Lee Soo Man chia sẻ về SM, DBSK và SuJu

HanaZ, Theo 16:55 18/10/2011

DBSK là sự hội tụ các thực tập sinh trực thuộc SM xuất sắc nhất lúc bấy giờ.

Mới đây, trong một cuộc phỏng vấn với Chosun, “ông trùm” SM Entertainment - Lee Soo Man đã tiết lộ suy nghĩ về hệ thống quản lý của SM, bí quyết thành công cũng như khả năng tấn công thị trường Mỹ của các nghệ sĩ trực thuộc SM.

Dù bị coi là “hợp đồng nô lệ” nhưng khoảng thời gian 13 năm SM đưa ra trong hợp đồng
là để đảm bảo tương lai thành sao của thực tập sinh

Lee Soo Man là người đầu tiên thực hiện hệ thống quản lý một cách khoa học và có phương pháp. Toàn bộ các thực tập sinh sẽ kí hợp đồng dài hạn (ban đầu là 13 năm, nhưng sau đó đã được rút xuống còn 7 năm với nghệ sĩ chỉ hoạt động ở Hàn Quốc và 10 năm với nghệ sĩ hoạt động ở nước ngoài) nhằm đảm bảo khả năng trở thành sao của mình.

Lee Soo Man sẵn sàng đầu tư thời gian và tiền bạc cho đến khi có được sản phẩm hoàn hảo nhất

Lee Soo Man coi những hợp đồng dài hạn là yếu tố lớn nhất mang lại sự thành công cho Kpop trên toàn thế giới: “Ngay cả Mỹ cũng không thể thiết lập được hệ thống quản lý như của chúng tôi. Tuyển chọn thực tập sinh, kí hợp đồng dài hạn, dạy dỗ thực tập sinh trong một thời gian dài, những điều này không thể xảy ra ở Mỹ. Các công ty ở Mỹ được thuê để đại diện cho các nghệ sĩ khi họ đã tự đạt được danh tiếng, không thể đầu tư lâu dài cho các ca sĩ triển vọng. Tuy nhiên ở Hàn Quốc và Nhật Bản, nơi ngành công nghiệp văn hóa phát triển muộn hơn, các công ty được tự do lập những hợp đồng như vậy. Đó là lí do vì sao chúng tôi tiến hành đầu tư lâu dài thế này”.

DBSK là sự hội tụ các thành viên xuất sắc nhất trong các nhóm thực tập sinh trực thuộc SM lúc bấy giờ

Tính kiên nhẫn chính là bí quyết giúp “ông trùm SM” đào tạo được những nhóm nhạc thần tượng hàng đầu như DBSKSuper Junior. Sau khi BoA xâm nhập Nhật Bản thành công, Lee Soo Man bắt đầu nghĩ đến chuyện tạo dựng một nhóm nhạc không chỉ thành công ở châu Á, mà còn trên toàn thế giới. Vì chỉ có trong tay một số lượng thực tập sinh giới hạn nên CEO SM phải hết sức thận trọng và tập trung khi đưa ra quyết định. Sau cùng, ông quyết định chọn ra những thành viên xuất sắc nhất trong số các nhóm thực tập sinh để lập ra một nhóm nhạc được coi là “liên minh chủ đạo”. Nhóm nhạc đó không ai khác chính là DBSK.

Super Junior được đào tạo để có thể thu hút khán giả trong cả lĩnh vực âm nhạc lẫn giải trí nói chung

Còn đối với Super Junior, Lee Soo Man cho biết: “Tất cả các nhóm còn lại khi đó đều trên bờ vực tan rã. Tuy nhiên, vì họ đã kí hợp đồng với công ty nên chúng tôi phải có trách nhiệm với họ. Vì vậy trong số các nhóm đó, nhóm nhạc được chúng tôi đào tạo có thể thể hiện tốt ở cả sân khấu ca nhạc lẫn chương trình tạp kĩ chính là Super Junior. Họ đã phải bỏ rất nhiều mồ hôi và nước mắt để có thể tồn tại trong ngành này, do đó chúng tôi thấy thật tệ khi phải chứng kiến họ như vậy, sau cùng chúng tôi đã cố gắng trợ giúp họ”.

Đào tạo được một nhà soạn nhạc “cá kiếm” nhất thế giới là mơ ước của “ông trùm SM”

Trả lời cho câu hỏi về kế hoạch “Mỹ tiến” chính thức, Lee Soo Man nói: “Thay vì mạo hiểm với thị trường Mỹ, chúng tôi chỉ tổ chức một concert phục vụ những người chúng tôi coi là cư dân của đất nước tưởng tượng mang tên SM TOWN. Thị trường Trung Quốc và châu Á sẽ lớn mạnh hơn thị trường Mỹ, bởi vậy không cần thiết phải đến Mỹ. Trong tương lai gần, khi “Hollywood châu Á” xuất hiện, trung tâm văn hóa thế giới sẽ chuyển sang châu Á. Các ca khúc châu Á không được biết đến ở Mỹ à? Câu hỏi này hoàn toàn không thích hợp bởi châu Á sẽ nhanh chóng trở thành trung tâm thôi”.