Khi rác thải nhựa biến thành những tác phẩm nghệ thuật ở Hà Nội: Chúng ta đang dần bị "hóa nhựa" như thế nào?

Minh Nhân, Theo Trí Thức Trẻ 07:01 14/11/2019

Chúng ta có đang thờ ơ trước thực trạng rác thải nhựa tràn vào đời sống sinh hoạt hàng ngày và thậm chí là đời sống văn hóa, tinh thần? Bộ 4 tác phẩm nghệ thuật sắp đặt "Những cú hút", "Rùa", "Cây đời" và "Hóa nhựa" của triển lãm "Be The Change" mang đến những ấn tượng mạnh và cảm nhận trực quan vô cùng đặc sắc.

Triển lãm rác thải nhựa "Be The Change" - Hãy tạo ra sự thay đổi bạn muốn thấy trên thế giới này! Thực hiện: Minh Nhân. 

Khi rác thải nhựa biến thành những tác phẩm nghệ thuật ở Hà Nội: Chúng ta đang dần bị hóa nhựa như thế nào? - Ảnh 2.

Từ ngày 9/11, triển lãm "Be The Change – Hãy tạo ra sự thay đổi bạn muốn thấy trên thế giới này!" do họa sĩ Lê Thiết Cương làm giám tuyển, trưng bày 4 tác phẩm nghệ thuật sắp đặt lần lượt mang tên "Những cú hút", "Rùa", "Cây đời" và "Hóa nhựa" tại Phố sách (Hà Nội) thu hút đông đảo người dân và du khách.

Tác phẩm "Cây đời" của 2 tác giả Flinh và Đặng Thùy Anh, được đặt tại trung tâm triển lãm. Những vòng tròn thép gợi liên tưởng đến trái đất, xung quanh là những chậu bàng nhỏ xanh ngát, mang ước mơ về một hành tinh xanh. Đặc biệt, chậu cây là hộp đựng các sản phẩm về tóc đã bỏ đi từ các salon tóc trên toàn quốc.

Khi rác thải nhựa biến thành những tác phẩm nghệ thuật ở Hà Nội: Chúng ta đang dần bị hóa nhựa như thế nào? - Ảnh 4.

Tác giả Đỗ Hiệp lấy hình ảnh chú Tễu - nhân vật quen thuộc của văn hóa nghệ thuật truyền thống người Việt - bị "bao vây" giữa một vạn ống hút nhựa màu, để nêu lên vấn nạn thường trực, nhưng cũng đầy day dứt: Sự "bành trướng" của rác thải nhựa không chỉ xuất hiện trong cuộc sống con người mà còn gây ô nhiễm môi trường văn hóa.

Khi rác thải nhựa biến thành những tác phẩm nghệ thuật ở Hà Nội: Chúng ta đang dần bị hóa nhựa như thế nào? - Ảnh 5.

Họa sĩ Lê Thiết Cương cho biết ban đầu chú Tễu chỉ cao 1,9 m nhưng vì không gian triển lãm ngoài trời nên tác giả nâng lên 3,5 m để gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác.

Khi rác thải nhựa biến thành những tác phẩm nghệ thuật ở Hà Nội: Chúng ta đang dần bị hóa nhựa như thế nào? - Ảnh 6.

Tác phẩm "Hóa nhựa" của tác giả Phạm Trần Quân gây chú ý với người tham quan bằng 3 hình nhân trong dáng vẻ ủ rũ vì bị... ô nhiễm nhựa.

Khi rác thải nhựa biến thành những tác phẩm nghệ thuật ở Hà Nội: Chúng ta đang dần bị hóa nhựa như thế nào? - Ảnh 7.

"Cuộc sống hiện tại đang ngập tràn trong nhựa, bao trùm trong nhựa. Đồ nhựa có mặt khắp mọi nơi, tấn công con người đến mức chúng ta cũng hóa... nhựa " - tác giả Phạm Trần Quân chia sẻ.

Khi rác thải nhựa biến thành những tác phẩm nghệ thuật ở Hà Nội: Chúng ta đang dần bị hóa nhựa như thế nào? - Ảnh 8.

Tác phẩm được phối ghép bằng túi nilon, ống hút, chai nhựa... thu gom từ các gia đình trong khu phố gần nhà tác giả, như một lời cảnh báo "hãy dừng lại", "hãy hạn chế đồ nhựa dùng một lần trước khi quá muộn".

Khi rác thải nhựa biến thành những tác phẩm nghệ thuật ở Hà Nội: Chúng ta đang dần bị hóa nhựa như thế nào? - Ảnh 9.

Tác giả Doãn Hoàng Kiên sáng tạo tác phẩm "Rùa" bằng cách sắp xếp những bức ảnh do nhiếp ảnh gia Trần Việt Đức tác nghiệp về tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa khó phân hủy ở bãi biển và các địa điểm công cộng.

Khi rác thải nhựa biến thành những tác phẩm nghệ thuật ở Hà Nội: Chúng ta đang dần bị hóa nhựa như thế nào? - Ảnh 10.

Tác phẩm lấy ý tưởng từ hình ảnh cụ rùa Hồ Gươm - tứ linh Long Ly Quy Phượng và rùa đội bia tiến sĩ trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Biểu tượng văn hóa có thể cũng sẽ mất thiêng vì phải "đội" rác thải nhựa khó phân hủy. Môi trường sống, môi trường nước, môi trường văn hóa ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Nghệ sĩ Doãn Hoàng Kiên tiết lộ, "Rùa" được thực hiện trong vòng một tháng, gặp nhiều khó khăn ở khâu tạo hình sao cho giống thật.

Khi rác thải nhựa biến thành những tác phẩm nghệ thuật ở Hà Nội: Chúng ta đang dần bị hóa nhựa như thế nào? - Ảnh 11.

"Be The Change – Hãy tạo ra sự thay đổi bạn muốn thấy trên thế giới này!" là một trong những sự kiện nghệ thuật quy mô trong nhiều năm trở lại đây tại Hà Nội, mang thông điệp bảo vệ môi trường ấn tượng mạnh và hết sức trực quan. Triển lãm kéo dài đến hết ngày 17/11.