Những quy tắc học hành lạ lùng ở các trường Hàn Quốc: Học 16 tiếng/ngày, hình phạt thể xác vẫn tồn tại, định kỳ luân chuyển giáo viên...

Vân Trang, Theo Helino 13:06 17/01/2020

Nhắc đến Hàn Quốc, người ta sẽ nghĩ ngay đến một đất nước văn minh, phát triển vượt bậc và là niềm tự hào của châu Á. Bên cạnh đó, giáo dục nơi đây còn ẩn chứa rất nhiều quy tắc khác thường là trở ngại lớn cho các bạn du học sinh lần đầu đặt chân đến đây.

Nhắc đến Hàn Quốc, người ta sẽ nghĩ ngay đến một đất nước văn minh, phát triển vượt bậc và là niềm tự hào của châu Á. Nhưng ẩn sau ánh hào quang đó là nỗ lực học hành tưởng chừng như "muốn phát điên" của giới trẻ nơi đây. Nhiều người mong mỏi vào được 3 trường đại học vàng S.K.Y đến mức đã lưu truyền thành câu nói huyền thoại: "Nếu ngủ 3 tiếng mỗi đêm, bạn có thể mơ tới việc trở thành một phần của S.K.Y. Nếu ngủ 4 tiếng, bạn có thể thi đỗ vào trường đại học khác. Còn ngủ 5 tiếng hoặc hơn, nhất là trong năm cuối cấp, thì hãy quên ngay ý định bước chân vào cổng đại học đi".

Bên cạnh đó, giáo dục nơi đây cũng nổi tiếng với những quy tắc học hành lạ lùng như lịch học chính thức đến cả thứ 7, cứ 5 năm là giáo viên phải luân chuyển đến nơi khác, vị trí thứ bậc tiền bối - hậu bối trong giảng đường vô cùng quan trọng... Tất cả đã tạo nên bản sắc văn hóa cũng như giúp quốc gia này ngày càng vững mạnh trên bản đồ quốc tế.

Những quy tắc học hành lạ lùng ở các trường Hàn Quốc: Học 16 tiếng/ngày, hình phạt thể xác vẫn tồn tại, định kỳ luân chuyển giáo viên... - Ảnh 1.

Nhắc đến Hàn Quốc, người ta sẽ nghĩ ngay đến một đất nước văn minh, phát triển vượt bậc cũng như niềm tự hào học hành của toàn châu Á.

Học 16 tiếng một ngày

Ở Hàn Quốc, học sinh trung học có thể học đến 16 tiếng một ngày kể cả giờ học thêm. Học sinh cấp ba bắt đầu học từ lúc 8h sáng và kết thúc vào khoảng 9h30 hoặc 10h tối. Trước mỗi kỳ thi đại học, sĩ tử tiếp tục dành 2 - 3 tiếng tại các lớp ôn luyện, gọi là hagwons để củng cố kiến thức. 

Vì liên tục phải học đến khuya nên nhiều học sinh không về nhà mà phải ăn tối ngay tại trường. Lịch trình của học sinh cấp hai nhẹ nhàng hơn một chút, khoảng 10 giờ một ngày với giờ kết thúc khoảng 4h chiều. Tuy nhiên, để vào được trường cấp ba tốt, nhiều em sẽ tiếp tục đến các lớp ôn luyện học đến khuya.

Học thứ bảy

Lịch học chính thức của học sinh Hàn Quốc bắt đầu từ thứ hai đến hết thứ bảy, điều này gây ra áp lực rất lớn cho cả học sinh và giáo viên tại quốc gia này. Từ năm 2010, Chính phủ đã bắt đầu điều chỉnh và nới lỏng lịch học khi cho phép học sinh nghỉ hai ngày thứ bảy trong tháng

Giáo viên là số một

Những quy tắc học hành lạ lùng ở các trường Hàn Quốc: Học 16 tiếng/ngày, hình phạt thể xác vẫn tồn tại, định kỳ luân chuyển giáo viên... - Ảnh 3.

Ở Hàn Quốc, giáo viên được coi là tầng lớp tinh túy của xã hội và được nhiều người tôn trọng.

Đất nước Hàn Quốc rất coi trọng giáo dục nên vai trò của giáo viên rất lớn trong xã hội. Nghề giáo viên ở đây được tôn trọng, hưởng mức lương rất cao và mức tiền thưởng các dịp lễ, tết cũng cao hơn mức trung bình trong xã hội. Những vị trí như Tiến sĩ, Giáo sư trong các trường đại học đều được rất nhiều người ngưỡng mộ và coi là tầng lớp tinh túy trong xã hội.

