Tạo ra loại vật liệu nhẹ nhất thế giới

A, Theo Mask Online 10:37 19/07/2012

Cùng các cập nhật: Sông Sài Gòn thành túi hứng nước thải, núi băng bị xé toạc...


Tạo ra vật liệu nhẹ nhất thế giới


Các nhà nghiên cứu Đức đã chế tạo ra loại vật liệu nhẹ nhất thế giới, bao gồm một mạng lưới ống carbon xốp mà họ gọi là Aerographite - theo hãng tin UPI.



Aerographite cân nặng chỉ 0,2 miligram/cm3, nghĩa là nhẹ hơn vật liệu Styrofoam thông thường gần 400 lần. Nó có màu đen, ổn định và có tính dẫn điện, dễ uốn và đục - các nhà nghiên cứu cho biết.

Những công dụng khả dĩ của vật liệu mới này có thể là chế tạo pin siêu nhẹ, tạo tính dẫn điện cho các vật liệu tổng hợp như nhựa, hoặc trong những thiết bị điện tử dành cho lĩnh vực hàng không và vệ tinh do chúng có thể chịu được độ rung cao.

(Nguồn tham khảo: National Geographic)

Phát hiện ra tips "đánh bay" nỗi buồn, giảm căng thẳng


Hôm qua, tờ Dailymail đã đưa tin về những phát hiện gần đây nhất của các nhà nghiên cứu trên thế giới trong lĩnh vực y tế - sức khỏe. Trong số đó có các tips thú vị sau:

Theo một nghiên cứu của trường Đại học Ohio (Mỹ), khi cảm thấy buồn nản, bạn hãy xem các bộ phim thuộc thể loại bi kịch. 



Quả cam có thể giúp trấn an trạng thái thần kinh của bạn. 


Các nhà nghiên cứu Đức đã tiến hành thí nghiệm với những người tình nguyện bằng cách giao cho họ nhiệm vụ diễn thuyết trước số đông khán giả. Những người tình nguyện uống một lượng lớn vitamin C cho biết, họ cảm thấy ít căng thẳng hơn và có huyết áp thấp hơn.

Nếu muốn sống lâu hơn, việc giữ mình ở trạng thái khỏe mạnh, sung sức còn quan trọng hơn việc níu giữ cơ thể mảnh mai, thon nhỏ. 


Một nghiên cứu trên 14.000 người kéo dài trong 11 năm của Hiệp hội Tim mạch Mỹ hé lộ, việc tăng sự cường tráng cho cơ thể làm giảm 19% nguy cơ tử vong trong 6 năm tiếp theo.

(Nguồn tham khảo: Dailymail/Vietnamnet)

Núi băng bị xé toạc khỏi Greenland


Một núi băng lớn gấp đôi khu Manhattan (Mỹ) đã bị xé toạc khỏi Petermann - một trong những sông băng lớn nhất của Greenland, dấu hiệu mới nhất cho thấy sự thay đổi dữ dội ở hòn đảo vùng cực đang ấm lên này.


Ảnh trước và sau đợt đứt gãy sông băng Petermann.

Khoảng 4/5 lãnh thổ Greenland được bao phủ bởi một lớp băng dày khổng lồ. Sông băng Petermann hầu hết nằm trên đất liền, nhưng vẫn có một phần phủ lên mặt nước giống như chiếc lưỡi băng dài, và đó cũng là nơi vụ đứt gãy xảy ra.

“Chúng tôi nắm trong tay dữ liệu suốt 150 năm và chúng tôi đang chứng kiến những sự thay đổi chưa từng xảy ra từ trước đến giờ”, nhóm nghiên cứu nói.

(Nguồn tham khảo: Khoahoc)

Sông Sài Gòn thành túi hứng nước thải


Chưa tới 20% nước thải sinh hoạt trên các đô thị lưu vực sông Sài Gòn được xử lý trước khi thải ra con sông này. Con số trên được GS.TS Lâm Minh Triết, Viện Nước và Công nghệ Môi trường TP.HCM đưa ra tại hội đồng khoa học do Sở KH-CN TP.HCM tổ chức ngày 17/7.



Cùng với nước thải sinh hoạt, các ngành may mặc, rượu bia, thực phẩm đang xả thải ra nhiều nhất. Nhiều cơ sở sản xuất và trại chăn nuôi thải thẳng ra sông. 

(Nguồn tham khảo: Đất Việt)