Người Mông Cổ với nền văn hóa du mục đã tồn tại hàng nghìn năm nay và là một trong những nền văn hóa lớn của thế giới.
Nhưng ngày nay, cuộc sống truyền thống của họ đang đứng trước nguy cơ biến mất khi bức tranh kinh tế thay đổi nhanh chóng. Sự thay đổi khí hậu và sa mạc hóa cũng đe dọa cuộc sống du canh du cư, sống trên thảo nguyên, chăn thả gia súc trên đồng cỏ tươi tốt.
Cùng chiêm ngưỡng bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Taylor Weidman để hiểu hơn về sự thay đổi của người dân du mục Mông Cổ thời "hiện đại hóa".
Một người đàn ông trẻ lùa bầy động vật của mình bằng xe máy sau một trận bão tuyết đầu mùa xuân. Tại Mông Cổ, những người chăn nuôi áp dụng công nghệ một cách nhanh chóng và không phải là lạ khi nhìn thấy các xe tải và xe máy thay thế các con vật giúp chủ chăn nuôi như trước kia.
Sau khi một cơn bão tuyết tan, người du mục gạt bỏ lớp tuyết trên tấm pin năng lượng Mặt trời của mình.
Một gia đình chăn gia súc ngồi bên trong lều với một tivi. Hầu hết các gia đình du mục sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời hoặc cối xay gió để tạo ra điện.
Hình ảnh một chú dê khát nước uống nước từ một máy giặt ở sa mạc Gobi. Cùng với chăn nuôi, các thành viên gia đình ở đây làm việc tại một mỏ gần đó, tăng thêm thu nhập để mua đồ dùng cho gia đình.
Hai thanh niên Mông Cổ giết mổ dê và cừu tại một khu nghỉ mát. Người Mông Cổ giết mổ các động vật bằng một đường rạch nhỏ ở ngực, sau đó họ thò tay vào trong khoang ngực và làm đứt động mạch chủ. Khi đó, con vật sẽ chết dần do bị chảy máu trong.
Gió thổi mạnh, những cơn mưa ngày một hiếm hoi, sự thay đổi khí hậu đã dẫn đến sự xói mòn một vùng diện tích lớn lớp đất màu mỡ của sa mạc Gobi.
Sau khi đóng cửa một mỏ than lớn của Liên Xô trong Nalaikh - thị trấn cách Ulaanbaatar khoảng 35km, nhiều hoạt động khai thác mỏ nhỏ vẫn được tiếp tục. Nhiều gia đình chăn nuôi gia súc đã từ bỏ công việc truyền thống để đến làm việc tại các mỏ này.
Công việc khai thác tuy nguy hiểm nhưng lại khá hấp dẫn vì không cần nhân công có trình độ và những người làm việc tại đây cũng có thu nhập ổn định hơn so với việc chăn thả gia súc.
Thợ mỏ đãi vàng bất hợp pháp trên thảo nguyên. Sau khi những mùa đông khắc nghiệt xóa sổ nhiều đàn gia súc, người chăn nuôi tìm được cho mình công việc mới là khai thác vàng.
Trong suốt mùa đông, Ulaanbaatar là thủ đô thứ hai ô nhiễm không khí nhiều nhất trên thế giới, phần lớn là do đốt than.
Người dân thu thập vật liệu tái chế từ một bãi chứa rác ở Ulaanbaatar. 16% người dân ở đây đang trong tình trạng thất nghiệp.
Một cậu bé Mông Cổ mang nước đến cho ông. 70% dân số Ulaanbaatar sống trong tình trạng không có dịch vụ vệ sinh, nước sinh hoạt. Tỷ lệ nghiện rượu, thất nghiệp và tội phạm luôn ở mức cao.
Blue Sky Tower là một trong những công trình đáng chú ý nhất trong trung tâm thành phố Ulaanbaatar. Kiến trúc tại thủ đô là một hỗn hợp của những căn hộ khối màu xám từ thời Xô Viết và các tòa nhà văn phòng mới và thấp.
Một người phụ nữ đứng trên một đỉnh đồi ngắm nhìn sự phát triển của Ulaanbaatar. Với nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới vào năm 2011 và một dòng liên tục của những người di cư từ nông thôn ra thành thị, thủ đô của Mông Cổ đang mở rộng một cách nhanh chóng.
Bạn có thể xem thêm: