Phát hiện ra sự tồn tại của những vũ trụ khác

Skinny V, Theo 15:30 11/08/2011

Con người chúng ta không phải là duy nhất và vũ trụ cũng vậy.

Mặc dù to lớn là thế, thế nhưng vũ trụ của chúng ta cũng chỉ là một trong số rất nhiều những vũ trụ khác trôi nổi trong một hệ vũ trụ bao la. Tất nhiên đó là điều ai cũng biết, nhưng để giải thích được điều này không hề đơn giản chút nào.

Và hiện nay, các nhà khoa học đã lên kế hoạch để có thể phát hiện ra “vết thâm” ở những nơi giao thoa của hai vũ trụ.

Một nhóm các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới đã tạo ra một thuật toán trên máy tính để “truy lùng” những bất thường trong vũ trụ của chúng ta, họ nói rằng những thứ bất thường đó sẽ có thể giống như một chiếc đĩa hoặc một hình elip dẹt thể hiện sự va chạm của hai vũ trụ rộng lớn.
 
Bản đồ được cho là toàn cảnh của một vũ trụ trong số những hệ vũ trụ.

Vì hệ các vũ trụ mở rộng rất lớn thế nên sau vụ nổ Big Bang thì những vũ trụ này đã bị tách nhau rất xa, khả năng để phát hiện ra sự giao thoa giữa chúng là vô cùng khó nên các nhà khoa học phải tìm hiểu từ thời điểm hệ vũ trụ còn rất sơ khai.

Thật may mắn, một số kính viễn vọng ngày nay đã có khả năng phát hiện ra những hình ảnh sơ khai của hệ vũ trụ, mặc dù rất mờ nhạt và các nhà khoa học đã gọi hình ảnh này là: “Hình ảnh bức xạ sóng trong vũ trụ”. Những tia bức xạ này được truyền đi bởi nguồn sóng plasma cực nóng đã chi phối vũ trụ trong khoảng gần 380.000 năm sau vụ nổ Big Bang, vụ nổ được xác định đã xảy ra 13 tỉ năm về trước.

Nhà khoa học Matthew Johnson của Viện khoa học Perimeter nói: “Trong một khoảng thời gian rất dài, mọi người đã nghi ngờ về việc xuất hiện của những vũ trụ khác trong một hệ vũ trụ. Thế nhưng họ luôn nghĩ rằng điều này là không thể chứng minh được nên chưa từng có ai bắt tay vào làm nó”.
 
Vết lõm của vũ trụ hay là một hình dạng có sẵn?

Những vũ trụ khác, nếu như có thật, rất có thể đã bị văng ra rất xa trong không gian vô cùng rộng lớn của hệ vũ trụ.

Một vài vũ trụ “bong bóng” khá giống với vũ trụ của chúng ta, điểm khác duy nhất giữa chúng là các định luật vật lý. Những vũ trụ này rất có thể đã xuất hiện gần nhau nhiều lần cũng như tạo ra sự va chạm với nhau trước khi bị văng ra ngoài khoảng không gian của hệ vũ trụ.

Với thuật toán mới của các nhà khoa học, giờ đây họ đã có một số bằng chứng cơ bản về những vụ va chạm của hai vũ trụ.
 
Rất có thể các vũ trụ đã va chạm với nhau rất nhiều trong quá khứ.

Các nhà khoa học đã đưa ra những giả thuyết về hình dáng của các vũ trụ, hình dáng này xuất hiện rất nhiều vết lõm do những lần va chạm chứ không phải là một hình dáng tròn trịa đã được tạo thành từ rất lâu trước đó.
 
Kêt quả hứa hẹn

Thuật toán mới này đã tìm ra được 15 phát hiện khá thú vị. 4 trong số những phát hiện này rất hứa hẹn sẽ gợi mở nhiều điều hơn về hệ vũ trụ trong khoảng thời gian sắp tới.

Hình ảnh bức xạ sóng vũ trụ trên có vẻ chưa được sắc nét để phát hiện ra những tín hiệu khi hai vũ trụ va chạm vào nhau.

Các nhà khoa học đang nỗ lực hết sức trong việc cải thiện những hình ảnh trên và chờ đợi thông tin từ Đài thiên văn vũ trụ Planck, được nói sẽ cung cấp hình ảnh rõ nét gấp 3 lần hình ảnh hiện tại.

Những thông tin tổng hợp của Planck sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay, thế nhưng phải đến tháng 1 năm 2013 chúng ta mới có thể tạo nên một bản đồ rõ ràng về một số vũ trụ trong hệ vũ trụ được.
 


Mặc dù với dữ liệu tốt hơn từ Planck, chứng minh được sự va chạm của những vụ trụ vẫn là một trò chơi may rủi. Rất có thể những vụ va chạm mạnh hơn từ các vũ trụ khác sẽ khiến chúng bị xóa sổ hoàn toàn, vì vậy để có thể có được cái nhìn toàn diện hơn các nhà khoa học phải nhanh chóng tìm ra những bằng chứng chứng minh cho cái gọi là “đa vũ trụ”.