6 bệnh ở “cậu nhỏ” và “cô bé”

Sức khỏe & Đời sống, Phụ nữ, Theo 10:00 22/12/2009

Vốn được mệnh danh là “vùng kín”, “vùng cấm địa” nhưng “cô bé” và “cậu nhỏ” cũng không thể tránh khỏi sự “oanh tạc” của bệnh tật đâu nhé!!<img src='/Images/EmoticonOng/15.png'>

6 chứng bệnh “quen mặt” ở “cậu nhỏ”

Đầu tiên phải kể đến một chứng bệnh rất… baby, đó là chứng hăm da. Chính vì “địa thế” tối tăm và ẩm ướt nên “cậu nhỏ” rất hay bị hăm da đấy XY nhé. “Dấu hiệu” của chứng bệnh này thường là “cậu nhỏ” bị ngứa, các nốt mẩn đỏ hoặc đóng vảy xuất hiện ở “vùng kín”. Ngoài ra, các boys còn có thể phải “hứng” thêm chứng bệnh nấm (mừ đầu bảng là lang ben, lác biến đấy). Khi gặp phải “tình cảnh” này, các XY có thể “đối phó” bằng cách tăng cường vệ sinh, cho “vùng kín” được “tự do” mỗi khi có dịp, dùng quần chip thoáng mát. Đừng ngại dùng bột chống hăm tã của baby nhé. Và trong trường hợp bị nấm “đánh chiếm”, nên đi khám bác sĩ để được kê loại thuốc chống nấm phù hợp (thoa hoặc uống).

Chứng bệnh thứ hai có thể làm boys “tá hỏa”, đấy là khi đột nhiên thấy “cậu nhỏ” của mình nổi mụn. Trừ những trường hợp nổi mụn do viêm nhiễm hoặc các chứng bệnh lây lan qua đường tình dục khác, thì đa phần là mụn cám. Thực chất những nốt mụn cám này là nốt tắc nghẽn chất tiết của các tuyến sinh dục đặt rải rác xung quanh “cậu nhỏ”, hoặc đôi khi có thể do “tự sướng” quá độ gây ra đó. Để lâu, những nốt này có thể hóa rắn, sờ vòa sẽ thấy xù xì (còn được gọi là nốt dày sừng). Để phòng tránh và chữa trị những nốt mụn “đáng ghét” này, các XY nên giữ vệ sinh thật sạch sẽ, “tự sướng” điều độ. Nếu làm được như vậy, những nốt mụn sẽ dần phải “bỏ của chạy lấy người” thui.

Một hiện tượng nữa thường xảy ra với “cậu nhỏ”, tuy nhiên không được coi là một chứng bệnh, đó là hiện tượng bị đau khi cương cứng. Nhiều XY cảm thấy mỗi khi “giương kiếm” lại bị đau tức khó chịu và lo lắng nghĩ rằng đây là biểu hiện của một căn bệnh nào đó. Song thật ra hiện tượng này là do “công suất” của bơm thủy lực quá trớn (nôm na là máu bơm vào quá nhiều mà rút ra chậm đó). Hiện tượng này thường thấy ở những boys mới dậy thì, trong vài lần cương đầu tiên. Thực chất của hiện tượng này là do phản xạ cương quá “mãnh liệt” nên hoàn toàn vô hại và sẽ dần hết khi “cậu nhỏ” đã quen.


“Đội quân tinh binh” bị đổi màu là dấu hiệu “cậu nhỏ” bị tấn công. Bình thường, tinh dịch thường có màu trắng đục hay ngả vàng. Nếu đột nhiên tinh dịch đổi sang màu hồng, đỏ hoặc nâu (do lẫn máu) thì cần phải đi khám ngay XY nhé. Tinh dịch thường “mượn đường” qua “cậu nhỏ” nên sự đổi màu của tinh dịch cũng có liên quan ít nhiều đến sức khỏe của “cu cậu” đấy. Nguyên nhân có thể là do viêm nhiễm, chấn thương, lao ở các bộ phận có liên quan (như tinh hoàn, ống dẫn tinh… đó). Khi thấy “dấu hiệu” này, có nghĩa là 99% bạn đang mắc một chứng bệnh nào đó rùi. Vì vậy, việc cần kíp là phải đến ngay bệnh viện để điều trị.

Ngứa “rừng đầu nguồn” là chứng bệnh thứ 5 thường gặp ở “cậu nhỏ”. “Khu rừng” thường nóng ẩm này là nơi ở “lí tưởng” của một loài rận đặc biệt được gọi là rận lông mu. Rất khó để “bắt tận tay, day tận trán” bọn rận tinh ranh này, dấu hiệu duy nhất để “nhận diện” chúng là ngứa XY nhé. Nếu đã “xui xẻo” bị bọn rận này tấn công, có thể triệt hạ nơi ẩn nấp của bọn chúng bằng cách… làm sạch “rừng”, vệ sinh kĩ bằng xà phòng khử trùng mạnh mỗi ngày cho đến khi “rừng” phục hồi diện tích. Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là đến bệnh viện để các bác sĩ “tiêu diệt” tận gốc bọn rận này, không cho chúng “xâm lăng” sang các vùng “rừng” khác trên cơ thể. Với các XY đã có chữ X thứ 3, càng nên cẩn thận hơn vì rận lông mu có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị nhiễm một bệnh nào đó qua đường tình dục, thường là bệnh lậu.



