều không thể phủ nhận là Deadvlei thu hút được rất nhiều nhiếp ảnh đến đây. Họ sẵn sàng vượt qua một cuộc hành trình đầy khó khăn, gian nan để có được những bức hình khắc họa cảnh đẹp hùng vĩ.


(Click vào hình để nhìn khung cảnh "nghĩa địa khổng lồ" Deadvlei 360 độ).

Cùng ngắm nhìn lại khung cảnh ở đầm lầy Deadvlei qua video dưới đây: