Greenland – Vương quốc băng giá đang tan chảy

Thủy Chip, Theo 00:00 13/10/2010
Chia sẻ

Nếu trái đất tiếp tục nóng lên thì có thể một ngày nào đó, thế giới sẽ mất đi đảo băng lớn nhất này.

Greenland là một quốc gia tự trị nằm trong vương quốc Đan Mạch và là hòn đảo lớn nhất thế giới. Đây là một quốc giá rất đặc biệt, bởi khoảng 81% diện tích bề mặt Greenland bị băng bao phủ, được gọi là mũi băng Greenland, trọng lượng của băng đã nén vùng đất trung tâm lục địa hình thành nên một lòng chảo nằm thấp hơn 300 m. Tuy thuộc Đan Mạch nhưng về mặt địa lý, Greenland là một phần của châu Mỹ.
 
Cái tên "Greenland" do những người Scandinavia định cư đặt. Truyện dân gian Bắc Âu có kể rằng có một người đàn ông tên là Erik Đỏ bị trục xuất khỏi Iceland vì tội giết người. Ông cùng với đại gia đình và những người nô lệ, lên tàu đi tìm vùng đất được đồn đại là ở hướng tây bắc. Sau khi đã tới nơi, ông đặt tên cho vùng đất này là Greenland.
 
Ngày nay, trái đất nóng dần lên làm cho băng ở Greenland tan chảy lớn. Người ta dự đoán rằng, nếu băng ở Greenland tan chảy hết sẽ làm cho mực nước biển dâng cao 7cm, khi đó sẽ gây ra những ảnh hưởng tồi tệ đến sự sống của cư dân trái đất.
 
Những hình ảnh dưới đây sẽ cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh về vùng đất băng giá này.
 
 
Băng tan ồ ạt, rồi lại đông lại tạo nên rất nhiều vết nứt lớn ở đáy núi băng. Gió mang theo cát và bụi bẩn khiến lớp băng này càng trở nên vô cùng xấu xí.
 
 
Bức ảnh được chụp ở cách xa khoảng 152,4 mét. Đây là hình ảnh một hố sụt lớn hình oval ở đáy của một hồ băng tan rộng khoảng 1,6km. Chính hố này đã “nuốt” hết những giọt nước cuối cùng của hò băng.
 
 
Brooks Fisher, thành viên của nhóm nghiên cứu “Extreme Ice Survey” đang treo mình trên đỉnh núi băng được hình thành sau trận băng tan, và bắt đầu thám hiểm dải băng ấy.
 
 
Để nghiên cứu sự thanh đổi của dải băng, nhà làm phim Michael Brown leo xuống tận sâu bên trong hố băng tan.
 
 
Đây là hình ảnh dòng nước băng tan đang bị hút sâu vào hố băng đen.
 
 
Đứng ở vùng trung tâm của đảo Greenland, nơi mà những dải băng dày kéo dài hơn 1,6km, Brown đang quan sát một hẻm núi quanh co, men theo con đường từ hồ băng tan đến khe băng nứt.
 
 
Băng tan lớn tạo nên một hẻm núi sâu khoảng 46m.
 
 
Người đàn ông này đang leo vào sâu bên trong khe băng nứt. Ở dưới đáy của khe băng này có thể dẫn tới hố sụt sâu, hoặc hồ băng đã hút hết nước hồ xuống.
 
 
Dòng sông băng trắng muốt xuất hiện những vệt bẩn trải dài. Đây là những bụi bẩn theo gió đến từ sa mạc, từ các đám cháy, các nhà máy than đá và dầu máy. Lớp bụi mịn có chứa một phần carbon hình thành trên mặt băng làm giảm khả năng phản xạ ánh sáng mặt trời của lớp băng mà nó che phủ, khiến cho sức nóng từ mặt trời làm băng tan nhanh hơn.
 
 
Những bụi bẩn chứa cacbon đã tạo ra trên bề mặt hồ băng một “ổ gà” xám xịt. Ở trong đó có không khí và khí ga, do vi khuẩn và tảo biển hình thành, bốc hơi lên tạo thành những bọt bong bóng. Và chính cái lạnh của đêm đã làm đông cứng những bong bóng đó.
 
 
Đây là hình ảnh băng tan trên mặt hồ băng vào mùa hè.
 
 
Một vài ngày sau, hố băng bắt đầu mở và hút nước, nước băng tan rút về hố băng đó theo con kênh được bao bởi băng giá.
 
 
Người đàn ông này đang bơi thuyền trên hồ băng tan, qua hố băng sâu khoảng gần 30m. Khi băng tiếp tục tan, bụi tập trung trên bề mặt sẽ tụ lại thành các vùng sẫm màu hơn và tạo ra một điểm băng tan mạnh khác.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày