Giả dụ hôm nay là tối cuối tuần. Tại sao những người hướng ngoại lại thích đi club tiệc tùng vui vẻ ở nơi sôi động, trong khi có người hướng nội chỉ thích sự yên tĩnh - có thể là ngồi ở nhà và uống trà?
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra
lý giải cho sự khác nhau này. Đó là do xử lý não bộ của hai nhóm người này hoàn toàn khác nhau.
Khi có sự kích thích quá mức, não của người hướng ngoại trở nên cực độ hài lòng, trong khi người hướng nội lại có cảm giác bị mệt mỏi.
Sự cực độ hài lòng khiến người hướng ngoại thích đi tiệc tùng, club
Livescience đưa tin, Yu Fu và Richard Depue đến từ Đại học Cornell (New York, Mỹ) đã thực hiện nghiên cứu trong một nhóm bao gồm cả người sống hướng nội và hướng ngoại.
Nhóm nghiên cứu đưa cho các tình nguyện viên Ritalin - một loại thuốc chữa ADHD (Hội chứng tăng động giảm tập trung) để khuyến khích não sản sinh dopamine - một loại hóa chất gây hưng phấn.
Sau đó họ được yêu cầu xem một đoạn video trong khi các nhà nghiên cứu sẽ quay lại hành vi của họ.
Kết quả cho thấy, khi dopamine kích thích lên não, phản ứng của người hướng ngoại sẽ bị hòa theo môi trường. Thêm vào đó, người hướng ngoại thường tập trung vào gương mặt con người, trong khi người hướng nội lại chỉ để ý vào những thứ tiểu tiết hơn.
Phát hiện này mở ra hy vọng trong việc tìm kiếm liên kết giữa các đặc điểm tính cách và các bộ phận của hệ thần kinh trong não bộ con người.
(Nguồn tham khảo: Dailymail)
Hướng ngoại-Hướng nội (Tiếng Anh: extroversion and introversion) là sự định hướng trung tâm của tính cách con người.
Người hướng ngoại có xu hướng thích giao lưu, quyết đoán tốt và thường quan tâm đến những yếu tố gây phấn khích như màu sắc, âm thanh, sự chuyển động. Những người hướng ngoại dễ gần và giao lưu, họ thường tỏ ra thích thú với xung quanh và luôn lạc quan, nhiệt tình.
Ngược lại, người hướng nội thường kín đáo, dè dặt hơn, họ ít đi lại và ít hòa đồng. Người hướng nội không nhất thiết là người cô đơn nhưng họ thường có xu hướng hài lòng với việc có ít bạn bè. Những người hướng nội thường không ưu tiên các hoạt động giao tiếp xã hội nhưng không có nghĩa là họ lo lắng hay nhút nhát mà đơn thuần là không ưa các hoạt động này.
Một người có thể có tính cách hoàn toàn hướng nội, hướng ngoại hoặc cân bằng giữa cả hai.
Định nghĩa hướng ngoại (extraversion) và hướng nội (introversion) được phổ cập lần đầu tiên bởi Carl Jung, một nhà tâm lý học người Thụy Sĩ. Hầu như tất cả các mô hình toàn diện của tính cách con người đều bao gồm hai khái niệm này.
(Wikipedia) |