Nguyễn Trần Trung Quân ôm ấp Denis Đặng mùi mẫn trong teaser đặc đam mỹ, cư dân mạng hoang mang: yếu tố Việt ở nơi nào?

Nhật Nguyên, Theo Helino 07:00 23/10/2019

Những hình ảnh tiếp theo vừa được hé lộ của MV “Tự Tâm” nhanh chóng khiến cư dân mạng một lần nữa "dậy sóng”.

Sau khi ra mắt đoạn teaser 1 và gây nên không ít sự bàn tán xôn xao của khán giả với chi tiết … quả trứng vịt lộn, mới đây nam ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân đã tiếp tục tung ra đoạn teaser 2 với những hình ảnh tiếp theo không thể "sốc" hơn của MV "Tự Tâm".

Nếu trong đoạn clip trước đó, cư dân mạng đã choáng ngợp trước bối cảnh hoành tráng hay những chi tiết thú vị, đậm nét văn hóa Việt Nam thì ở đoạn teaser 2 này, người xem lại tiếp tục đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác khi yếu tố đam mỹ đã có dịp xuất hiện với những cảnh quay "mùi mẫn" giữa Nguyễn Trần Trung Quân và Denis Đặng.

Teaser 2 - Tự Tâm - Nguyễn Trần Trung Quân.

Theo đó, đoạn teaser lần này tưởng chừng "căng thẳng" nhất với hình ảnh Nguyễn Trần Trung Quân nét mặt và ánh mắt thoáng buồn, đứng trên trước chiếc thuyền giữa hồ sen đêm hôm khuya khoắt. Tuy nhiên, sự liêu trai ấy nhanh chóng bị lu mờ khi một cánh sen bỗng từ đâu rớt xuống vai của Trung Quân và hình ảnh thân mật của Nguyễn Trần Trung Quân và Denis Đặng hiện lên!

Vốn đã có nhiều nghi vấn với nhân vật đeo mặt nạ ở đoạn teaser. Cuối cùng khán giả đã có được câu trả lời đầu tiên rằng đây có thể là … nhân tình của nhà vua khi cả hai nhân vật đều chơi đàn nhị và mặc trang phục giống nhau. Ma mị hơn rằng người này chính là hóa thân của bông hoa sen khiến Nguyễn Trần Trung Quân ngày ngày thương nhớ và đi tìm. Để rồi ở cuối đoạn teaser 2, nhà vua dường như đã sực tỉnh và hiểu ra điều gì đó.

Nguyễn Trần Trung Quân ôm ấp Denis Đặng mùi mẫn trong teaser đặc đam mỹ, cư dân mạng hoang mang: yếu tố Việt ở nơi nào? - Ảnh 2.

Hình ảnh đam mỹ "đốt mắt" người hâm mộ.

Xâu chuỗi lại những chi tiết lần lượt được hé lộ qua 2 đoạn teaser, liệu đây thực sự là một câu chuyện đam mỹ khi trước đó Nguyễn Trần Trung Quân dường như có vẻ lãnh đạm với Hoàng hậu Quỳnh Lương, cũng như ánh mắt luôn chất chứa nỗi niềm và nhìn vào xa xăm. Nếu là sự thật thì "Tự Tâm" chính là MV cổ trang đầu tiên của Việt Nam dám đưa yếu tố đam mỹ vào một cách trực diện như vậy.

Với sự trở lại của Denis Đặng, bộ ba trong MV "Màu nước mắt" từng "gây bão" vào cuối năm ngoái đã có dịp tái hợp và hứa hẹn mang đến một MV sở hữu tình tiết "drama" không kém. Đặc biệt mong chờ nhất có lẽ không nhắc tới hội "hủ nữ" khi hình ảnh một vị vua Nguyễn Trần Trung Quân đầy lãng tử, với góc nghiêng thần thánh bên cạnh Denis Đặng "khoe múi" trong hồ sen đã liên tục được "đẩy thuyền" ngay khi đoạn teaser 2 vừa ra mắt.

Tuy nhiên, theo thông tin từ phía e-kíp gửi cho báo chí, e-kíp đã khẳng định, MV "Tự Tâm" lần này có cảm hứng từ cổ trang Việt Nam. Chính tuyên bố này khiến không ít khán giả tò mò, chúng tôi đã thử tìm hiểu để xem đâu là những yếu tố cổ trang Việt Nam đã được sử dụng thông qua những hình ảnh đã được tiết lộ - và đâu là yếu tố đã được "bay bổng hóa"!

Nguyễn Trần Trung Quân ôm ấp Denis Đặng mùi mẫn trong teaser đặc đam mỹ, cư dân mạng hoang mang: yếu tố Việt ở nơi nào? - Ảnh 3.

Đây là tạo hình lấy cảm hứng từ nam nhân thời Hậu Lê, mái tóc xõa dài đặc trưng (tất nhiên không nhuộm trắng) chính là đặc điểm tiêu biểu của nam giới thời kì này. Chiếc áo Denis Đặng mặc là một chiếc áo giao lĩnh (vạt áo chéo), mặc quần và quấn một tấm thường màu đỏ bên ngoài. Nhìn chung, đây là một tạo hình tương đối chuẩn xác từ cảm hứng lịch sử.

Tạo hình này của Nguyễn Trần Trung Quân hoàn toàn mang tính fantasy với bộ hoa văn mang ảnh hưởng của Trung Quốc và Nhật Bản. Cách trang trí ngọc bội ở trên ngực không ghi nhận sự xuất hiện trong lịch sử Việt Nam - tạo hình này có vẻ lấy cảm hứng từ những bộ phim cung đấu Thanh triều.

Nguyễn Trần Trung Quân ôm ấp Denis Đặng mùi mẫn trong teaser đặc đam mỹ, cư dân mạng hoang mang: yếu tố Việt ở nơi nào? - Ảnh 5.

Một dạng áo dài cách tân xuất phát từ áo ngũ thân triều Nguyễn cùng mái tóc xõa dài của thời Lê sơ. Tuy nhiên, cách trang điểm điểm hoa trên trán chủ yếu thịnh hành vào thời Đường của Trung Quốc, có thể xuất hiện ở thời Lý nước ta nhưng chưa ghi nhận. Điều chính yếu: lối trang điểm trên dành cho phái nữ.