“Tên xâm lược” mà “cậu nhỏ” kinh hãi nhất chính là các chứng bệnh lây qua đường tình dục. Thường gặp nhất là lậu, giang mai, sùi mào gà,… Dấu hiệu “nhận diện” có thể là đi tiểu có mủ, đau, “dấu vết lạ” xuất hiện trên “cậu nhỏ”,… Để phòng những chứng bệnh “đáng gờm” này, cách tốt nhất là sử dụng “vệ sĩ đắc lực” BCS khi cần. Lý tưởng nhất vẫn là… tránh luôn nguồn lây nhiễm teens ạ. Với những “khổ chủ” mắc phải các chứng bệnh này, đa phần đều phải điều trị theo toa đặc hiệu của bác sĩ và phần lớn phải dùng kháng sinh.

Viêm âm đạo có đến 6 thể

So với “cậu nhỏ”, “cô bé” cũng không kém phần “hoành tráng” khi có đến 6 thể viêm nhiễm thường xuyên đe dọa “vùng kín”. Chỉ 3 chữ “viêm âm đạo” nhưng thật ra bệnh này có tới 6 thể tương ứng với những nguyên nhân khác nhau và gây ra những triệu chứng khác nhau mà không dễ dàng “nhận diện” chút nào đâu XX nhé. Ngay cả các bác sĩ cũng gặp khó khăn trong chẩn đoán nếu ở thể bệnh kết hợp đó.

Thể viêm âm đạo đầu tiên cần nhắc đến là viêm âm đạo do nấm Candida. Thực chất, nấm Candida đã luôn “thường trú” ở âm đạo, miệng và ống tiêu hóa với số lượng ít rùi, cho nên khi gặp điều kiện thuận lợi nó sẽ phát triển và gây bệnh thui.


Thể thứ 2 gây viêm âm đạo là do loạn khuẩn. Thể này do môi trường âm đạo bị mất cân bằng và có sự phát triển mạnh của nhiều loại vi khuẩn gây ra.

3 thể viêm âm đạo cần “điểm danh” nữa là viêm âm đạo do trùng roi, do Chlamydia hoặc do virus. Các thể viêm này thường lây qua chữ X thứ 3, đặc biệt thể viêm do Chlamydia thường không có triệu chứng rõ rệt nên rất khó để nhận biết.

Thể viêm thứ 6 khá đặc biệt, đó là viêm âm đạo không do nhiễm khuẩn mà do dị ứng hoặc suy giảm hormone. Thể này thường gặp ở phụ nữ mãn kinh và hay gây ra tình trạng âm đạo bị khô hoặc bị… teo.

Đối với các thể viêm âm đạo này rất dễ bị tái phát, đặc biệt là khi cơ thể có sự mất cân bằng đấy XX ạ. Chẳng hạn như khi phải dùng kháng sinh để chữa trị viêm nhiễm đường tiết niệu, thì kháng sinh này đã diệt luôn cả những vi khuẩn có ích cho cơ thể mà trước nay vẫn chung sống “hòa bình” với nấm ở “vùng kín”. Những vi khuẩn có ích này bị tiêu diệt, giảm số lượng nên nấm có điều kiện phát triển và gây ra viêm. Những yếu tố khác như tình trạng có baby hay mắc bệnh tiểu đường cũng có thể gây mất cân bằng cơ thể, từ đó gây viêm âm đạo.


Trong môi trường âm đạo bình thường, có một loại vi khuẩn được xem là “bảo vệ tích cực”, đó là vi khuẩn Lactobacillus Doderlein. Vi khuẩn này tạo ra axit lactic, làm nên một hàng rào sinh học tự nhiên bằng cách làm cho môi trường âm đạo luôn có độ an toàn ổn định, khiến vi khuẩn và vi nấm gây bệnh không thể xâm nhập và sinh sôi nảy nở “tăng dân số” được. Song điều đáng ngại là cứ 3 XX thì lại có 1 người có rất ít Lactobacillus. Tình trạng thiếu hụt này thường rất khó nhận biết, vì vậy để kéo dài có thể dẫn đến viêm âm đạo. Ngoài ra, sự “thiếu vắng” Lactobacillus còn có thể dẫn đến nhiễm khuẩn “vùng kín” kéo dài, tái diễn, ảnh hưởng đến việc sinh nở baby sau này đấy.

Rất may là 6 thể bệnh viêm âm đạo này không khó để phòng tránh. Các girl chỉ cần giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ và “vùng kín”, tránh thụt rửa âm đạo và XXX an toàn để tránh các bệnh lây qua đường tình dục. Ngoài ra, XX cũng nên mặc đồ khô thoáng, đồ chip nên bằng vải cotton và đặc biệt lưu ý giữ thông thoáng khi mặc quần bò.


Nếu “xui xẻo” mắc phải các thể viêm âm đạo này, bạn gái cần đến bác sĩ để tìm ra đúng “gốc rễ” của bệnh và chữa trị triệt để, tránh biến chứng và tái nhiễm nhé.