Số phận nào sẽ đến với các loài động vật sau khi thí nghiệm?

Bảo Quang, Theo Trí Thức Trẻ 00:01 26/12/2015

Liệu những loài vật sau khi được sử dụng trong các thí nghiệm có được thả về thiên nhiên, hay được một nhà hảo tâm nào đó nhận nuôi...?

Mỗi ngày, chúng ta đang tận hưởng cuộc sống hiện đại, văn minh với rất nhiều công nghệ hiện đại cùng nền y học tiên tiến hơn bao giờ hết. 

Tuy nhiên, để có thể đạt được những điều này, hàng triệu các loài động vật khác nhau đã phải hi sinh vì những thí nghiệm này.

Dù là chuyện phải làm, nhưng cách người ta đối xử với động vật sau khi thí nghiệm đã khiến không ít người phản đối gay gắt. Thậm chí có người còn gọi đó là những "tội ác dưới cái tên khoa học".

Vậy chính xác chuyện gì sẽ xảy đến với các con vật sau khi bị thí nghiệm?

Kịch bản thường gặp nhất... 

Những người mộng mơ nhất thường nghĩ rằng động vật sau khi kết thúc thí nghiệm sẽ được thả về với thiên nhiên, hoặc chí ít phải được một gia đình nào đó nhận nuôi.

Thế nhưng trên thực tế điều này gần như không bao giờ xảy ra, trừ một số trường hợp hãn hữu được đưa vào các nhà tình thương. Hầu hết các trường hợp, số phận của chúng sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào sức khỏe và thể trạng của con vật đó.

Nếu như còn khỏe mạnh, thông thường chúng sẽ được... tiếp tục sử dụng làm vật thí nghiệm cho các lần tiếp theo, lần tiếp theo nữa, cho đến khi chết hoặc không còn đủ khả năng để thí nghiệm.

Số phận nào sẽ đến với các loài động vật sau khi thí nghiệm? - Ảnh 1.

Và khi không đủ sức khỏe cho những lần thí nghiệm tiếp theo, chính các nhà khoa học sẽ kết thúc cuộc đời của chúng.

Các phương thức "thủ tiêu" động vật nhanh chóng và... nhân đạo nhất

Có rất nhiều cách để "thủ tiêu" động vật sau khi thí nghiệm, trong đó cách phổ biến và nhanh chóng nhất là sử dụng buồng ngạt. Những con vật sẽ bị nhốt vào trong một buồng kín được bơm đầy khí gas (thường là khí CO) cho đến khi tắt thở.

Số phận nào sẽ đến với các loài động vật sau khi thí nghiệm? - Ảnh 2.

Những chú chó bị kết liễu cuộc đời bên trong buồng ngạt

Cách thức này không chỉ được áp dụng trong thí nghiệm khoa học, mà cũng là một trong những cách chính phủ một số quốc gia như Mỹ... sử dụng để kìm hãm số lượng chó mèo hoang trong thành phố.

Một cách thức khác cũng thường được áp dụng đó là tiêm thuốc mê. Động vật sau thí nghiệm sẽ được tiêm thuốc liều cao, giúp chúng "ra đi" một cách nhẹ nhàng nhất có thể. 

Tuy nhiên, phương pháp này chủ yếu được áp dụng đối với các loài thủy sinh - những loài vật không thể "bị gây ngạt" như động vật bình thường.

Số phận nào sẽ đến với các loài động vật sau khi thí nghiệm? - Ảnh 3.

Còn đối với các loài vật lớn như bò hoặc cừu, người ta thường sử dụng biện pháp sốc điện, hoặc có thể bắn chết nhằm kết thúc cuộc đời vốn đã rất khốn khổ của chúng.

Số phận nào sẽ đến với các loài động vật sau khi thí nghiệm? - Ảnh 4.

Và những tranh cãi đứng phía sau

Vấn đề có nên hay không thả tự do các động vật sau khi thí nghiệm đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong giới khoa học. Nhiều người cho rằng, việc thả tự do cho các loài động vật sau khi bị thí nghiệm là nhân đạo và cần thiết.

Số phận nào sẽ đến với các loài động vật sau khi thí nghiệm? - Ảnh 5.

Nhiều tổ chức trên toàn thế giới đã đưa ra các dự án để tìm kiếm một mái ấm cho các loài động sau khi thí nghiệm, tuy nhiên con số này thực sự chưa nhiều.

Mặc dù vậy, một số ý kiến khác cho rằng việc thủ tiêu những loài động vật này vẫn là điều khó có thể tránh khỏi. Đầu tiên, hầu hết các loài vật được thí nghiệm đều nuôi nhốt trong môi trường phòng thí nghiệm ngay từ khi ra đời (chúng được nhân giống chỉ nhằm mục đích này), do đó khả năng tồn tại ngoài môi trường hoang dã gần như bằng 0.

Số phận nào sẽ đến với các loài động vật sau khi thí nghiệm? - Ảnh 6.

Chưa kể, chúng không có đủ khả năng để sống sót và thích ứng ngay cả trong điều kiện được nhận nuôi. Đồng thời, tác động từ thí nghiệm sẽ khiến cuộc đời của những sinh vật "khốn khổ" trở thành địa ngục.

Do đó, theo quan điểm của nhiều nhà khoa học, loại bỏ chính là phương thức nhân đạo nhất.

Còn bạn, bạn nghĩ sao?

Thăm dò ý kiến

Bạn sẽ làm gì với động vật đã được thí nghiệm?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Nguồn: About Animal Testing