Chu kỳ luân chuyển giáo viên 5 năm

Nếu là giáo viên ở Hàn Quốc, bạn sẽ phải luân chuyển công tác dù cho bạn có yêu thích nơi làm việc hiện tại như thế nào. Sau mỗi kỳ dạy, từ Hiệu trưởng cho đến các giáo viên đều phải trải qua bài phân loại và thay đổi trường học. Vì vậy, việc mỗi năm lại có hàng loạt giáo viên mới vào là chuyện hoàn toàn bình thường.

Thông qua chu kỳ 5 năm, Chính phủ hy vọng tạo ra cơ hội bình đẳng cho giáo viên để công tác tại cả trường có cả điều kiện thuận lợi và khó khăn. Tại đất nước này, điều đặc biệt là giáo viên được đánh giá bởi phụ huynh và học sinh thông qua xếp hạng của trường. Nhờ vậy, tất cả giáo viên đều được chọn lọc từ những đánh giá khách quan nhất. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng có một số trường được gọi là kiểu mẫu nơi hội tụ những học sinh và giáo viên giỏi sẽ dạy học để các giáo viên nơi khác đến học tập.

Hình phạt thể xác vẫn tồn tại

Những quy tắc học hành lạ lùng ở các trường Hàn Quốc: Học 16 tiếng/ngày, hình phạt thể xác vẫn tồn tại, định kỳ luân chuyển giáo viên... - Ảnh 4.

Mặc dù được hạn chế, những hình phạt thân thể (như đánh, giật tóc...) trong học đường vẫn thi thoảng diễn ra.

Trong khi hầu hết nước coi việc trừng phạt học sinh là vi phạm pháp luật thì hệ thống giáo dục Hàn Quốc nói chung và phụ huynh nói riêng lại không nghĩ đó là việc sai trái. Mặc dù được hạn chế, những hình phạt thân thể (như đánh, giật tóc...) vẫn thi thoảng diễn ra. Thậm chí tại một số trường, những "cây gậy kỷ luật" được đặt sẵn trong góc lớp dùng để đánh học sinh khi vi phạm lỗi.

Thứ bậc tiền bối - hậu bối vô cùng quan trọng

Hàn Quốc là một nước rất coi trọng lễ nghĩa và thứ bậc của vị trí tiền bối - hậu bối. Hầu như hậu bối nào cũng phải thực hành lễ nghĩa và làm những công việc lặt vặt thay cho tiền bối. Bất cứ sinh viên năm nhất nào cũng đều ngay lập tức gập người 90 độ khi gặp tiền bối và phải chào hỏi, giới thiệu đầy đủ về bản thân như sinh viên kỳ bao nhiêu, tên tuổi như thế nào... Thậm chí, dù gặp tiền bối đó 10 lần thì vẫn phải làm đủ bước như vậy trừ khi gặp được ai dễ tính.

Học sinh có tên tiếng Anh

Những quy tắc học hành lạ lùng ở các trường Hàn Quốc: Học 16 tiếng/ngày, hình phạt thể xác vẫn tồn tại, định kỳ luân chuyển giáo viên... - Ảnh 5.

Phần lớn học sinh Hàn đều có tên tiếng Anh riêng và họ rất tự hào về cái tên này của mình.

Học sinh Hàn Quốc thường rất tự hào về tên tiếng Anh của mình. Điều này xuất phát từ việc các giáo viên của trung tâm ôn luyện thường đề nghị mỗi em nghĩ cho mình một cái tên tiếng Anh hoặc bốc thăm tên của mình. Điều này giúp kích thích khả năng học cũng như tăng sự hứng thú mỗi khi học sinh được giới thiệu bằng tiếng Anh về bản thân.

Cởi giày khi đặt chân vào lớp học

Người châu Á có truyền thống cởi giày mỗi khi vào nhà ai đó và nét văn hóa này được thể hiện đậm nét trong việc học sinh xếp giày trước khi vào lớp học. Người Hàn có thói quen xếp giày theo đôi, để gọn gàng ở cửa trước khi vào nhà. Họ coi bàn chân đi lại nhiều nên rất bẩn, bẩn đến mức phải mang một đôi khác thật sạch đi trên hành lang lớp.Vậy nên nếu giày bẩn, học sinh phải dùng một đôi dép sạch để mang thay vì đi giày như mọi nơi.