Tàu Curiosity vượt 566 triệu km chinh phục Sao Hỏa

Lê Giang, Theo Mask Online 10:42 06/08/2012

Cùng các cập nhật: Vẻ đẹp của nơi nóng nhất Trái đất, phát minh kính phiên dịch...

Tàu Curiosity đã đáp thành công xuống Sao Hỏa


12h31' ngày 6/8 (giờ Việt Nam), tàu thám hiểm tự hành Curiosity của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã hạ cánh thành công xuống bề mặt sao Hỏa, sau chuyến đi dài 566 triệu km trong 36 tuần.

tau-curiosity-vuot-566-trieu-km-chinh-phuc-sao-hoa

Tàu Curiosity đã vượt qua giai đoạn mà NASA gọi là “7 phút kinh hoàng”. Nó phải đâm xuyên qua bầu khí quyển Sao Hỏa có mức nhiệt độ lên tới 871 độ C với vận tốc 20.920km/h.

tau-curiosity-vuot-566-trieu-km-chinh-phuc-sao-hoa
Bức hình đầu tiên - bóng của xe tự hành Curiosity trên bề mặt sao Hỏa.

tau-curiosity-vuot-566-trieu-km-chinh-phuc-sao-hoa
Bức hình thứ 2 - một bánh xe tự hành Curiosity trên bề mặt sao Hỏa.

tau-curiosity-vuot-566-trieu-km-chinh-phuc-sao-hoa
Bức hình thứ ba mà Curiosity ghi lại và truyền về Trái đất.

Sau 9 năm chuẩn bị, tiêu tốn hơn 2,5 tỷ USD (khoảng 52.000 tỷ VNĐ), tàu thám hiểm Curiosity của NASA đã đến được Sao Hỏa. Nếu theo đúng kế hoạch, tàu Curiosity sẽ hỗ trợ con người khám phá nhiều bí ẩn của Hành tinh Đỏ, xác minh liệu có dấu vết sự sống ở đây không.

tau-curiosity-vuot-566-trieu-km-chinh-phuc-sao-hoa
Các nhà khoa học NASA ăn mừng vì Curiosity đã hạ cánh thành công.

(Nguồn tham khảo: NASA)

Lần đầu tiên xác định hình dạng siêu tân tinh


Những ngôi sao có tỉ số khối nặng hơn 8 lần Mặt trời sẽ chấm dứt cuộc đời của mình bằng một vụ nổ "kinh thiên động địa" trong vũ trụ gọi là siêu tân tinh.

tau-curiosity-vuot-566-trieu-km-chinh-phuc-sao-hoa
Hình ảnh 3D (trái) và 2D (phải) của siêu tân tinh. 

Sử dụng máy ảnh Faint và quang phổ (FOCAS) trên kính viễn vọng Subaru, các nhà thiên văn học Nhật Bản đã thu thập được bằng chứng về việc xác định hình dạng của siêu tân tinh. 

Hiện tượng này vẫn là một điều bí ẩn, bởi nó rất khó quan sát. Đa phần chúng xảy ra ở các thiên hà. Khi quan sát hiện tượng này bằng kính viễn vọng ở Trái đất, chúng chỉ là một chấm sáng nhỏ và vật chất được phóng với vận tốc 10.000km/giây.
(Nguồn tham khảo: Dailymail)

10 năm nữa cá ngựa sẽ tuyệt chủng?


Các nhà bảo tồn vừa cảnh báo, 10 năm nữa cá ngựa có thể bị tuyệt chủng do bị buôn bán bất hợp pháp để làm thuốc ở Trung Quốc. Mỗi năm, có ít nhất 150 triệu con cá ngựa bị giết. Có khoảng 70 quốc gia đánh bắt và bán cá ngựa cho thị trường này.

tau-curiosity-vuot-566-trieu-km-chinh-phuc-sao-hoa
Nạn đánh bắt quá mức có thể làm cá ngựa tuyệt chủng trong 10 năm tới.

