Đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng

Dark Master, Theo 12:02 31/07/2010

Gần 8000 pho tượng chôn cùng dưới hầm mộ chỉ để canh giấc ngủ cho Hoàng Đế? <img src='/Images/EmoticonOng/10.png'>

Nói đến vùng núi Lệ Sơn, Tây An, thuộc Tây Bắc Trung Quốc, người ta vẫn thường nhắc đến đội quân Binh Mã Dũng (hay còn gọi là Đội Quân Đất Nung) với gần 8.000 pho tượng binh sĩ nổi tiếng đã tồn tại hơn 2.000 năm của một trong những hoàng đế phong kiến nổi tiếng nhất Trung Quốc-Tần Thủy Hoàng.
 
Đội quân Đất nung nổi tiếng.
 
Sơ lược về  Tần Thủy Hoàng và truyền thuyết về Đội Quân Đất Nung
 
Tần Thủy Hoàng (259 TCN – 210 TCN) là hoàng đế đầu tiên đã thống nhất được đất nước Trung Hoa rộng lớn. Không những vậy, ông còn có công trong việc tiêu chuẩn hóa hệ thống chữ viết Trung Hoa, cũng như hệ thống tiền tệ, đo lường và đường xá. Tuy nhiên, “lắm tài thì nhiều tật”, Tần Thủy Hoàng cũng là một bạo chúa với nhiều chính sách bá đạo hà khắc, chuyên chế.
 
 
Chiến công được nhiều người nhắc đến nhất của Tần Thủy Hoàng chính là việc ông đã hoàn thiện Vạn Lí Trường Thành nổi tiếng ở phía bắc Trung Quốc và lập nên một đế quốc lớn vào bậc nhất thế giới thời đó, đến độ thậm chí người phương Tây lầm tưởng gọi Trung Hoa là nước Tần. (Ngày nay cái tên “China” hay “Sino” mà người phương Tây dùng để gọi Trung Quốc đều xuất phát từ phiên âm chữ “Tần” - Sin mà ra).
 
Theo sử sách, sau khi chết đi, Tần Thủy Hoàng đã được an táng trong một ngôi mộ được xây sẵn ở Ly Sơn (Lệ Sơn). Trong mộ chứa rất nhiều ngọc ngà châu báu, nhiều tác phẩm thủ công và một mô hình vũ trụ được khảm ngọc và có một bản đồ của một trăm con sông, trên đó sông Hoàng Hà, sông Dương Tử và biển Đông đều bằng thủy ngân (có thể dùng để diệt khuẩn và gây độc chết người về sau cho người muốn phá mộ).
 
Minh họa phía bên ngoài hầm mộ.
 
Hầm mộ ngày đêm đều thắp đèn đốt bằng dầu cá. Những viên trân châu được đặt trên nóc mộ dùng để biểu tượng cho những ngôi sao và các hành tinh. Khi quan tài hạ rồi, người ta nấu đồng để gắn phần mộ và đặt một cái máy để hễ có kẻ nào lén vào xâm phạm thì sẽ bị những mũi tên từ mọi chỗ phát ra tự động bắn vào. Tương truyền lăng đó do 70 vạn người xây cất trong nhiều năm. Mộ Tần Thủy Hoàng gần giống như một kim tự tháp bằng đất cao 76 m và rộng gần 350 m².
 
Những phát hiện khảo cổ
 
Hầm mộ Tần Thủy Hoàng bao gồm 4 khu. Trong đó có 3 khu chất đầy tượng binh sĩ và xe ngựa, chỉ riêng khu thứ 4 là trống không.
 
Hầm thứ nhất nằm ở phía tây có 6.000 binh mã là đội quân chủ lực của Tần Thủy Hoàng.
 
Hầm mộ thứ hai có diện tích 19.659m2 chứa khoảng 1.400 tượng kỵ binh và bộ binh đi cùng xe ngựa.
 
Hầm mộ thứ ba có diện tích 1.524 m2 gồm 68 pho tượng là đội chỉ huy các cấp khác nhau với một xe tứ mã.
 
Những tưởng những gì được ghi chép trong sử sách chỉ có trong truyền thuyết thì vào năm 1974, khi một nhóm nhà nông đang đào giếng ở vùng núi Lệ Sơn tây bắc Trung Hoa, bỗng nhiên đã tình cờ đào trúng một pho tượng chôn ở trong lòng đất.
 
Và thật bất ngờ, khi đó chính là hầm mộ bí ẩn đúng ý như những gì được nhắc đến trong sử sách. Trong hầm mộ này, người ta đã khai quật lên được hơn 7.000 dũng sĩ bằng đất nung, kích thước y hệt người thật trong một quần thể mộ.
 
Ngoài ra còn có vũ khí, chiến cụ, súc vật, tiền xu và các vật khác được tìm thấy trong khu mộ địa gần mộ của Tần Thủy Hoàng. Điều đặc biệt, theo các chuyên gia, chính là gương mặt của các tượng quân lính này không có khuôn mặt nào giống cái nào, như thể nó dung để mô phỏng theo khuôn mặt thật của các nghệ sĩ làm ra nó, hay là chính những khuôn mặt của các quân sĩ thời đó.
 
Mỗi khuôn mặt lại có một vẻ.
 
Các tượng đất nung này được mô tả là rất sống động và giống y như người thật, và được nặn rất chi tiết, từ móng tay cho đến kiểu tóc. Đây là bộ sưu tập khổng lồ, chưa từng có trong lịch sử, không có gì thay đổi, dù đã trải qua hơn hai ngàn năm, và đó là công trình của hơn 700.000 người làm việc vất vả trong nhiều năm để có thể xây dựng nên khu mộ địa Tần Thủy Hoàng.
 
Quần thể tượng được sắp đặt trong 3 hầm mộ riêng biệt, chỉ riêng hầm mộ thứ 4 là một chiếc hầm trống không. Hầm thứ nhất nằm ở phía tây có 6.000 binh mã là đội quân chủ lực của Tần Thủy Hoàng. Hầm mộ thứ hai có diện tích 19.659m2 chứa khoảng 1.400 tượng kỵ binh và bộ binh đi cùng xe ngựa. Hầm mộ thứ ba có diện tích 1.524 m2 gồm 68 pho tượng là đội chỉ huy các cấp khác nhau với một xe tứ mã.
 
Những con ngựa trong những chiếc xe này rất to lớn (dài khoảng 2 mét) và khá nặng (gần 200 kg) so với các chiến binh tượng chỉ nặng khoảng 150 kg. Chúng cũng được làm tinh xảo hơn với các cẳng chân rất dễ vỡ. Các nhà khoa học phỏng đoán có lẽ người ta chủ ý chế tạo những con ngựa gần khu mộ hơn là để dễ vận chuyển.
 
 
Giải mã Đội Quân Đất Nung
 
Bên cạnh đó, trong một nghiên cứu mới đây, các chuyên gia Đức và Italy đã có những phát hiện đáng kể khi họ phân tích các mẫu từ một vài bức tượng. Dựa vào kết quả phân tích, họ đã tìm thấy trứng được dùng làm chất kết dính các lớp sơn màu trên tượng.
 
 
Chính điều này khiến nó ít nhạy cảm với không khí ẩm trong hầm mộ hơn, kéo dài tuổi thọ của những bức tượng bởi lớp sơn trứng thường ổn định và không tan trong nước. Đồng thời, các protein của trứng cũng giúp cho sơn màu bám chặt vào lớp sơn mài, vốn để tạo độ dày và hoa văn hơn.
 
Đội quân Đất Nung sẽ tồn tại mãi với thời gian với kỹ thuật "sơn trứng" độc đáo?
 
Kể từ khi được phát hiện ra năm 1974, cho đến nay việc khai quật khảo cổ vẫn được tiến hành và những cổ vật vẫn liên tục được xuất hiện.Sở dĩ việc khai quật bị kéo dài như vậy là do binh mã bằng đất nung rất dễ vỡ và việc bảo vệ những bức tượng này rất khó khăn. Những tượng binh mã được nặn từ đất sét, nung trong lò ở nhiệt độ thấp, sau khi nung xong được phết một lớp sơn lên bên ngoài để tăng độ bền.
 
 
Hi vọng rằng những bức tượng này sẽ được bảo quản một cách cẩn thận và còn tồn tại mãi với thời gian như là một trong những bảo vật vô giá của nhân loại.