Hôm nay, chúng ta hãy cùng chiêm ngưỡng các loại đồ trang sức phổ biến của thổ dân Tây Phi: chuỗi hạt nhiều màu sắc.
Tây Phi là nơi sinh sống của rất nhiều bộ tộc kỳ lạ, trong đó có 4 tộc người Turkana, Rendille, Mumuilas và Samburu. Họ sống quây quần theo từng cụm làng mạc, trong những túp lều làm từ phân bò trộn với cỏ khô.
Khác với thổ dân vùng rừng rậm Trung Phi thích đeo trang sức bằng gỗ, thổ dân phía Nam (nơi có nhiều khoáng sản) chuộng trang sức bằng kim loại, thì thổ dân Tây Phi lại thích đeo những chuỗi hạt sặc sỡ nhiều màu.
Thổ dân Rendille là những người thợ thủ công tự nhiên. Tùy theo ý tưởng, sở thích mà mỗi người sẽ tự tay xâu nên chuỗi hạt cho mình. Không chỉ để trang trí, chuỗi hạt còn là chiếc bùa chú trừ ma quỷ, là dấu hiệu nhận biết bộ lạc và thể hiện sự giàu có của chủ nhân.
Tổ tiên của người bản địa thường xâu các loại hạt giống thành vòng đeo. Ngày nay, chất liệu xâu vòng chủ yếu là hạt cườm, các loại vỏ sò, lông vũ, nhưng nhiều người còn thêm cả những vật liệu “ngẫu hứng” như nắp lon, kim băng hay chiếc kẹp tóc "ngoại nhập" giống như người đàn ông này.
Người Mumuilas sống ở phía Nam Angola, vòng cổ của họ thường rất dày và nặng, gồm hàng trăm chuỗi hạt xanh, đỏ, tím, vàng. Chúng được kết lại với nhau bằng hỗn hợp hương liệu tự nhiên gồm bùn đỏ, phân bò và thảo dược. Họ đeo nó quanh năm suốt tháng, bất kể ngày đêm.
Món trang sức “hoa lá cành” của một cậu bé người Mumuilas.
Người Rendille sống du mục trong vùng sa mạc khô cằn phía Bắc Kenya. Để bảo vệ tóc khỏi ánh nắng thiêu đốt, họ dán bộ tóc lại với nhau bằng đất bùn. Phụ nữ thì đeo hàng chục chuỗi hạt trên cổ, nhiều khi nặng đến cả kg.
Nam giới ở đây cũng đeo vòng cổ để làm đẹp, tuy nhiên so với phụ nữ thì chuỗi hạt của họ đơn giản, nhẹ nhàng hơn. Các cụ già và trẻ em cũng vậy. Họ có thể thường xuyên không mặc áo, nhưng chẳng lúc nào quên đeo vòng.
Một cụ bà thuộc bộ tộc Pokot đang "săm soi" chiếc đèn flash. Pokot là một bộ tộc thiểu số sống ở vùng biên giới giữa Kenya và Uganda. Họ điểm tô cho cơ thể bằng những chuỗi hạt lớn, kiểu tóc kỳ lạ, đeo khuyên và cưa ngắn các răng cửa ở hàm dưới.
Giống như người Pokot, phụ nữ Turkana cũng đeo những chiếc vòng nặng nề sặc sỡ, đính thành bộ che hết phần cổ và bờ vai. Mỗi cô dâu khi lấy chồng sẽ được gia đình mẹ đẻ tặng cho một bộ vòng làm của hồi môn, vòng càng lớn càng chứng tỏ cô gái xuất thân từ gia đình giàu có.
Ở bộ tộc Mumuhuila (Angola), số lượng vòng mà nữ giới phải đeo sẽ tăng dần theo độ tuổi, từ vòng dành cho bé gái, thiếu niên, thiếu nữ chưa chồng cho đến phụ nữ đã có chồng.
Cô gái này đeo một bộ vòng cỡ “khủng” được gọi là “Vikeka”. Sau khi lấy chồng, cô sẽ phải thay một bộ vòng có tên “Vilanda” còn lớn hơn thế nữa.
Trong văn hóa của tộc người Mumuhuila, kiểu tóc là phần mà một phụ nữ cần chăm chút nhất. Mỗi người sẽ tạo cho mình kiểu tóc ưng ý nhất rồi bọc nó trong một lớp bột nhão làm từ đá đỏ nghiền.
Khi ngủ họ phải dùng gối mềm làm từ cỏ khô và thật cẩn thận để tóc khỏi “nứt” ra. Người phụ nữ muốn có được “vẻ đẹp chuẩn mực” còn phải cạo nhẵn phần tóc mai trên trán và tết bím phía sau.
Chiếc mũ bằng bủn đỏ độc đáo của một phụ nữ người Rendille.
Ở tộc Rendille, khi một chàng trai đeo chiếc lông đà điểu có nghĩa là anh ta đã đến tuổi trường thành và đang muốn kén vợ.
Màu đỏ trên chuỗi vòng cổ và chiếc băng-đô của cô gái Samburu này cũng cho biết cô đang cần tìm một người chồng.
Một cụ bà người Turkana với bộ vòng cổ, khuyên tai đồ sộ và chiếc khuyên môi được tết bằng dây đồng. Những người Turkana trẻ tuổi ngày nay không còn giữ tục đeo khuyên môi nữa.
Bạn có thể xem thêm: