Update những chuyện "khó tin" về thám hiểm Mặt Trăng

Hồng Phượng, Theo 10:00 03/09/2011

Nhưng trước đó, hãy nghía qua sự nguy hiểm của rác thải vũ trụ trong bản tin Teeniscover về vũ trụ tuần này bạn nhé!

Rác thải vũ trụ đang ở mức “báo động”

 
Mới đây, các chuyên gia hàng đầu về vũ trụ cho biết tình hình về rác thải ngoài không gian đang ở “mức báo động”. Trong tương lai gần, việc bay vào quỹ đạo Trái đất tầm thấp (ở độ cao 2000km tính từ mặt nước biển) sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm đối với các phi hành gia. Đội ngũ chuyên gia tỏ ra e ngại với viễn cảnh tàu vũ trụ có người lái sẽ bị rác thải (cụ thể là các mảnh vỡ của vệ tinh) đâm thủng.
 
Trái đất đang bị "bao vây" bởi các mảnh vỡ của vệ tinh
 
Hiện nay, số lượng vệ tinh bị bỏ đi nhiều đến nỗi… đủ để chúng liên tục va chạm với nhau, tạo ra nhiều mảnh vỡ nhỏ hơn ngoài không gian. Chính điều này cũng làm dấy lên mối lo lắng về rủi ro thất bại của những cuộc thám hiểm vũ trụ trong tương lai. Theo chuyên gia Donald Kessler, nhiều mảnh vỡ sẽ xuất hiện hơn sau mỗi lần hai vệ tinh va chạm với nhau và nó còn dẫn tới những vụ va chạm tiếp theo khác. Ông gọi đây là “hiệu ứng thác nước” (hàng loạt vụ va chạm xảy ra theo thứ tự như thác nước chảy từ trên cao xuống thấp) và cho rằng con người đã mất kiểm quyền kiểm soát môi trường.
 
Các vệ tinh bỏ đi liên tục va chạm với nhau tạo ra các mảnh vỡ nhỏ hơn trong không gian
 
Nhận định của ông xem ra hoàn toàn đúng bởi hiện nay, chúng ta vẫn chưa có cách nào “thanh lý” đống rác đó.
 
Để teen nhà mình có thể mường tượng ra dễ hơn mức độ nghiêm trọng của vấn đề, chúng tớ đã tìm hiểu thêm thông tin về các vụ va chạm. Điển hình nhất có thể kể đến vụ va chạm giữa hai vệ tinh năm 2009, một của Liên Xô cũ và một của hãng viễn thông Iridium (Mỹ). Chúng lao vào nhau ở tốc độ khoảng 11,6km/giây, “tạo ra” hơn 1700 mảnh vỡ đủ lớn để có thể quan sát từ Trái đất. Chính những mảnh vỡ này đã tự trở thành những vật cản không gian đối với các nhà du hành vũ trụ.
 
Đó là chưa kể tới vụ thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh “thành công” của Trung Quốc cũng trong năm 2009. Vệ tinh Fengyun-1C ngay lập tức “nhân bản” thành 2700 mảnh vụn trong quỹ đạo Trái đất mà dĩ nhiên là còn tồn tại đến ngày nay.
 
Vệ tinh Fengyun-1C “nhân bản” thành 2700 mảnh vụn trong quỹ đạo Trái đất
 
Công việc du hành vũ trụ vốn đầy khó khăn giờ đây còn trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết.
 

Nhiệm vụ Apollo thám hiểm Mặt Trăng và những điều bạn có thể chưa biết


Từ năm 1960 đến năm 1970, người Mỹ đã có nhiều bước tiến trong ngành khoa học vũ trụ. Họ dành tên gọi "nhiệm vụ Apollo" cho những chuyến đi bay vào không gian, cụ thể là Mặt Trăng. Trong đó, nổi tiếng nhất là nhiệm vụ Apollo 18, 19 và 20.

Cùng chúng mình "zoom" vào những điều có thể bạn chưa biết về những chuyến thám hiểm không gian qua hình ảnh này nhé!

Trong bộ phim “Apollo 18”, hình ảnh thất lạc vốn được ghi lại bởi phi hành đoàn cho thấy có sự sống của loài khác trên Mặt Trăng. Ngay sau đó, NASA đã chôn vùi mọi tài liệu liên quan đến việc này.
  

Trong bức ảnh này, phi hành gia Aldrin đang nói chuyện với gia đình từ buồng cách ly tại Houston, Texas. Vào thời điểm đó, các chuyên gia NASA nghi ngờ phi hành đoàn có thể sẽ mang theo các nguồn bệnh từ Mặt Trăng khi trở về, nhưng giả thiết này nhanh chóng bị bác bỏ thời gian sau đó.
 
Mặc dù sau này, người ta đã chứng minh được các phi hành gia tàu Apollo chẳng hề đặt chân lên Mặt Trăng nào thì trước đó, trong một bài phỏng vấn, Buzz Aldrin khẳng định mình đã trông thấy người ngoài hành tinh trên đường đến mặt trăng.
 

Vào thời điểm đó, cả NASA lẫn cơ quan vũ trụ Nga đều gặp phải vấn đề với… bút viết. Trong môi trường không trọng lực, người Nga quyết định sử dụng bút chì trong khi NASA tiêu tốn hàng triệu USD để nghiên cứu loại bút viết được… ở ngoài vũ trụ. Thực tế, chiếc bút đó được sản xuất bởi một công ty tư nhân theo đơn đặt hàng của NASA với trị giá hợp đồng khá lớn. Sau này, khi dư luận phát hiện ra sự phung phí không đáng có, NASA buộc phải chuyển về thiết kế có giá thành rẻ hơn của Fisher Space.
 

Mọi người đều biết rằng Neil Armstrong là người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng, sau đó là Buzz Aldrin. Tuy nhiên có ai biết được lí do tại sao Neil được chọn? Điều này cho đến nay vẫn là một ẩn số.
 

Mặc dù người Mỹ nhìn lại mốc son Apollo như một niềm tự hào, tin rằng nó được biết đến rộng rãi thì những thông tin thu được lại phản ánh tình hình vô cùng khác. Có ít hơn 50% người dân Mỹ cho rằng chẳng hứng thú gì với chương trình này. Và ngay cả khi Neil Armstrong đặt chân lên Mặt Trăng, họ vẫn tỏ ra thờ ơ với 53% số người được hỏi cho rằng thành công đó chẳng xứng với số tiền đầu tư.
 

Có tin đồn cho rằng NASA từng đánh mất bản thiết kế của tên lửa Saturn V rồi sau đó phát hiện bản phim vẫn còn trong kho lưu trữ. Sau này, NASA cho rằng các bộ phận của tên lửa Saturn V được chế tạo bởi nhiều công ty khác nhau hiện không làm cho ngành vũ trụ nữa nên dự án không thể được hoàn thành.
 

Bột cam uống liền TANG được phi hành gia John Glenn mang theo trong chuyến đi của mình đã trở nên vô cùng nổi tiếng sau đó.