Viêm tụy (hay còn gọi là viêm tuyến tụy) là một căn bệnh đặc biệt nguy hiểm. Có 2 loại viêm tụy là viêm tụy cấp tính và viêm tụy mạn tính.
- Viêm tụy cấp tính là một tình trạng viêm đột ngột trong khoảng thời gian ngắn, mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ phát triển từ nhẹ đến nặng, thậm chí có thể gây nguy hại đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách từ sớm thì người mắc bệnh viêm tụy cấp tính sẽ được điều trị khỏi bệnh. Còn trong trường hợp nặng, viêm tụy cấp tính sẽ dẫn đến chứng xuất huyết tụy, gây tổn thương mô, nhiễm trùng và hình thành nang giả tụy. Mặt khác, bệnh này cũng có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể như tim, phổi, thận...
- Viêm tụy mạn tính là một tình trạng viêm tụy lâu dài, thường xảy ra sau một đợt viêm tụy cấp tính mà không được chữa trị, hay chữa trị không dứt điểm. Đặc biệt, uống nhiều rượu chính là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này.
Bệnh viêm tụy thường không có nguyên nhân rõ ràng hay liên quan đến bất kỳ bệnh lý nào khác. Một số nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này thường là do thói quen hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, gặp tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc, sỏi mật, nồng độ canxi trong máu cao, tuyến cận giáp hoạt động quá mức, bị chấn thương ở bụng... và còn có thể là do gia đình có tiền sử mắc bệnh viêm tụy.
*Với bệnh viêm tụy cấp tính: Cơn đau sẽ bắt đầu dần từ vùng bụng phía trên, sau đó lan ra sau lưng. Đặc biệt, cơn đau bụng có thể nghiêm trọng hơn sau khi ăn uống, nhất là khi bạn tiêu thụ những loại thực phẩm giàu chất béo.
Một số triệu chứng khác như sưng và chướng bụng, buồn nôn và nôn, sốt cao, nhịp tim tăng đột ngột... cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm tụy cấp tính.
*Với bệnh viêm tụy mạn tính: Triệu chứng của bệnh này cũng tương tự với triệu chứng của bệnh viêm tụy cấp tính. Ngoài ra thì cân nặng giảm xuống đột ngột cũng là một dấu hiệu cho thấy các tuyến cận giáp không tiết ra đủ lượng enzyme để tiêu hóa thức ăn, từ đó làm khả năng hấp thu thức ăn trở nên kém hơn, gây sụt cân và ảnh hưởng tới sức khỏe tuyến tụy.
Nếu không chú ý chữa trị bệnh viêm tụy từ sớm thì nguy cơ cao bạn sẽ gặp phải các biến chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Ban đầu mới chỉ là một số biểu hiện thông thường như đau bụng, nôn, sốt cao... Sau đó sẽ gây ra các cơn đau bụng dữ dội, đi kèm cùng biểu hiện choáng váng, trụy tim mạch, suy giảm tuần hoàn, suy giảm nhiều tạng trong cơ thể và dẫn đến tử vong.
Để phòng tránh căn bệnh này từ sớm thì bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày và các phương pháp rèn luyện sức khỏe. Đặc biệt, bạn cần tuân theo các nguyên tắc sau khi có dấu hiệu mắc bệnh viêm tụy:
- Tránh xa rượu bia và các chất kích thích.
- Hạn chế chất béo trong các khẩu phần ăn.
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, tuân theo một chế độ ăn giàu carbohydrate.
- Uống nhiều nước.
Ngoài ra, với những người mắc bệnh mà đã chữa khỏi bệnh hoặc đang hồi phục dần thì nên tuân theo các nguyên tắc sau để tránh tát phát bệnh:
- Ngừng hẳn thói quen uống rượu và hút thuốc lá.
- Duy trì một chế độ ăn lành mạnh, đảm bảo đủ trái cây tươi, rau quả, ngũ cốc, protein nạc.
- Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, một số phương pháp tập luyện có thể giúp người bệnh đỡ đau nhức, mệt mỏi là thiền, yoga, các bài tập vận động nhẹ...