Quốc gia này thậm chí từng giàu hơn Dubai, thế nhưng chỉ sau gần 40 năm đã trở thành nước nghèo trên thế giới

Nam Thanh, Theo Helino 19:04 17/02/2018

Đất nước đang được nhắc tới ở đây chính là đảo quốc Nauru - từng một thời trứ danh nhờ sản lượng Phosphate khai thác và bán ra nước ngoài. Và dưới đây là 6 điều thú vị về quốc gia "lên voi xuống chó" này mà có thể bạn chưa biết.

1. Nauru được coi là nước giàu nhất thế giới vào năm 1980, nhưng đến năm 2017, nó là một trong những nước nghèo trên thế giới

Quốc gia này thậm chí từng giàu hơn Dubai, thế nhưng chỉ sau gần 40 năm đã trở thành nước nghèo trên thế giới - Ảnh 1.

Lý do Nauru từng được coi là nước giàu nhất thế giới là do thu nhập lớn chính phủ nước này kiếm được dựa vào việc bán phosphate. Hòn đảo này có trữ lượng lớn các đá phốt phát hàm lượng cao hình thành từ vài ngàn năm trở lại đây. Năm 1975, đất nước này kiếm được 2,5 tỷ đô la và đem lại thu nhập trên đầu người cao nhất thế giới. Thu nhập lớn của chính phủ cho phép họ không thu thuế và cung cấp các dịch vụ thiết yếu miễn phí bao gồm chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc nha khoa, hệ thống xe buýt và giáo dục. Nếu một người Nauru cần điều trị y tế, chính phủ sẽ phải trả tiền để đưa họ đến Úc khám chữa bệnh. Ngoài ra, các sinh viên Naurans có thể đi du học ở Úc miễn phí và nhà ở của chính phủ cung cấp chỉ có giá thuê dưới 5 đô la một tháng.

Sau đó, nước này nhanh chóng rơi vào cảnh nghèo quay quắt khi các mỏ phosphate cạn kiệt.

2. Nauru phải gánh chịu hạn hán liên tục bởi "hiệu ứng lò nướng" do không khí nóng trào ra từ hòn đảo - hậu quả của việc khai khoáng

Quốc gia này thậm chí từng giàu hơn Dubai, thế nhưng chỉ sau gần 40 năm đã trở thành nước nghèo trên thế giới - Ảnh 2.

Qua nhiều năm, việc khai thác phosphate rộng rãi đã dẫn đến hệ quả là gần 80% diện tích của hòn đảo trở nên không thể ở được vì nó được bao phủ bởi các mỏ lộ thiên. Nhiều người mô tả, Nauru có thời điểm nhìn như bề mặt của mặt trăng với mặt đất cằn cỗi, nhiều núi đá khổng lồ và luồng không khí nóng rực chết chóc. Toàn bộ dân cư của hòn đảo này giờ đây chỉ còn sống ở rìa ngoài Nauru.

3. Chính phủ Nauru từng cố gắng cứu vãn nền kinh tế bằng... nhạc kịch

Quốc gia này thậm chí từng giàu hơn Dubai, thế nhưng chỉ sau gần 40 năm đã trở thành nước nghèo trên thế giới - Ảnh 3.

 Một trong những cố vấn tài chính của chính phủ vào thời điểm các mỏ phosphate dần cạn kiệt trước đây là một người hướng dẫn cho một ban nhạc pop của Anh và đã đồng sáng tác một vở nhạc kịch với ca sĩ chính của ban nhạc. Vở nhạc kịch được dựa trên cuộc đời của Leonardo Da Vinci và có tên "Leonardo the Musical: Chân dung tình yêu". Các cố vấn tài chính thuyết phục chính phủ tài trợ cho chương trình nhằm tạo ra điểm nhấn văn hóa du lịch kéo khách tới tham quan Nauru.

Buổi trình diễn ra mắt ở London vào tháng 6 năm 1993, và phần lớn khán giả đã bỏ về trước khi màn trình diễn kết thúc. Các nhà phê bình cho rằng, vở kịch này về cơ bản là "chẳng ra cái gì". Chính phủ Nauru đã mất khoảng 7 triệu USD lỗ vốn cho vở kịch này.

Và đây cũng không phải lần duy nhất Nauru mất tiền oan cho các "cố vấn tài chính" lang băm này. Vào năm 1992, chính phủ nước này đã mất thêm 30 triệu USD cho một cố vấn tài chính rởm và 60 triệu USD cho một lần khác. Vở nhạc kịch 7 triệu USD kia xem chừng còn rẻ lắm.

4. Nauru có rất nhiều ngân hàng ma

Quốc gia này thậm chí từng giàu hơn Dubai, thế nhưng chỉ sau gần 40 năm đã trở thành nước nghèo trên thế giới - Ảnh 4.

Tính đến năm 2000, Nauru có ít nhất 400 ngân hàng ma đăng ký hoạt động trên đảo. Đây là một cách kiếm tiền của Nauru - thuyết phục các nước khác mở ngân hàng trên đảo của mình, tuy nhiên các ngân hàng này về cơ bản là không có quá nhiều tính chất pháp lý. Nhiều người cho rằng các ngân hàng ma ở Nauru được sử dụng chủ yếu để rửa tiền cho Mafia Nga.

5. Năm 2001, Úc đã từ chối nhập cảnh cho 434 người tị nạn và trả tiền để Nauru đã tiếp nhận họ

Quốc gia này thậm chí từng giàu hơn Dubai, thế nhưng chỉ sau gần 40 năm đã trở thành nước nghèo trên thế giới - Ảnh 5.

Ngoài Nauru, Úc cũng gửi những người tị nạn tới nhiều trại tập trung tương tự ở Papua New Guinea. Tính đến nay, có hơn 2.000 người tị nạn hiện đang ở trong hệ thống gửi gắm ở nước ngoài của Úc. Quốc gia đang khát tiền như Nauru đã nhanh chóng tìm thấy cơ hội làm ăn và Úc đã trả cho Nauru cũng như Papua New Guinea gần 10 tỷ đô la trong bốn năm qua để họ chứa chấp người tị nạn.

6. Vào năm 2014, Nauru làm cho các nhà báo nước ngoài gặp khó khăn nhiều hơn khi công tác ở đây bằng cách tăng lệ phí truyền thông lên tới 40 lần

Quốc gia này thậm chí từng giàu hơn Dubai, thế nhưng chỉ sau gần 40 năm đã trở thành nước nghèo trên thế giới - Ảnh 6.

Mức phí công tác của các nhà báo ở Nauru trước năm 2014 chỉ là 200 USD, sau đó đã được tăng tới... 8000 USD chỉ ở "vòng gửi xe" - xin yêu cầu đưa tin. Và kể cả khi yêu cầu đưa tin bị bãi bỏ, chính phủ Nauru cũng không hoàn trả tiền cho các phóng viên.

(theo Unbelieveable-facts)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày