Ứng dụng tâm trọng điểm: Bánh mì “làm xiếc” thăng bằng

Oksein, Theo Mask Online 00:00 02/01/2013

Một lý thuyết vật lý thú vị được ứng dụng để tạo nên bộ ảnh đẹp mắt.

Nói đến nghệ thuật thăng bằng, nhiều người sẽ nghĩ đến màn đi trên dây, đạp xe một bánh tài tình của nghệ sĩ xiếc, hay hình ảnh nhiều phiến đá cuội xếp chồng lên nhau, trông vững chãi như được gắn keo. 

Thế còn nghệ thuật thăng bằng trên bánh mì thì sao nhỉ, bạn đã gặp chưa?

Chỉ với nguyên liệu duy nhất là những chiếc bánh mì, hai nghệ sĩ Ana Dominguez và Omar Sosa đã tạo ra những tác phẩm thăng bằng đáng kinh ngạc. 

Ứng dụng tâm trọng điểm: Bánh mì “làm xiếc” thăng bằng 1
Màn trình diễn thú vị của những chiếc bánh mì.

Ứng dụng tâm trọng điểm: Bánh mì “làm xiếc” thăng bằng 2

Ứng dụng tâm trọng điểm: Bánh mì “làm xiếc” thăng bằng 3
Trông chúng như thể đang “làm xiếc” vậy.

Ứng dụng tâm trọng điểm: Bánh mì “làm xiếc” thăng bằng 4
Series này thực hiện cho Apartamento - tạp chí về trang trí và thiết kế nội thất của Tây Ban Nha. 

Series ảnh có sự “góp mặt” của nhiều loại bánh mì khác nhau, từ sandwiches hình gối, baguettes thuôn dài, ciabatta hình dẹt làm từ lúa mạch đen... 

Mỗi tác phẩm gồm 5-10 chiếc bánh đủ hình dáng, kích thước được sắp đặt khéo léo, chiếc nọ đứng trên chiếc kia, chênh vênh nhưng không hề đổ.

Ứng dụng tâm trọng điểm: Bánh mì “làm xiếc” thăng bằng 5
Hình ảnh tuyệt vời của sự cân bằng.

Ứng dụng tâm trọng điểm: Bánh mì “làm xiếc” thăng bằng 6
Bánh mì là nguyên liệu nhẹ, rỗng, vì thế để giữ được chúng thăng bằng thật chẳng dễ chút nào.

Ứng dụng tâm trọng điểm: Bánh mì “làm xiếc” thăng bằng 7
Bạn có hoài nghi phải chăng đây là tác phẩm được Photoshop, hay các vật thể đã được gắn keo?

Ứng dụng tâm trọng điểm: Bánh mì “làm xiếc” thăng bằng 8
Thực ra chất keo duy nhất gắn kết những chiếc bánh này chính là trọng lực. 

Để giữ chiếc bánh đứng yên, trước hết nghệ sĩ cần xác định đúng điểm cân bằng, hay tâm trọng lực của nó.

Tâm trọng lực (Center of Gravity - CG) là vị trí mà ở đó trọng lượng của vật được phân bố đều nhau. Với các vật dạng hình học cơ bản thì CG trùng với tâm của khối hình học. Còn vật thể phức tạp sẽ có CG nằm gần vị trí mà trọng lượng của vật tập trung nhiều nhất. 

Ứng dụng tâm trọng điểm: Bánh mì “làm xiếc” thăng bằng 9
Một số ví dụ về CG. (Nguồn: Algarcia.org)

Trong hình trên, để chú chim đồ chơi giữ được thăng bằng, người ta đã đặc biệt thiết kế đôi cánh nặng hơn, sao cho CG nằm ngay dưới mỏ. Ở chiếc búa thì CG nằm sát phần đầu búa, nên nếu tìm đúng điểm này, bạn có thể giữ búa cân bằng chỉ với 1 ngón tay. 

Ứng dụng tâm trọng điểm: Bánh mì “làm xiếc” thăng bằng 10
Tương tự như vậy với chiếc bánh mì dài trên đây, CG nằm sát vị trí tập trung nhiều trọng lượng hơn.

Ứng dụng tâm trọng điểm: Bánh mì “làm xiếc” thăng bằng 11
Vị trí của CG so với mặt chân đế càng thấp thì vật càng dễ cân bằng. 

Ứng dụng tâm trọng điểm: Bánh mì “làm xiếc” thăng bằng 12

Tuy nhiên để tìm được đúng CG, nghệ sĩ phải qua nhiều lần thực hành và rút kinh nghiệm. Một khi đã tìm ra, chỉ cần chọn điểm đặt sao cho điểm đó và CG tạo thành đường thẳng vuông góc với mặt đất là vật sẽ đứng yên.

Tác phẩm của 2 nghệ sĩ đã mang đến cho chúng ta một thông điệp ý nghĩa: dù cuộc sống vốn bấp bênh và nhiều khi bạn không thể kiểm soát được mọi chuyện, thế nhưng, chỉ cần bạn tìm được đúng “điểm cân bằng” của mình thì mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi. 

Chúng mình cùng chiêm ngưỡng một series khác với nguyên liệu là đá cuội, do nghệ sĩ người Canada Peter Riedel thực hiện.

Ứng dụng tâm trọng điểm: Bánh mì “làm xiếc” thăng bằng 13

Ứng dụng tâm trọng điểm: Bánh mì “làm xiếc” thăng bằng 14

Ứng dụng tâm trọng điểm: Bánh mì “làm xiếc” thăng bằng 15

Ứng dụng tâm trọng điểm: Bánh mì “làm xiếc” thăng bằng 16

Ứng dụng tâm trọng điểm: Bánh mì “làm xiếc” thăng bằng 17

Ứng dụng tâm trọng điểm: Bánh mì “làm xiếc” thăng bằng 18

Ứng dụng tâm trọng điểm: Bánh mì “làm xiếc” thăng bằng 19

Ứng dụng tâm trọng điểm: Bánh mì “làm xiếc” thăng bằng 20


Bạn có thể xem thêm: