Khi các nhóm nhạc Kpop thế hệ 3 tấn công châu Âu, thành bại như thế nào?

Bảo Trân, Theo Trí Thức Trẻ 08:13 19/05/2019

Các nhóm nhạc Kpop khi "Tây tiến" hẳn sẽ gặp không ít trở ngại và không phải ai cũng thành công vang dội.

Với sự phổ biến ngày càng tăng của Kpop ở phương Tây, ngày càng có nhiều nhóm nhạc Hàn Quốc chọn châu Âu là điểm dừng chân cho các tour concert của mình. Theo thống kê từ năm 2013 đến 2016, đã có hơn 100 buổi hòa nhạc K-pop ở Bắc Mỹ - 102 ở Mỹ, 14 ở Canada và 16 ở Mexico. Con số này đã tăng lên nhanh chóng. Và trong năm 2017 và 2018, hơn 70 buổi hòa nhạc đã diễn ra ở Bắc Mỹ mỗi năm. Năm nay, 50 buổi hòa nhạc sẽ diễn ra vào năm 2019 từ tháng 1 đến tháng 6.

Không phải đến tận bây giờ mà ngay từ một thập kỷ trước, các nghệ sĩ Gen 2 của Kpop cũng đã bắt đầu cuộc tấn công của mình ở thị trường Châu Âu. Trong năm 2007 và 2008, các nghệ sĩ solo như BoA, Se7en và Rain đã biểu diễn ở Mỹ để thử nghiệm thị trường. Một năm sau, làn sóng Hallyu bắt đầu và các nhóm như Girls Generation (SNSD), Big Bang, 2NE1, Wonder Girls và Super Junior trở nên phổ biến trên YouTube và được truyền thông của phương Tây chú ý đến. Điển hình là vào năm 2012, "Gangnam Style" của PSY đã gây sốt toàn cầu và trở thành video có lượt xem cao nhất trên Youtube trong suốt một khoảng thời gian dài.

Khi các nhóm nhạc Kpop thế hệ 3 tấn công châu Âu, thành bại như thế nào? - Ảnh 1.

PSY

Với những bài học và kinh nghiệm đi trước của những tiền bối đi trước, thế hệ idols thứ ba cũng nối bước khi liên tục có những cuộc đổ bộ hoành tráng vào thị trường Âu Mỹ, thế nhưng kết quả của mỗi nhóm lại khác nhau và không phải ai cũng thành công mĩ mãn.

Khi nói đến những nhóm nhạc Gen 3 lấn sân sang thị trường châu Âu thành công nhất thì không thể không nhắc đến BTS, một nhóm nhạc được xem là một cú nổ lớn khiến cho truyền thông phương Tây phải ngoảnh đầu chú ý đến Kpop.

Các anh chàng đã trở thành khách mời cho nhiều gameshow, chương trình truyền hình, tạp chí châu Âu nổi tiếng và thậm chí là được cả Liên Hợp Quốc mời phát biểu với vai trò là đại sứ trong dự án chống bạo lực và bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn thế giới của UNICEF.

Khi các nhóm nhạc Kpop thế hệ 3 tấn công châu Âu, thành bại như thế nào? - Ảnh 2.

BTS

Kế tiếp đó, một nhóm nhạc thần tượng khác từng được mệnh danh là "tân binh khủng long" cũng đang nối bước phá đảo thị trường âm nhạc châu Âu đó chính là Blackpink. Nhắc đến nhóm nhạc girlgroup này thì không thể không nhắc đến hai từ "kỉ lục". Gần đây nhất, MV "Kill This Love" của Blackpink vừa phát hành và mau chóng nhận được 1 triệu lượt xem trong chưa đầy 30 phút, phá vỡ kỉ lục của Ariana Grande với ca khúc "Thank U, Next" (33 phút). Không chỉ thế, Blackpink còn có một màn chào sân khá ấn tượng khi bắt đầu tấn công sang thị trường châu Âu bằng ca khúc "DDU-DU DDU-DU" và hợp tác với Dua Lipa - ca sĩ trẻ vừa giành hai giải Grammy đình đám tại châu Âu.

Khi các nhóm nhạc Kpop thế hệ 3 tấn công châu Âu, thành bại như thế nào? - Ảnh 3.

BlackPink

Tiếp nối những thành tích mà các nhóm nhạc Kpop lập nên trên thị trường châu Âu, NCT cũng là một trong những boygroup bắt đầu lấn sân sang thị trường âm nhạc này. Nhóm được trở thành khách mời trên show nổi tiếng Jimmy Kimmel Live của đài ABC và còn có sân khấu ra mắt làng giải trí Mỹ ngay tại chương trình này. Bên cạnh đó, NCT còn danh dự lọt Top 5 BXH World Albums BillBoard - Một trong những giải thưởng danh giá nhất của Mỹ, đủ để thấy những khả năng tiềm ẩn mà nhóm có thể phát triển tại thị trường Âu Mỹ.

Khi các nhóm nhạc Kpop thế hệ 3 tấn công châu Âu, thành bại như thế nào? - Ảnh 4.

NCT

Một cái tên khác cũng dần giành được sự quan tâm của quốc tế và đặc biệt là ở Mỹ đó chính là MONSTA X. Tuy gặp nhiều khó khăn và trở ngại ngay tại sân nhà nhưng nhóm vẫn gây sức ảnh hưởng đáng ngạc nhiên tại Mỹ, là một đại diện Hàn Quốc đầu tiên xuất hiện trong các chương trình lớn của Hoa Kỳ, danh giá xếp thứ 6 trong Top 10 album Kpop đáng mong đợi nhất năm 2019 do Billboard bình chọn và còn là nhóm nhạc Kpop đầu tiên, duy nhất góp mặt trong tour diễn Jingle Ball do đài phát thanh iHeartRadio nổi tiếng thực hiện. Chính những điều đó có thể cho thấy rằng, MONSTA X hiện đang dần có những bước đi tuy chậm mà chắc, có thể sẽ gặt hái được nhiều thành tựu tại nền thị trường âm nhạc khó tính này.

Khi các nhóm nhạc Kpop thế hệ 3 tấn công châu Âu, thành bại như thế nào? - Ảnh 5.

MONSTA X

Vậy có phải nhóm nhạc nào lấn sân sang thị trường châu Âu cũng sẽ thành công vang dội hay không? Không phải ngẫu nhiên mà Châu Âu lại được xem là nền thị trường âm nhạc khó tính nhất thế giới. Bởi lẽ ngoài việc coi trọng chất lượng của âm nhạc hơn là hình thức bên ngoài thì cộng đồng fan châu Âu còn rất lý trí và không mù quáng theo đuổi thần tượng. Điều đó có nghĩa rằng, nếu một nghệ sĩ nổi tiếng với hàng trăm triệu view trên Youtube hay hàng triệu lượt follow trên mạng xã hội thì họ chưa chắc đã được đón nhận ở Châu Âu vì người phương Tây xem trọng nhân cách hơn là sự nổi tiếng và họ sẵn sàng tẩy chay bất cứ nghệ sĩ nào tự ảo tưởng về bản thân và độ nổi tiếng của mình quá nhiều. Điều đó khiến cho ít nhiều nghệ sĩ, đặc biệt là nghệ sĩ châu Á luôn dè chừng thị trường đầy màu mỡ này.

Các nhóm nhạc Kpop khi "Tây tiến" cũng sẽ gặp không ít trở ngại và không phải ai cũng thành công vang dội

BTS được cho là nhóm nhạc thành công vang dội nhất khi hai lần đứng đầu bảng xếp hạng Billboard 200 và bán sạch vé các buổi biểu diễn tại châu Âu, đứng thứ hai trong danh sách các nghệ sĩ có lượng album bán ra cao nhất (với 603 307 đĩa, chỉ sau ông hoàng nhạc Rap Eminem với 755 027 đĩa). BTS cũng đứng thứ 15 trong top các nghệ sĩ có tổng lượng tiêu thụ cao nhất với doanh số bài hát, lượt nghe trực tuyến (1,5 triệu đơn vị) vượt qua cả ban nhạc nam nổi tiếng Maroon 5 (xếp thứ 24 với 1,2 triệu đơn vị).

Khi các nhóm nhạc Kpop thế hệ 3 tấn công châu Âu, thành bại như thế nào? - Ảnh 6.

BTS

Dù gặt hái được nhiều kỉ lục trong âm nhạc và dần đưa tên tuổi mình ra quốc tế, nhưng Blackpink vẫn không tránh khỏi nhiều vấn đề trên con đường "Tây tiến" này. Điển hình là trong tour diễn Châu Âu, Bắc Mỹ vừa qua, số ghế còn trống ở concert còn thừa rất nhiều, điều mà chưa bao giờ thấy ở các concert Hàn Quốc của Blackpink. Và tình trạng còn thừa ghế kéo dài trong suốt 5, 6 đêm liền trong các tour diễn ở Châu Âu chứ không hề soldout ngay lập tức như việc bán vé concert ở sân nhà.

Khi các nhóm nhạc Kpop thế hệ 3 tấn công châu Âu, thành bại như thế nào? - Ảnh 7.

Concert của Blackpink "ế" vé

Lý giải cho điều này, netizen cho rằng vì Blackpink vẫn còn quá "trẻ" so với BTS để có thể trụ vững ở thị trường đầy khốc liệt này. Nhóm chỉ vừa ra mắt hơn 3 năm và có quá ít sản phẩm để quảng bá, nên sẽ biểu diễn lặp lại các bài hát nhiều lần hoặc cover những sản phẩm âm nhạc khác, chính điều này lại khiến cho cộng đồng fan châu Âu cảm thấy nhàm chán hơn so với việc nhóm tự trình diễn những ca khúc của riêng mình. Bên cạnh đó, việc vé concert không được bán hết như dự kiến một phần cũng là do YG đánh giá danh tiếng của Blackpink quá lớn so với thực tế ở châu Âu. Vé đắt đỏ, nơi biểu diễn thì quy mô quá lớn cũng là một yếu tố làm cho tour châu Âu của Blackpink không thành công như mong đợi.

Khi các nhóm nhạc Kpop thế hệ 3 tấn công châu Âu, thành bại như thế nào? - Ảnh 8.

BlackPink

Tiếp theo đó, NCT cũng là một nhóm gây ra nhiều tranh cãi khi thông báo có những bước đi ra thị trường âm nhạc quốc tế. Việc NCT tham gia gameshow Jimmy Kimmel Live thay vì nhận được sự ủng hộ của cộng đồng mạng thì lại gây ra nhiều ý kiến trái chiều bất ngờ, vì cho rằng công ty đã bỏ tiền để mua show chứ không phải nhờ sự nổi tiếng mà nhóm được làm khách mời. Ngoài ra, còn nhiều nguyên do khác khiến cộng đồng mạng không đánh giá cao việc NCT lấn sân sang thị trường quốc tế. 

Một trong số đó là vì dù ra mắt cũng khá lâu nhưng nhóm vẫn chưa thực sự có một sản phẩm âm nhạc đột phá nào, có quá nhiều thành viên trong một nhóm nên độ nhận diện thành viên rất khó, nhóm cũng không tạo được tiếng vang hay thành tích gì đáng chú ý so với nhiều nhóm nhạc Gen 3 khác. Chính vì điều đó nên cộng đồng fan quốc tế cho rằng NCT vẫn nên đầu tư kĩ lưỡng hơn trước khi bắt đầu tấn công ra thị trường âm nhạc đầy khốc liệt này.

Khi các nhóm nhạc Kpop thế hệ 3 tấn công châu Âu, thành bại như thế nào? - Ảnh 9.

NCT

Điều gì làm nên sự thành công của các nhóm nhạc Kpop ở thị trường châu Âu? 

Trước hết khi nhắc đến các nhóm nhạc Kpop, ta thường nghĩ ngay đến là vũ đạo và âm thanh bắt tai bên cạnh đó là trang phục được đầu tư đồng đều, bắt mắt thì những nhóm nhạc của châu Âu lại thường không quan trọng lắm về vấn đề này. Ngoài ra, ngoại hình cũng là một yếu tố quan trọng giúp cho các nhạc Kpop trở nên thu hút hơn và cuối cùng, thời gian của các nhóm nhạc Kpop thường ổn định hơn, vì đa phần họ phải ký hợp đồng với công ty quản lý tối thiểu là 7 năm nên ta ít khi thấy các nhóm nhạc Hàn Quốc mau hợp mau tan như các nhóm nhạc châu Âu. Chính điều khác biệt này lại khiến nhiều nhóm nhạc Kpop lại dần chiếm được cảm tình các fan châu Âu và khẳng định tên tuổi của mình trên nền thị trường âm nhạc đầy hà khắc này.

Tuy châu Âu là nơi có những tiêu chuẩn âm nhạc rất khắt khe nhưng không thể phủ nhận rằng Kpop đang dần đáp ứng những tiêu chuẩn đó để có những bước tiến vô cùng lớn và các nhóm nhạc thế hệ 3 đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc khẳng định tên tuổi nền âm nhạc Hàn Quốc trên bảng đồ âm nhạc quốc tế.