Các công ty quản lý Hàn chỉ đáng "xách dép" cho công ty Nhật?

HanaZ , Theo 15:37 26/01/2011

Ít nhất là trong vấn đề quan hệ, đối đãi với gà nhà.<img src='/Images/EmoticonOng/45.png'>

Thời gian gần đây, cụm từ “hợp đồng nô lệ” trong ngành giải trí Hàn Quốc không còn là đề tài quan tâm của riêng khán giả. Vấn đề này ngày càng trở nên phức tạp khi các công ty quản lý nước ngoài cũng lên tiếng bình luận. Sau khi chứng kiến mâu thuẫn giữa JYJSM Entertainment, KARADSP Entertainment, một số công ty quản lý của Nhật Bản đã tỏ ra hết sức bối rối bởi đối với họ, việc kết thúc hợp đồng gần như chẳng bao giờ bị đẩy đến đỉnh điểm và trở thành những vụ lùm xùm rắc rối như ở Hàn Quốc.

Một số công ty quản lý của Nhật Bản đã lên tiếng bình luận về vấn đề “hợp đồng nô lệ”

Chấm dứt hợp đồng là một tình huống hiếm gặp trong ngành âm nhạc Nhật Bản. Điển hình là trường hợp của idol group debut từ năm 1991 SMAP. Sau hơn 20 năm hoạt động, SMAP vẫn là một trong những nhóm nhạc được ưa chuộng nhất nhì trong giới idol Nhật Bản. 

Phía Nhật Bản cho rằng, chìa khóa dẫn đến sự lâu bền trong mối quan hệ giữa công ty quản lý và idol group chính là những điều khoản công bằng và hợp lý trong bản hợp đồng giữa hai bên. Đại diện của một tạp chí hợp tác với 5 công ty truyền thông lớn của Nhật Bản cho biết: “Trong trường hợp của DBSK, vấn đề nằm ở chỗ hợp đồng của họ kéo dài những 13 năm. Trong khi ở Nhật Bản, thông thường thời hạn của các hợp đồng chỉ là 1 hoặc 2 năm.”

Theo các công ty Nhật Bản thì những điều khoản công bằng và hợp lý trong bản hợp đồng giữa công ty quản lý và idol group sẽ mang đến mối quan hệ lâu bền giữa hai bên

Nói cách khác, các công ty quản lý Nhật Bản thường xây dựng hệ thống những điều khoản làm việc khuyến khích sự phát triển cá nhân. Nếu một nhóm nhạc trở nên đình đám và “ăn nên làm ra” trong thời gian hợp đồng có hiệu lực, mức lương trong năm hoạt động tiếp theo của nhóm nhạc đó sẽ được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên những tài năng ít nổi tiếng hơn cũng không phải lo lắng quá nhiều. Hằng tháng, công ty quản lý đều trả lương cố định cho các tài năng này, giúp họ đảm bảo được cuộc sống của mình, mức độ trung thành với công ty quản lý của họ cũng theo đó tăng lên. 

Một đặc trưng của các công ty quản lý Nhật Bản là mối quan hệ giữa các công ty này và các nghệ sĩ của mình. Một đại diện lâu năm trong nghề chia sẻ: “Không được đối xử với nghệ sĩ của mình như những món hàng. Phải trông nom họ bằng sự thấu hiểu và cảm thông giữa con người với nhau.”

Điều quan trọng là các công ty quản lý phải thấu hiểu và có sự thông cảm với các nghệ sĩ của mình

Năm 2009, dư luận từng được phen choáng váng khi được đọc hợp đồng của một nữ diễn viên/người mẫu Nhật Bản. Hợp đồng ghi rõ: “Chúng tôi tuyệt đối không chấp nhận những đau đớn về thể chất và tinh thần do việc cưỡng ép lao động gây ra”, “Lịch làm việc phải luôn luôn được điều chỉnh sao cho người mẫu và diễn viên có thể phát huy tối đa khả năng của mình.” 

Giám đốc Sasaki Masumi của công ty này khẳng định: “Việc gặp rắc rối trong khi quản lý nghệ sĩ đã trở thành một phần không thể thiếu của ngành giải trí. Nhưng sau cùng thì đó không chỉ đơn thuần là việc quản lý ngôi sao, tôi cũng tập trung giúp đỡ họ phát triển sự nghiệp diễn xuất bằng cách cung cấp cho họ những hiểu biết sâu hơn về nghề nghiệp của mình.”

Ngoài ra, các công ty quản lý cũng cần tạo điều kiện giúp các nghệ sĩ phát triển tối đa tài năng của mình

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là nền âm nhạc Nhật Bản chưa từng chứng kiến nghệ sĩ nào “dứt áo ra đi” khỏi công ty quản lý vì bất đồng quan điểm. Dù lí do dẫn đến những cuộc chia ly thường gặp là do nghệ sĩ không thể đạt được sự nổi tiếng trong mơ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp nghệ sĩ vừa xách vali ra đi là lập tức “lên như diều gặp gió”, điển hình là cựu diễn viên idol Masahiro Motoki. Trong khi đó, JYJ là nhóm nhạc đầu tiên bị công ty quản lý cũ tìm đủ cách “cản đường”, tiêu biểu là việc không cho xuất hiện trên các chương trình ca nhạc.