Cá ngựa là loài di chuyển chậm và vùng sinh sống rất hẹp, chỉ khoảng hơn 1m2 trong vòng đời của mình nên rất dễ bị đánh bắt.

(Nguồn tham khảo: Zeenews)

Giun lên vũ trụ sẽ sống lâu hơn


Các nhà khoa học đã quan sát cuộc sống của loài giun tròn (Caenorhabditis elegans) được đưa lên khoang của Trạm Không gian Quốc tế ISS và thấy quá trình lão hóa bị chậm lại, khiến chúng sống lâu hơn các “bạn bè” dưới Trái đất. 

tau-curiosity-vuot-566-trieu-km-chinh-phuc-sao-hoa
Nếu quy ra cuộc đời của loài người thì cuộc du hành đặc biệt ấy khiến giun sống thọ thêm được trung bình là 16 năm.

Cơ thể người trong điều kiện chân không vũ trụ thì ngược lại, sẽ bị già nhanh hơn khá nhiều. Nghiên cứu này sẽ đóng góp vào việc phát triển các công nghệ mới trong y học vì chúng cho phép nghiên cứu quá trình sinh học của cơ thể sống trên nhiều khía cạnh khác nhau.

(Nguồn tham khảo: Vietnamnet)

Kính phiên dịch


Dựa trên ý tưởng chiếc kính Project Glass của Google, Will Powell đã phát triển mẫu kính đeo mắt có chức năng phiên dịch theo thời gian thực.

Thiết bị này có thể lắng nghe hội thoại, dịch sang ngôn ngữ yêu cầu. Nó hoạt động tương thích với 37 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.

tau-curiosity-vuot-566-trieu-km-chinh-phuc-sao-hoa

tau-curiosity-vuot-566-trieu-km-chinh-phuc-sao-hoa

Nó hoạt động như sau: tai nghe Bluetooth thu lại các tín hiệu âm thanh và kết nối với một điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng, nhằm đảm bảo âm thanh đầu vào (được lọc bỏ tạp âm). Tín hiệu được gửi đến dịch vụ Microsoft Translator để xác định ngôn ngữ đã thu và phiên dịch sang ngôn ngữ đích theo lựa chọn. 

Văn bản phiên dịch sẽ hiển thị trên phần dưới của mắt kính như phụ đề theo thời gian thực, trong khi người dùng vẫn có thể giao tiếp bình thường.

(Nguồn tham khảo: Gizmag)

Chùm ảnh: vẻ đẹp kỳ ảo của nơi nóng nhất Trái đất


Dallol là một miệng núi lửa ở phần đất lún Danakil thuộc Ethiopia. Tên Dallol theo tiếng địa phương nghĩa là “sự hòa tan”. Nơi có đầy oxit sắt, lưu huỳnh và những sa mạc muối.

tau-curiosity-vuot-566-trieu-km-chinh-phuc-sao-hoa
Dallol được mệnh danh là núi lửa trên cạn thấp nhất thế giới, thấp hơn mực nước biển khoảng 48m,

tau-curiosity-vuot-566-trieu-km-chinh-phuc-sao-hoa
Đây là nơi nóng nhất Trái đất có người sinh sống, nhiệt độ trung bình quanh năm lên tới 35 độ C.
 
tau-curiosity-vuot-566-trieu-km-chinh-phuc-sao-hoa
Vùng đất này đầy những ao hồ và suối nước nóng rực rỡ màu sắc do ảnh hưởng của hợp chất muối kali.

tau-curiosity-vuot-566-trieu-km-chinh-phuc-sao-hoa
Khi mạch nước ngầm chảy sâu xuống lòng đất, chúng gặp nhiệt độ cao và chuyển thành dạng hơi, đến lúc áp suất lên tới đỉnh điểm thì tạo ra một vụ nổ và hình thành miệng núi lửa. 

tau-curiosity-vuot-566-trieu-km-chinh-phuc-sao-hoa

(Nguồn tham khảo: Discovery)