Đồng tính - đấu tranh thầm lặng trong cuộc sống

Quốc Trung, Theo Mask Online 12:01 22/06/2012

Từ cuộc đấu tranh 43 năm về trước cho tới cố gắng không ngừng nghỉ của cộng đồng LGBT hiện nay.

Ngày nay, cuộc sống của những người thuộc nhóm LGBT - lesbian/gay, bisexual, transgender/transexual (đồng tính, song tính và hoán tính/chuyển giới) đã có nhiều thay đổi tiến bộ. Tuy nhiên ở những phần còn lại của thế giới, LGBT vẫn còn bị xã hội kỳ thị, phân biệt. 

Thông qua chùm ảnh dưới đây ảnh, phóng viên Aly Song, Adnan Abidi và Tobin Jones muốn chia sẻ, tiết lộ số phận và cuộc sống của nhóm người LGBT ở Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya để giúp chúng ta hiểu hơn về một phần cuộc sống của họ. Họ đã luôn sống với chính con người thật của mình, mong muốn xã hội trở nên "bình thường hóa" và chấp nhận họ.

1. Xiao Cao, 57 tuổi, Trung Quốc


Xiao Cao là một người đồng tính nam tại Thượng Hải. Ông năm nay 57 tuổi và hiện đang thất nghiệp. Trong ảnh, Xiao Cao đang đóng vai một người lính Hồng quân thời Cách mạng Văn hóa.



Xiao Cao hiện sống tại một căn hộ rộng chỉ 8m2, nằm phía sau một khu nhà vệ sinh công cộng.



Xiao Cao dùng những bức ảnh hồi trẻ để trang trí căn hộ nhỏ bé của mình. Không có việc làm ổn định, Xiao Cao được bảo hiểm xã hội trả 500 tệ/tháng (khoảng 1,6 triệu đồng).



Ông đang thay đồ trong một phòng họp vắng người tại Thượng Hải để chuẩn bị cho buổi biểu diễn của chính mình.



Ban ngày, ông thường biểu diễn tại những công viên trong thành phố để kiếm thêm thu nhập.



Tại Trung Quốc, cộng đồng người đồng tính thường bị đặt ngoài lề xã hội. Những năm gần đây, họ dần dần được xã hội chấp nhận hơn.



Buổi tối, Xiao Cao biểu diễn tại một câu lạc bộ dành cho người đồng tính tại Thượng Hải. Bức ảnh chụp Xiao Cao và một bạn nhảy tại câu lạc bộ đồng tính.


2. Seema, 33 tuổi, Ấn Độ


Seema (33 tuổi) là một người hoán tính tại New Delhi, Ấn Độ. Anh đang là thợ chụp ảnh tại văn phòng của một tổ chức phi chính phủ, hỗ trợ những người thuộc nhóm LGBT. Anh là một trong hàng trăm ngàn người Ấn Độ không được xã hội thừa nhận do những định kiến còn nặng nề tại đất nước này.

* Hoán tính: Người sinh ra với những đặc điểm cơ thể thuộc giới tính này (về mặt sinh học) nhưng lại mang giới tính thực thuộc nửa bên kia.



Hiện tại, dù thừa nhận "tôi là nữ, chỉ có hình thể là nam" nhưng Seema đã bị buộc phải có vợ và hai đứa con.



Seema cầm bức ảnh khi anh mặc và trang điểm như một phụ nữ.



Không có một chỗ đứng trong xã hội, Seema phải hành nghề bán dâm để nuôi gia đình. Bên phải ảnh là hộp bao cao su Seema được một tổ chức phi chính phủ phát.



Ánh sáng của chiếc ô tô lướt qua những con phố - nơi Seema làm việc. Anh đang đợi khách trên đường phố New Delhi.


3. Morine, Kenya


Ở nhiều nước châu Phi, LGBT vẫn bị coi là phạm pháp. Morine là một người hoán tính sống tại Thủ đô Nairobi, Kenya.



Từ khi còn nhỏ, Morine đã xác định mình là một người nữ nhưng theo hình thể và chứng minh nhân dân, chính phủ Kenya vẫn ghi nhận Morine là nam, với tên Maurice.



Ở Kenya, người hoán tính vẫn còn là một khái niệm lạ lẫm. Trong ảnh, Morine đang dùng kem tẩy lông để không phải dùng dao cạo râu.



Do có tay nghề, tiệm làm tóc nữ do Morine làm chủ thường rất đông khách. Bức ảnh chụp Morine đang làm tóc cho một khách hàng.



Morine vẫn duy trì mỗi quan hệ với những người hàng xóm. Nhiều người vẫn nhớ cô từ khi còn nhỏ.



Dù đã được phần lớn cộng đồng chấp nhận nhưng Morine vẫn phải đối mặt với sự kỳ thị. Hơn ai hết, cô hiểu nỗi đau phải trả cho việc được là chính mình.



Bằng chính sức lao động của mình, cô đã rời khỏi khu ổ chuột - nơi cô sinh ra và thoát được cái nghèo.


Cách đây 43 năm, vào sáng sớm ngày 28/6/1969, bạo loạn Stonewall đã xảy ra. Đây là một chuỗi những cuộc biểu dương lực lượng một cách bạo động và tự phát chống lại một cuộc bố ráp của cảnh sát tại quán rượu Stonewall, Greenwich Village, ngoại ô thành phố New York



Sự kiện này thường được nhắc tới như là vụ việc đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ khi mà cộng đồng đồng tính phản kháng lại một hệ thống của chính phủ nhằm trừng trị những người đồng tính và nó trở thành sự kiện đánh dấu sự bắt đầu của cuộc đấu tranh cho quyền lợi của người đồng tính ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới.



Kể từ đó đến nay, tháng 6 được lấy làm tháng biểu trưng cho những cuộc diễu hành đồng tính để tưởng nhớ bạo loạn Stonewall.