Theo chân người Mông Cổ huấn luyện đại bàng

Sơn Hải, Theo Mask Online 12:00 19/08/2012

Huấn luyện đại bàng để tham gia cuộc thi "đại bàng săn mồi" được coi là nét văn hóa độc đáo vùng thảo nguyên Trung Á.

Ở đất nước Mông Cổ, mọi người luôn truyền nhau câu nói: “Một người đàn ông nhất thiết phải có ba thứ: một con ngựa nhanh, một con chó trung thành và một chú đại bàng”. 

Chim đại bàng lông vàng bay lượn trên vùng cao nguyên rộng lớn đã là một nét đẹp đặc trưng của đất nước Mông Cổ. Tuy nhiên, đây không phải là những chú chim đại bàng hoang dã mà là con vật được huấn luyện vô cùng kỹ lưỡng. 

theo-chan-nguoi-mong-co-huan-luyen-dai-bang

Hiện nay, nghề huấn luyện đại bàng ở Mông Cổ chỉ còn tồn tại ở vùng đất núi đồi của bộ tộc người Kazakh nằm ở cực Tây, được bao quanh bởi các dãy núi Altai - một trong những nơi xa xôi nhất hành tinh.


theo-chan-nguoi-mong-co-huan-luyen-dai-bang

Trong hình là tỉnh Bayan Ulgii, nằm cách thủ đô Ulan Batar của Mông cổ khoảng 1.600km về phía Tây. Đây là nơi tập trung rất nhiều người Kazakh huấn luyện đại bàng giỏi.


theo-chan-nguoi-mong-co-huan-luyen-dai-bang

Tộc người Kazakh sinh sống ở đây từ rất lâu đời. Họ sống trong các căn lều lớn, chăn nuôi bò và cừu, đồng thời duy trì các tập quán văn hóa lâu đời mà tổ tiên truyền lại.


theo-chan-nguoi-mong-co-huan-luyen-dai-bang

Trong ảnh là Kwanduk, ông vốn là người Kazakhtan cùng gia đình di cư sang Mông Cổ từ thời Liên Xô. Ông sở hữu hai chú đại bàng lông vàng tuyệt đẹp và đã huấn luyện chúng trở thành những thợ săn siêu đẳng.


theo-chan-nguoi-mong-co-huan-luyen-dai-bang

Đại bàng lông vàng là loại chim mạnh mẽ xuất hiện nhiều ở Trung Á. Khi trưởng thành, nó nặng khoảng 6,5kg, chiều dài thân từ 66 - 102cm, sải cánh rộng hơn 2m. Đại bàng vàng có thể sà xuống quắp đi cả những con thú lớn như chó sói, với tốc độ bay lên tới 200km/giờ. 


theo-chan-nguoi-mong-co-huan-luyen-dai-bang

Các móng vuốt trên chân của đại bàng cong và sắc nhọn. Bộ móng vuốt sắc bén này chính là vũ khí lợi hại của chúng trong việc tấn công và bắt giữ con mồi. Chính đặc điểm này khiến đại bàng được gọi bằng một cái tên mà ý nghĩa của nó xuất phát từ một từ Latinh đó là “rapere” (có nghĩa là kẹp chặt hay túm lấy).


theo-chan-nguoi-mong-co-huan-luyen-dai-bang

Tầm nhìn của đại bàng cũng là một điều đáng sợ với con mồi. Trung bình, tầm nhìn của mỗi chú đại bàng gấp 8 lần tầm nhìn của con người. Chúng có thể phát hiện ra con mồi nhỏ bé khi ở cách xa hàng dặm.


theo-chan-nguoi-mong-co-huan-luyen-dai-bang

Các thợ săn phải theo dõi chờ lúc đại bàng mẹ rời khỏi tổ đi kiếm ăn để tiếp cận với những đại bàng con. Sau đó, họ nhẹ nhàng và cẩn thận bắt những chú đại bàng con này về để nuôi và huấn luyện. 


theo-chan-nguoi-mong-co-huan-luyen-dai-bang

Công việc này đôi khi rất khó khăn bởi những đại bàng con khôn ngoan thì không bao giờ ló đầu ra khỏi tổ. Tuy nhiên, các con đại bàng này mới chính là những “thợ săn” dũng mãnh và ngoan cường trong tương lai.


theo-chan-nguoi-mong-co-huan-luyen-dai-bang

Sau khi được bắt về, người ta lấy miếng da bịt lên đầu nó để nó không thể nhìn thấy gì, sau đó cho nó đứng trên một thanh gỗ ở một cành cây, đung đưa qua lại khiến cho đại bàng không thể nào đứng vững. 


theo-chan-nguoi-mong-co-huan-luyen-dai-bang

Sau nhiều đêm, đại bàng kiệt sức và rơi xuống, lúc ấy người ta dùng nước lạnh để khiến nó tỉnh dậy rồi cho nó uống nước, không cho ăn thịt.


theo-chan-nguoi-mong-co-huan-luyen-dai-bang

Sau vài tuần bị bịt mặt, đại bàng bắt đầu trở nên lệ thuộc vào chủ nhân. Khi đại bàng dần dần được thuần hóa người ta mới cho nó ăn. Cho ăn cũng cần có phương pháp đúng, người thuần hóa đại bàng đặt một miếng thịt lên bộ da ở vai áo để đại bàng tự tới ăn. 


theo-chan-nguoi-mong-co-huan-luyen-dai-bang

Sau một thời gian dài bị đói, đại bàng nhìn thấy thịt cũng trở nên vội vàng hơn, người thuần hóa mỗi lần cho ăn lại làm tăng khoảng cách giữa đại bàng và miếng thịt và không được cho đại bàng ăn no. Họ cũng nhồi thịt dính máu vào trong những hình nộm thỏ hoặc sói để luyện cho đại bàng vồ mồi.


theo-chan-nguoi-mong-co-huan-luyen-dai-bang

Và cứ đều đặn hằng năm, vào tháng 10, người Kazakh ở vùng Bayan Ulgii lại tổ chức lễ hội săn bắn. Đó là một sự kiện đầy màu sắc và ý nghĩa với sự tham gia của những tay thợ săn cự phách cùng với những chú đại bàng xuất sắc. 


theo-chan-nguoi-mong-co-huan-luyen-dai-bang

Lễ hội diễn ra trong 3 ngày với sự tham gia của 60 người huấn luyện đại bàng đến từ khắp nơi trong vùng. Vài người trong số đó phải vượt qua chặng đường dài 3 ngày trên lưng ngựa mới đến được nơi diễn ra lễ hội.


theo-chan-nguoi-mong-co-huan-luyen-dai-bang

Một người thợ săn Kazakh luôn coi trọng chim đại bàng của mình, họ đối xử với chúng rất nhẹ nhàng, cẩn thận. Những con đại bàng không chỉ là một vật nuôi mà với họ nó còn là một người bạn vô cùng trung thành.


Bạn có thể xem thêm: