Những giai đoạn của một chu kỳ "đèn đỏ"

Lê Thu Huyền - Theo PLXH, Theo 00:00 13/04/2011

XX chỉ quan tâm đến ngày “đèn đỏ” mà không hề biết rằng kể từ khi nguyệt san xuất hiện, cơ thể chúng mình sẽ bắt đầu hoạt động theo một chu kì đã được “lập trình” sẵn.<img src='/Images/EmoticonOng/02.png'>

Một chu kỳ nguyệt san được bắt đầu tính từ ngày nguyệt san xuất hiện cho tới ngày cuối cùng trước sự xuất hiện tiếp theo của nguyệt san.

Thông thường, chu kỳ này của XX kéo dài từ 28 – 35 ngày. Tuy nhiên, con số này phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người và những yếu tố khách quan khác, vì thế chúng không cố định. Hơn nữa, chu kỳ của mỗi bạn gái là hoàn toàn khác nhau, không có bất kì sự “rập khuôn” nào cả, bạn nhớ nhé!



3 giai đoạn của chu kỳ "đèn đỏ"

1. “Ngày đèn đỏ”

Đây chính là khoảng thời gian XX cần đến sự viện trợ của “urgo” và tampon. Nguyên nhân của hiện tượng này là trong quá trình sản xuất trứng, lớp cổ tử cung bắt đầu dày lên và nếu trứng không được thụ tinh thì lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra và… nguyệt san xuất hiện.

Kinh nguyệt sẽ ra ngoài cùng với các niêm mạc này. Đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường nhưng chỉ được “mặc định” cho phe con gái thôi.


2. Sự phát triển của noãn bào

Ngay sau khi những “ngày đèn đỏ” chấm dứt, buồng trứng sẽ tiết ra kích thích tố progesterone và estrogen làm nội mạc tử cung dày lên.

Trong khi đó, trong buồng trứng, một trong số vô vàn tế bào trứng đang phát triển bên trong nang trứng và cứ thế, các tế bào được nhân đôi và hình thành não bào.

3. Sự rụng trứng

Vào ngày thứ 14 của chu kỳ nguyệt san, các nang noãn chín, bề mặt buồng trứng tạo thành một miệng mở và trứng rụng.


Nếu gặp được “tinh binh”, nàng trứng sẽ được “hô biến” thành phôi và quay trở lại “làm tổ” trong tử cung. Từ đây sẽ xuất hiện các quá trình sản sinh hormone để phục vụ cho sự phát triển của phôi.

Nếu không được thụ tinh, các “nàng” trứng sẽ thoái hoá, tử cung loại bỏ lớp nội mạc và chu kỳ kinh mới bắt đầu.

Chu kỳ nguyệt san cũng có sự cố đấy nhé!

Đó là khi XX có những ngày “đèn đỏ” nhưng lại không hề rụng trứng. Hiện tượng này có thường thấy ở những bạn gái mới dậy thì, nguyệt san và ngày trứng rụng chưa ổn định. Nguyên nhân có thể do cơ năng dưới đồi tuyến yên không tiết đủ số lượng chất kích thích sinh dục.

Biểu hiện lâm sàng là chu kỳ nguyệt san thường ngắn hơn so với bình thường (từ 22 – 24 ngày). Nếu gặp trường hợp này, XX nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nhé.


Sự cố đáng nói tiếp theo là sự “biến mất” của nguyệt san. Những XX mắc chứng biếng ăn hoặc là “tín đồ” của mẫu người “mình hạc xương mai” thường mắc phải hiện tượng này.

Đối với XX, nguyệt san tuy mang đến cho bạn những khó chịu nhất định nhưng cũng đừng vì thế mà đối xử “tệ bạc” với “cô bạn” này nhé. Bởi vì nguyệt san chính là dấu hiệu để chứng tỏ con gái là… con gái mà.