Trước thực trạng khách đến phố sách Hà Nội chỉ để... check-in, phương án "giải cứu" được gửi đến Chủ tịch TP. Hà Nội

Ngọc Thắng, Theo Trí Thức Trẻ 07:02 29/12/2017

Được thành lập với mục đích trở thành một phố sách mang dấu ấn văn hóa đọc của người Hà Nội, thế nhưng sau khi đưa vào sử dụng một thời gian, phố sách hiện đang rất ảm đạm. Theo các chủ gian hàng ở đây, lượng khách hàng đến đây ngày một ít, vì thế việc kinh doanh của họ ngày càng gặp khó khăn.

Khách chỉ đến vào cuối tuần, chụp ảnh check-in rồi về

Nhằm cung cấp một không gian văn hoá, diện tích riêng dành cho độc giả, tổ chức các gian hàng sách gắn với các hoạt động giao lưu, toạ đàm, giới thiệu sách, Hà Nội đã xây dựng phố sách tại đường 19/12 (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Sau một thời gian xây dựng, tháng 5/2017 phố sách chính thức được đưa vào hoạt động.

Trước thực trạng khách đến phố sách Hà Nội chỉ để... check-in, phương án giải cứu được gửi đến Chủ tịch TP. Hà Nội - Ảnh 1.

Phố sách Hà Nội được xây dựng nhằm cung cấp một không gian văn hoá, diện tích riêng dành cho độc giả, tổ chức các gian hàng sách gắn với các hoạt động giao lưu, toạ đàm, giới thiệu sách cho người dân Thủ đô.

Trong ba tháng đầu, sự mới mẻ của phố sách đã thu hút nhiều người đến, điều đó giúp cho công việc kinh doanh của các gian hàng ở đây khá thuận lợi.

Tuy nhiên thời gian về sau, lượng người đến đây ngày một hạn chế. Ghi nhận thực tế của chúng tôi tại đây, lượng khách hàng vào phố sách khá ít, nhiều gian hàng sách vắng bóng người. Thỉnh thoảng có một số người đến đây nhưng với mục đích là để tham quan, chụp ảnh kỷ niệm.

Nhiều gian hàng tại đây dù được trang trí bắt mắt, áp dụng các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng nhưng đều không có hiệu quả.

Trước thực trạng khách đến phố sách Hà Nội chỉ để... check-in, phương án giải cứu được gửi đến Chủ tịch TP. Hà Nội - Ảnh 2.

Hiện tại phố sách thưa thớt người đến.

Chị Nguyễn Bích Diệp, quản lý gian hàng Nhà xuất bản Phụ nữ chia sẻ, những ngày thường phố sách rất ít người đến, chủ yếu khách đến vào dịp cuối tuần.

"Thường ngày ít khách đến, chủ yếu là đến tham quan, chụp ảnh check-in, phố sách chỉ đông vào 2 ngày cuối tuần. Dù vậy người đến cũng chỉ vào xem, tìm những cuốn nào mới để mua. Nhìn chung công việc kinh doanh ở đây giờ cũng khá khó khăn. Chúng tôi cũng đã thử áp dụng các chương trình khuyến mãi, giảm giá nhưng không mấy hiệu quả", chị Diệp cho biết.

Trước những khó khăn trên, nhiều chủ gian hàng kiến nghị đến ban quản lý phố sách Hà Nội, đề nghị thành phố hỗ trợ hệ thống âm thanh, loa đài và sân khấu tại quảng trường trung tâm để làm tốt hơn công tác truyền thông và tổ chức sự kiện của phố sách.

Bên cạnh đó, cần cắt giảm, chi phí chăm sóc cây xanh, thảm, cắt giảm các lực lượng như vệ sĩ, vệ sinh... để giảm mức thu phí mặt bằng.

Trước thực trạng khách đến phố sách Hà Nội chỉ để... check-in, phương án giải cứu được gửi đến Chủ tịch TP. Hà Nội - Ảnh 3.

Phố sách Hà Nội được xây dựng trên phố 19/12 (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Sau thời gian xây dựng tháng 5/2017 phố sách chính thức được đưa vào sử dụng.

Trước thực trạng khách đến phố sách Hà Nội chỉ để... check-in, phương án giải cứu được gửi đến Chủ tịch TP. Hà Nội - Ảnh 4.

Phố sách được kỳ vọng là nơi cung cấp một không gian văn hoá, diện tích riêng dành cho độc giả, tổ chức các gian hàng sách gắn với các hoạt động giao lưu, toạ đàm, giới thiệu sách. Trong ba tháng đầu, nhờ có sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông, sự mới mẻ phố sách đã thu hút nhiều người đến.

Trước thực trạng khách đến phố sách Hà Nội chỉ để... check-in, phương án giải cứu được gửi đến Chủ tịch TP. Hà Nội - Ảnh 5.

Thế nhưng từ đó đến nay lượng khách đến đây ngày một thưa thớt, công việc kinh doanh của các gian hàng gặp nhiều khó khăn.

Trước thực trạng khách đến phố sách Hà Nội chỉ để... check-in, phương án giải cứu được gửi đến Chủ tịch TP. Hà Nội - Ảnh 6.

Hình ảnh phố sách đi bộ vắng bóng khách hàng.

Phương án "giải cứu" phố sách gửi đến Chủ tịch TP Hà Nội

Liên quan đến vấn đề này, ngày 27-12, ông Nguyễn Cảnh Bình, chủ tịch HĐQT Công ty Alpha Books đã có văn bản gửi đến Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung xoay quanh đề xuất quản lý phố sách Hà Nội trong đó thuyết minh sáng kiến mô hình quản lý, điều hành Phố sách và đề xuất các bước hành động cụ thể.

Những gian hàng sách vắng bóng người.

Theo đó, mô hình đề xuất là loại mô hình trung gian, hiệu quả và hiện đại, phù hợp với xu thế chung của sự phát triển, vận hành theo mô hình doanh nghiệp xã hội, có thu, có chi nhưng không hướng đến lợi nhuận mà chỉ cần đạt mục tiêu cân bằng thu chi, công khai, minh bạch.

Mô hình này sẽ vừa mang tính nhà nước, vừa mang tính doanh nghiệp, nhưng không hướng đến lợi nhuận thuần túy, không có nguy cơ bị thao túng, sai lệch mục đích hoạt động.

Mục đích của mô hình này là để phối hợp tổ chức các hoạt động nhằm phát triển văn hóa đọc: event sự kiện, giao lưu tác giả - tác phẩm, triển lãm,… phục vụ các hoạt động chính trị xã hội, gắn với các ngày lễ lớn của đất nước, Thành phố, của Sở TTTT. Là cơ quan phát ngôn chính thức của Phố Sách với báo chí, độc giả để đảm bảo thông tin thống nhất, chính xác, hợp pháp, thuận lợi…

Để thu hút khách hàng nhiều gian hàng sách đã treo biển thông báo những quyển sách mới về, những quyển sách hay, tuy nhiên việc làm này cũng không đem lại nhiều hiệu quả.

Trước thực trạng khách đến phố sách Hà Nội chỉ để... check-in, phương án giải cứu được gửi đến Chủ tịch TP. Hà Nội - Ảnh 9.

Nhiều gian hàng treo biển giảm giá các sản phẩm để thu hút khách hàng.

Trước thực trạng khách đến phố sách Hà Nội chỉ để... check-in, phương án giải cứu được gửi đến Chủ tịch TP. Hà Nội - Ảnh 10.

Nhiều gian hàng còn đẩy mạnh chương trình giảm giá với mong muốn có thêm khách hàng.

Một số người lại đến đây để chụp ảnh kỷ niệm.

Theo diễn giải đề xuất của Đại diện Alpha Books thì sẽ có 3 nguồn thu hàng tháng:

1. Từ các gian hàng và thu thêm khoản ban đầu nào đó để làm ngân sách vận hành (ngoài khoản thu hàng tháng, có thể yêu cầu các đơn vị tham gia đóng góp thêm một khoản ban đầu vì phát sinh nhiều chi phí). Đề xuất ngoài khoản thanh toán tiền xây dựng gian hàng, các đơn vị đóng góp khoảng 50 triệu/gian hàng làm vốn hoạt động ban đầu cho Phố sách, quyết toán cuối năm.

2. Thu từ việc kinh doanh trực tiếp (ví dụ như cho thuê địa điểm tại Phố sách cho các sự kiện, hoạt động phù hợp… )

3. Nhận sự ủng hộ/đóng góp của các cá nhân, doanh nghiệp (bao gồm cả đóng góp tiền/sách/hiện vật cho Phố sách).

Và các khoản chi dự kiến sẽ là chi tổ chức các hoạt động, sự kiện như giới thiệu tác giả - tác phẩm mới, triển lãm, trưng bày, các ngày sách chuyên đề; thanh toán các loại phí dịch vụ/quét dọn/điện nước/các công ty dịch vụ, trả lương nhân viên; mua sách/ủng hộ/tặng quà cho trẻ em Thủ đô/các trường học, tặng sách cho Lãnh đạo Thành phố, các đại sứ hoặc các em học sinh giỏi…

Theo công ty này, mô hình quản lý phố sách này sẽ khai thác được Phố sách mà giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn thu thuần túy từ các gian hàng. Nhưng cũng sẽ đòi hỏi sự sáng tạo, năng động/mạnh mẽ, khuyến khích các ý tưởng mới, tăng thêm thu nhập cho người lao động mà không gây áp lực lên các nhà sách.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày