Ngọn hải đăng Alexandria, kiệt tác trên bờ biển Địa Trung Hải

Vens, Theo 12:08 25/07/2010

Một trong số 7 kì quan của thế giới cổ đại, với chiều cao 117m, tương đương với một ngôi nhà cao bốn mươi tầng cơ đấy!!!

Ngọn hải đăng Alexandria được vua Ptolemy Soter khởi dựng vào năm 290 trước CN, do kiến trúc sư Sotratus thiết kế xây dựng tại vị trí của một ngôi làng cổ Rhakotis theo ý nguyện của Alexander đại đế để bất tử hoá tên ông. Được hoàn thành trong thời kỳ trị vì của vua Ptolemy Philadelphus và không bao lâu sau, Alexandria trở thành trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế và tri thức của Ai Cập.
 

 
Theo truyền thuyết, Sostratus bị Ptolemy cấm để tên tuổi mình có liên quan tới việc xây dựng công trình. Nhưng vị kiến trúc sư vẫn để lại những dòng chữ sau trên bức tường móng: "Sostratus, con trai của Dexiphanes, người Cnidian, hiến dâng  công trình này cho các Chúa cứu thế, nhân danh những người đi trên biển."
 
Những từ này được giấu bên dưới một lớp vữa trát, trên đỉnh của nó có đục một hàng chữ khác ca ngợi vua Ptolemy như là người xây dựng Pharos (tên gọi khác của ngọn hải đăng Alexandria). Sau nhiều thế kỷ, lớp vữa trát đã rơi mất, để lộ tên của Sostratus
 

 
Trong 7 kỳ quan cổ đại, ngọn hải đăng Alexandria không chỉ mang giá trị nghệ thuật mà còn có giá trị sử dụng hữu ích. Ðối với người thủy thủ ngọn hải đăng này tượng trưng cho sự bình yên khi họ ra khơi. Ðối với các nhà kiến trúc, nó còn mang nhiều ý nghĩa quan trọng nhất là thời bấy giờ nó là ngôi nhà cao nhất trên hành tinh.
 
Alexandria từng là công trình cao nhất hành tinh.
 
Về khoa học, chính chiếc gương thần bí của ngọn hải đăng luôn luôn cuốn hút sự suy nghĩ của những người thích tìm hiểu, bởi độ phản chiếu của chiếc gương này phát ra rất xa, cách nó trên 50km ở ngoài khơi vẫn thấy được ánh đèn. Chính vì thế mà nó được mệnh danh là hòn ngọc lấp lánh của Địa Trung Hải đấy các bạn ạ!
 

 
Các bức tường của Pharos được tăng cường để chống lại lực từ các đợt sóng biển bằng cách rót chì lỏng giữ chặt các phần nề với nhau, và có thể vì thế nên đây là công trình có tuổi thọ lớn nhất trong số Bảy kỳ quan thế giới - ngoại trừ Đại kim tự tháp Giza. Nó vẫn đứng vững khi nhà du hành Hồi giáo Ibn Jubayr tới thăm thành phố năm 1183. Ông đã nói về nó rằng: "Mọi lời miêu tả đều không thể hết, mắt nhìn không thể hiểu, và từ ngữ là không đủ, cảnh tượng thật hùng vĩ”.
 

 
Hầu hết kiến trúc của Alexandriađược biết đến dưới sự mô tả của thương buôn Arập Abou–Haggay Al–Andaloussi ghé thăm hải đăng năm 1166 trước Công nguyên. Abou–Haggay Al–Andaloussi đã nêu chi tiết sự tráng lệ của lớp đá cẩm thạch bao quanh ngọn tháp:
 
Theo ông thì tấm gương trên ngọn hải đăng có công dụng đốt cháy các chiến thuyền của kẻ thù trước khi nó lọt vào cảng.
 
Ngoài phần bệ, hải đăng có ba tầng: khối vuông thấp nhất cao 55,9 m có lõi tròn, khối giữa cao 27,45 m và khối trên cùng cao 7,3 m có hình tròn. Chiều cao tổng cộng của ngọn hải đăng là 117 m tính từ cột mốc số 0 là mực nước biển, tương đương ngôi nhà cao bốn mươi tầng.
 
Trên nóc hải đăng là tượng thần Poseidon (thần biển cả, có bộ râu trắng, tóc trắng mắt xanh với dải băng cuốn quanh đầu như thần Zeus).
 
Poseidon là con của thần titan Cronus và thần Rhea. Cronus đã nuốt Poseidon vào bụng nhưng lại nhả ra để ông lớn lên với các anh chị khác. Khi Cronus bại trận, Poseidon trở thành vua biển cả và vua các hòn đảo. Có lúc Poseidon được mô tả như vị thần "trần trụi" tay cầm đinh ba mà thần bão Cyclopes đã cho ông. Cây đinh ba biểu tượng cho vương quốc Poseidon, vương quốc thứ ba của vũ trụ (tức biển cả). Trên nóc ngọn hải đăng có tượng thần Poseidon có lẽ không nhằm mục đích nào hơn là "ban phước lành" cho tàu bè đi ngang qua đây.
 
 

Thần biển cả Poseidon.
 
Người ta cho rằng phải mất đến 15 năm để xây dựng xong ngọn hải đăng Alexandria và tiêu tốn một số tiền khổng lồ 800 talents (đơn vị tiền cổ xưa).  Hải đăng Alexandria thật sự có ý nghĩa và có sức ảnh hưởng lớn. Hình ảnh của nó thậm chí được in trên cả các đồng tiền La Mã.
 

 
Khi người Arập chinh phục Ai Cập họ hết sức khâm phục Alexandria và sự giàu có của thành phố này. Nhưng giới cầm quyền mới dời thủ đô đến Cairo để cắt đứt sự nối kết với Địa Trung Hải. Tấm gương trên ngọn hải đăng được tháo ra một cách bất cẩn nên không thể lắp đúng vào chỗ cũ. Năm 956 SCN, một trận động đất gây thiệt hại nhẹ cho ngọn hải đăng. Hai trận động đất mạnh sau đó (1303 và 1323) tiếp tục gây thiệt hại lớn cho công trình.
 
Năm 1449, thương gia Arập nổi tiếng Ibu Battuta nói là ông ta không thể đi vào công trình đã đổ nát này. Thậm chí khi những di tích của nó đã biến mất năm 1480, khi vị vua Hồi giáo tại Ai Cập lúc đó là Qaitbey xây dựng một pháo đài trên vị trí cũ của Hải đăng đã sử dụng một số phiến đá sót lại. Những phiến đá của Pharos được sử dụng lại trong các bức tường Pháo đài Qaitbey vẫn có thể được thấy rõ nhờ kích thước to lớn của chúng so với những phần nề xung quanh.
 
Pháo đài Qaitbey được xây dựng ngay trên nền móng của ngọn hải đăng.
 
Kiến trúc cuả ngọn hải đăng Alexandria được xem là một kiểu mẫu để tạo dựng nhiều phiên bản khác dọc theo vùng Ðịa Trung Hải thời bấy giờ. Ngoài Kim Tự Tháp Kheops, hải đăng Alexandria được coi là công trình cao nhất thế giới nhưng nay đã chỉ còn lại là một đồi đất nhô ra biển của cảng Alexandria.